You are on page 1of 13

Chương 4 :

CUỘN DÂY – BIẾN THẾ CÔNG SUẤT NHỎ


(INDUCTOR – TRANSFORMER)

4.1 CUỘN DÂY :

1. Cấu tạo :
Cuộn dây là một dây dẫn điện có bọc cách điện bên ngoài quấn nhiều vòng liên
tiếp nhau lên một lõi, lõi có thể là ống rỗng (không khí), sắt bụi (ferrite) hay sắt lá kỷ
thuật điện, có ký hiệu và hình dáng bên ngoài như sau :

Khi cuộn dây có lõi từ thì cường độ từ trường lớn hơn rất nhiều so với lõi không
khí, tỷ số giữa từ trường khi có lõi từ và lõi không khí là hệ số từ thẩm tương đối  .
Cuộn dây lõi không khí dùng cho tần số rất cao, lõi sắt bụi cho tần số cao và lõi sắt
lá cho tần số thấp .

2. Hiện tượng cảm ứng điện từ (electromagnet induction) – Định luật Lenz :
Người ta thực hiện thí nghiệm sau ở hình 4-2 :

38
@ Thí nghiệm Faraday : xác định cường độ sức điện động cảm ứng .
- Thanh nam châm đứng yên, số đường sức từ không đổi  từ thông không biến
thiên  dòng điện I = 0
- Đẩy thanh nam châm với tốc độ v1  từ thông biến thiên  tạo dòng I1
- Đẩy thanh nam châm với tốc độ v2> v1  từ thông biến thiên lớn hơn  tạo
dòng I2 > I1
Sức điện động cảm ứng do cuộn dây N vòng sinh ra tỷ lệ với biến thiên từ thông
d /dt
- Đẩy nam châm với tốc độ đều v khi cuộn dây có N1 vòng  tạo dòng I1
- Nếu cuộn dây có N2 vòng, với : N2 > N1  tạo dòng I2  I1
Vậy : sức điện động cảm ứng tỷ lệ thuận với số vòng của cuộn dây.

@ Thí nghiệm Lenz : chiều sức điện động cảm ứng


Người ta quy ước chiều dòng ở hình (b) là chiều < 0, ở hình (c) là chiều > o
- Để thanh nam châm đứng yên, dòng điện I = 0
- Đẩy thanh nam châm vào  từ thông qua cuộn dây tăng lên  kim điện kế chỉ (-
) cho ta chiều dòng điện như hình (b)  từ thông do dòng điện tạo ra chống lại
với từ thông của nam châm qua cuộn dây đang tăng.
- Kéo nam châm ra, từ thông qua cuộn dây giảm đi  kim điện kế chỉ (+) cho ta
chiều dòng điện như hình (c)  từ thông do dòng điện tạo ra chống lại từ thông
của nam châm qua cuộn dây đang giảm.
Lenz phát biểu :
Chiều dòng điện cảm ứng sinh ra luôn luôn có khuynh hướng chống lại sự biến
thiên từ thông qua cuộn dây được gây ra bởi từ trường bên ngoài.
Kết hợp :
Sức điện động cảm ứng gây ra khi có sự biến thiên từ thông qua cuộn dây được
tính:
N : số vòng của cuộn dây
d / dt : sự biến thiên từ thông
e  N (1) d
theo t. dt

39
3. Hệ số tự cảm:
Khi cho dòng điện I qua cuộc dây N vòng , sẽ tạo ra từ thông .
Hệ số tự cảm L của cuộn dây (đơn vị Henny, ký hiệu : H), nói lên quan hệ giữa I
và  được định nghĩa :
d
L N (2)
di
Từ (1) và (2) :
di di
e  N  vL  L
dt dt

N2
Cuộn dây không có lõi : L  4   S  107
l
N2
Cuộn dây có lõi : L  R   S  107
l
Với : R : hệ số từ thẩm tương đối của vật liệu đối với chân không.
S : tiết điện lõi ( m2 )
l : chiều dài lõi ( m )
4. Năng lượng nạp vào cuộn dây:
Dòng điện vào cuộn dây được tích trữ dưới dạng từ trường, nếu ta gọi W là năng
lượng nạp vào cuộn dây (đ/v là joule) thì :
di
dW = v. i . dt = L i . dt (nếu khảo sát trong khoảng thời gian dt)
dt
Hay :
1
W = L I2
2

4.2. ĐẶC TÍNH NẠP XẢ CỦA CUỘN DÂY:


Lập mạch thí nghiệm sau :

1. Đặc tính nạp:


Một đặc tính quan trọng của cuộn dây là không cho dòng điện biến thiên tức thì,
lúc hở mạch dòng qua cuộn dây = 0, nên khi vào đóng khóa S vào vị trí 1 cuộn dây L
tạo ra sức điện động cảm ứng bằng và ngược dấu với V s để dòng nạp qua L không
thay đổi tức thì, sau đó dòng qua L tăng theo hàm số mũ với :

40
với :  = L / R = hằng số thời gian nạp của cuộn
iL (t )  S 1  e  
V t
dây
R  L (Henry), R (Ohm)
VS : hiệu thế nguồn nạp
Trong lúc, dòng nạp iL qua cuộn dây tăng dần thì hiệu thế qua cuộn dây giảm dần
theo hàm số mủ :
t
v L (t )  VS e 

Đặc tuyến dòng và hiệu thế nạp của cuộn dây :

Sau thời gian 5, dòng điện nạp đạt 99% giá trị cực đại và hiệu thế nạp chỉ còn 1%
hiệu thế nguồn, ta coi như đã nạp đầy năng lượng .
2. Đặc tính xả :
Đóng S vào vị trí 2  cuộn dây L xả qua điện trở R, ngay tại thời điểm S chuyển
qua vị trí 2, dòng điện qua cuộn dây là 1A (H 4-3), như ta đã biết cuộn dây có nhiệm
vụ không cho dòng điện này biến thiên tức thì (từ 1A giảm đột ngột xuống 0A ) nên
cuộn dây hình thành một sức điện động cảm ứng sao cho dòng qua nó vẫn là 1A, sức
điện động này bằng và trái dấu với V S nên sẽ xả qua điện trở R và giảm dần theo thời
gian dưới dạng hàm số mủ :

t vL : hiệu thế xả của cuộn dây


v L  VS e 

vL giảm nên iL cũng giảm theo hàm số mủ:

iL 
VS t 
e với :  = L / R = hằng số thời gian của cuộn dây
R

Đặc tuyến hiệu thế và dòng điện xả của cuộn dây :

41
Sau thời gian 5 , vL và iL chỉ còn 1% so với giá trị ban đầu, coi như cuộn dây đã
xả xong

4-3 ĐẶC TÍNH CỦA CUỘN DÂY ĐỐI VỚI DÒNG ĐIỆN AC:

Ở phần trước ta có quan hệ hiệu thế qua cuộn dây và hệ số tự cảm như sau:
di
vL  L với : i = Im sin  t
dt

Suy ra : vL = L . Im cost = L. Im sin ( t + /2 ) (1)


Biểu thức này chứng tỏ hiệu thế qua cuộn dây sớm pha hơn dòng điện qua cuộn
dây 1 một góc là /2 .

1. Biên độ cực đại:


Dòng điện AC có biên độ tức thời:
v ( t ) = Vm sin (t + ) (2)
So sánh (1) và (2) ta có: Vm =  L Im

Với : Vm : điện thế cực đại qua cuộn dây


Im : Hiệu thế cực đại trên cuộn dây
 = 2f ( rad/s )
2. Cảm kháng của cuộn dây:
Theo định nghĩa là sức cản điện của cuộn dây đối với dòng AC. Ký hiệu : X L có
đ/v là  .
Định luật Ohm cho ta : XL = Vhd / Ihd (Vhd, Ihd là trị hiệu dụng của dòng AC)
Từ ( 3 ) ta có :
Vm
2 L XL=  L
với :  = 2 f (rad/s)
Im
2

4.4 CÁCH GHÉP CUỘN DÂY :

Ghép cuộn dây cũng tương tự như ghép điện trở, có 2 cách ghép: nối tiếp (series)
và song song (parallel) .
1.Ghép nối tiếp:

L = L1 + L2

42
2.Ghép song song :

1 1 1
 
L L1 L2

4.6 BIẾN THẾ CÔNG SUẤT NHỎ :

Biến thế là linh kiện dùng để tăng hoặc giảm điện thế (hay cường độ) của các dòng
điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số . Trong phạm vi bài học, ta chỉ khảo sát
các biến thế công suất nhỏ thường được sử dụng làm mạch nguồn trong lảnh vực kỹ
thuật điện tử .
1) Cấu tạo :
Biến thế gồm có hai hay nhiều cuộn dây tráng sơn cách điện quấn chung trên một
lõi thép (mạch từ)
Lõi của biến thế có thể là loại sắt là, sắt buị hay có trường hợp là lõi không khí.
Cuộn dây nhận dòng điện xoay chiều vào là cuộn sơ cấp có số vòng dây là N 1 vòng,
cuộn dây lấy dòng điện xoay chiều ra là cuộn thứ cấp có số vòng dây là N 2 vòng .
Trên ký hiệu của máy biến thế người ta thường ghi tỷ số biến vòng : N = N 1 / N2, nếu
:
- N > 1  Máy giảm thế .
- N < 1  Máy tăng thế .
2) Nguyên lý :
Khi cho dòng điện xoay chiều điện thế V1(trị RMS) vào cuộn dây sơ cấp, dòng
điện I1 sẽ tạo ra từ trường biến thiên chạy trong mạch từ và sang cuộn dây thứ cấp,
cuộn thứ cấp nhận được từ trường biến thiên sẽ làm từ thông qua cuộn dây thay đổi,
cuộn thứ cấp cảm ứng cho ra dòng điện xoay chiều có điện thế là V 2 (hình 4-7) .

Ở cuộn sơ và thứ cấp ta có:


d d
V1  e1   N 1 và : V2  e2   N 2
dt dt
Trong đó: N1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp và N2 là số vòng dây của cuộn thứ
cấp.

43
3) Các tỉ lệ của biến thế:
a) Tỉ lệ về điện thế : do từ thông ở sơ cấp và thứ cấp bằng nhau nên từ biểu thức
tính V1 và V2 ta có tỉ lệ :
V2 N 2

V1 N 1
b) Tỉ lệ về dòng điện :
Khi cuộn thứ cấp có điện trở tải R2 sẽ có dòng điện I2 từ cuộn thứ cấp chạy qua tải.
Từ áp trong mạch từ được tính theo công thức : N1 .I1 = H4.7 và : N2 . I2 = H4.7 .
Do từ áp bằng nhau nên : N1 . I1 = N2 . I2 . Hay :

I1 N 2

I 2 N1
c) Tỉ lệ về công suất :
Công suất tiêu thụ ở thứ cấp:
P2 = V2 . I2
Công suất của nguồn cung cấp vào sơ cấp.
P1 = V1 . I1
Một biến thế lý tưởng được coi như không có tiêu hao trên hai cuộn dây sơ cấp, thứ
cấp và mạch từ nên công suất ở sơ cấp và thứ cấp bằng nhau : P 1 = P2 . Hay :

V1 . I1 = V2 . I2
Thực tế công suất tiêu thụ ở thứ cấp luôn nhỏ hơn công suất của nguồn cung cấp
cho sơ cấp. Lý do, các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp có điện trở của dây dẫn nên tiêu
hao năng lượng dưới dạng nhiệt, lõi từ có dòng điện cảm ứng do từ thông thay đổi sẽ
tự kín mạch trong lõi (gọi là dòng điện Foucault) cũng tiêu hao một phần năng lượng
dưới dạng nhiệt.
Biến thế khi có nguồn cung cấp vào cuộn sơ cấp, ở thứ cấp không tải vẫn có tổn
hao trên biến thế gọi là tổn hao không tải, thường tổn hao không tải khoảng 5% công
suất danh định của biến thế.
Khi biến thế có tải lớn nhất theo công suất danh định (gọi là đầy tải) thì hiệu suất
cao nhất khoảng 80% đến 90%.
P
 max  2  100%  (80  90)%
P1
d/ Tỉ lệ về tổng trở :
V
Xét mạch điện hình 4-8 với tải là R2 ở thứ cấp ta có : R2  2
I2

44
Khi ở thứ cấp có dòng tiêu thụ I2 thì ở sơ cấp có dòng điện từ nguồn cung cấp vào
là I1. Như vậy ta coi như có tải là R1 ở sơ cấp .
R1 được gọi là tải R2 ở thứ cấp phản ánh về sơ cấp. Ta có tỉ lệ:
V1
R1 I 1  V1   I 2   N 1   N 1  R1  N 1 
2
             . Hay :
 
R2 V2
I
 V2   I 1   N 2   N 2  R2  N 2 
2

Ví dụ: máy biến thế có tỉ số vòng dây N = N1/N2 = 10/1 . Ở thứ cấp tải là R2 =
12. Tính điện trở tải R1 ở thứ cấp phản ánh về sơ cấp ?

2 2
R1  N 1  N 
2
 10 
Với :     R1  R2  1   12     1200
R2  N 2   N2  1

4) Chiều dây quấn :


Một tính chất quan trọng của biến thế là chiều dây quấn của các cuộn dây sơ và thứ
cấp chung quanh lõi . Ta chia ra làm hai trường hợp :
- Nếu sơ và thứ cấp quấn cùng chiều trên lõi  hiệu thế sơ và thứ cấp cùng pha
- Nếu sơ và thứ cấp quấn nghịch chiều trên lõi  hiệu thế sơ và thứ cấp nghịch
pha.
Dấu chấm pha (phase dots) đánh dấu trên biến thế như ở hình 4-9 sẽ biểu thị chiều
dây quấn (winding) và cực tính (polarities) của biến thế .

Ứng dụng vào biến thế ra đầu giữa : (center-taped transformer)


Đây là biến thế ở cuộn dây thứ cấp được chia ra làm hai cuộn dây bằng nhau, có
điểm giữa được lấy ra ngoài để làm điểm chung (điểm O) .
Ứng dụng vào tính chất dây quấn, ta luôn có VAB cùng pha VXO và VOY . Vì vậy
nếu O là điểm chung, hai cuộn dây OX và OY quấn ngược chiều nhau, cuối cùng :
VAO nghịch pha với VBO .

45
5) Biến thế nhiều cuộn dây :
Là loại biến thế có nhiều cuộn dây ở cả hai phía sơ và thứ cấp, với loại biến thế này
ta phải chú ý đến đầu vào và đầu ra của mỗi cuộn dây, tùy theo cách nối các đầu này
ta sẽ có các thông số khác nhau như ví dụ sau đây :

Sơ cấp :
- Tăng dòng sơ cấp (2 x 50 mA), hiệu thế không đổi (110v) : đấu song song hai
cuộn dây sơ cấp : A1-A2 và B1-B2 .
- Tăng thế sơ cấp (2x110v), dòng không đổi (50 mA) : đấu nối tiếp B 1-A2, đầu
vào : A1-B2
Thứ cấp :
- Tăng dòng thứ cấp (3 x 1A), hiệu thế không đổi (6v) : đấu song song ba cuộn
dây thứ cấp : X1-X2-X3 và Y1-Y2-Y3 .
- Tăng thế thứ cấp (3 x 6v), dòng không đổi (1A): đấu nối tiếp Y1- X2, Y2 – X3,
đầu ra : X1 - Y3 .
Chú ý :
Nếu đấu nhầm Y1 -X2 , X3 -Y2 ; đầu ra :X1 -Y3 , trường hợp này vì có hai cuộn
dây ngược chiều nhau nên hiệu thế ra chỉ còn : (6 + 6 – 6) = 6v .

6) Cách tính đơn giản một biến thế công suất nhỏ :

Máy biến thế công suất nhỏ với tần số thấp, thường sử dụng lõi từ là lá thép kỹ
thuật điện có hai dạng thông dụng như hình vẻ sau :

a) Chọn tiết diện lõi :

46
At : tiết diện lõi từ (cm2)
P2 = V2 I2 : công suất danh định của biến thế (V-A)
1,423  K  P2
At  K = 1  1,2 nếu lõi là (E,I)
Bm K = 0,75  0,85 nếu lõi là (U,I)
Bm : mật độ từ thông (T),
với lõi từ loại thường: Bm = 0,8  1,2 T,
với lõi cán dọc : Bm = 1,2  1,6T

b) Tính số vòng sơ và thứ cấp :


Số vòng / volt : NV
f : tần số máy biến thế sử dụng (Hz)
104
NV 
4,44  f  At  Bm

Bm : mật độ từ thông (T),


với lõi từ loại thường: Bm = 0,8  1,2 T,
với lõi cán dọc : Bm = 1,2  1,6T

Số vòng sơ cấp : N1 = NV. V1 . Số vòng thứ cấp : N2 = NV. V2

c) Chọn cở dây :
Nếu ta gọi :
d1, d2 là đường kính dây của cuộn sơ và thứ cấp .
J : mật độ dòng điện (A/mm2), với biến thế công suất nhỏ, ta thường chọn :
J = 2  3 A/mm2
V I P
 = hiệu suất của máy biến thế = 80%  90% = 2 2  I 1  2
V1  I 1 V1  

Cuối cùng :

I1 I2
d1  1,13 và : d 2  1,13
J J
Vd :
Tính toán máy biến thế có : V1= 220v, V2= 12v, I2= 1A , lõi từ là (E,I) có Bm= 1
T, biến thế có hiệu suất  = 0,8 dùng tần số f = 50 Hz . Cho biết : J = 3 A/mm2

1,423  1  12
At =  4,92cm 2 . Chọn : At = 5 cm2 .
1

104
NV   9 vòng/ volt
4,44  50  5  1

 N1= 9 x 220 = 1980 vòng . N2 = 9 x 12 = 108 vòng .

47
Vậy:
P 12  1 0,068 1
I1  2   0,068A  d 1  1,13  0,17mm  d 2  1,13  0,65mm
V1   220  0,8 3 3

4.7 CÁC ỨNG DỤNG CỦA CUỘN DÂY:

1) Relay chuyển mạch :

Nguyên tắc hoạt động :


Khi có dòng DC đi vào cuộn dây, cuộn dây trở thành nam châm điện hút tiếp điểm,
làm cho tiếp điểm thường đóng bị hở mạch và tiếp điểm thường hở được nối mạch .
Thông thường các loại relay này có 5 chân (như hình 4-10) hay 8 chân (trường hợp có
một đôi tiếp điểm thường đóng và một đôi tiếp điểm thường hở, dùng để đóng cắt một
lượt cả hai dây) và cuộn dây chịu một hiệu thế DC là : 6, 12, 24 v …
2) Loa (loud speaker) và Micro :

a)Loa điện động :


Loa là linh kiện điện thanh dùng để đổi tín hiệu dòng điện AC ra tín hiệu âm thanh
.
Về cấu tạo, loa gồm có một cuộn dây có thể trượt dễ dàng trên lõi từ của nam châm
vĩnh cửu được gắn dính với màng loa, màng loa có dạng hình nón làm bằng loại giấy
đặc biệt rất dể rung động (H 4-12) .

48
Khi có dòng điện xoay chiều vào cuộn dây loa thì cuộn dây sẽ tạo ra từ trường tác
dụng lên từ trường của nam châm vĩnh cửu sinh ra lực điện từ hút hay đẩy cuộn dây
làm rung màng loa và tạo ra các chấn động âm thanh lan truyền trong không khí. Âm
thanh do loa phát ra lớn hay nhỏ là do dòng điện xoay chiều vào cuộn dây mạnh hay
yếu, âm điệu trầm hay bổng là do dòng điện xoay chiều có tần số thấp hay cao.

Đặc tính kỹ thuật :


- Tổng trở : thường là 4 , 8 , 16 , 32  .
- Công suất định mức : từ vài trăm mW đến hàng trăm W .
- Dãy tần làm việc:
+ Loa trầm (woofer) : màng loa có khối lượng nặng và phát ra các âm trầm tần số
từ 20Hz  1KHz .
+ Loa bổng (tweeter) : dạng còi, màng kim loại chuyên phát ra âm bổng tần số từ
3KHz  15KHz
+ Loa trung bình (mid range) : tròn hay dẹp, màng giấy phát ra các tần số từ 200
Hz  10KHz.

b) Micro :
Micro là loại linh kiện điện thanh dùng để đổi tín hiệu âm thanh ( giọng hát, tiếng
nói…) ra tín hiệu dòng điện AC .
Về cấu tạo, micro gồm có một màn rung làm bằng Polystirol gắn với cuộn dây đặt
nằm trong từ trường đều của một nam châm vĩnh cửu, khi có chấn động âm thanh tác
động vào màn rung của micro thì cuộn dây sẽ dao động trong từ trường của nam
châm, lúc đó từ thông qua cuộn dây thay đổi và cuộn dây sẽ cảm ứng cho ra dòng điện
xoay chiều, dòng điện xoay chiều này do âm thanh tạo ra nên gọi là dòng điện âm tần.
Dòng điện âm tần này có biên độ cao hay thấp tùy thuộc cường độ âm thanh tác
động vào micro lớn hay nhỏ, tần số của dòng điện cao hay thấp tùy thuộc vào âm điệu
bổng hay trầm.

Đặc tính kỹ thuật :


- Độ nhạy mV/bar ở tần số : f = 1KHz
- Dãy tần : từ 50 Hz  15 KHz
- Tổng trở : micro có tổng trở thấp từ 200   600 , tổng trở cao từ 2 K 
20K.

49


50

You might also like