You are on page 1of 12

ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ

CẢM ỨNG TỪ
NHÓM 9 – GV: CAO THỊ SÔNG HƯƠNG
KHỞI ĐỘNG ĐẦU GIỜ
 Giáo viên cho học sinh ôn lại kiến thức về lực từ.
 Câu lệnh: Dựa vào kiến thức về lực từ, hãy dự đoán các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến lực từ tác dụng đến đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.
 Câu lệnh: Từ những dự đoán trên, hãy thiết kế một phương án thí
nghiệm để kiểm chứng các dự đoán trên.
BƯỚC 1: XÂY DỰNG BIỂU
THỨC ĐỊNH LƯỢNG CỦA
KHÁI
Giáo NIỆM
viên: Cho học sinh quan sát các
thí nghiệm.
Thí nghiệm: Dùng một nam châm điện
hình chữ U. Mặt phẳng khung dây
được đặt vuông góc với đường sức từ
của nam châm. Cạnh AB của khung
nằm ngang và chỉ vừa chạm vào
khoảng không gian giữa hai cực của
nam chấm hình chữ U.
Gọi là góc hợp bởi dòng điện (đoạn
dây AB) và đường sức từ, l là chiều dài
đoạn dây điện và I là cường độ dòng
điện trong đoạn dây AB.
BƯỚC 1: XÂY DỰNG BIỂU
THỨC ĐỊNH LƯỢNG CỦA
KHÁI NIỆM
Thí nghiệm 1: Giữ nguyên góc = 90 và chiều dài l của đoạn dây AB; thay đổi cường
0

độ dòng điện qua đoạn dây đó (cường độ dòng điện qua AB bằng cường độ dòng điện
qua mỗi vọng dây nhân với số vòng dây của khung). Mỗi lần thay đổi cường độ dòng
điện ta ghi lại độ lớn của lực từ tác dụng lên AB. Xác định tỉ số .
Thí nghiệm 2: Giữ nguyên góc = 900 và cường độ dòng điện I; thay đổi chiều dài của
đoạn dây AB. Ta cũng ghi lại độ lớn của lực từ cảm ứng. .
Thí nghiệm 3: Giữ nguyên cường độ dòng điện I và chiều dài của đoạn dây AB; thay
đổi góc . Mỗi lần thay đổi góc ta cũng ghi lại độ lớn của lực từ. Xác định tỉ số .
BƯỚC 1: XÂY DỰNG BIỂU
THỨC ĐỊNH LƯỢNG CỦA
KHÁI NIỆM
Câu lệnh: Hãy nhận xét về các tỉ số ở thí nghiệm 1,2,3.
BƯỚC 1: XÂY DỰNG BIỂU
THỨC ĐỊNH LƯỢNG CỦA
KHÁI
Từ kết quả của thíNIỆM
nghiệm ta rút ra nhận xét là trong phạm vi sai số của phép đo, các
thương số ở thí nghiệm 1, ở thí nghiệm 2 và ở thí nghiệm 3 là các hằng số.
Điều đó có nghĩa là độ lớn của lực từ F tác dụng lên đoạn dòng điện AB vừa tỉ lệ với
cường độ dòng điện I qua AB, vừa tỉ lệ với chiều dài l của đoạn dòng điện đó và cũng
vừa tỉ lệ với sin
Nhận xét vừa nêu cho ta viết được hệ thức:
F = BIlsin, ở đây B là hệ số tỉ lệ.
Nói cách khác với một nam chấm nhất định thì thương số = B có giá trị không đổi.
BƯỚC 2: PHÁT HIỆN ĐẶC
ĐIỂM ĐỊNH TÍNH CỦA KHÁI
NIỆM
Khi ta thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện thì đại lượng
B có những giá trị khác nhau. Mà nam châm đại diện cho một từ
trường, vì vậy người ta lấy đại lượng B làm đại lượng đặc trưng cho
từ trường về phương diện tác dụng lực.
BƯỚC 3: ĐỊNH NGHĨA ĐẠI
LƯỢNG VẬT LÍ
Câu lệnh: Dựa vào tính chất vừa được cung cấp và biểu thức B, hãy nêu
khái niệm về cảm ứng từ?
Cảm ứng từ là đại lượng vector đặc trưng cho từ trường về phương diện tác
dụng lực và được xác định bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn
dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó
với tích cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn.
Giáo viên: Nhận xét câu trả lời của học sinh và bổ sung nếu có sai sót.
BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH ĐƠN VỊ
ĐO
Từ bước 1 và 2, ta đã xác định được biểu thức của đại lượng B là độ lớn của
cảm ứng từ của từ trường tại điểm cần khảo sát là:
N
B=
A.m
Câu lệnh: Từ biểu thức trên, hãy thử suy luận đơn vị của cảm ứng từ
trong hệ SI.
Đơn vị của cảm ứng từ là N/A.m, hay kí hiệu gọn hơn là T (Tesla).
BƯỚC 5: VẬN DỤNG KHÁI
NIỆM VÀO THỰC TIỄN
1. Phát biểu nào dưới đây đúng?
Cảm ứng từ là một đại lượng vector có phương tiếp tuyến với đường sức từ
và có chiều ... ?
A. Vuông góc với đường sức từ tại điểm đó
B. Cùng hướng với đường sức từ tại điểm đó
C. Nằm theo hướng của lực từ tại điểm đó
D. Không có hướng xác định
BƯỚC 5: VẬN DỤNG KHÁI
NIỆM VÀO THỰC TIỄN
2. Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông
góc với vector cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có cường độ
0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định
độ lớn cảm ứng từ của từ trường.
THANK YOU

You might also like