You are on page 1of 13

CƠ SỞ VẬT LÝ ĐIỆN (TỪ) – QUANG

Chương 5: Cảm ứng điện từ


1. Định luật Faraday
Hiện tượng cảm ứng điện từ
Năm 1831, Faraday đã phát hiện hiện tượng cảm ứng điện từ:
Một dòng điện (cảm ứng) có thể được sinh ra trong một vòng dây dẫn kín khi từ
thông đi qua mặt giới hạn bởi vòng dây biến thiên.
Thí nghiệm:

Trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng giống như dòng điện do nguồn điện
thông thường tạo ra. Kết quả tương tự khi cố định nam châm và cho ống dây
chuyển động. Như vậy, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong ống dây phụ thuộc vào
chuyển động tương đối của nam châm với ống dây.

Định luật Faraday


Suất điện động cảm ứng trong một vòng dây dẫn bằng và trái dấu với tốc độ biến
thiên theo thời gian của từ thông ФB gửi qua vòng dây đó.

1
Trong một khung dây có N vòng dây:

Dấu trừ thể hiện định luật Lenz dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
Định luật Lenz
Suất điện động cảm ứng luôn luôn tạo ra dòng điện cảm ứng sao cho từ trường do
nó sinh ra chống lại sự biến thiên của từ thông sinh ra nó.

Có thể tạo ra suất điện động cảm ứng trong một vòng dây bằng một hoặc tổ hợp
các cách sau đây:
+ Thay đổi từ trường B.
+ Thay đổi diện tích A của vòng dây
+ Thay đổi góc  giữa vòng dây và từ trường.
Biến thiên từ thông qua vòng dây làm xuất hiện suất điện động cảm ứng, làm dịch
chuyên điện tích q trong vòng dây với vận tốc v nào đó. Có thể xem lực Lorentz
tác dụng lên điện tích q tương đương với lực tác dụng của điện trường E thỏa mãn
hệ thức:

E

F q v B

 
 v B 
q q
Như vậy, có thể nói biến thiên của từ thông ФB qua vòng dây làm xuất hiện một
điện trường cảm ứng. Điều này không chỉ đúng trong trường hợp vòng dây mà còn
đúng với vật dẫn bất kỳ và đúng ngay cả trong miền không gian không có vật dẫn.
Một điện trường được sinh ra tại nơi có từ trường biến đổi.
Vì suất điện động cảm ứng chính là công của điện trường cảm ứng làm dịch
chuyển một đơn vị điện tích đi trong vòng dây kín L, nên ta có thể viết lại biểu
thức của định luật Faraday như sau:

2. Hiện tượng hỗ cảm và tự cảm


Hiện tượng hỗ cảm

2
Dòng trong cuộn 1 gây ra từ thông gửi qua cuộn 2 là N2Ф21 ~ I1
Hệ số tỷ lệ là hệ số hỗ cảm của cuộn 2 đối với cuộn 1, ký hiệu là M21

Hệ số hỗ cảm M21 một hằng số thường được xác định bằng thực nghiệm, phụ
thuộc vào kích thước, dạng, lõi, số vòng & vị trí tương đối của hai cuộn dây.

Tương tự, M12 là hệ số hỗ cảm của cuộn 1 đối với cuộn 2.

Có thể chứng minh được M12 = M21 = M.


Đơn vị SI của hệ số hỗ cảm là Henry (H)

Máy biến thế

Dòng điện trong cuộn sơ cấp gây nên biến thiên từ thông gửi qua cuộn thứ cấp.
Sđđ cảm ứng trong cuộn thứ cấp:

Hiệu điện thế trên cuộn sơ cấp:

Nếu không có tổn hao năng lượng và bỏ qua điện trở của cuộn dây

Theo định luật bảo toàn năng lượng, công suất lối ra bằng công suất lối vào.

3
Máy biến thế chỉ làm việc với các dòng xoay chiều và đóng vai trò rất quan trọng
trong chuyển tải điện năng.
Hiện tượng tự cảm

Hiện tượng cảm ứng xảy ra trong chính cuộn dây cô lập có dòng biến đổi.
Dòng qua cuộn dây biến đổi → Từ thông do chính dòng đó tạo ra qua cuộn dây
cũng thay đổi theo, làm xuất hiện một sđđ cảm ứng trong chính cuộn dây đó, có
chiều chống lại nguyên nhân sinh ra nó (định luật Lenz).
Nếu từ thông qua một vòng dây do dòng I tạo ra là Ф, thì từ thông qua toàn bộ
cuộn dây có N vòng là NФ ~ I.

Hệ số tỷ lệ L được gọi là hệ số tự cảm của cuộn dây.


Sđđ cảm ứng xuất hiện trong chính cuộn dây đó:

Hệ số tự cảm L được đo bằng Henry.


Độ lớn của L phụ thuộc vào các thông số hình học của cuộn dây và lõi vật liệu từ
trong lòng cuộn dây (nếu có).
Một cuộn dây có hệ số tự cảm đáng kể được gọi là cuộn cảm.

3. Năng lượng từ trường


Xét mạch điện

Khi đóng mạch, dòng i tăng dần từ 0 → I. Trong cuộn cảm xuất hiện sđđ tự cảm
s có chiều chống lại sự tăng của dòng i. Định luật Kirchhoff cho vòng mạch:

4
Nhân hai vế với i

Vế trái: tốc độ cung cấp năng lượng của nguồn điện cho mạch
(công suất của nguồn).
Vế phải: công suất tỏa ra trên R + tốc độ tích trữ năng lượng từ trường WB trong
cuộn cảm L.

WB là năng lượng từ trường tích trữ trong cuộn cảm L khi có dòng điện I chạy qua:

Mật độ năng lượng từ trường


Từ trường chỉ tập trung trong lòng cuộn cảm.
Mật độ năng lượng từ trường tích trữ trong lòng cuộn cảm :

Với cuộn cảm, ta có L = 0n2Sl và từ trường B = 0In nên ta có thể viết:

4. Mạch LC

Tụ C được nạp đầy. Bản tụ trên mang điện tích +Qpeak . Khóa S mở.

5
Tại t = 0, khóa S đóng, tụ C phóng điện qua cuộn cảm L.
Chọn chiều (+) theo chiều kim đồng hồ.

Theo quy tắc Kirchhoff

Điều kiện ban đầu: Tại t = 0, Q = Qpeak và I = 0. Tính được A = Qpeak và δ = 0.

Năng lượng trong mạch LC


Năng lượng điện trường chứa trong tụ điện

6
Năng lượng từ trường chứa trong cuộn cảm

Năng lượng toàn phần trong mạch LC không đổi và bằng năng lượng ban đầu
chứa trong tụ điện.

BÀI ĐỌC THÊM

Hệ phương trình Maxwell và sóng điện từ


Dòng điện dịch và định luật Ampere – Maxwell
Áp dụng định luật Ampere cho đoạn mạch nạp điện tụ phẳng C với hai bản cực có
diện tích A, giãn cách d.

trong đó Iencl là dòng toàn phần đi xuyên qua một mặt bất kỳ giới hạn bởi đường
Ampere đã chọn. Nếu chọn mặt tròn thì vế phải của biểu thức trên sẽ bằng μ0iC
nhưng nếu chọn mặt lồi thì vế phải lại bằng 0. Như vậy, định luật Ampere chưa
hoàn chỉnh.
Điều khác biệt giữa hai trường hợp nói trên là tại miền mặt lồi trong không gian
giữa hai bản cực tụ điện, tuy không có dòng điện dẫn nhưng có một điện trường E
tăng dần theo thời gian khi tụ C được nạp. Nếu ký hiệu q là điện tích tức thời trên
bản cực và v là hiệu điện thế tương ứng giữa hai bản cực thì ta có thể viết:

Tốc độ biến thiên của điện tích q trên bản cực theo thời gian có được là nhờ dòng
nạp tụ iC:

7
Như vậy, có thể nói rằng tồn tại một dòng điện khác về bản chất với dòng điện dẫn
iC, nhưng có độ lớn đúng bằng iC, chạy qua miền không gian giữa hai bản cực tụ
điện. Dòng điện này được gọi là dòng điện dịch (Maxwell, 1865) và được ký hiệu
là iD:

Bổ sung dòng điện dịch vào biểu thức của định luật Ampere, ta được định luật
Ampere – Maxwell:

Thực nghiệm cho thấy dòng điện dịch chạy qua miền không gian giữa hai bản cực
tụ điện cũng tạo ra một từ trường phù hợp với tính toán lý thuyết dựa trên định luật
Ampere – Maxwell. Với khái niệm dòng điện dịch, quy tắc Kirchhoff về nút mạng
được suy rộng cho mạch điện có tụ điện và ta có thể nói rằng có dòng điện chạy
qua tụ.

Hệ phương trình Maxwell


Cùng với việc đưa vào khái niệm dòng điện dịch, tổng quát hóa định luật Ampere,
Maxwell đã hệ thống lại các định luật riêng lẻ trong điện học và từ học thành một
hệ phương trình cho phép mô tả tất cả các mối liên hệ giữa điện trường, từ trường
và các nguồn sinh ra chúng.

Hệ phương trình trên được gọi là hệ phương trình Maxwell và là cơ sở lý thuyết


của điện từ học.
Trong chân không, không có điện tích tự do, không có dòng dẫn, hệ phương trình
Maxwell có dạng gần như đối xứng:

8
Hệ số ε0μ0 xuất hiện trong biểu thức định luật Ampere – Maxwell do ta đã sử dụng
hệ đơn vị SI. Dấu trừ trong biểu thức định luật Faraday cho biết trong cùng điều
kiện, Ecảm ứng và Bcảm ứng luôn ngược chiều nhau.

Suy ra phương trình sóng điện từ


Xuất phát từ hệ phương trình Maxwell trong chân không, xét trường hợp điện
trường Ex biến thiên dọc theo Ox, từ trường By biến thiên dọc theo Oy và tại mỗi
thời điểm, các trường này là các trường đều trên bất kỳ một mặt phẳng nào vuông
góc với Oz, nhưng biến thiên liên tục dọc theo Oz, hay nói khác đi, Ex, By là các
hàm của z và t, ta có thể suy ra phương trình sóng điện từ.

Sóng điện từ phẳng đơn sắc


Xét nghiệm sin động của phương trình sóng điện từ, có các trường E và B tại bất
kỳ một điểm nào trong không gian đều là hàm sin động theo thời gian, và tại bất

9
kỳ một thời điểm nào, biến thiên theo không gian của các trường này cũng có dạng
sin động.
Sóng điện từ sin động có mặt sóng là mặt phẳng được gọi là sóng điện từ phẳng
đơn sắc. Các hệ thức liên quan giữa tốc độ truyền sóng c, bước sóng λ và tần số f
của sóng điện từ phẳng đơn sắc trong chân không là:

Biểu thức của sóng điện từ phẳng đơn sắc truyền theo phương Oz:

Ta thấy trong sóng điện từ phẳng đơn sắc truyền theo phương Oz, By đồng pha với
Ex và B0 = kE0/ω = E0/c.
Sóng điện từ như vậy có thể được minh họa như sau:

Phổ sóng điện từ - Cầu vồng Maxwell

10
Các tính chất cơ bản của sóng điện từ:
+ Sóng điện từ là sóng ngang. Hai vector E và B vuông góc với nhau và vuông
góc với phương truyền.

+ Độ lớn của các vector E và B thỏa mãn hệ thức: E = cB.


+ Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ không đổi xác định c.
+ Sóng điện từ không cần môi trường vật chất truyền sóng.

Sự phân cực của sóng điện từ


Sóng điện từ có vector E luôn song song với một phương nào đó được gọi là sóng
điện từ phân cực thẳng theo phương đó. Nói chung, một sóng điện từ bất kỳ lan
truyền theo phương Oz luôn có thể được xem như là chồng chất của hai sóng điện
từ phân cực thẳng, một theo phương Ox và một theo phương Oy.
Sóng điện từ phẳng đơn sắc là sóng điện từ phân cực thẳng.

Năng lượng của sóng điện từ


Mật độ năng lượng toàn phần của sóng điện từ truyền trong chân không là:

Vector Poynting (vector mật độ dòng năng lượng)


Để đặc trưng cho sự chuyển tải năng lượng sóng điện từ trong không gian, người
ta định nghĩa vector Poynting S

11
Vector Poynting S là một vector hướng theo phương truyền sóng, có độ lớn bằng
năng lượng chuyển qua một đơn vị tiết diện đặt vuông góc với phương truyền sóng
trong một đơn vị thời gian, nói khác đi, là công suất sóng điện từ qua đơn vị tiết
diện đó.
Vector Poynting S tại mỗi điểm trong không gian biến thiên rất nhanh theo thời
gian nên ta chỉ quan tâm đến giá trị trung bình Sav của nó. Trị số trung bình của
vector Poynting tại một điểm được gọi là cường độ bức xạ điện từ I tại điểm đó.
Đơn vị SI của cường độ bức xạ điện từ cũng giống như của vector Poynting là
W/m2. Trong chân không, cường độ bức xạ điện từ của sóng phẳng đơn sắc là:

Xung lượng của sóng điện từ - Áp suất bức xạ điện từ


Có thể chứng minh rằng sóng điện từ mang xung lượng với mật độ xung lượng
(xung lượng trong một đơn vị thể tích) có độ lớn:

Thể tích dV của sóng điện từ truyền với tốc độ qua diện tích A vuông góc với
phương truyền són trong thời gian dt là:

12
Và biểu thức trên có thể được viết lại:

Tốc độ biến thiên xung lượng sóng điện từ theo thời gian trên bề mặt hấp thụ bằng
lực tác dụng lên bề mặt đó. Vì vậy, lực trung bình trên một đơn vị diện tích bề mặt
hấp thụ sóng điện từ (hay áp xuất bức xạ prad) bằng giá trị trung bình của S chia
cho diện tích bề mặt hấp thụ A:

Trong trường hợp sóng điện từ phản xạ hoàn toàn trên bề mặt A thì biểu thức áp
xuất bức xạ là:

13

You might also like