You are on page 1of 2

Phần chuẩn bị bài Kết quả xử lý số liệu

Bài 2 : HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

1.Mục đích
- Khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Khảo sát sự phụ thuộc của suất điện động cảm ứng U xuất hiện trong
cuộn cảm đặt trong từ trường B vào:
+ Tiết diện cuộn cảm A
+ Số vòng dây N1
+ Biến thiên của cảm ứng từ B theo thời gian (thông qua biến thiên của
dòng điện qua cuộn solenoid theo thời gian dI/dt)
2. Cơ sở lý thuyết
Khi đặt một khung dây dẫn điện tạo thành mạch điện kín vào trong từ trường
có cảm ứng từ B biến đổi theo thời gian, trong khung dây sẽ xuất hiện một dòng
điện cảm ứng (hoặc suất điện động cảm ứng). Đó là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Nếu thay khung dây bằng cuộn cảm có tiết diện A và số vòng dây là N1 đặt
vuông góc với từ trường từ thông qua một vòng dây của cuộn cảm là:

Và qua N1 vòng dây, tương ứng là:


trong đó, : là từ thông gửi qua thiết diện A giới hạn bởi vòng dây.
A: tiết diện của cuộn cảm
B: cảm ứng từ
N1: số vòng dây của cuộn cảm.
Khi cảm ứng từ B thay đổi theo thời gian t, từ thông  cũng là hàm biến thiên theo
thời gian. Khi đó, trong cuộn dây sẽ xuất hiện một suất điện động cảm ứng (đồng
thời có dòng điện cảm ứng). Độ lớn và hướng của chúng phụ thuộc vào sự thay đổi
của từ trường. Theo định luật Faraday:

Ngược lại, khi có một dòng điện I chạy qua vòng dây thì trong vòng dây sẽ xuất
hiện một từ trường.
Với cuộn Solenoid có số vòng dây là N2, cảm ứng từ trong lòng ống dây đó là:

trong đó, N2: số vòng dây được quấn trên cuộn solenoid
L: chiều dài ống dây.

Như vậy, ta có thể dùng cuộn solenoid có dòng điện chạy qua để tạo nên từ trường
với cảm ứng từ B. Theo công thức (2), khi dòng điện I thay đổi theo thời gian thì
cảm ứng từ B trong cuộn solenoid cũng thay đổi theo thời gian.
Từ (1) và (2) ta có:

You might also like