You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
BÁO CÁO HỆ THỐNG ĐIỆN 1

SVTH: NGUYỄN HỮU THỊNH MSSV: 21145282


Khóa: 2021 – 2025
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
GVHD: TRẦN HỮU QUY

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4 năm 2024


TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://en.wikipedia.org/wiki/
Faraday's_law_of_induction#cite_note_Jordan_.26_Balmain_.281968.29-14
Giáo trình Vật Lý Đại Cương, nhà xuất bản Đại Học Quốc gia TPHCM
Hiện tượng cảm ứng điện từ: là hiện tượng hình thành một suất điện động (điện áp)
trên một vật dẫn khi vật dẫn đó được đặt trong một từ trường biến thiên.
Khi có sự biến đổi từ thông qua một mặt giới hạn bởi một mạch kín (ví dụ: khung dây
kín có diện tích S) thì trong mạch kín xuất hiện một dòng điện cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín khi có sự biến thiên từ
thông qua mạch kín này được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện
mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng
điện trong mạch.
Các định luật vè cảm ứng điện từ
Thí nghiệm Faraday: Lấy một cuộn dây và mắc nối tiếp nó với một điện kế G thành một
mạch kín (hình a). Phía trên ống dây đặt một thanh nam châm 2 cực Bắc-Nam.Thí
nghiệm cho thấy:
 Nếu rút thanh nam châm ra, dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại (hình b).
 Di chuyển thanh nam châm càng nhanh, cường độ dòng điện cảm ứng Ic càng lớn.
 Giữ thanh nam châm đứng yên so với ống dây, dòng điện cảm ứng sẽ bằng không.
 Nếu thay nam châm bằng một ống dây có dòng điện chạy qua, rồi tiến hành các thí
nghiệm như trên, ta cũng có những kết quả tương tự.

Sơ đồ thí nghiệm Faraday


Từ các thí nghiệm đó, Faraday đã rút ra những kết luận sau đây:
 Từ thông gửi qua mạch kín biến đổi theo thời gian là nguyên nhân sinh ra dòng
điện cảm ứng trong mạch đó.
 Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ thông gửi qua mạch kín biến đổi.
 Cường độ dòng điện cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ biến đổi của từ thông.
 Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào sự tăng hay giảm của từ thông gửi
qua mạch (vì trên hình 15a và 15b ta thấy từ thông ở hai đầu nam châm bao giờ
cũng lớn hơn ở vị trí giữa của nam châm).
Định luật Faraday: Suất điện động cảm ứng trong bất kỳ một mạch kín bằng âm biến
thiên thời gian của từ thông bao quanh nó.
Định luật Len-xơ: Chiều của dòng điện cảm ứng trong dây dẫn sinh ra bởi sự biến thiên
của từ trường tuân theo định luật cảm ứng Faraday sẽ tạo ra một từ trường chống lại
sự biến thiên từ thông đã sinh ra nó.
Xác định chiều dòng điện cảm ứng bằng định luật Len-xơ:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có
tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ba đầu qua mạch kín đó.
Định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ:
Suất điện động cảm ứng luôn luôn bằng về trị số, nhưng trái dấu với tốc độ biến thiên
của từ thông gửi qua diện tích của mạch điện. Suất điện động cảm ứng là suất điện động
sinh ra do hiện tượng cảm ứng điện từ.

Từ thông gửi qua vòng dây đỏ thay đổi khi dịch chuyển nó trong từ trường

Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ

Một ứng dụng quan trọng của hiện tượng cảm ứng điện từ là tạo ra dòng điện xoay chiều.
Thực chất của quá trình này là biến đổi cơ năng thành điện năng.
Sơ đồ thiết bị tạo dòng xoay chiều

Xét một khung dây dẫn gồm nhiều vòng quay trong một từ trường đều (⃗B=const ) với vận
tốc góc không đổi (⃗
ω =const ). Ta sẽ phải tốn một công để làm quay khung và nhận được
điện năng của dòng điện cảm ứng chạy trong khung đó. Để dẫn được dòng điện ra ngoài,
ta nối 2 đầu dây của khung với 2 hình trụ dẫn cách điện với nhau và cùng gắn với trục
quay khung, sau đó dùng 2 chổi than tì vào 2 hình trụ đó để nối khung dây với mạch tiêu
thụ ngoài.

You might also like