You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1.

3 TỪ TRƯỜNG
I- Kiến thức cần nhớ
1- Định luật Culong đối với từ trường:
Giả sử có hai cực từ mà từ thông của chúng lần lượt là m1 (Wb), m2 (Wb), được đặt trong
chân không, cách nhau khoảng r (m) thì giữa chúng có lực từ tương tác qua lại có độ lớn:
𝑚1 𝑚2
𝐹= (𝑁)
4𝜋𝜇𝑜 𝑟 2
Cường độ từ trường gây ra bởi cực từ điểm m1 (Wb) tại điểm cách nó khoảng r (m) là:
𝑚1
𝐻1 = (𝐴/𝑚)
4𝜋𝜇𝑜 𝑟 2
2- Đường sức từ và từ thông:
Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô hạn không cắt nhau vẽ trong không
gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện. Giả sử có N đường sức từ đi qua một mặt cắt S
vuông góc với các đường sức từ, cường độ từ trường H (A/m) có thể được biểu thị bằng mật
𝑁
độ đường sức từ (đường/m2)
𝑆
Kí hiệu của từ thông là Φ, đơn vị Wb.

Nếu cực N của nam châm có N đường sức từ đi ra và độ từ thẩm của chân không là µo thì:

Φ = 𝜇𝑜 𝑁 (𝑊𝑏)
Φ 𝑁
Mật độ từ thông: 𝐵 = = 𝜇𝑜 = 𝜇𝑜 𝐻 (𝑇)
𝑆 𝑆

3- Tác dụng từ của dòng điện:


Từ trường do dòng điện thẳng, gây ra tại điểm cách dòng điện khoảng bằng r (m)

Từ trường trong lòng lõi thép hình xuyến có quấn các vòng dây điện trên nó

Từ trường trong lòng ống dây dài vô hạn:

4- Lực điện từ:


Lực điện từ được xác định bằng quy tắc bàn tay trái.
Lực điện từ giữa hai dòng điện song song: Hai dòng điện cùng chiều hút nhau, ngược
chiều đẩy nhau.
𝜇𝑜 𝐼1 𝐼2
𝐹1 = 𝐹2 =
2𝜋𝑟
5- Định luật cảm ứng điện từ của Faraday

Sức điện động cảm ứng:


ΔΦ
𝑒 = −𝑁 (𝑉)
Δ𝑡
trong đó
N là số vòng dây
ΔΦ
là độ biến thiên của từ thông theo th. gian
Δ𝑡

1. Định luật cảm ứng điện từ


Hiện tượng: Khi đưa nam châm lại gần
hoặc ra xa cuộn dây, sẽ xuất hiện dòng điện
chảy trong cuộn dây. Hiện tượng này gọi là
hiện tượng cảm ứng điện từ, sức điện động
sinh ra do hiện tượng cảm ứng điện từ gọi là
sức điện động cảm ứng, dòng điện sinh ra gọi
là dòng điện cảm ứng.
Định luật Faraday: Sức điện động cảm
ứng tỷ lệ với sự biến thiên từ thông theo thời
gian.

2. Định luật Lenz


Định luật Lenz nói lên chiều của sức
điện động cảm ứng: dấu âm trong công thức
thể hiện e có chiều chống lại tác nhân sinh ra
nó.
Suất điện động cảm ứng trong bất kỳ
một mạch kín bằng âm biến thiên thời gian
của từ thông bao quanh nó.
3. Định luật bàn tay phải của Fleming
Ngón giữa: Sức điện động cảm ứng
Ngón trỏ: Từ trường
Ngón cái: Lực
(hay hướng chuyển động)

4. Sức điện động cảm ứng


Ở hình 1, trong từ trường có mật độ từ
thông B, thanh dẫn chiều dài l chuyển động
với vận tốc v, véc tơ vận tốc hợp với véc tơ
cường độ từ trường góc 𝜃, lúc này 2 đầu
thanh dẫn sinh ra sức điện động cảm ứng 𝑒,
sức điện động cảm ứng này được tính theo
công thức sau:
𝑒 = 𝐵𝑙𝑣𝑠𝑖𝑛(𝜃)

6- Mạch từ

Đại lượng 𝐹 = 𝑛𝐼 được gọi là sức từ động


Mạch từ Mạch điện
Sức từ động 𝑛𝐼 Sức điện động 𝐸
Từ thông ∅ [Wb] Dòng điện 𝐼[𝐴]
−1
Từ trở 𝑅𝑚[𝐻 ] Điện trở 𝑅(Ω)
Độ từ thẩm µ[𝐻/𝑚] Độ dẫn điện 𝜎[𝑆/𝑚]
Năng lượng từ trường tích trữ trong cuộn dây:
1
𝑊 = 𝐿𝐼 2 [𝐽]
2
7- Tự cảm và hỗ cảm
*Tự cảm
Hiện tượng cảm ứng điện từ trong 1 mạch điện mà nguyên nhân do chính sự biến đổi
của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
Khi độ từ thẩm của cuộn dây cố định, từ thông do dòng điện chảy trong cuộn dây tỷ lệ
với dòng điện đó:
∅ = 𝐿𝐼 [Wb]
Ở đây, L được gọi là độ tự cảm có đơn vị là Henry (H)
Sức điện động E sinh ra nhờ vào hiện tượng tự cảm:
∆∅ ∆𝐼
𝑒=− = −𝐿 [𝑉]
∆𝑡 ∆𝑡
Từ 2 công thức trên, ta có định nghĩa độ tự cảm như sau:
- Độ tự cảm là lượng từ thông cắt qua các vòng dây trong cuộn dây khi có dòng điện 1A
đi qua cuộn dây đó.
- Độ tự cảm bằng với điện áp sinh ra trong mạch khi dòng điện trong mạch biến đổi 1A
trong vòng 1 giây.
Độ tự cảm của cuộn cảm hình xuyến
Φ 𝑁𝜙 𝑁 𝐹 𝑁 𝑁𝐼 𝑁 2 𝑁 2 𝜇𝑆
𝐿= = = × = × = = (𝐻)
𝐼 𝐼 𝐼 𝑅𝑚 𝐼 𝑅𝑚 𝑅𝑚 𝑙
**Hỗ cảm:
Từ thông do cuộn dây thứ 1 sinh ra xuyên qua vòng dây của cuộn dây thứ 2. Khi dòng
điện trên cuộn dây 1 biến đổi thì từ thông sinh ra biến đổi nên từ thông xuyên qua vòng dây
của cuộn dây 2 biến đổi nên trên cuộn dây 2 sẽ sinh ra 1 sức điện động cảm ứng. Theo định
luật Lenz và Fraday, sức điện động cảm ứng sinh ra trên cuộn dây thứ 2 có chiều sao cho sinh
ra dòng điện để sinh ra từ thông chống lại sự biến đổi từ thông của cuộn dây 1.
Lượng từ thông mà cuộn dây 1 sinh ra là ∅1 , trong ∅1 này, chỉ có ∅12 xuyên qua cuộn
dây 2, cuộn dây 2 có n2 vòng, nên tổng lượng từ thông mà cuộn 1 sinh ra, xuyên qua cuộn dây
2 là:
Φ12 = ∅12 × 𝑛2 = 𝑀12 𝐼1 [𝑊𝑏]
M12 gọi là hỗ cảm giữa cuộn dây 1 – 2, đơn vị là Henry (H)
𝑛2 ∅12
𝑀12 = [𝐻]
𝐼1
∆∅12 ∆𝐼1
𝐸2 = − = −𝑀12 [𝑉]
∆𝑡 ∆𝑡
Dấu trừ “-” thể hiện chiều của sức điện động E2 (hay dòng điện cảm ứng I2) có hướng triệt
tiêu đi từ thông do cuộn dây 1 sinh ra.
Ta có 𝑀 = 𝑀12 = 𝑀21
Hỗ cảm giữa hai cuộn dây được quấn trên cùng một lõi sắt (toàn bộ từ thông ở cuộn 1 sinh
ra xuyên qua các vòng dây của cuộn 2)
II- Ví dụ
Ví dụ 1: Có một thanh nam châm, giả sử rằng, từ trường tập trung ở hai đầu cực, trong đó từ thông tại
cực N là + m (Wb), từ thông tại cực S là – m (Wb) như hình vẽ. Chiều dài của thanh nam châm là l (m),
xét điểm H1 cách cực N của thanh nam châm khoảng l (m) và điểm H2 cách cực N khoảng 2l (m). Tỉ số
cường độ từ trường tại H1 so với tại H2 là bao nhiêu.

Ví dụ 2: Hai dây dẫn thẳng dài, song song với nhau là A, B. Khoảng
cách giữa hai dây là l (m) Trong dây A có dòng điện 1,2A và dây B
có dòng điện 3A chạy ngược chiều. Tại điểm P cách dây A 0,3m có
từ trường tổng hợp bằng 0. Tính giá trị của l. Biết rằng điểm P thuộc
cùng 1 mặt phẳng với dây dẫn A và B.

Ví dụ 3: Đặt một thanh dẫn trong từ trường đều 0,5T theo phương
lệch với phương của từ trường một góc 30o, dòng điện trong thanh
dẫn I=100A. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị độ dài của
thanh dẫn F(N/m)
Ví dụ 4: Đặt vuông góc một thanh dẫn thẳng dài 0.5m vào trong một từ trường đều 0.02T, thanh dẫn di
chuyển theo chiều mũi tên hợp với từ trường góc 60 độ, với vận tốc 0.5m/s. Tìm sức điện động cảm ứng
ở 2 đầu thanh dẫn.

Ví dụ 5: Cho mạch từ có chiều dài trung bình là 𝑙[m], diện tích mặt cắt 𝑆[m2], độ từ thẩm 𝜇[H/m]. Lõi
thép hình xuyến có N vòng dây quấn trên nó, Khi dòng điện qua dây quấn có cường độ 𝐼[A] thì sức từ
động do cuộn dây sinh ra và từ thông chảy trong lõi thép có biểu thức như thế nào?
Ví dụ 6: Cuộn dây 1 và 2 lần lượt có độ tự cảm là L1 và L2, số vòng dây mỗi cuộn dây lần lượt là N1=100,
N2=1000. L1=1x10-3[H]. Tìm L2 và hỗ cảm M giữa 2 cuộn dây. Biết, không có từ thông rò.
III- Bài tập
Bài 1: Khung dây dẫn có hình như hình vẽ, trong khung dây có dòng điện I=8A chảy theo hướng như
trong hình. Tại điểm O có cường độ điện trường bằng bao nhiêu A/m?

Bài 2: Trong chân không, đặt 3 dây dẫn thẳng dài vô hạn A, B, C song song với nhau trên cùng 1 mặt
phẳng. Khoảng cách giữa dây dẫn A và B là 2m, giữa dây dẫn B và C là 1m. Dòng điện trong 3 dây dẫn
lần lượt là 2A, 3A, 3A, có chiều như trên hình vẽ. Khi đó, độ lớn lực tác dụng lên 1m dây dẫn B do dòng
điện trong dây A và C gây ra là bao nhiêu? Biết 𝜇0 = 4𝜋 × 10−7 (H/m)

Bài 3: Dây dẫn thẳng dài có 1 phần là nửa hình tròn tâm là điểm P như hình vẽ. Dòng điện chạy trong
dây dẫn là I(A). Viết biểu thức biểu diễn cường độ điện trường tại điểm P.

Bài 4: Trên mặt phẳng giấy, 2 thanh dẫn thẳng đặt song song
cách nhau 0.6m, điện trở 10Ω nối 2 đầu thanh dẫn, thanh dẫn
PQ đặt vuông góc nằm trên 2 thanh dẫn này. Toàn bộ hệ đặt
vào từ trường vuông góc với mặt giấy có chiều như hình vẽ.
Từ trường đều có mật độ từ thông B = 6x10-2[T]. Lúc này,
thanh PQ di chuyển trên mặt phẳng giấy theo chiều mũi tên
với vận tốc v = 4m/s. Tìm dòng điện I chảy qua điện trở với
chiều dương là chiều mũi tên như hình vẽ.
Bỏ qua tất cả điện trở thanh dẫn, điện trở tiếp xúc.
Bài 5: Một mạch vòng đủ nhỏ so với một từ trường đều. Biết từ trường vuông góc với mặt phẳng xOy
(B[T]>0) và nằm bên phía x dương. Phía bên x<0, từ trường bằng 0. Mạch vòng hình tam giác PQR có
điện trở r song song với mặt phẳng xOy, tiến vào từ trường với vận tốc u[m/s] như hình vẽ sao cho vẫn
giữ cạnh QR song song với trục Oy, gọi thời điểm khi điểm P đi tới điểm có x = 0 là T[s]. Vẽ đồ thị điện
áp 2 đầu điện trở r e(t), biết chiều dương của điện áp e(t) quy ước như hình vẽ.

Bài 6: Lõi thép hình xuyến dài 200mm có độ từ thẩm tương đối là 2000, trên lõi thép có khe hở không
khí 1mm. Khi quấn 10 vòng dây vào lõi thép và cho dòng điện 5A chảy qua dây quấn, mật độ từ thông
tại khe hở không khí là bao nhiêu [T]? Biết độ từ thẩm chân không là 𝜇0 = 4𝜋 × 10−7 𝐻/𝑚, bỏ qua từ
thông tản.

Bài 7: Lõi thép hình xuyến tiết diện 10cm2. Khi quấn 600 vòng dây vào lõi thép và cho dòng điện 4A
chảy qua dây quấn thì từ thông trong lõi thép có mật độ từ thông là B = 0.2T. Tìm độ tự cảm của cuộn
dây [mH]?
Bài 8: Một cuộn dây có lõi thép hình xuyến tiết diện 𝑆 = 1 × 10−4 𝑚2, chiều dài mạch từ 𝑙 = 0,2 𝑚, có
quấn 8000 vòng dây. Khi có dòng điện một chiều I=0,1A chảy trong cuộn dây thì mật độ từ thông trong
lõi thép là B=1,28T. Độ từ thẩm µ của lõi thép bằng bao nhiêu?

Bài 9: Cuộn dây có N = 10 vòng, khi dòng điện trong cuộn dây biến thiên 0.6A trong 0.1s thì từ thông
cắt qua các vòng dây biến thiên 1.2mWb trong 0.4s. Tìm độ tự cảm L[mH] của cuộn dây. Bỏ qua từ
thông rò
Bài 10: Mạch từ được ghép thành từ lõi thép 1 có quấn N vòng dây và lõi thép 2 cách nhau một khoảng
khe hở không khí. Độ từ thẩm tương đối của 2 lõi thép lần lượt là 𝜇𝑟1 = 2000 và 𝜇𝑟2 = 1000, chiều
dài mạch từ lần lượt là 𝑙1 = 200𝑚𝑚 và 𝑙2 = 98𝑚𝑚, độ dài khe hở không khí là 𝛿 = 1𝑚𝑚. Khi dòng
điện trong cuộn dây I=1A, để cường độ từ trường trong khe hở không khí 𝐻0 lớn hơn 2 × 104 A/m thì
số vòng dây nhỏ nhất là bao nhiêu?

Bài 11: Cho 2 cuộn dây A, B. Khi dòng điện trong cuộn dây A biến thiên 40mA trong 1/1000s thì xuất
hiện điện áp cảm ứng trên cuộn dây B có giá trị là 0.3V. Tìm hỗ cảm giữa 2 cuộn dây.
Bài 12: Cho cuộn dây có độ tự cảm L=5H nối với nguồn dòng j, dòng điện i[mA] do nguồn dòng cung
cấp có đồ thị như hình dưới, trị tuyệt đối điện áp cực đại xuất hiện trên 2 đầu cuộn dây có giá trị bằng
bao nhiêu [V]?

Bài 13: Cuộn cảm xuyến có 2 cuộn dây, có 2 cách nối dây như hình dưới. Mắc theo hình 1 thì độ tự
cảm 2 đầu A-B là 1.2H, mắc theo hình 2 thì độ tự cảm 2 đầu C-D là 2.0H. Tìm độ tự cảm L[H] của mỗi
cuộn dây và hỗ cảm M[H] giữa 2 cuộn dây.
Biết, 2 cuộn dây có độ tự cảm bằng nhau và bằng L, mỗi cuộn dây có N vòng, lõi thép đồng chất.

Bài 14: Lõi thép có 2 cuộn dây nối với nhau như hình vẽ, dòng điện chảy qua 2 cuộn dây là 0.2A, tìm
năng lượng tích trữ giữa 2 đầu a-b [J]. Biết độ tự cảm cuộn 1 là 1H, cuộn 2 là 4H, hỗ cảm giữa 2 cuộn
dây là 1.5H
Bài 15: Cho mạch điện như hình với R1=20Ω, R2=30Ω, L1=20mH, L2=40mH, C1=400uF, C2=600uF.
Điện áp một chiều E=100V. Tìm tổng năng lượng tích trữ trên các cuộn cảm và tụ điện [J].

You might also like