You are on page 1of 6

Câu 1.

Chu kì dao động là


A. thời gian vật trở về vị trí ban đầu.
B. thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần.
C. số dao động toàn phần mà vật thực hiện được.
D. số dao động toàn phần mà vật thực hiện được trong một giây.
Câu 2. Dao động là chuyển động có:
A. Giới hạn trong không gian lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB.
B. Qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian.
C. Trạng thái chuyển động được lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
D. Lập đi lập lại nhiều lần có giới hạn trong không gian.
Câu 3. Dao động tự do là dao động mà tần số góc :
A. không phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
B. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
C. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
D. không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Câu 4. Dao động điều hòa là:
A. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian.
B. Dao động mà vật chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.
C. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
D. Dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau
xác định.
Câu 5. Trong dao động điều hòa thì nhóm đại lượng nào sau đây là hằng số dương ?
A. Li độ và tần số góc.
B. Pha dao động và tần số góc.
C. Biên độ và pha ban đầu.
D. Tần số và biên độ.
Câu 6. Độ lệch cực đại so với vị trí cân bằng gọi là
A. Biên độ.
B. Tần số.
C. Li độ.
D. Pha ban đầu.
Câu 7. Pha ban đầu 0 cho phép xác định
A. trạng thái của dao động ở thời điểm ban đầu.
B. vận tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.
C. ly độ của dao động ở thời điểm t bất kỳ
D. gia tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa ?
A. Tại vị trí cân bằng vật có vận tốc cực đại.
B. Tại vị trí biên vật có vận tốc bằng 0.
C. Tại vị trí cân bằng vật có li độ bằng 0.
D. Tại vị trí biên vật có độ lớn li độ cực đại.
Câu 9. Đồ thị li độ theo thời gian của hai vật dao động điều hòa A và B có cùng tần số được cho như hình vẽ.
Độ lệch pha của dao động A so với dao động B bằng

A. Hai dao động cùng pha.


B. Dao động A sớm pha hơn dao động B.
C. Hai dao động ngược pha.
D. Hai dao động vuông pha.
Câu 10. Đồ thị li độ theo thời gian của hai vật dao động điều hòa A và B có cùng tần số được cho như hình vẽ.
Độ lệch pha của dao động A so với dao động B bằng

A. Hai dao động cùng pha.


B. Dao động A sớm pha hơn dao động B.
C. Dao động B trễ pha hơn dao động A.
D. Hai dao động vuông pha.
Câu 11. Đồ thị li độ theo thời gian của hai vật dao động điều hòa A và B có cùng tần số được cho như hình vẽ.
Độ lệch pha của dao động A so với dao động B bằng

 
A. 0. B.  . C. . D. .
2 4

Câu 12. Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + 𝜑0 ), vận tốc biến đổi điều hoà theo phương trình
A. v =Acos(ωt + 𝜑0 ). B. v = -Acos(ωt + 𝜑0 ).
C. v = - ωAsin(ωt +𝜑0 ). D. v = Aωsin(ωt + 𝜑0 ).
Câu 13. Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + 𝜑0 ), gia tốc biến đổi điều hoà theo phương trình
A. a = Acos(ωt + 𝜑0 ). B. a = - A2cos(ωt + 𝜑0 ).
C. a = A2cos(ωt + 𝜑0 ) D. a = Acos(t+𝜑0 ).
Câu 14. Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi:
A. Li độ có độ lớn cực đại. B. Gia tốc có độ lớn cực đại.
C. Li độ bằng không. D. Pha cực đại.
Câu 15. Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là
A. vmax = ωA. B. vmax = ω2A. C. vmax = -ωA D. vmax = - ω2A.
Câu 16. Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là
A. amax = ωA. B. amax = ω2A. C. amax = - ωA D. amax = - ω2A.
Câu 17. Gia tốc của vật dao động điều hoà bằng không khi
A. vật ở vị trí có li độ cực đại. B. vận tốc của vật đạt cực tiểu.
C. vật ở vị trí có li độ bằng không. D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.
Câu 18. Tìm phát biểu đúng cho dao động điều hòa:
A. Khi vật qua VTCB độ lớn vận tốc và gia tốc cực đại.
B. Khi vật qua VTCB độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng 0.
C. Khi vật ở vị trí biên độ lớn vận tốc cực tiểu và gia tốc cực cực đại.
D. Khi vật ở vị trí biên độ lớn vận tốc bằng gia tốc.
Câu 19. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật.
A. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
B. có độ lớn tỷ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật.
C. luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. có độ lớn tỷ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật.
Câu 20. Chất điểm dao động điều hòa với tần số góc ω thì gia tốc a và li độ x liên hệ với nhau bởi biểu thức
A. a = ωx. B. a = – ωx2 .
C. a = – ω x.
2
D. a = ω2x.
Câu 21. Trong dao động điều hoà
A. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
B. vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.
C. vận tốc biến đổi đhoà sớm pha /2 so với li độ.
D. vận tốc biến đổi đhoà chậm pha /2 so với li độ.
Câu 22. Trong dao động điều hoà
A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.
C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha /2 so với li độ.
D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha /2 so với li độ.
Câu 23. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi điều hoà
A. cùng pha so với vận tốc.
B. ngược pha so với vận tốc.
C. sớm pha π/2 so với vận tốc.
D. chậm pha π/2 so với vận tốc.
Câu 24. Véc tơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn
A. hướng ra xa VTCB.
B. cùng hướng chuyển động.
C. hướng về VTCB.
D. ngược hướng chuyển động.
Câu 25. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vecto gia tốc của chất điểm có:
A. Độ lớn cực tiểu khi đi qua vị trí cân bằng, luôn cùng chiều với vecto vận tốc.
B. Độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. Độ lớn cực đại ở biên, chiều luôn hướng ra biên.
D. Độ lớn tỷ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ, vận tốc và gia tốc là đúng. Trong dđđh, li độ, vận tốc và gia
tốc là ba đại lượng biến đổi điều hoà theo thời gian và có
A. cùng biên độ B. cùng pha. C. cùng tần số góc D. cùng pha ban đầu.
Câu 27. Biên độ của hệ dao động điều hòa phụ thuộc yếu tố nào?
A. Cách kích thích cho vật dao động B. Cách chọn trục tọa độ
C. Cách chọn gốc thời gian D. Cấu tạo của hệ
Câu 28. Chim ruồi (chim ong) là một họ chim nhỏ sống ở Bắc Mỹ. Khi bay Chim ruồi có thể đập cánh 4800
lần trong một phút và đặc biệt đây là loài chim duy nhất trên hành tinh có khả năng bay lùi. Xác định tần số dao
động của cánh chim ruồi:
A. 80 Hz. B. 1/80 Hz. C. 0,0125 s. D. 0,0143 s.

π π
Câu 29. Một vật dao động điều hòa có phương trình li độ x = 8 cos( t + ) cm/s. Số dao động vật thực hiện
2 4
trong 1 phút là
A. 15. B. 4. C. 30. D. 60.
𝜋
Câu 30. Một vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc v = 4 cos(πt + 4 ) cm/s. Gia tốc của vật tại vị trí
biên
4
A. 4π cm/s. B. 4 cm/s. C. 4π2 cm/s. D. cm/s.
π
Câu 31. Một vật nhỏ dao động điều hòa với li độ x = 10cos ( t +  / 6 ) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy
2 = 10 . Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
A. 100𝜋𝑐𝑚/𝑠 2 . B. 100𝑐𝑚/𝑠 2 .
C. 10𝜋𝑐𝑚/𝑠 2 . D. 10𝑐𝑚/𝑠 2 .
Câu 32. Một vật dao động điều hòa có phương trình 𝑥 = 4 𝑐𝑜𝑠(2𝜋𝑡 − 𝜋/6)cm. Lấy 2 = 10 , gia tốc của vật tại
thời điểm 𝑡 = 0,25(𝑠)là
A. 40cm / s 2 . B. −80𝑐𝑚/𝑠 2 .
D. − cm / s .
2
C. 40cm / s 2 .
Câu 33. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox, xung quanh vị trí cân bằng O. Gia tốc của vật phụ thuộc vào li
độ x theo phương trình: a = -4002.x (cm/s2). Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong mỗi giây là
A. 5.
B. 10.
C. 40.
D. 20.
Câu 34. Hình H2 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc li độ x theo thời gian t của một vật dao động điều hòa.
Phương trình dao động của vật là
x(cm)
20
10
3,0 t(s)
0
10
20
H2

 
A. x = 20cos  t +  (cm).
2 3
 
B. x = 20cos  t −  (cm).
 3
 
C. x = 20cos  t +  (cm).
 3
 
D. x = 20cos  t −  (cm).
2 3
Câu 35. Đồ thị dao động điều hòa của một vật như hình H4. Xác định vận tốc của vật tại thời điểm t = 0,2s:

H4

A. 40π cm/s.
B. -40cm/s.
C. 20cm/s.
D. 20π cm/s.
Câu 36. Hai vật I & II dao động điều hòa có đồ thị li độ x1 & x2 như hình H1. Lúc vận tốc vật I bằng 0 lần thứ nhất thì
vật II có vận tốc là bao nhiêu ? Tính vận tốc của vật I và vật II tại thời điểm t = 0,5s:
x(cm)
4
x2

3 x1
t(s)

H1

A. 2π cm/s.
B. 8π cm/s.
C. -8π cm/s.
D. 0 cm/s.
Câu 37. Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, cơ năng của nó bằng:
A. Tổng động năng và thế năng của vật khi qua một vị trí bất kì.
B. Thế năng của vật nặng khi qua vị trí cân bằng.
C. Động năng của vật nặng khi qua vị trí biên.
D. Động năng của vật nặng tại vị trí có li độ cực đại.
Câu 38. Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
D. bằng thế năng của vật khi vật tới vị trí biên
Câu 39. Đối với một chất điểm dao động cơ điều hòa với chu kì T thì:
A. Động năng và thế năng đều biến thiên tuần hoàn theo thời gian nhưng không điều hòa.
B. Động năng và thế năng đều biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.
C. Động năng và thế năng đều biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.
D. Động năng và thế năng đều biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T.
Câu 40. Chọn câu sai: Năng lượng của một vật dao động điều hòa:
A. Luôn luôn là một hằng số.
B. Bằng động năng của vật khi qua vị trí cân bằng.
C. Bằng thế năng của vật khi qua vị trí cân biên.
D. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.
Câu 41. Điều nào sau đây là đúng khi nói về động năng và thế năng của 1 vật dao động điều hòa:
A. Động năng của vật tăng và thế năng giảm khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên.
B. Động năng bằng không và thế năng cực đại khi vật ở VTCB.
C. Động năng giảm, thế năng tăng khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên.
D. Động năng giảm, thế năng tăng khi vật đi từ vị trí biên đến VTCB.
Câu 42. Một vật dao động điều hòa theo thời gian có phương trình 𝑥 = 𝐴 𝑐𝑜𝑠( 𝜔𝑡 + 𝜑) thì động năng và thế
năng cũng dao động điều hòa với tần số:
𝜔
A. 𝜔′ = 𝜔 B. 𝜔′ = 2𝜔 C. 𝜔′ = 2 D. 𝜔′ = 4𝜔
Câu 43. Một vật có khối lượng 100g, dao động điều hòa với biên độ 4cm và tần số góc 3rad/s. Thế năng cực đại
của vật là
A. 14,4.10–4 J. B. 14,4 J.
C. 3,6 J. D. 7,2.10–4 J.
Câu 44. Một vật có khối lượng 200g dao động điều hòa với phương trình là x = 4cos 2t (cm). Động năng cực
đại của vật là:
A. 64 J. B. 14,4 J.
C. 3,6 mJ. D. 6,4 J.
Câu 45.
Một vật có khối lượng 2kg, dao động điều hòa có đồ thị li độ như hình H9. Cơ năng của vật là

v(m/s)
0,4
0,2
1,2 t(s)
O
0,2
0,4 H9
A. 0,16J. B. 16J.
C. 32J. D. 0,32J.
Câu 46. Khi nói về dao động tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.
B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian
D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
Câu 47. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của clđ trong không khí là do
A. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực căng dây treo.
C. lực cản môi trường. D. dây treo có khối lượng đáng kể.
Câu 48. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là:
A. biên độ và gia tốc B. li độ và tốc độ
C. biên độ và năng lượng D. biên độ và tốc độ
Câu 49. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
Câu 50. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.
B. tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.
C. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ.
D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.

You might also like