You are on page 1of 37

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2

BỘ MÔN: VẬT LÝ NĂM HỌC: 2022 – 2023


------o0o----- MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 12

CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ


1. Mạch LC (mạch dao động điện từ)
- Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thành một
mạch điện kín gọi là mạch dao động.
- Nếu điện trở của mạch rất nhỏ, coi như bằng không thì mạch là mạch dao động lí C L
tưởng.
2. Dao động điện từ tự do trong mạch LC

Sau khi tụ điện đã được tích điện, nó phóng điện qua cuộn cảm và tạo ra trong mạch LC một dao
động điện từ tự dao (hay một dòng điện xoay chiều)
a. Dao động điện từ tự do
- Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng
điện i (hoặc cường độ điện trường 𝐸⃗ và cảm ứng từ 𝐵 ⃗ ) trong mạch dao động được gọi là dao động
điện từ tự do.
- Trong đó 𝑞 ,  𝑖 , 𝐵⃗  , 𝐸⃗ biến thiên điều hoà theo thời gian với cùng
1 1
Tần số góc: 𝜔 = Chu kì riêng: 𝑇 = 2𝜋√𝐿𝐶 Tần số: 𝑓 = 2𝜋√𝐿𝐶
√𝐿𝐶
b. Điện tích tức thời của một bản tụ điện: 𝑞 = 𝑞0 𝑐𝑜𝑠( 𝜔𝑡 + 𝜑)
𝑞0
c. Hiệu điện thế tức thời giữa hai bản tụ điện: 𝑢 = 𝑈0 𝑐𝑜𝑠( 𝜔𝑡 + 𝜑) Với 𝑈0 = 𝐶
𝝅
d. Dòng điện tức thời trong mạch LC: 𝒊 = 𝑰𝟎 𝒄𝒐𝒔 (𝝎𝒕 + 𝝋 + 𝟐 ) Với 𝐼0 = 𝜔𝑞0
e. Năng lượng điện từ trong mạch dao động
1 1 𝑞2 1
- Năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện: 𝑊𝐶 = 2 𝐶𝑢2 = 2 = 2𝐶 𝑞02 𝑐𝑜𝑠 2 ( 𝜔𝑡 + 𝜑)
𝐶
1 1
- Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm: 𝑊𝐿 = 2 𝐿𝑖 2 = 2𝐶 𝑞02 𝑠𝑖𝑛2 ( 𝜔𝑡 + 𝜑)
- Năng lượng điện từ của mạch dao động:
1 𝑞02 1 1
𝑊 = 𝑊𝐶 + 𝑊𝐿 = = 𝐶𝑈02 = 𝐿𝐼02 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
2𝐶 2 2
Trong quá trình dao động điện từ, có sự chuyển hoá qua lại giữa năng lượng điện trường và năng
lượng từ trường nhưng tổng năng lượng điện từ là không đổi.
3. Điện từ trường – Sóng điện từ
a. Giả thuyết của Maxoen
Tại bất cứ nơi nào, khi có từ trường biến thiên theo thời gian thì sẽ sinh ra trong không gian xung
quanh đó một điện trường xoáy (đường sức là đường cong khép kín) biến thiên theo thời gian.
Ngược lại khi điện trường biến thiên theo thời gian thì cũng sinh ra trong không gian xung quanh
một từ trường xoáy (đường sức là đường cong khép kín) biến thiên theo thời gian.
b. Điện từ trường
- Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian. Chúng có thể
chuyển hóa lẫn nhau trong một trường thống nhất được gọi là điện từ trường.

1
- Trong thực tế, khi nói tới điện trường hay từ trường là chỉ xét tới từng mặt của một chỉnh thể là
điện từ trường mà thôi, không bao giờ có sự tồn tại riêng biệt của điện trường hay từ trường cả.
c. Sóng điện từ. Đặc điểm - tính chất của sóng điện từ
Điện từ trường lan truyền trong không gian, kể cả trong chân không dưới dạng sóng. Đó là sóng
điện từ.
- Sóng điện từ truyền sđược trong mọi môi trường vật chất và cả trong chân không (không cần
môi trường truyền sóng).
- Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ bằng tốc
độ ánh sáng (𝑐 = 3.108  𝑚/𝑠) và có bước sóng bằng 𝜆 = 𝑐 𝑇 =
𝑐/𝑓 .
- Sóng điện từ mang năng lượng. Tần số của sóng điện từ là tần
số của trường điện từ. Khi truyền từ môi trường này sang môi
trường khác: 𝑓 không đổi; 𝑣 và 𝜆 thay đổi.
- Sóng điện từ là sóng ngang:𝐸⃗  , 𝐵 ⃗  𝑣à 𝑣 tại một điểm tạo thành
một tam diện thuận. Tại một điểm trong sóng điện từ thì dao động của điện trường (𝐸⃗ ) và của từ
trường (𝐵⃗ ) luôn đồng pha.
4. Ứng dụng của sóng điện từ trong truyền thông
a. Cấu tạo nguyên lí của hệ thống phát và thu sóng điện từ trong truyền thông
- Phần phát gồm các bộ phận chính là: nguồn tín hiệu, máy tạo dao động cao tần, bộ phận biến
điệu, anten phát.
- Phần thu gồm các bộ phận chính là: anten thu, mạch chọn sóng, mạch tách sóng.
b. Nguyên tắc thu sóng điện từ
- Anten chính là một dạng dao động hở, dùng để thu và phát sóng điện từ trong không gian.
- Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ, để thu được sóng điện từ
có tần số f, thì ta cần phải điều chỉnh C hoặc L của mạch chọn sóng (là mạch LC) sao cho tần số
riêng f0 của mạch bằng với f.
- Bước sóng điện từ thu được là : = cT= c2√𝐿𝐶

2
CHƯƠNG V: SÓNG ÁNH SÁNG
1. Tán sắc ánh sáng
a. Tán sắc ánh sáng
❖ Tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp
thành các chùm ánh sáng đơn sắc, trong đó chùm màu đỏ bị lệch
ít nhất, chùm màu tím bị lệch nhiều nhất.
❖ Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do chiết suất của
môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số (bước sóng) của ánh
sáng.
- Ánh sáng có tần số nhỏ (bước sóng dài) thì chiết suất của môi
trường bé.
- Ngược lại ánh sáng có tần số lớn (bước sóng ngắn) thì chiết suất của môi trường lớn.
- Chiết suất của ánh sáng tăng dần từ đỏ cho tới tím.
b. Ánh sáng đơn sắc
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng (tần số) và màu sắc xác định, nó không bị tán sắc mà chỉ bị
lệch khi qua lăng kính.
c. Ánh sáng trắng
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ
đỏ đến tím.
2. Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
a. Nhiễu xạ ánh sáng
Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật
truyền thẳng, khi ánh sáng truyền qua một lỗ nhỏ, hoặc gần mép những
vật trong suốt hoặc không trong suốt.
b. Giao thoa ánh sáng
 Hiện tượng giao thoa ánh sáng
- Hai sóng ánh sáng kết hợp khi gặp nhau sẽ giao thoa với nhau, tạo thành các vân giao thoa.
- Đối với ánh sáng đơn sắc: vân giao thoa là những vạch sáng tối xen kẽ nhau một cách đều nhau.
- Đối với ánh sáng trắng: vân trung tâm có màu trắng, quang phổ bậc 1 có màu cầu vồng, tím ở
trong, đỏ ở ngoài. Từ quang phổ bậc 2 trở lên không rõ nét vì có một phần các màu chồng chất lên
nhau.
 Giao thoa bằng khe Young
d1
F1
Đèn đơn sắc x Vân sáng
d2 Vân sáng
a trung tâm
D Vân tối
F2

Màn chắn
Hai khe hẹp Màn chắn

3
𝑎𝑥
- Hiệu đường đi: 𝑑2 − 𝑑1 = 𝐷
- Vân sáng là vị trí hai sóng kết hợp gặp nhau và tăng cường lẫn nhau.
Điều kiện: 𝑑2 − 𝑑1 = 𝑘𝜆 (𝑘 ∈ 𝑍)
- Vân tối là vị trí hai sóng kết hợp gặp nhau và triệt tiêu lẫn nhau.
1
Điều kiện: 𝑑2 − 𝑑1 = (𝑘 ′ + 2) 𝜆 (𝑘 ′ ∈ 𝑍)
𝜆𝐷
- Khoảng vân: là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) cạnh nhau 𝑖 = 𝑎
𝜆𝐷
- Vị trí có vân sáng: 𝑥𝑠 =   𝑘 𝑖   =  𝑘  ( k = 0,  1,  2, …gọi là bậc giao thoa)
𝑎
1 1 𝜆𝐷
- Vị trí có vân tối: 𝑥𝑡 =    (𝑘 ′ + 2)  𝑖   =   (𝑘 ′ + 2)  𝑎
c. Kết luận
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh
sáng có tính chất sóng.
d. Một số công thức tính nhanh
• Nếu thí nghiệm được tiến hành trong môi trường trong suốt có chiết suất n thì bước sóng và
khoảng vân giảm n lần so với trong không khí: 𝜆𝑛 = 𝜆⁄𝑛; 𝑖𝑛 = 𝑖 ⁄𝑛
• Xác định số vân sáng, vân tối trong vùng giao thoa (trường giao thoa) có bề rộng L (đối xứng
qua vân trung tâm)
𝐿
+ Số vân sáng: 𝑁𝑠 = 2 [2𝑖] + 1
Kí hiệu [𝑥]: phần nguyên của x. Ví dụ [6]=6 ; [6,1]=6; [6,9]=6
𝐿
+ Số vân tối: 𝑁𝑡 = 2 [2𝑖 + 0,5]
• Xác định số vân sáng, số vân tối giữa hai điểm M, N có tọa độ x1, x2 (giả sử x1< x2)
+ Vân sáng: 𝑥1 ≤ 𝑘𝑖 ≤ 𝑥2
+ Vân tối: 𝑥1 ≤ (𝑘 + 0,5)𝑖 ≤ 𝑥2 Số giá trị kZ là số vân sáng (vân tối) cần tìm.
Lưu ý: M,N ở cùng phía với vân trung tâm thì x1 và x2 cùng dấu
M,N ở khác phía với vân trung tâm thì x1 và x2 khác dấu.
• Xác định khoảng vân i biết trong khoảng L có n vân sáng
𝐿 𝐿
+ Nếu hai đầu là hai vân sáng thì: 𝑖 = 𝑛−1 + Nếu hai đầu là hai vân tối thì: 𝑖 = 𝑛
𝐿
+ Nếu một đầu là vân sáng, một đầu là vân tối thì: 𝑖 = 𝑛−0,5
• Khoảng cách dài nhất và ngắn nhất giữa vân sáng và vân tối cùng bậc k:
𝐷
𝛥𝑥𝑀𝑖𝑛 = 𝑎 [𝑘𝜆𝑡 − (𝑘 − 0,5)𝜆đ ] Khi vân sáng và vân tối nằm khác phía đối với vân trung tâm.
𝐷
𝛥𝑥𝑀ax = 𝑎 [𝑘𝜆đ + (𝑘 − 0,5)𝜆𝑡 ] Khi vân sáng và vân tối nằm cùng phía đối với vân trung tâm.
e. Sự trùng nhau của các bức xạ 1, 2, … (khoảng vân tương ứng là i1, i2, …)
+ Trùng nhau của các vân sáng: 𝑥𝑠 = 𝑘1 𝑖1 = 𝑘2 𝑖2 =. ..  𝑘1 𝜆1 = 𝑘2 𝜆2 =. ..
+ Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng trùng nhau: xmin=k1i1=k2i2=… trong đó k1, k2,… là
số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn 𝑘1 𝜆1 = 𝑘2 𝜆2 =. ..

4
+ Trùng nhau của các vân tối: 𝑥𝑡 = (𝑘1 + 0,5)𝑖1 = (𝑘2 + 0,5)𝑖2 =. ..
 (𝑘1 + 0,5)𝜆1 = (𝑘2 + 0,5)𝜆2 =. ..
Lưu ý: vị trí có màu trùng với vân sáng trung tâm là vị trí trùng nhau của tất cả các vân sáng của
các bức xạ.
f. Giao thoa với ánh sáng trắng(0,38𝜇𝑚 < 𝜆 < 0,76𝜇𝑚)
Nếu hai khe Young được chiếu bằng ánh sáng trắng thì chính giữa màn có vạch sáng trắng, hai bên là
những dải màu như cầu vồng (quang phổ) tím ở trong và đỏ ở ngoài.
𝐷
+ Bề rộng quang phổ bậc k: 𝛥𝑥 = 𝑘(𝑖đ − 𝑖𝑡 ) = 𝑘 𝑎 (𝜆đ − 𝜆𝑡 )
+ Xác định số vân sáng, số vân tối và các bức xạ tại một vị trí xác định(đã biết x)
𝜆𝐷 𝑎𝑥
- Vân sáng: 𝑥 = 𝑘 ⇒ 𝜆 = (𝑘 ∈ 𝑍)
𝑎 𝑘𝐷
Với 0,38𝜇𝑚 < 𝜆 < 0,76𝜇𝑚 các giá trị của k 
𝜆𝐷 𝑎𝑥
- Vân tối : 𝑥 = (𝑘 + 0,5) 𝑎 ⇒ 𝜆 = (𝑘+0,5)𝐷 (𝑘 ∈ 𝑍)
Với 0,38𝜇𝑚 < 𝜆 < 0,76𝜇𝑚 các giá trị của k 
3. Máy quang phổ. Các loại quang phổ
a. Máy quang phổ
 Định nghĩa: Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành
phần đơn sắc khác nhau, dùng để nhận biết cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do nguồn sáng
phát ra.
 Cấu tạo
- Ống chuẩn trực: để tạo chùm ánh sáng song song.
- Hệ tán sắc: là lăng kính, làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng.
- Buồng ảnh: ghi nhận ảnh quang phổ của các nguồn sáng.
 Nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng
b. Phân tích quang phổ
Phân tích quang phổ là phương pháp vật lí dùng để xác định
thành phần hóa học của một chất hay hợp chất, dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do
chất ấy phát ra.
c. Các loại quang phổ
Quang phổ Quang phổ liên tục Quang phổ vạch phát xạ Quang phổ vạch hấp thụ
Là hệ thống các vạch Là hệ thống những
Là một dải màu biến
Định nghĩa màu riêng rẽ nằm trên một vạch tối riêng rẽ trên nền
thiên liên tục từ đỏ đến tím.
nền tối. quang phổ liên tục.
Do chất khí hay hơi ở Do chiếu một chùm ánh
Do các vật rắn, lỏng,
áp suất thấp khi được kích sáng qua một khối khí hay
Nguồn phát khí có tỉ khối lớn khi được
thích phát ra. hơi được nung nóng ở
kích thích phát ra.
nhiệt độ thấp.
Không phụ thuộc vào
thành phần cấu tạo của
Mỗi nguyên tố hóa học
nguồn sáng, chỉ phụ thuộc
đều có một quang phổ vạch Mỗi nguyên tố hoá học
vào nhiệt độ của nguồn
phát xạ đặc trưng riêng cho đều có một quang phổ
Đặc điểm sáng
nguyên tố đó (về số vạch, vạch hấp thụ đặc trưng
Nhiệt độ càng cao,
màu vạch, vị trí vạch và độ riêng cho nguyên tố đó.
miền phát sáng càng mở
sáng tỉ đối giữa các vạch)
rộng về vùng ánh sáng có
bước sóng ngắn.
Dùng xác định thành Dùng xác định thành
Dùng đo nhiệt độ của
Ứng dụng phần cấu tạo của nguồn phần cấu tạo của nguồn
nguồn sáng.
sáng. sáng.

4. Các bức xạ không nhìn thấy


Bức xạ (tia) Tia Hồng ngoại Tia Tử ngoại Tia Rơn ghen (Tia X)
Là bức xạ không nhìn Là bức xạ không nhìn Là bức xạ không nhìn
Định nghĩa
thấy có bản chất là sóng thấy có bản chất là sóng thấy có bản chất là sóng
5
điện từ, có bước sóng dài điện từ, có bước sóng ngắn điện từ, có bước sóng ngắn
hơn bước sóng tia đỏ. hơn bước sóng tia tím. hơn bước sóng tia tử ngoại.
Mọi vật có nhiệt độ Tia X được tạo ra bằng
Do vật bị nung nóng ở
Nguồn phát nóng hơn nhiệt độ môi ống Rơn-ghen hay ống Cu-
nhiệt độ cao phát ra.
trường. lit-giơ.
- Tác dụng kính ảnh.
- Tác dụng vật lí: gây ra
- Tác dụng kính ảnh.
hiện tượng quang điện.
- Tác dụng vật lí: gây ra
- Tác dụng kính ảnh. - Tác dụng hoá học: ion
hiện tượng quang điện.
- Tác dụng nhiệt. hóa không khí, phản
Tính chất - Tác dụng hoá học: ion
- Bi hơi nước hấp thụ ứng quang hoá, tác
hóa không khí, phản
mạnh. dụng phát quang…
ứng quang hoá, tác
- Tác dụng sinh học:
dụng phát quang…
diệt khuẩn, huỷ diệt tế
- Tác dụng sinh học.
bào …
- Bị nước, thủy tinh hấp
- Có khả năng đâm
thụ mạnh.
xuyên.

- Trong công nghiệp: dò - Trong công nghiệp:


- Chụp ảnh vào ban đêm tìm vết nứt, trầy xước kiểm tra khuyết tật của
- Dùng sấy khô, sưỡi ấm trên bề mặt sản phẩm. sản phẩm đúc.
Công dụng
- Dùng điều khiển từ xa. - Trong y học: dùng tiệt - Trong y học: dùng
trùng, chữa bệnh còi chiếu , chụp điện,
xương. chữa bệnh ung thư.

5. Thang sóng điện từ. Nội dung cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng
a. Thang sóng điện từ

b. Nội dung cơ bản của thuyết điện từ về ánh sáng


- Ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn lan truyền trong không gian.
𝑐
- Mối liên hệ giữa tính chất điện từ và tính chất quang 𝑣 √𝜀𝜇
o 𝑐: tốc độ ánh sáng trong chân không.
o 𝜀: hằng số điện môi.
o 𝜇: độ từ thẩm.
o 𝑣: vận tốc độ ánh sáng trong môi trường có hằng số điện môi 𝜀 và độ từ thẩm 𝜇.
- Hệ thức về chiết suất của môi trường 𝑛 = √𝜀𝜇

6
CHƯƠNG VI: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng quang điện ngoài. Các định luật quang điện
a. Hiện tượng quang điện ngoài (hiện tượng quang điện)
Hiện tượng quang điện là hiện tượng khi chiếu ánh sáng thích hợp vào mặt
kim loại thì các electron ở mặt kim loại bị bật ra khỏi bề mặt kim loại.
b. Các định luật quang điện
- Định luật về giới hạn quang điện 𝜆   ≤    𝜆0
Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi 𝜆 ≤ 𝜆0 ;    𝑓 ≥ 𝑓0 ;    𝜀 ≥ 𝐴
- Định luật về cường độ dòng quang điện bão hòa
Đối với ánh sáng thích hợp (có 𝜆   ≤    𝜆0 ) cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với
cường độ của chùm ánh sáng kích thích.
- Định luật về động năng cực đại của electron quang điện
Động năng ban đầu cực đại của electron bay khỏi catốt không phụ thuộc vào cường độ của chùm
ánh sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại.
2. Thuyết lượng tử ánh sáng
a. Nội dung thuyết lượng tử ánh sáng
- Chùm ánh sáng là một chùm các hạt phôtôn (lượng tử ánh sáng). Mỗi một phôtôn có năng lượng
ℎ𝑐
hoàn toàn xác định (𝜀) 𝜀 = ℎ𝑓 = 𝜆 (J)
: bước sóng ánh sáng đơn sắc f: tần số của sóng ánh sáng đơn sắc
-34
h=6,625.10 Js: hằng số Plăng c=3.108m/s: vận tốc ánh sáng
- Phân tử, nguyên tử, electron … phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ
phôtôn.
- Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c=3.108m/s trong chân không.
b. Công thức Anhxtanh (chỉ học ở chương trình vật lý 12 nâng cao)
𝒉𝒄 𝒉𝒄 𝟏 𝟏
𝜺 = 𝑨 + 𝑾𝒅𝟎𝒎𝒂𝒙     ⇔     𝝀 = 𝝀 + 𝟐 𝒎𝒆 𝒗𝟐𝟎𝒎𝒂𝒙 = 𝒉𝒇𝟎 + 𝟐 𝒎𝒆 𝒗𝟐𝟎𝒎𝒂𝒙
𝟎
𝜀: lượng tử năng lượng (J) 𝐴 : công thoát (J)
𝑊𝑑0𝑚𝑎𝑥 : động năng ban đầu cực đại (J)
𝜆0 : giới hạn quang điện của kim loại (m) 𝑓0 : tần số giới hạn (Hz)
𝑚𝑒 = 9,1.10−31  (𝑘𝑔): khối lượng electron
1
𝑚 𝑣2 = 𝑒𝑈ℎ
2 𝑒 0𝑚𝑎𝑥
3. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng
- Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt → ánh sáng có
lưỡng tính sóng - hạt.
- Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rõ một
trong hai tính chất trên. Tính chất sóng thể hiện qua bước sóng 𝜆 và tính chất
hạt thể hiện qua năng lượng phôtôn 𝜀 (bước sóng 𝜆 càng lớn, tính chất sóng càng rõ và ngược lại năng
lượng phôtôn càng lớn, tính hạt càng nổi trội).
4. Hiện tượng quang điện trong. Hiện tượng quang dẫn – Quang điện trở - Pin
quang điện
a. Hiện tượng quang điện trong
Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng tạo thành các electron dẫn và lỗ trống trong bán dẫn,
do tác dụng của ánh sáng thích hợp.
b. Đặc điểm của hiện tượng quang điện trong
- Muốn gây ra hiện tượng quang điện trong thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn
hoặc bằng giới hạn quang điện của bán dẫn. 𝜆 ≤ 𝜆0    ;    𝑓 ≥ 𝑓0    ;    𝜀 ≥ 𝐴
- Giới hạn quang điện của nhiều bán dẫn nằm trong vùng hồng ngoại.
c. Hiện tượng quang dẫn
 Hiện tượng quang dẫn
Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn, khi
có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
 Giải thích hiện tượng quang dẫn bằng thuyết lượng tử ánh sáng
Khi chiếu ánh sáng thích hợp vào bán dẫn (𝜆 ≤ 𝜆0 ;    𝑓 ≥ 𝑓0  ;    𝜀 ≥ 𝐴𝑡ℎ ) thì trong bán dẫn sẽ
xuất hiện thêm lectron dẫn và lỗ trống. Do đó, mật độ hạt tải điện trong bán dẫn tăng, độ dẫn điện của
7
bán dẫn tăng, tức là điện trở suất của nó giảm. Cường độ ánh sáng chiếu vào bán dẫn càng mạnh thì
điện trở suất cùa nó càng nhỏ.
d. Quang điện trở
Quang điện trở là một điện trở được làm bằng chất bán dẫn và có giá trị điện trở thay đổi được
khi cường độ chùm sáng chiếu vào nó thay đổi. Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiệu ứng quang
điện trong.
e. Pin quang điện
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Hoạt
động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
5. Sự phát quang – Sơ lược về laze
a. Sự phát quang
Hiện tượng quang phát quang
Hiện tượng quang phát quang là hiện tượng một chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này và phát
ra ánh sáng có bước sóng khác.
Đặc điểm
- Một chất phát quang cho một quang phổ riêng đặc trưng cho nó.
- Sau khi ngưng ánh sáng kích thích, sự phát quang còn tiếp tục kéo dài một thời gian nào đó.
Nếu thời gian phát quang rất ngắn thì được gọi là huỳnh quang (thường xảy ra ở chất lỏng và
khí)
Nếu thời gian phát quang còn kéo dài 0,1s đến hàng giờ thì được gọi là lân quang (thường xảy ra
với vật rắn).
- Định luật Stốc về sự phát quang: ánh sáng phát quang có bước sóng 𝜆𝑝𝑞 ≥ 𝜆𝑘𝑡 của ánh sáng kích
thích.
b. Sơ lược về laze
Laze: Laze là máy khuếch đại ánh sáng bằng sự phát xạ cảm ứng. Chùm sáng do laze phát ra có
tính đơn sắc, tính định hướng, tính kết hợp cao và cường độ mạnh.
Ứng dụng
- Trong y học: làm dao mổ trong phẫu thuật …
- Trong thông tin liên lạc: dùng trong liên lạc vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều kiển tàu vũ
trụ …
- Trong công nghiệp: dùng để khoan, cắt, tôi … với độ chính xác cao.
- Trong trắc địa: dùng để đo khoảng cách, ngắm đường thẳng …
6. Mẫu nguyên tử Bo. Quang phổ vạch của nguyên tử hidro
a. Các tiên đề Bo
 Tiên đề về trạng thái dừng
- Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái có năng lượng xác định, gọi là trạng thái dừng. Ở trạng
thái dừng nguyên tử không bức xạ năng lượng.
- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên những quĩ
đạo xác định gọi là quĩ đạo dừng.
- Trong nguyên tử hidro, khi electron đang ở quĩ đạo dừng n thì bán kính 𝑟𝑛 = 𝑛2 𝑟0 (n là số
nguyên và r0=5,3.10-11m là bán kính Bo)
Quĩ đạo K (n = 1) L (n = 2) M (n = 3) N (n = 4) O (n = 5) P (n = 6)
Bán kính 𝑟0 4𝑟0 9𝑟0 16𝑟0 25𝑟0 36𝑟0
 Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ
- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng 𝐸𝑀 sang trạng thái dừng có mức
năng lượng 𝐸𝑁 (𝐸𝑀 > 𝐸𝑁 ) thì nguyên tử sẽ phát ra một phôtôn có tần số 𝑓𝑀𝑁 : 𝜀 = ℎ𝑓𝑀𝑁 = 𝐸𝑀 −
𝐸𝑁
- Ngược lại nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng 𝐸𝑁 thấp mà hấp thụ một phôtôn có
năng lượng 𝜀 = ℎ𝑓𝑀𝑁 đúng bằng hiệu 𝐸𝑀 − 𝐸𝑁 thì chuyển sang trạng thái dừng 𝐸𝑀 .
b. Quang phổ vạch của nguyên tử hidro

8
Quang phổ vạch của nguyên tử Hidro gồm 3 dãy

- Dãy Lai-man gồm các vạch trong vùng tử ngoại. Được tạo thành khi electron chuyển từ quĩ đạo bên
ngoài về quĩ đạo K.
- Dãy Ban-me gồm các vạch trong vùng tử ngoại và 4 vạch nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
Được tạo thành khi electron chuyển từ quĩ đạo ở phía ngoài về quĩ đạo L.
Vạch đỏ 𝐻𝛼 (𝜆𝛼 = 0,6563 𝜇𝑚) Vạch lam 𝐻𝛽  (𝜆 𝛽 = 0,4861 𝜇𝑚)
Vạch chàm 𝐻𝛾  (𝜆 𝛾 = 0,4340 𝜇𝑚) Vạch tím 𝐻𝛿  (𝜆 𝛿 = 0,4120 𝜇𝑚).
- Dãy Pa-sen nằm trong vùng hồng ngoại. Được tạo thành khi electron chuyển từ quĩ đạo ở phía
ngoài về quĩ đạo M.

9
CHƯƠNG VII: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
1. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối
a. Cấu hạt nhân nguyên tử
 Gồm hai nuclôn: Prôtôn: kí hiệu 11𝑝 (mang điện tích +𝑒) và Nơtrôn: kí hiệu 10𝑛 , không mang
điện.
 Kí hiệu hạt nhân: 𝑨𝒁𝑿
𝐴 = số nuclôn : số khối
𝑍 = số prôtôn = điện tích hạt nhân: nguyên tử số
𝑁 = 𝐴 − 𝑍: số nơtrôn
1
 Bán kính hạt nhân nguyên tử: 𝑅 = 1,2 .  10−15  𝐴3 (m)
b. Đồng vị: Những nguyên tử đồng vị là những nguyên tử có cùng
số prôtôn (𝑍), nhưng khác số nơtrôn (N) hay số nuclôn (A).
1 2 2 3 3
Ví dụ: Hidrô có ba đồng vị 1𝐻    ;    1𝐻  ( 1𝐷 )   ;    1𝐻  ( 1𝑇 ) 
c. Đơn vị khối lượng nguyên tử
𝑢: có giá trị bằng 1/12 khối lượng cacbon 126𝐶
1𝑢 = 1,66058 .  10−27 𝑘𝑔  =  931,5 𝑀𝑒𝑉/𝑐 2    ;    1 𝑀𝑒𝑉 = 1,6 .  10−13 𝐽
d. Độ hụt khối – Năng lượng liên kết của hạt nhân
 Lực hạt nhân
- Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn, bán kính tương tác khoảng 10−15 𝑚.
- Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực hấp dẫn hay lực tĩnh điện; nó là lực mới truyền tương
tác giữa các nuclôn trong hạt nhân gọi là tương tác mạnh.
 Độ hụt khối 𝜟𝒎 của hạt nhân 𝑨𝒁𝑿
Khối lượng hạt nhân 𝑚ℎ𝑛 luôn nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn tạo thành hạt nhân đó một
lượng 𝛥𝑚.
𝛥𝑚 = 𝑍. 𝑚𝑝 + (𝐴 − 𝑍). 𝑚𝑛 − 𝑚ℎ𝑛
 Năng lượng liên kết 𝑾𝒍𝒌 của hạt nhân 𝑨𝒁𝑿
- Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân (hay năng lượng thu vào để
phá vỡ một hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt).
o Khi đơn vị của: [𝑊𝑙𝑘 ] = 𝐽   ;   [𝑚𝑝 ] = [𝑚𝑛 ] = [𝑚ℎ𝑛 ] = 𝑘𝑔
Thì 𝑊𝑙𝑘 = [𝑍. 𝑚𝑝 + 𝑁. 𝑚𝑛 − 𝑚ℎ𝑛 ]. 𝑐 2 = 𝛥𝑚 . 𝑐 2
o Khi đơn vị của: [𝑊𝑙𝑘 ] = 𝑀𝑒𝑉   ;   [𝑚𝑝 ] = [𝑚𝑛 ] = [𝑚ℎ𝑛 ] = 𝑢
Thì 𝑊𝑙𝑘 = [𝑍. 𝑚𝑝 + 𝑁. 𝑚𝑛 − 𝑚ℎ𝑛 ].  931,5 = 𝛥𝑚 .  931,5
 Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 𝑨𝒁𝑿
𝑊
- Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính trên một nuclôn 𝐴𝑙𝑘.
- Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
2. Phản ứng hạt nhân
a. Phản ứng hạt nhân
- Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn tới sự biến đổi sự biến đổi của hạt nhân.
𝐴 1 𝐴 2 𝐴 3 𝐴 4
𝑍1 𝑋1 + 𝑍2 𝑋2 → 𝑍3 𝑋3 + 𝑍4 𝑋4
- Có hai loại phản ứng hạt nhân
+ Phản ứng tự phân rã của một hạt nhân không bền thành các hạt nhân khác (phóng xạ)
+ Phản ứng tương tác giữa các hạt nhân với nhau dẫn đến sự biến đổi thành các hạt nhân khác.
Chú ý: Các hạt thường gặp trong phản ứng hạt nhân
Prôtôn ( 1𝑝 = 11𝐻 ) ; Nơtrôn ( 10𝑛) ; Heli ( 42𝐻 𝑒 = 42𝛼 ) ; Electrôn (𝛽 − = −10𝑒) ; Pôzitrôn (𝛽 + = +10𝑒)
1

b. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
❖ Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A) 𝐴1 + 𝐴2 = 𝐴3 + 𝐴4
❖ Định luật bảo toàn điện tích (nguyên tử số Z) 𝑍1 + 𝑍2 = 𝑍3 + 𝑍4
❖ Định luật bảo toàn động lượng: 𝑝𝑡 = 𝑝𝑠
❖ Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần 𝑊𝑡   =   𝑊𝑆
Chú ý:
1
- Năng lượng toàn phần của một hạt nhân 𝑊 = 𝑚𝑐 2 + 2 𝑚𝑣 2

10
𝑝2
- Liên hệ giữa động lượng và động năng 𝑝2 = 2𝑚𝑊𝑑 hay 𝑊𝑑 = 2𝑚
c. Năng lượng trong phản ứng hạt nhân
- Trong trường hợp 𝑚 (𝑘𝑔)  ;   𝑊 (𝐽):
𝑊 = [(𝑚1 + 𝑚2 ) − (𝑚3 + 𝑚4 )] 𝑐 2   =   [(𝛥𝑚3 + 𝛥𝑚4 ) − (𝛥𝑚1 + 𝛥𝑚2 )]𝑐 2    (𝐽)
- Trong trường hợp 𝑚 (𝑢)  ;   𝑊 (𝑀𝑒𝑉):
𝑊 = [(𝑚1 + 𝑚2 ) − (𝑚3 + 𝑚4 )] 931,5  =   [(𝛥𝑚3 + 𝛥𝑚4 ) − (𝛥𝑚1 + 𝛥𝑚2 )]931,5   (𝑀𝑒𝑉)
Nếu (𝑚1 + 𝑚2 ) > (𝑚3 + 𝑚4 ) thì 𝑊 >  0 : phản ứng tỏa năng lượng
Nếu (𝑚1 + 𝑚2 ) < (𝑚3 + 𝑚4 ) thì 𝑊 <  0 : phản ứng thu năng lượng
3. Phóng xạ
a. Phóng xạ
Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi
thành các hạt nhân khác.
b. Các tia phóng xạ
- Phóng xạ 𝛼 ( 42𝐻 𝑒): hạt nhân con lùi hai ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn.
𝐴 4 𝐴−4
𝑍𝑋 →   2𝐻 𝑒  +   𝑍−2𝑌
- Phóng xạ 𝛽 −  ( −10𝑒): hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn.
𝐴 0 𝐴
𝑍𝑋 →   −1𝑒   +   𝑍+1𝑌
+ 0
- Phóng xạ 𝛽  ( +1𝑒): hạt nhân con lùi một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn.
𝐴 0 𝐴
𝑍𝑋 →   +1𝑒   +   𝑍−1𝑌
𝐴 ∗ 0 𝐴
- Phóng xạ 𝛾: 𝑍𝑋 →   0𝛾   +   𝑍𝑋
Loại Tia Bản Chất Tính Chất
4
Là dòng hạt nhân nguyên tử Heli ( 2𝐻 𝑒), chuyển Ion hoá rất mạnh.
()
động với vận tốc cỡ 2.107m/s. Đâm xuyên yếu.
- 0
( ) Là dòng hạt êlectron ( −1𝑒), vận tốc ≈ 𝑐 Ion hoá yếu hơn nhưng đâm xuyên
+
( ) 0
Là dòng hạt pozitron ( +1𝑒), vận tốc ≈ 𝑐. mạnh hơn tia .
Ion hoá yếu nhất, đâm xuyên mạnh
() Là bức xạ điện từ có năng lượng rất cao
nhất.
c. Các định luật phóng xạ
 Chu kì bán rã của chất phóng xạ (T)
Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân hiện có của một lượng chất phóng xạ bị phân
rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
𝑙𝑛 2
 Hằng số phóng xạ 𝜆= 𝑇 (đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ)
 , T: không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài mà chỉ phụ thuộc vào bản chất bên trong của
chất phóng xạ
 Định luật phóng xạ
Độ phóng xạ (H)
Số hạt (N) Khối lượng (m) (1 𝐶𝑖  =  3,7.1010 𝐵𝑞)

Trong quá trình phân rã, số Trong quá trình phân rã, - Đại lượng đặc trưng cho
hạt nhân phóng xạ giảm theo khối lượng hạt nhân phóng xạ tính phóng xạ mạnh hay yếu
thời gian tuân theo định luật giảm theo thời gian tuân theo của chất phóng xạ.
hàm số mũ. định luật hàm số mũ. - Số phân rã trong một giây.
𝑡 𝑡 𝑡
𝑁(𝑡) = 𝑁0  . 2−𝑇 = 𝑁0  . 𝑒 −𝜆𝑡 𝑚(𝑡) = 𝑚0  . 2−𝑇 = 𝑚0  . 𝑒 −𝜆𝑡 𝐻(𝑡) = 𝐻0  . 2−𝑇 = 𝐻0  . 𝑒 −𝜆𝑡
𝐻 = 𝜆𝑁
o 𝑁0 : số hạt nhân phóng xạ ở o 𝑚0 : khối lượng phóng xạ ở o 𝐻0 : độ phóng xạ ở thời
thời điểm ban đầu. thời điểm ban đầu. điểm ban đầu.
o 𝑁(𝑡) : số hạt nhân phóng xạ o 𝑚(𝑡) : khối lượng phóng xạ o 𝐻(𝑡) : độ phóng xạ còn lại
còn lại sau thời gian 𝑡. còn lại sau thời gian 𝑡. sau thời gian 𝑡.
−𝑡
• Số nguyên tử chất phóng xạ còn lại sau thời gian t 𝑁 = 𝑁0 2 𝑇 = 𝑁0 𝑒 −𝜆𝑡
• Số hạt nguyên tử bị phân rã sau thời gian t 𝛥𝑁 = 𝑁0 − 𝑁 = 𝑁0 (1 − 𝑒 −𝜆𝑡 )
𝛥𝑁cũng bằng số hạt nhân con được tạo thành và bằng số hạt ( hoặc e+ hoặc e-) được tạo
thành.
11
−𝑡
• Khối lượng chất phóng xạ còn lại sau thời gian t 𝑚 = 𝑚0 2 𝑇 = 𝑚0 𝑒 −𝜆𝑡
• Khối lượng chất bị phân rã sau thời gian t 𝛥𝑚 = 𝑚0 − 𝑚 = 𝑚0 (1 − 𝑒 −𝜆𝑡 )
𝑚
• Công thức liên hệ giữa khối lượng và số hạt: 𝑁 = 𝑁𝐴
𝑀
NA=6,02.1023 số Avôgađrô M: khối lượng mol (g)
𝛥𝑁 𝛥𝑚
• Phần trăm chất phóng xạ bị phân rã 𝑁 = 1 − 𝑒 −𝜆𝑡 hoặc 𝑚 = 1 − 𝑒 −𝜆𝑡
0 0
−𝑡
𝑁 𝑚
• Phần trăm chất phóng xạ còn lại =𝑒 −𝜆𝑡
hoặc 𝑚 = 𝑒 −𝜆𝑡 = 2 𝑇
𝑁0 0
• Khối lượng chất mới được tạo thành sau thời gian t
𝛥𝑁 𝑁0 𝐴1
𝑚1 = 𝐴1 = 𝐴1 (1 − 𝑒 −𝜆𝑡 ) = 𝑚0 (1 − 𝑒 −𝜆𝑡 )
𝑁𝐴 𝑁𝐴 𝐴
A, A1: là số khối của chất phóng xạ ban đầu và của chất mới được tạo thành.
d. Ứng dụng của các đồng vị phóng xạ
- Theo dõi quá trình vận chuyển chất trong cây bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu.
- Dùng phóng xạ 𝛾 tìm khuyết tật trong sản phẩm đúc, bảo quản thực phẩm, chữa bệnh ung thư …
- Xác định tuổi cổ vật.
4. Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch - Nhà máy điện nguyên tử
a. Phản ứng phân hạch
* Định nghĩa
Phản ứng phân hạch là hiện tượng một hạt nhân rất nặng như Urani ( 235 92𝑈) hấp thụ một nơtrôn
chậm sẽ vỡ thành hai hạt nhân trung bình, cùng với một vài nơtrôn mới sinh ra.
235 1 236 𝐴 1 𝐴 2 1
92𝑈 + 0𝑛    →    92𝑈    →    𝑍1 𝑋 +   𝑍2 𝑋   +   𝑘 0𝑛    +   200𝑀𝑒𝑉
* Phản ứng phân hạch dây chuyền
- Nếu sự phân hạch tiếp diễn liên tiếp thành một dây chuyền thì ta có phản ứng phân hạch dây
chuyền, khi đó số phân hạch tăng lên nhanh trong một thời gian ngắn và có năng lượng rất lớn
được tỏa ra.
- Điều kiện để xảy ra phản ứng dây chuyền: xét số nơtrôn trung bình k sinh ra sau mỗi phản ứng
phân hạch (𝑘 là hệ số nhân nơtrôn).
+ Nếu 𝑘 < 1: thì phản ứng dây chuyền không thể xảy ra.
+ Nếu 𝑘 = 1: thì phản ứng dây chuyền sẽ xảy ra và điều khiển được.
+ Nếu 𝑘 > 1: thì phản ứng dây chuyền xảy ra không điều khiển được.
+ Ngoài ra khối lượng 235 92𝑈 phải đạt tới giá trị tối thiểu gọi là khối lượng tới hạn 𝑚𝑡ℎ .
* Nhà điện nguyên tử
Bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân.
b. Phản ứng nhiệt hạch
* Phản ứng nhiệt hạch
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn.
2 2 3 1
1𝐻 + 1𝐻 → 2𝐻 + 0𝑛   +  3,25 𝑀𝑒𝑉
* Điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt hạch
- Nhiệt độ cao khoảng từ 50 triệu độ tới 100 triệu độ.
- Hỗn hợp nhiên liệu phải “giam hãm” trong một khoảng không gian rất nhỏ.
* Năng lượng nhiệt hạch
- Tuy một phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng ít hơn một phản ứng phân hạch nhưng nếu tính
theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng lớn hơn.
- Nhiên liệu nhiệt hạch có thể coi là vô tận trong thiên nhiên: đó là đơteri, triti rất nhiều trong nước
sông và biển.
- Về mặt sinh thái, phản ứng nhiệt hạch sạch so với phản ứng phân hạch vì không có bức xạ hay
cặn bã phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.

12
PHẦN BÀI TẬP THAM KHẢO
Chương IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Mạch dao động.
4.1. (THPTQG 2020) Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có
độ tự cảm L đang dao động điện từ tự do. Đại lượng T = 2√𝑳𝑪 là
A. tần số dao động điện từ tự do trong mạch. B. cường độ điện trường trong tụ điện.
C. chu kì dao động điện từ tự do trong mạch. D. cảm ứng từ trong cuộn cảm.
4.2. (MH2017) Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Nếu gọi u là hiệu điện
thế giữa bản A và bản B của tụ điện thì điện tích của bản B biến thiên
A. trễ pha π/2 so với u. B. sớm pha π/2 so với u. C. ngược pha với u. D. cùng pha với u.
4.3. (TN 2012) Khi nói về dao động điện từ trong một mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Năng lượng điện từ trong mạch biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
B. Điện áp giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hoà theo thời gian.
C. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hoà theo thời gian.
D. Điện tích của một bản tụ điện biến thiên điều hoà theo thời gian.
4.4. (GDTX 2013) Khi nói về mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, phát
biểu nào sau đây sai?
A. Năng lượng điện từ của mạch không thay đổi theo thời gian.
B. Năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện.
C. Cường độ dòng điện trong mạch và điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hòa ngược pha
nhau
D. Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm.
4.5. (ĐGNL ĐHQG 2021) Trong mạch dao động LC lý tưởng, đại lượng nào không thỏa mãn phương
1
trình vi phân dạng x''–ω2x = 0, với 𝜔 = :
√𝐿𝐶
A. Điện tích q trên mỗi bản tụ. B. Năng lượng tụ điện.
C. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm.
4.6. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện dung
biến đổi từ 10 pF đến 640 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị
A. từ 2.10-8 s đến 3,6.10-7 s. B. từ 4.10-8 s đến 2,4.10-7 s.
-8 -7
C. từ 4.10 s đến 3,2.10 s. D. từ 2.10-8 s đến 3.10-7 s.
4.7. (GDTX 2013) Một mạch dao động điện từ lý tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm
thuần có độ tự cảm xác định. Biết tần số dao động riêng của mạch là f. Để tần số dao động riêng
của mạch bằng 2f thì phải thay tụ điện trên bằng một tụ điện có điện dung là:
A. C/4 B. 4C C. C/2 D. 2C
4.8. Một mạch dao động điện từ gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện C1 và C2.
Khi mắc cuộn dây riêng với từng tụ C1, C2 thì chu kì dao động của mạch tương ứng là T1=3ms,
T2=4ms. Chu kì dao động của mạch khi mắc đồng thời cuộn dây với C1 song song C2 là:
A. 5ms B. 7ms C. 10ms D. Một giá trị khác.
4.9. (MH2017) Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 2 V và tần số 50 kHz vào hai đầu đoạn
1
mạch gồm điện trở có giá trị 40 , cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10𝜋mH và tụ điện có điện dung C
mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 40 mA. Nếu mắc cuộn cảm và
tụ điện trên thành mạch dao động LC thì tần số dao động riêng của mạch bằng
A. 100 kHz. B. 200 kHz. C. 1 MHz. D. 2 MHz.
4.10. (TN 2013) Trong một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện
tích trên một bản của tụ điện có biểu thức là q=3.10-6cos2000t C. Biểu thức của cường độ dòng
điện trong mạch là
A. i=6cos(2000t-/2) (mA) B. i=6cos(2000t+/2) (mA)
C. i=6cos(2000t-/2) (A) D. i=6cos(2000t-/2) (A)
4.11. (GDTX 2013) Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện. Khi hoạt
động, cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là i=0,025cos5000t (A). Biểu thức điện tích ở
một bản của tụ điện là:
A. q = 5.10-6cos5000t (C) B. q = 125.10-6cos(5000t –/2) (C)
13
C. q = 125.10-6cos5000t (C) D. q = 5.10-6cos(5000t –/2) (C)
4.12. (GDTX 2012) Trong một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích
cực đại trên một bản tụ điện là 4.10−8C và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 10mA. Tần số
dao động điện từ trong mạch là A. 100,2 kHz. B. 50,1 kHz. C. 79,6 kHz. D. 39,8 kHz.
4.13. (ĐH 2018) Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 104 rad/s.
Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện là 1nC. Khi cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là
6µA thì điện tích của một bản tụ điện có độ lớn bằng
A. 8.10-10 C. B. 4.10-10 C. C. 2.10-10 C. D. 6.10-10 C.
4.14. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện
là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì
4𝜋𝑄 𝜋𝑄 2𝜋𝑄 3𝜋𝑄
A. 𝑇 = 𝐼 0 B. 𝑇 = 2𝐼 0 C. 𝑇 = 𝐼 0 D. 𝑇 = 𝐼 0
0 0 0 0
4.15. (CĐ2013) Một mạch dao động LC lý tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Biết điện tích
cực đại của tụ điện là q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tại thời điểm cường độ
dòng điện trong mạch bằng 0,5I0 thì điện tích của tụ điện có độ lớn
𝑞 √2 𝑞 √3 𝑞 𝑞 √5
A. 02 B. 02 C. 20 D. 02
4.16. (ĐH 2015) Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với cùng cường
độ dòng điện cực đại I0. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là
T2=2T1. Khi cường độ dòng điện trong hai mạch có cùng độ lớn và nhỏ hơn I0 thì độ lớn điện tích
trên một bản tụ điện của mạch dao động thứ nhất là q1 và của mạch dao động thứ hai là q2. Tỉ số
q1/q2 là A. 2. B. 1,5. C. 0,5. D. 2,5.
4.17. (CĐ2013) Hai mạch dao động điện từ lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ
điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là q1 và q2 với 4𝑞12 + 𝑞22 = 1,3.10-17, q tính
bằng C. Ở thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất
lần lượt là 10-9C và 6 mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng
A. 10 mA B. 6 mA. C. 4 mA. D. 8 mA.
4.18. (ĐH2014) Hai mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao
động điện từ tự do với các cường độ dòng điện tức thời trong hai
mạch là 𝑖1 và 𝑖2 được biểu diễn như hình vẽ. Tổng điện tích của
hai tụ điện trong hai mạch ở cùng một thời điểm có giá trị lớn
nhất là
A. 4/ µC B. 3/ µC C. 5/ µC D. 10/ µC
4.19. Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5µH và tụ điện có
điện dung 5µF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà
điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là
A. 5𝜋.10−6s B. 2,5𝜋.10−6s C. 10𝜋.10−6s D. 10−6s
4.20. (CĐ2013) Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích cực đại của tụ điện là q0=10-6 C
và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0=3π mA. Tính từ thời điểm điện tích trên tụ là q0,
khoảng thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng I0 là
A. 10/3 ms. B. 1/6 µs. C. 1/2 ms. D. 1/6 ms.
4.21. (TN 2013) Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện
có điện dung C. Khi mạch hoạt động, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0, hiệu điện thế
cực đại giữa hai bản tụ điện là U0. Hệ thức đúng là:
𝐶 𝐶
A. 𝑈0 = 𝐼0 √𝐿 B. 𝑈0 = 𝐼0 √𝐿𝐶 C. 𝐼0 = 𝑈0 √𝐿 D. 𝐼0 = 𝑈0 √𝐿𝐶
4.22. (TN2014) Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 18 nF và cuộn cảm thuần
có độ tự cảm 6H. Trong mạch đang có dao động điện từ với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ
điện là 2,4V. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có giá trị là
A. 92,95 mA B. 131,45 mA C. 65,73 mA D. 212,54 mm
4.23. (ĐH2014) Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự
cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với
cường độ dòng điện cực đại là 20mA hoặc 10 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự
cảm L3=(9L1+4L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là
A. 9 mA. B. 4 mA. C. 10 mA. D. 5 mA.

14
4.24. Một mạch dao động điện từ LC với L=100mH và C=10F. Tại thời điểm dòng điện trong mạch
là 20mA thì hiệu điện thế hai bản tụ điện là 4V. Hiệu điện thế cực đại trên bản tụ là
A. 2√5 V B. 5√2V C. 4√2V D. 4√5V
4.25. (MH2017) Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cho độ tự cảm của
cuộn cảm là 1 mH và điện dung của tụ điện là 1 nF. Biết từ thông cực đại qua cuộn cảm trong quá
trình dao động bằng 5.10−6 Wb. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện bằng
A. 5 V. B. 5 mV. C. 50 V. D. 50 mV.
4.26. (CĐ2014) Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ
điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện;
u và I là điện áp giữa hai bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức
đúng là
𝐶 𝐿
A. 𝑖 2 = 𝐿𝐶(𝑈02 − 𝑢2 ) B. 𝑖 2 = 𝐿 (𝑈02 − 𝑢2 ) C. 𝑖 2 = √𝐿𝐶(𝑈02 − 𝑢2 ) D. 𝑖 2 = 𝐶 (𝑈02 − 𝑢2 )
4.27. (ĐH 2018) Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có
điện dung 50μF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản
tụ điện là 6 V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện trong
√5 √5 3 1
mạch có độ lớn bằng A. . B. C. 5 D. 4
5 2
4.28. Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung 5 F.
Nếu mạch có điện trở thuần 10-2 , để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa
hai bản tụ điện là 12V thì phải cung cấp cho mạch một công suất trung bình bằng
A. 72 mW. B. 72 W. C. 36 W. D. 36 mW.
2. Điện từ trường – Sóng điện từ.
4.29. Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về điện từ trường
A. Đường sức của điện trường xoáy là những đường cong không khép kín bao quanh các đường
cảm ứng từ của từ trường biến thiên.
B. Một từ trường biến thiên theo thời gian thì sinh ra một điện trường xoáy biến thiên ở các điểm
lân cận
C. Một điện trường biến thiên theo thời gian thì sinh ra một từ trường xoáy biến thiên ở các điểm
lân cận
D. Đường cảm ứng từ của từ trường xoáy là những đường cong khép kín bao quanh các đường sức
của điện trường biến thiên.
4.30. (GDTX 2012) Khi nói về quá trình lan truyền của sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ là sóng ngang và mang năng lượng
→ →
B. Vectơ cường độ điện trường 𝐸 cùng phương với vectơ cảm ứng từ 𝐵
C. Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
4.31. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ mang năng lượng. D. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ hoặc giao thoa.
4.32. (ĐH 2018) Một sóng điện từ lần lượt lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch
anh và thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong môi trường
A. nước. B. thủy tinh. C. chân không. D. thạch anh.
4.33. (ĐH 2017) Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số
A. của cả hai sóng đều giảm. B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm.
C. của cả hai sóng đều không đổi. D. của sóng điện từ giảm, của sóng âm tăng.
4.34. (TN 2011) Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì
A. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng. B. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm.
C. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng. D. tốc độ truyền sóng tăng, bước sóng giảm.
4.35. (TN2014) Phát biểu nào sau đây sai? Sóng điện từ và sóng cơ
A. đều tuân theo quy luật phản xạ B. đều mang năng lượng
C. đều truyền được trong chân không D. đều tuân theo quy luật giao thoa
4.36. (TN 2013) Khi nói về sóng ngắn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li. B. Sóng ngắn không truyền được trong chân không.
C. Sóng ngắn phản xạ tốt trên mặt đất. D. Sóng ngắn có mang năng lượng.

15
4.37. (ĐH2012) Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương
thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có
độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây. B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
C. độ lớn bằng không. D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
4.38. (ĐH 2017) Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình
B=B0cos(2π.108t +/3) (B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện
trường tại điểm đó bằng 0 là
𝟏𝟎−𝟖 𝟏𝟎−𝟖 𝟏𝟎−𝟖 𝟏𝟎−𝟖
A. 𝟗 𝒔 B. 𝟖 𝒔 C. 𝟏𝟐 𝒔 D. 𝟔 𝒔
4.39. (MH2017) Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện
trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm
t=t0, cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng 0,5E0. Đến thời điểm t = t0 + 0,25T, cảm ứng từ tại
√𝟐 √𝟐 √𝟑 √𝟑
M có độ lớn là A. 𝟐 𝑩𝟎 B. 𝟒 𝑩𝟎 C. 𝟒 𝑩𝟎 D. 𝟐 𝑩𝟎
4.40. (ĐH 2018) Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?
A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.
D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.
4.41. (THPTQG 2019) Một đặc điểm rất quan trọng của các sóng ngắn vô tuyến là chúng
A. đâm xuyên tốt qua tầng điện li. B. phản xạ kém ở mặt đất.
C. phản xạ kém trên tầng điện li. D. phản xạ rất tốt trên tầng điện li.
4.42. (ĐH 2015) Ở Trường Sa, để có thể xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh,
người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng
điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
A. sóng trung. B. sóng ngắn. C. sóng dài. D. sóng cực ngắn.
4.43. Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các thiết bị
thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này này thuộc dải
A. sóng trung. B. sóng cực ngắn. C. sóng ngắn. D. sóng dài.
3. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
4.44. (ĐH 2017) Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là
A. biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ.
B. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.
C. làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống.
D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.
4.45. (GDTX 2011) Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện đơn giản không có bộ phận
nào sau đây? A. Mạch tách sóng. B. Mạch biến điệu. C. Anten thu. D. Mạch khuếch đại.
4.46. (THPTQG 2020) Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, micro ở máy phát thanh có tác
dụng
A. biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số. B. trộn sóng âm tần với sóng cao tần.
C. biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số. D. tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần.
4.47. Trong máy thu thanh vô tuyến, bộ phận dùng để biến đổi trực tiếp dao động điện thành dao động
âm có cùng tần số là
A. micro. B. mạch chọn sóng. C. mạch tách sóng. D. loa
4.48. (MH2017) Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản và một máy thu thanh
đơn giản đều có bộ phận nào sau đây?
A. Micrô. B. Mạch biến điệu. C. Mạch tách sóng D. Anten.
4.49. (ĐH 2018) Trong chiếc điện thoại di động
A. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến. B. chi có máy thu sóng vô tuyến.
C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến. D. chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
4.50. Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là
A. 60m B. 6 m C. 30 m D. 3 m
4.51. (TN2014) Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm có độ tự cảm 0,3H
và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được một sóng điện từ thì tần số riêng
của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Để thu được

16
sóng của hệ phát thanh VOV giao thông có tần số 91 MHz thì phải điều chỉnh điện dung của tụ
điện tới giá trị A. 11,2 pF B. 10,2 nF C. 10,2 pF D. 11,2 nF
4.52. (THPTQG 2021) Mạch chọn sóng ở một máy thu thanh là mạch dao động gồm cuộn cảm và tụ
điện có điện dung C thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của
mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Khi C = C0 thì bước
sóng điện từ mà máy này thu được là λ0. Khi C = 9C0 thì bước sóng của sóng điện từ mà máy này
thu được là A. 9λ0. B. λ0/9. C. λ0/3. D. 3λ0.
4.53. Mạch chọn sóng một radio gồm L = 2 H và 1 tụ điện có điện dung C biến thiên. Người ta muốn
bắt được các sóng điện từ có bước sóng từ 18π (m) đến 240π (m) thì điện dung C phải nằm trong
giới hạn.
A. 4,5.10-12 F ≤ C ≤ 8. 10-10F B. 9.10-10F ≤ C ≤ 16.10-8 F
-10 -8
C. 4,5.10 F ≤ C ≤ 8.10 F D. Tất cả đều sai.
4.54. Khung dao động với tụ điện C và cuộn dây có độ tự cảm L đang dao động tự do. Người ta đo
được điện tích cực đại trên một bản tụ là Q0 = 10-6C và dòng điện cực đại trong khung I0 = 10A.
Bước sóng điện từ cộng hưởng với khung có giá trị:
A.  = 188,4m B.  = 188m C.  = 160m D. Không tính được vì thiếu dữ kiện.
4.55. (Đề thi thử KTTD ĐHBK 2022) Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh mà ta quan sát nó từ Trái Đất dường
như nó đứng im trên không. Điều kiện để có vệ tinh địa tĩnh là phải phóng vệ tinh sao cho mặt
phẳng quay của nó nằm trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất, chiều chuyển động theo chiều quay
của Trái Đất và có chu kì quay đúng bằng chu kì tự quay của Trái Đất là 24 giờ. Cho bán kính Trái
Đất R=6400km. Biết vệ tinh quay trên quỹ đạo với tốc độ dài 3,68km/s. Khi vệ tinh phát sóng điện
từ, tỉ số giữa thời gian dài nhất và ngắn nhất sóng đến được mặt đất là:
A. 1,245. B. 1,136. C. 1,168. D. 1,322.
Chương V. SÓNG ÁNH SÁNG
1. Tán sắc ánh sáng.
5.1 (ĐH 2017) Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi.
Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện
tượng
A. giao thoa ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng.
5.2 (TN 2011, ĐH 2015) Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh
đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
A. bị đổi màu. B. không bị lệch phương truyền. C. bị thay đổi tần số. D. không bị tán sắc.
5.3 (GDTX 2013) Chiếu xiên góc lần lượt bốn tia sáng đơn sắc màu cam, màu lam, màu đỏ, màu
chàm từ không khí vào nước với cùng một góc tới. So với phương của tia tới, tia khúc xạ bị lệch ít
nhất là tia màu: A. cam. B. đỏ. C. chàm. D. lam.
5.4 (THPTQG 2020) Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối
với ánh sáng đơn sắc nào sau đây?
A. Ánh sáng tím. B. Ánh sáng lam. C. Ánh sáng lục. D. Ánh sáng đỏ.
5.5 (TN 2013) Chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc màu lục, màu đỏ, màu lam, màu tím
lần lượt là n1, n2, n3, n4. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần các chiết suất này là
A. n1, n2, n3, n4. B. n4, n2, n3, n1. C. n4, n3, n1, n2. D. n1, n4, n2, n3.
5.6 (TN 2012) Ba ánh sáng đơn sắc tím, vàng, đỏ truyền trong nước với tốc độ lần lượt là vt, vv, vđ. Hệ
thức đúng là A. vđ< vt < vv B. vđ< vv < vt C. vđ= vv =vt D. vđ> vv >vt
5.7 Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ.
C. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc.
5.8 Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết
suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu cam và tần số 1,5f. B. màu tím và tần số 1,5f.
C. màu tím và tần số f. D. màu cam và tần số f.
5.9 (TN 2014) Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,4 m. Ánh sáng này có màu
A. vàng B. đỏ C. lục D. tím
5.10 Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với
17
A. các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều giống nhau.
B. ánh sáng có tần số càng lớn thì càng lớn
C. ánh sáng có chu kỳ càng lớn thì càng lớn.
D. ánh sáng đơn sắc đỏ lớn hơn ánh sáng đơn sắc tím.
5.11 (MH2017) Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ thuỷ tinh vào nước thì tốc độ ánh sáng tăng 1,35
lần. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng này là 4/3. Khi ánh sáng này truyền từ thuỷ tinh ra
không khí thì bước sóng của nó
A. giảm 1,35 lần. B. giảm 1,8 lần. C. tăng 1,35 lần. D. tăng 1,8 lần.
5.12 Chiếu một tia sáng gồm hai bức xạ màu da cam và màu chàm từ không khí tới mặt chất lỏng với
góc tới 300. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng màu da cam và ánh sáng màu chàm lần
lượt là 1,328 và 1,343. Góc tạo bởi tia khúc xạ màu da cam và tia khúc xạ màu chàm ở trong chất
lỏng bằng A. 15,35'. B. 15'35". C. 0,26". D. 0,26'.
5.13 (MH2017) Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc
màu đỏ và màu chàm tới mặt nước với góc tới 53o thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết
tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu
đỏ là 0,5o. Chiết suất của nước đối với tia sáng màu chàm là
A. 1,333. B. 1,343. C. 1,327. D. 1,312.
5.14 Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5
thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt
phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các
tia đơn sắc màu:
A. tím, lam, đỏ. B. đỏ, vàng, lam. C. đỏ, vàng. D. lam, tím.
5.15 (ĐH2017) Chiếu một chùm sáng song song hẹp gồm bốn thành phần đơn sắc: đỏ, vàng, lam và
tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phẳng phân cách với không khí có góc tới 370. Biết chiết
suất của môi trường này đối với ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím lần lượt là 1,643; 1,657;
1,672 và 1,685. Thành phần đơn sắc không thể ló ra không khí là
A. vàng, lam và tím. B. đỏ, vàng và lam. C. lam và vàng. D. lam và tím.
2. Giao thoa ánh sáng.
5.16 (THPTQG 2021) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc
có bước sóng λ.Trên màn quan sát, vân sáng bậc 3 xuất hiện tại vị trí có hiệu đường đi của ánh
sáng từ hai khe đến đó bằng A. 3 λ B. 2,5 λ C. 3,5 λ D. 4 λ
5.17 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Gọi i là khoảng vân, trên màn quan
sát, vân tối thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng A. 2i. B. 2,5i C. 3i D. 3,5i.
5.18 (THPTQG 2020) Trong thí nghiệm Y-Âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 5 vân
sáng liên tiếp trên màn quan sát là 3,0 mm. Khoảng vân trên màn là
A. 1,5mm B. 0,75mm C. 0,60 mm B. 1,2mm
5.19 (MH2017) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người, ta sử dụng nguồn sáng gồm các
ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, chàm và lam. Vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân sáng của ánh sáng
màu A. vàng. B. lam. C. đỏ. D. chàm.
5.20 (THPTQG 2021) Trong chân không, ánh sáng màu tím có bước sóng nằm trong khoảng
A. từ 380mm đến 440mm. B. từ 380 pm đến 440pm
C. từ 380 cm đến 440 cm. D. từ 380 nm đến 440 nm
5.21 (ĐH 2018) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc.
Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là
1,2 m. Trên màn, khoảng vân đo được là 0,6 mm. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm bằng
A. 600 nm. B. 720 nm. C. 480 nm. D. 500 nm.
5.22 (TN 2014) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khi dùng ánh sáng có bước
sóng 1=0,6m thì trên màn quan sát, khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 5 là 2,5
mm. Nếu dùng ánh sáng có bước sóng 2 thì khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc
9 là 3,6 mm. Bước sóng 2 là: A. 0,45 m B. 0,52 m C. 0,48 m D. 0,75 m
5.23 Trong thí nghiệmYoung về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn
sắc có bước sóng . Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m.
Người ta đo được khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn là 6 mm. Tính bước sóng của ánh
sáng dùng trong thí nghiệm và khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 8 ở cùng phía với
nhau so với vân sáng chính giữa.
18
A. 0,48m; 6 mm B. 0,4m; 5mm C. 0,48m; 5mm D. 0,4m; 6mm
5.24 Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm và được chiếu sáng bằng
một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong
vùng giữa M và N (MN=2cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng.
Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là
A. 0,7 μm B. 0,6 μm C. 0,5 μm D. 0,4 μm
5.25 Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là
1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Trong khoảng rộng 12,5 mm trên màn có 13 vân tối
biết một đầu là vân tối còn một đầu là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là
A. 0,50μm B. 0,46 μm C. 0,48 μm D. 0,52 μm
5.26 Giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng cách nhau 2mm. hai khe cách màn 2m ánh sáng có tần số
f=5.1014Hz. Vận tốc ánh sáng trong chân không c=3.108m/s. Khi thí nghiệm giao thoa trong nước
có chiết suất n=4/3 thì khoảng vân i’ là: A. 0,45mm B. 0,35mm C. 4,5mm D. 3,5mm
5.27 (ĐH 2017) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe
là 1,2mm. Ban đầu, thí nghiệm tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước
có chiết suất 4/3 đối với ánh sáng đơn sắc nói trên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so
với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác.
Khoảng cách giữa hai khe lúc này là A. 0,9 mm. B. 1,6 mm. C. 1,2 mm. D. 0,6 mm.
5.28 Thí nghiệm giao thoa ánh sáng có bước sóng λ, với hai khe Iâng cách nhau 3mm. Hiện tượng giao
thoa được quan sát trên một màn ảnh song song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu ta
dời màn ra xa thêm 0,6m thì khoảng vân tăng thêm 0,12mm. Bước sóng λ bằng:
A. 0,4μm B. 0,6μm C. 0,75μm D. Một giá trị khác
5.29 (ĐH 2013) Thực hiện thí nghiệm Y âng về giao thoa với ánh sáng có bước sóng . Khoảng cách
giữa hai khe hẹp là 1 mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2 mm có vân sáng
bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông
góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa tại M chuyến thành vân tối lần thứ
hai thì khoảng dịch màn là 0,6 m. Bước sóng  bằng
A. 0,6 µm. B. 0,5 µm. C. 0,7 µm. D. 0,4 µm.
5.30 Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc 𝜆, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một
khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2=a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều
S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một
lượng 𝛥𝑎 thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2𝛥𝑎 thì tại M là:
A. vân tối thứ 9 . B. vân sáng bậc 9. C. vân sáng bậc 7. D. vân sáng bậc 8.
5.31 Trong thí nghiệm Iâng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m,
ánh sáng có bước sóng 0,66μm. Nếu độ rộng của trường giao thoa trên màn là 13,2mm thì số vân
sáng và vân tối trên màn là:
A. 10 vân sáng, 11 vân tối B. 11 vân sáng, 10 vân tối
C. 11 vân sáng, 9 vân tối D. 9 vân sáng, 10 vân tối
5.32 (ĐH 2017) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm, khoảng
cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m.
Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm
lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là
A. 6. B. 3. C. 8. D. 2.
5.33 (ĐH 2017) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng
chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn quan sát, hai điểm M và N đối xứng qua vân
trung tâm có hai vân sáng bậc 4. Dịch màn ra xa hai khe thêm một đoạn 50 cm theo phương vuông
góc với mặt phẳng chứa hai khe. So với lúc chưa dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN lúc
này giảm đi A. 6 vân. B. 7 vân. C. 2 vân. D. 4 vân.
5.34 Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn là 2m. Nguồn S phát ra ánh
sáng đơn sắc đặt cách đều hai khe một khoảng 0,5m. Nếu dời S theo phương song song với S1S2
một đoạn 1mm thì vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn?
A. 4mm B. 2mm C. 5mm D. 3mm
5.35 Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, màn ảnh cách hai khe 2m. Nguồn
sáng phát ra đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6μm và λ2 = 0,4μm. Khoảng cách ngắn nhất
giữa hai vân sáng có màu giống như màu của nguồn là:
A. 3,6mm. B. 4,8mm. C. 7,2mm. D. 2,4mm.
19
5.36 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc,
trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng λd = 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λl (có giá trị trong
khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với
vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λl là
A. 500 nm. B. 520 nm. C. 540 nm. D. 560 nm.
5.37 (ĐH 2015) Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai
ánh sáng đơn sắc: ánh sáng đỏ có bước sóng 686 nm, ánh sáng lam có bước sóng λ, với
450nm<λ<510nm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với
vân sáng trung tâm có 6 vân sáng lam. Trong khoảng này có bao nhiêu vân sáng đỏ?
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6
5.38 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách
từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước
sóng λ1 = 450 nm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với
vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân
sáng trùng nhau của hai bức xạ là: A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
5.39 Trong thí nghiệm Young người ta cho 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng 1=0,6m và bước sóng 2
chưa biết. Khoảng cách 2 khe a=0,2 mm, khoảng cách màn đến 2 khe D=1m, Cho giao thoa trường
là 2,4 cm trên màn, đếm thấy có 17 vạch sáng trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 hệ
vân. Tìm 2, biết 2 trong 3 vạch trùng nhau nằm ngoài cùng L.
A. 0,48 m B. 0,65 m C. 0,7  m D. 0,56 m
5.40 (ĐH2017) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm
hai thành phần đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 µm và λ’ = 0,4 µm. Trên màn quan sát, trong khoảng
giữa hai vân sáng bậc 7 của bức xạ có bước sóng λ, số vị trí có vân sáng trùng nhau của hai bức xạ
là A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
5.41 Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khe S phát ra đồng thời 2 ánh sáng đơn sắc, có bước sóng
λ1=0,48μm và λ2=0,64μm. Khoảng cách giữa hai khe a=1mm, khoảng cách hai khe đến màn
D=2m. Trên màn trong khoảng rộng 2cm đối xứng qua vân trung tâm, số vân sáng đơn sắc quan
sát được là: A. 36 B. 31 C. 26 D. 24
5.42 Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn
ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,4 mm. Hai điểm M và N trên màn mà tại các điểm đó
hệ 1 cho vân sáng và hệ 2 cho vân tối. Khoảng cách MN nhỏ nhất là
A. 2 mm. B. 1,2 mm. C. 0,8 mm. D. 0,6 mm.
5.43 Trong TN Y-âng nguồn sáng phát ra cùng lúc 3 bức xạ λ1=0,66 μm (đỏ), λ 2=0,55μm (lục),
λ3=0,44μm (tím).
a) Vị trí trên màn tại đó có 3 vân sáng trùng nhau đầu tiên là vân bậc mấy của màu đỏ
A. 25. B. 10. C. 15. D. 5.
b) Trong khoảng giữa hai vân kề nhau, cùng màu vân trung tâm có bao nhiêu cực đại giao thoa của
ánh sáng đơn sắc màu tím
A. 15 B. 13 C. 14 D 16
c) Trong khoảng giữa hai vân kề nhau và cùng màu vân trung tâm có bao nhiêu vị trí mà vân sáng
của màu lục và tím trùng nhau
A. 8 B. 4 C. 3 D. 2
d) Trong khoảng giữa hai vân kề nhau và cùng màu vân trung tâm có bao nhiêu vị trí mà vân sáng
của màu đỏ và tím trùng nhau A. 8 B. 4 C. 3 D. 2
5.44 (ĐH2011) Trong thí nghiệm Y-âng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng
là 1=0,42m, 2 = 0,56m và 3 = 0,63m. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có
màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân
sáng thì số vân sáng quan sát được là A. 21. B. 23. C. 26. D. 27.
5.45 Trong TN Y-âng về giao thoa ánh sáng: a=2mm, D=2m. Nguồn sáng S phát ánh sáng trắng có
bước sóng từ 380nm đến 760nm. Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc 2 và bậc 3 có bề rộng là:
A. 0,76mm B. 0,38mm C. 1,94mm D. 1,52mm
5.46 Trong thí nghiệm I-âng, a=1mm, D=1m. Chiếu vào hai khe ánh sáng trắng (bước sóng từ 400nm
đến 750nm). Đặt khe máy quang phổ tại vị trí cách vân trung tâm 3mm thì trong máy quang phổ ta
thu được mấy vạch phổ: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

20
5.47 Hai khe Iâng cách nhau 1mm được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,4μm  λ  0,76μm), khoảng
cách từ hai khe đến màn là 1m. Tại điểm A trên màn cách vân trung tâm 2mm, các bức xạ cho vân
sáng có bước sóng:
A. 0,44μm; 0,50μm và 0,66μm B. 0,40μm, 0,50μm và 0,66μm
C. 0,40μm; 0,44μm và 0,50μm D. 0,40μm; 0,44μm và 0,66μm
5.48 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách
từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn phát ánh sáng gồm các bức xạ đơn sắc
có bước sóng trong khoảng 0,40 μm đến 0,76 μm. Trên màn, tại điểm cách vân trung tâm 3,3 mm
có bao nhiêu bức xạ cho vân tối?
A. 6 bức xạ. B. 4 bức xạ. C. 3 bức xạ. D. 5 bức xạ.
5.49 (THPTG 2021) Trong thí nghiệm Y -âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau 0,6mm và
cách màn quan sát 1,2m. Chiếu sáng các khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ (380
nm<λ<760 nm). Trên màn, điểm cách vân trung tâm 2,3mm là vị trí của một vân tối. Giá trị của λ
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 545 nm B. 465 nm C. 625 nm D. 385 nm
3. Các loại quang phổ.
5.50 (THPTQG 2021) Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng
kính?
A. Mạch biến điệu B. Pin quang điện C. Hệ tán sắc D. Mạch tách sóng
5.51 Chùm sáng rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua bộ phận nào sau đây
của máy thì sẽ là một chùm song song?
A. Hệ tán sắc. B. Phim ảnh. C. Buồng tối. D. Ống chuẩn trực.
(MH2017) Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng
A. nhiễu xạ ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng.
C. giao thoa ánh sáng. D. tăng cường độ chùm sáng.
5.52 (GDTX 2013) Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa vào hiện tượng:
A. phản xạ ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng.
C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng.
5.53 (ĐH2017) Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì
A. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.
B. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.
C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.
D. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.
5.54 (ĐH 2017) Chiếu một chùm sáng trắng vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, trên
kính ảnh của buồng tối ta thu được
A. các vạch sáng, vạch tối xen kẽ nhau.
B. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
C. một dải ánh sáng trắng.
D. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
5.55 (MH2017) Một nguồn sáng phát ra đồng thời 4 bức xạ có bước sóng lần lượt là 250 nm, 450 nm,
650 nm, 850 nm. Dùng nguồn sáng này chiếu vào khe F của máy quang phổ lăng kính, số vạch
màu quang phổ quan sát được trên tấm kính ảnh (tấm kính mờ) của buồng tối là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
5.56 (ĐH2017) Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát ra
vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
D. các vạch sáng, tối xen kẽ nhau đều đặn.
5.57 (GDTX 2013) Quang phổ liên tục của ánh sáng do một vật phát ra:
A. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.
B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó.
C. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó.
D. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.
5.58 (ĐH 2017) Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200oC thì
phát ra
21
A. hai quang phổ vạch không giống nhau. B. hai quang phổ vạch giống nhau.
C. hai quang phổ liên tục không giống nhau. D. hai quang phổ liên tục giống nhau.
5.59 (ĐH 2008): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ
vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ
của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung
nóng.
5.60 (TN 2010) Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn và chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn
cách nhau bằng những khoảng tối.
C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.
D. Trong quang phổ vạch phát xạ của hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là
vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím.
4. Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại – Tia X.
5.61 (TN 2011) Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại được sử dụng để tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại.
B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
D. Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
5.62 Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia hồng ngoại có tính chất nổi bật là tác dụng nhiệt.
B. Tia hồng ngoại là bức xạ nhìn thấy được.
C. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
D. Tia hồng ngoại được ứng dụng để sấy khô, sưởi ấm.
5.63 (MH2017) Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng
A. từ vài nanômét đến 380 nm. B. từ 10−12 m đến 10−9 m.
C. từ 380 nm đến 760 nm. D. từ 760 nm đến vài milimét.
5.64 (CĐ 2008): Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
5.65 (TN 2012) Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia tử ngoại làm phát quang một số chất.
B. Tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí: diệt khuẩn, diệt nấm mốc,...
C. Tia tử ngoại làm đen kính ảnh.
D. Tia tử ngoại là dòng các êlectron có động năng lớn.
5.66 (GDTX 2014) Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều:
A. có thể kích thích phát quang một số chất. B. là các tia không nhìn thấy.
C. không có tác dụng nhiệt. D. bị lệch trong điện trường.
5.67 (ĐH 2015) Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
C. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
5.68 (MH2017) Khi bị nung nóng đến 3000oC thì thanh vonfam phát ra
A. tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy
B. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn-ghen.
C. tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia hồng ngoại.
D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại.
5.69 (MH2017) Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi tác dụng
hủy diệt của
22
A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. B. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.
C. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời. D. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.
5.70 (THPTQG 2021) Sau những ngày nghỉ mát ở bờ biển, tắm biển và phơi nắng, da ta có thể bị rám
nắng hay cháy nắng. Đó là do tác dụng chủ yếu của tia nào sau đây trong ánh sáng Mặt Trời?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia đơn sắc vàng. C. Tia đơn sắc đỏ D. Tia tử ngoại
5.71 (THPTQG 2021) Tia nào sau đây thường được sử dụng trong các bộ điền khiển từ xa để điều
khiển hoạt động của ti vi, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia X. C. Tia tử ngoại. D. Tia γ.
5.72 (TN 2013) Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia X có tác dụng nhiệt mạnh, được dùng để sưởi ấm.
B. Tia X có tác dụng làm đen kính ảnh.
C. Tia X có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
D. Tia X có khả năng đâm xuyên.
5.73 (THPTQG 2020) Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia X làm ion hóa không khí
B. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại
C. Tia X có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại
D. Tia X làm phát quang một số chất
5.74 (GDTX 2014) Tia X được tạo ra bằng cách nào trong các cách sau đây:
A. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại có nguyên tử lượng lớn.
B. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn
C. Chiếu chùm electron có động năng lớn vào kim loại có nguyên tử lượng lớn
D. Chiếu một chùm ánh sáng nhìn thấy vào kim loại có nguyên tử lượng lớn
5.75 (MH2017) Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là
A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại. C. tia gamma. D. tia Rơn-ghen.
5.76 (MH2017) Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
5.77 (TN 2009) Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng ánh sáng là sóng ngang.
B. Tia Rơn-ghen và tia gamma đều không thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ.
5.78 (ĐH2017) Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt,
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
D. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
5.79 (THPTQG 2020) Lấy c = 3.108 (m/s). Bức xạ có tần số 1,25.1015 Hz là
A. ánh sáng nhìn thấy. B. tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại. D. tia Rơn - ghen.
5.80 (TN 2011) Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. Các bức xạ này
được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:
A. tia γ, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
B. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia γ, tia hồng ngoại.
C. tia γ, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
D. tia γ, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
5.81 Một người đang dùng điện thoại di động để thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại phát ra
A. bức xạ gamma. B. tia tử ngoại. C. tia Rơn-ghen. D. sóng vô tuyến.

Chương VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG


1. Hiện tượng quang điện ngoài – Thuyết lượng tử ánh sáng.
6.1 (THPTQG 2021) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng cũng có
nghĩa là nó phát xạ hay hấp thụ
A. electron. B. nơtrinô. C. pôzitron. D. phôtôn.
23
6.2 (GDTX 2012) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phôtôn của mọi ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau.
B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
D. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.
6.3 (ĐH 2015, MH2017) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.
B. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
C. Năng lượng của mọi loại phôtôn đều bằng nhau.
D. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng lớn.
6.4 (TN 2010) Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
B. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
6.5 (THPTQG 2021) Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là
A. hiện tượng quang điện ngoài. B. hiện tượng quang phát quang.
C. hiện tượng giao thoa ánh sáng. D. hiện tượng quang điện trong.
6.6 (THPTQG 2020) Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Giới hạn quang
điện 0 của một kim loại có công thoát A được xác định bằng công thức nào sau đây?
hA A hc Ac
A. λ0 = c . B. λ0 = hc. C. λ0 = A . D . λ0 = h .
6.7 (ĐH 2017) Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μnm. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ
đơn sắc có bước sóng λ vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ có giá trị
là A. 0,40 μm. B. 0,20 μm. C. 0,25 μm. D. 0,10 μm.
6.8 (GDTX 2013) Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 µm. Hiện tượng quang điện có thể xảy ra khi
chiếu vào tấm kẽm bằng:
A. ánh sáng màu tím. B. tia X. C. ánh sáng màu đỏ. D. tia hồng ngoại.
6.9 Trong chân không, ánh sáng màu lam có bước sóng trong khoảng từ 0,45 µm đến 0,51 µm. Lấy h
=6,625.10–34 J.s; c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng này có giá trị nằm trong
khoảng
A. từ 3,9.10-20 J đến 4,42.10-20 J. B. từ 3,9.10-21 J đến 4,42.10-21 J.
-25 -25
C. từ 3,9.10 J đến 4,42. 10 J. D. từ 3,9.10-19 J đến 4,42.10-19 J.
6.10 (GDTX 2013) Trong chân không, năng lượng của mỗi phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng
0,75 µm bằng:
A. 2,65 eV. B. 1,66 eV. C. 2,65 MeV. D. 1,66 MeV.
6.11 (TN 2008) Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ
tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì
A. ε2 > ε3 > ε1. B. ε3 > ε1 > ε2. C. ε2 > ε1 > ε3. D. ε1 > ε2 > ε3.
5.82 (ĐH2017) Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia . Sắp xếp theo thứ tự các tia
có năng lượng phôtôn giảm dần là
A. tia tử ngoại, tia , tia X, tia hồng ngoại. B. tia , tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
C. tia X, tia , tia tử ngoại, tia hồng ngoại. D. tia , tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại.
6.12 Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ có bước sóng λ1 = 720 nm, ánh sáng tím có bước sóng
λ2=400 nm. Cho hai ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt thì chiết suất tuyệt đối
của môi trường đó đối với hai ánh sáng này lần lượt là n1 = 1,33 và n2 = 1,34. Khi truyền trong môi
trường trong suốt trên, tỉ số năng lượng của phôtôn có bước sóng λ1 so với năng lượng của phôtôn
có bước sóng λ2 A. 5/9. B. 9/5. C. 133/134. D. 134/133.
6.13 (GDTX2014) Giới hạn quang điện của nhôm và của natri lần lượt là 0,36 µm và 0,50 µm. Biết
1eV=1,6.10-19J. Công thoát của êlectron khỏi nhôm lớn hơn công thoát của êlectron khỏi natri một
lượng là: A. 0,322 eV. B. 0,140 eV. C. 0,966 eV. D. 1,546 eV.
6.14 (ĐH 2018) Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10−19 J. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108
m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,36 μm. B. 0,43 μm. C. 0,55 μm. D. 0,26 μm.
6.15 (ĐH 2018) Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,5 m. Lấy c = 3.108 m/s. Chiếu bức xạ có tần
số f vào kim loại này thì xảy ra hiện tượng quang điện. Giá trị nhỏ nhất của f là:
24
A. 6.1014 Hz. B. 5.1014 Hz. C. 2.1014 Hz. D. 4,5.1014 Hz.
6.16 (TN2014) Công thoát của electron khỏi một kim loại là 3,68.10-19 J. Khi chiếu vào tấm kim loại
đó lần lượt hai bức xạ: bức xạ (I) có tần số 5.1014 Hz và bức xạ (II) có bước sóng 0,25m thì
A. bức xạ (II) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (I) gây ra hiện tượng quang điện
B. cả bức xạ (I) và (II) đều không gây ra hiện tượng quang điện
C. cả bức xạ (I) và (II) đều gây ra hiện tượng quang điện
D. bức xạ (I) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (II) gây ra hiện tượng quang điện
6.17 Công thoát êlectron khỏi một kim loại là 3,45eV. Chiếu lần lượt các bức xạ có tần số
f1=5.1014Hz; f2=75.1013Hz; f3 = 1015Hz; f4 = 12.1014Hz vào bề mặt tấm kim loại đó. Những bức xạ
gây ra hiện tượng quang điện có tần số là:
A. f1, f2 và f4. B. f2, f3 và f4. C. f3 và f4. D. f1 và f2.
6.18 Một đèn Lade có công suất phát sáng 1W phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,7m. Số phôtôn
của nó phát ra trong 1 giây là: A. 3,52.1019 B. 3,52.1020 C. 3,52.1018 D. 3,52.1016
6.19 Một nguồn sáng có công suất 3,58 W, phát ra ánh sáng tỏa ra đều theo mọi hướng mà mỗi phôtôn
có năng lượng 3,975.10−19 J. Một người quan sát đứng cách nguồn sáng 300 km. Bỏ qua sự hấp thụ
ánh sáng bởi khí quyển. Tính số phôtôn lọt vào mắt người quan sát trong mỗi giây. Coi bán kính
con ngươi là 2 mm. A. 70. B. 80. C. 90. D. 100
2. Ống phát tia X.
6.20 Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là U = 25 kV. Coi vận tốc ban đầu của
chùm electron phát ra từ catốt bằng không. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống này có thể
phát ra là A. 6,038.1018 Hz B. 60,380.1015 Hz C. 6,038.1015 Hz D. 60,380.1015 Hz
6.21 (MH2017) Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 11
kV. Bỏ qua tốc độ đầu của êlectron phát ra từ catôt. Lấy e = 1,6.10-19 C và me = 9,1.10-31 kg. Tốc
độ của êlectron khi đến anôt (đối catôt) bằng
A. 4,4.106 m/s. B. 6,22.107 m/s. C. 6,22.106 m/s. D. 4,4.107 m/s.
6.22 Ống Rơnghen có hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 12000V, phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất
là . Để có tia X cứng hơn, có bước sóng ngắn nhất là ’ ngắn hơn bước sóng ngắn nhất  1,5 lần,
thì hiệu điện thế giữa anôt và catôt phải là
A. U = 18000V B. U = 16000V C. U = 21000V D. U = 12000V
6.23 Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các êlectron khi
bứt ra khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U thì tốc độ của êlectron khi đập vào
anôt là v. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 1,5U thì tốc độ của êlectron đập vào anôt thay đổi
một lượng 4000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là
A. 1,78.107 m/s. B. 3,27.106 m/s. C. 8,00.107 m/s. D. 2,67.106 m/s.
3. Hiện tượng quang điện trong.
6.24 (GDTX2014) Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng:
A. các electron liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn
B. các electron tự do trong kim loại được ánh sáng làm bứt ra khỏi bề mặt bán dẫn
C. các electron liên kết trong chất bán dẫn được ánh sáng giải phóng trở thành các electron dẫn
D. các electron thoát khỏi bề mặt kim loại khi kim loại bị đốt nóng
6.25 (MH2017) Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 1,88 µm. Lấy c = 3.108 m/s. Hiện tượng
quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là
A. 1,452.1014 Hz. B. 1,596.1014 Hz. C. 1,875.1014 Hz. D. 1 , 9 5 6 . 1 0 1 4 Hz.
6.26 (ĐH2017, tương tự THPTQG 2020) Giới hạn quang dẫn của một chất bán dẫn là 1,88 μm. Lấy
h=6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và 1eV=1,6.10-19J. Năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron
liên kết thành êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của chất đó là
A. 0,66.10-3eV B.1,056.10-25eV C. 0,66eV D. 2,2.10-19eV
6.27 (TN 2013) Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa vào hiện tượng
A. cảm ứng điện từ B. quang điện trong C. phát xạ nhiệt êlectron D. quang – phát quang
6.28 (ĐH 2015) Quang điện trở có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng
A. quang − phát quang. B. quang điện ngoài. C. quang điện trong. D. nhiệt điện
6.29 Pin quang điện là nguồn điện trong đó
A. nhiệt năng được biến đổi thành điện năng. B. hóa năng được biến đổi thành điện năng.
C. cơ năng được biến đổi thành điện năng. D. quang năng được biến đổi thành điện năng.
6.30 Đồ thị nào dưới đây có thể là đồ thị U = f(I) của một quang điện trở dưới chế độ rọi sáng không
đổi? I: cường độ dòng điện chạy qua quang điện trở. U: hiệu điện thế giữa hai đầu quang điện trở.
25
A. đồ thị b B. đồ thị d C. đồ thị a D. đồ thị c
6.31 Các kí hiệu trong sơ đồ như sau: (1) Đèn; (2) Chùm sáng; (3) Quang điện trở; (4) Rơle điện từ;
(5) Còi báo động. Rơle điện từ dùng để đóng, ngắt khoá K. Nó chỉ hoạt động được khi cường độ
dòng điện qua nó đủ lớn. Chọn phương án đúng.

A. Đèn 1 tắt thì còi báo động không kêu.


B. Rơle 4 hút khoá K thì còi báo động kêu.
C. Còi báo động chỉ kêu khi có chùm sáng 2 chiếu vào quang điện trở 3.
D. Còi báo động chỉ kêu khi chùm sáng 2 bị chắn.
4. Mẫu nguyên tử Bo.
6.32 (THPTQG 2020) Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính các quỹ đạo dừng: K; L;
M; N; O;... của electron tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp. Quỹ đạo dừng K có
bán kính ro (bán kính Bo). Quỹ đạo dừng M có bán kính
A. 16r0. B. 9r0. C. 4r0. D. 25r0.
6.33 (GDTX 2013) Theo tiên đề Bo, khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng EM
= -1,51eV sang trạng thái dừng có năng lượng EK = -13, 6 eV thì nó phát ra một phôtôn có tần số
A. 2,92.1015 Hz B. 2,28.1015 Hz C. 4,56.1015 Hz D. 0,22.1015 Hz
6.34 (ĐH 2018) Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái
dừng có năng lượng En về trạng thái cơ bản có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn ứng
với bức xạ có bước sóng 0,1218 µm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s; 1 eV = 1,6.10−19 J. Giá
trị của En là
A. -1,51 eV. B. -0,54 eV. C. -3,4 eV. D. -0,85 eV.
6.35 Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức
13,6
En= 𝑛2 eV (n = 1, 2, 3, …). Nếu nguyên tử hiđrô hấp thụ một phôtôn có năng lượng 2,55 eV thì
bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra là
A. 9,74.10-8 m. B. 1,46.10-8 m. C. 1,22.10-8 m. D. 4,87.10-8 m.
6.36 (TN 2013) Theo mẫu nguyên tử Bo, một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, êlectron của
nguyên tử chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r0. Khi nguyên tử này hấp thụ một phôtôn
có năng lượng thích hợp thì êlectron có thể chuyển lên quỹ đạo dừng có bán kính bằng
A. 11r0. B. 10r0. C. 12r0. D. 9r0.
6.37 (CĐ2011) Các nguyên tử hidro đang ở trạng thái dừng ứng với electron chuyển động trên quỹ đạo
có bán kính gấp 9 lần so với bán kính Bo. Khi chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp
hơn thì các nguyên tử sẽ phát ra các bức xạ có tần số khác nhau. Có thể có nhiều nhất bao nhiêu tần
số?
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
6.38 (ĐH 2015) Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1
vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám
nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng
𝐸
của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức En = -𝑛𝑜2 (Eo là hằng số dương, n = 1,2,3,…). Tỉ số
f1/f2 là A. 10/3 B. 27/25 C. 3/10 D. 25/27
6.39 (TN2014) Đối với nguyên tử hiđrô, khi electron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử
phát ra photon ứng với bước sóng 121,8 nm. Khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L,

26
nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng 656,3 nm. Khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ
đạo K, nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng
A. 534,5 nm B. 95,7 nm C. 102,7 nm D. 309,1 nm
6.40 Gọi 𝜆𝛼 , 𝜆𝛽 lần lượt là hai bước sóng của 2 vạch H và H trong dãy Banme. Gọi 𝜆1 là bước sóng
của vạch đầu tiên trong dãy Pasen. Xác định mối liên hệ 𝜆𝛼 , 𝜆𝛽 , 𝜆1
1 1 1 1 1 1
A. = + B. 𝜆1 = 𝜆𝛽 − 𝜆𝛼 C. = − D. 𝜆1 = 𝜆𝛽 + 𝜆𝛼
𝜆1 𝜆𝛼 𝜆𝛽 𝜆1 𝜆𝛽 𝜆𝛼
6.41 Kích thích cho các nguyên tử hidro chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích sao cho
bán kính quỹ đạo dừng tăng 25 lần. Trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hidro sau đó, tỉ số giữa
bước sóng dài nhất và bước sóng ngắn nhất là:
A. 128/3 B. 128/9 C.128/16 D. 64/3
6.42 (ĐH2014) Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân
khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng L là F thì khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng
N, lực này sẽ là A. F/16. B. F/9. C. F/4. D. F/25.
6.43 (ĐH2012) Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt
nhân là chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K và tốc độ của êlectron
trên quỹ đạo M bằng A. 9. B. 2. C. 3. D. 4.
6.44 (ĐH 2017) Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi êlectron trong nguyên tử chuyển
động tròn đều trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ v (m/s). Biết bán kính Bo là r0. Nếu êlectron
144𝜋𝑟
chuyển động trên một quỹ đạo dừng với thời gian chuyển động hết một vòng là 𝑣 𝑜 (s) thì
êlectron này đang chuyển động trên quỹ đạo A. P. B. N. C. M. D. O.
6.45 (ĐH2017) Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Electron trong nguyên tử chuyển từ quỹ
đạo dừng m1 về quỹ đạo dừng m2 thì bán kính giảm 27 r0 (r0 là bán kính Bo), đồng thời động năng
của êlectron tăng thêm 300%. Bán kính của quỹ đạo dừng m1 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau
đây? A. 60r0. B. 50r0. C. 40r0. C. 30r0.
6.46 (TN 2008) Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Banme có
A. tất cả các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng hồng
ngoại.
C. tất cả các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại.
D. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại.
5. Hiện tượng quang – phát quang – Sơ lược về Laser.
6.47 (ĐH 2015) Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang − phát quang?
A. Sự phát sáng của con đom đóm. B. Sự phát sáng của đèn dây tóc.
C. Sự phát sáng của đèn ống thông dụng. D. Sự phát sáng của đèn LED.
6.48 (ĐH 2017) Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc
hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
A. điện - phát quang. B. hóa - phát quang. C. nhiệt - phát quang. D. quang - phát quang.
6.49 (MH 2017) Khi chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào dung dịch fluorexêin thì dung dịch này sẽ
phát ra A. tia anpha B. bức xạ gamma C. tia X. D. ánh sáng màu lục.
6.50 (THPTQG 2021) Sự phát sáng của nhiều chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo
dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát này gọi là
A. Sự tán sắc ánh sáng. B. Sự giao thoa ánh sáng.
C. Sự nhiễu xạ ánh sáng. D. Sự lân quang.
6.51 (ĐH 2018) Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 600 nm vào một chất huỳnh quang thì bước sóng
của ánh sáng phát quang do chất này phát ra không thể là
A. 540 nm. B. 650 nm. C. 620 nm. D. 760 nm.
6.52 (ĐH2017) Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng
màu lục. Chùm sáng kích thích có thể là chùm sáng
A. màu vàng. B. màu đỏ. C. màu cam. D. màu tím.
6.53 (ĐH 2017) Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh
quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu đỏ. B. màu tím. C. màu vàng. D. màu lục.
6.54 (ĐH2011) Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 m thì phát ra
ánh sáng có bước sóng 0,52 m. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất
27
của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích
thích trong cùng một khoảng thời gian là A. 4/5 B. 1/10 C. 1/5 D. 2/5
6.55 (MH2017) Chùm tia laze được tạo thành bởi các hạt gọi là
A. prôtôn. B. nơtron. C. êlectron. D. phôtôn.
6.56 Bút laze mà ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze:
A. Khí B. Rắn C. Lỏng D. Bán dẫn
6.57 Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze là ánh sáng trắng. B. Tia laze có tính định hướng cao.
C. Tia laze có tính kết hợp cao. D. Tia laze có cường độ lớn.
6.58 (ĐH 2018) Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze được sử dụng trong thông tin liên lạc.
B. Tia laze được dùng như một dao mổ trong y học.
C. Tia laze luôn truyền thẳng qua lăng kính.
D. Tia laze có cùng bản chất với tia tử ngoại.
6.59 Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
A. trong truyền tin bằng cáp quang. B. làm dao mổ trong y học .
C. làm nguồn phát siêu âm. D. trong đầu đọc đĩa CD.
6.60 (ĐH 2017) Trong y học, laze không được ứng dụng để
A. phẫu thuật mạch máu. B. chữa một số bệnh ngoài da.
C. phẫu thuật mắt. D. chiếu điện, chụp điện.
6.61 (MH2017) Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. B. Hiện tượng quang - phát quang.
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
6.62 (MH 2017) Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng
A. là sóng siêu âm. B. là sóng dọc.
C. có tính chất hạt. D. có tính chất sóng.
6.63 (ĐH2017) Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện
tượng
A. quang - phát quang. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.
6.64 (MH2017) Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.
C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.
D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang trở và pin quang điện.
6.65 (ĐH 2017) Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng 𝜆 để "đốt" các
mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn
toàn năng lượng của 3.1019 phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn
1 mm3 mô là 2,548 J. Lấy h=6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Giá trị của 𝜆 là
A. 496 nm. B. 675 nm. C. 385 nm. D. 585 nm.

Chương VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ


1. Tính chất và cấu tạo hạt nhân.
7.1 (ĐH 2017) Hạt nhân 126𝐶 được tạo thành bởi các hạt
A. êlectron và nuclôn. B. prôtôn và nơtron. C. nơtron và êlectron. D. prôtôn và êlectron.
7.2 (ĐH 2018) Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có
A. cùng số nơtron nhưng số nuclôn khác nhau. B. cùng số nơtron và cùng số prôtôn.
C. cùng số prôtôn nhưng số nơtron khác nhau. D. cùng số nuclôn nhưng số prôtôn khác nhau.
7.3 (ĐH2014) Số nuclôn của hạt nhân 230 210
90𝑇ℎ nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân 84𝑃𝑜 là
A. 6 B. 126 C. 20 D. 14
7.4 (ĐH 2015) Hạt nhân 146𝐶 và hạt nhân 147𝑁 có cùng
A. điện tích. B. số nuclôn. C. số prôtôn. D. số nơtron
7.5 Số proton có trong 0,27g 27
13𝐴 𝑙là
A. 6,826.1022 B. 8,826.1022 C. 9,826.1022 D. 7,826.1022
7.6 Đơn vị khối lượng nguyên tử là
A. khối lượng của hạt nhân nguyên tử hiđro

28
B. khối lượng của một nguyên tử hiđro
C. khối lượng bằng 1/12 khối lượng của đồng vị C12 của nguyên tử cacbon
D. khối lượng bằng 1/12 khối lượng của đồng vị của nguyên tử oxi
7.7 Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng động
(khối lượng tương đối tính) là m thì nó có năng lượng toàn phần là
A. 2mc. B. mc2. C. 2mc2. D. mc.
7.8 (THPTQG 2021) Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối, một vật có
khối lượng nghỉ m0 và khi chuyển động có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là m thì nó
có động năng là
A. Wđ = (m – m0)c. B. Wđ = (m + m0)c. C. Wđ = (m – m0)c2. D. Wđ = (m + m0)c2.
7.9 Cho tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Theo thuyết tương đối, một vật có khối lượng nghỉ m0
chuyển động với tốc độ v thì nó có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là
𝑚𝑜 𝑣 2 𝑚𝑜 𝑣 2
A. 2
B.𝑚𝑜 √1 − (𝑐 ) C. 2
D. 𝑚𝑜 √1 + (𝑐 )
√1−(𝑣) √1+(𝑣)
𝑐 𝑐
7.10 (MH2017) Cho c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối
lượng nghỉ m0, khi chuyển động với tốc độ 0,6c thì có khối lượng động (khối lượng tương đối tính)
𝑚
là m. Tỉ số 𝑚0 là A. 0,3. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,8.
7.11 Một vật khi đứng yên có khối lượng 1kg. Khi vật chuyển động với tốc độ v=0,6c thì có động năng
bằng
A. 1,125.1017J. B. 9.1016J. C. 22,5.1016J. D. 2,25.1016J.
7.12 Để động năng của một hạt bằng 2 lần năng lượng nghỉ của nó thì tốc độ của hạt phải bằng
A. 2,6.108m/s. B. 2,735.108m/s. C. 2,825.108m/s. D. 2,845.108m/s.
2. Năng lượng liên kết của hạt nhân.
7.13 (ĐH 2017) Lực hạt nhân còn được gọi là
A. lực hấp dẫn. B. lực tương tác mạnh. C. lực tĩnh điện. D. lực tương tác điện từ.
37
7.14 (THPTQG 2019) Cho khối lượng của proton, notron, hạt nhân 18 𝐴𝑟lần lượt là 1,0073u;
37
1,0087u; 36,9565u. Độ hụt khối của 18 𝐴𝑟là:
A. 0,3402u B. 0,3650u C. 0,3384u D. 0,3132u
107
7.15 (THPTQG 2020) Hạt nhân 47𝐴𝑔 có khối lượng 106,8783 u. Cho khối lượng của proton và
notron lần lượt là l,0073 u và l,0087 u; 1 u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân
107
47𝐴𝑔 là
A. 902,3 MeV. B. 919,2 MeV. C. 939,6 MeV. D. 938,3 MeV.
4
7.16 (MH2017) Cho khối lượng của hạt nhân 2He; prôtôn và nơtron lần lượt là 4,0015u; 1,0073u và
1,0087u. Lấy 1u=1,66.10-27 kg; c=3.108m/s; NA=6,02.1023 mol-1. Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1
mol 42He từ các nuclôn là
A. 2,74.106 J. B. 2,74.1012 J. C. 1,71.106 J. D. 1,71.1012 J.
7.17 Tính năng lượng tỏa ra khi tạo thành một mol He. Cho biết khối lượng của hạt prôtôn; nơtron và
hạt nhân  lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087 u và 4,0015 u. Số A-vô-ga-đrô NA=6,022.1023 mol-1.
A. 2,7.1012J. B. 2,1.1012J. C. 2,1.1013J D. 2,7.1013J
90
7.18 (ĐH 2018) Hạt nhân 40𝑍𝑟có năng lượng liên kết là 783 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt
nhân này là:
A. 19,6 MeV/nuclon. B. 6,0 MeV/nuclon. C. 8,7 MeV/nuclon. D. 15,6 MeV/nuclon.
37
7.19 Hạt nhân 17𝐶 𝑙 có khối lượng nghỉ bằng 36,956563u. Biết khối lượng của nơtrôn là1,008670u,
khối lượng của prôtôn là 1,007276u và u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
37
17𝐶 𝑙bằng
A. 9,2782 MeV/nuclon. B. 7,3680 MeV/nuclon.
C. 8,2532 MeV/nuclon. D. 8,5684 MeV/nuclon
7.20 (ĐH 2015) Hạt nhân càng bền vững khi có
A. năng lượng liên kết riêng càng lớn. B. số prôtôn càng lớn.
C. số nuclôn càng lớn. D. năng lượng liên kết càng lớn.
𝐴1 𝐴2
7.21 (GDTX2014) Hạt nhân 𝑍1 𝑋và hạt nhân 𝑍2 𝑌có độ hụt khối lần lượt là Δm1 và Δm2 Biết hạt nhân
𝐴1 𝐴2
𝑍1 𝑋 bền vững hơn hạt nhân 𝑍2 𝑌. Hệ thức đúng là :
𝛥𝑚1 𝛥𝑚2 𝛥𝑚2 𝛥𝑚1
A. > . B. A1 > A2. C. > . D. Δm1 > Δm2
𝐴1 𝐴2 𝐴2 𝐴1

29
7.22 Các hạt nhân đơteri 21𝐻 ; triti 31𝐻 , heli 42𝐻 𝑒 có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV
và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân

A. 21𝐻 ; 42𝐻 𝑒; 31𝐻 . B. 21𝐻 ; 31𝐻 ; 42𝐻 𝑒. C. 42𝐻 𝑒; 31𝐻 ; 21𝐻 . D. 31𝐻 ; 42𝐻 𝑒; 21𝐻 .
3. Phản ứng hạt nhân
7.23 (GDTX 2013) Trong phản ứng hạt nhân, không có sự bảo toàn
A. năng lượng toàn phần. B. động lượng. C. số nuclôn. D. khối lượng nghỉ.
7.24 (ĐH2014) Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn
A. năng lượng toàn phần. B. số nuclôn. C. động lượng. D. số nơtron.
1 235 94 1
7.25 (TN2014) Cho phản ứng hạt nhân 0𝑛 + 92𝑈 → 38𝑆𝑟 + 𝑋 + 2 0𝑛. Hạt nhân X có cấu tạo gồm:
A. 54 proton và 86 nơtron B. 54 proton và 140 nơtron
C. 86 proton và 140 nơtron D. 86 proton và 54 nơtron
7.26 (ĐH 2017) Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng là
37,9638 u và tổng khối lượng nghỉ các hạt sau phản ứng là 37,9656 u. Lấy 1 u = 931,5 MeV/c2.
Phản ứng này
A. tỏa năng lượng 16,8 MeV. B. thu năng lượng 1,68 MeV.
C. thu năng lượng 16,8 MeV. D. tỏa năng lượng 1,68 MeV.
7.27 (GDTX 2013) Cho phản ứng hạt nhân 10𝑛 + 147𝑁 → 146𝐶 + 11𝑝. Biết khối lượng các hạt
1 14 14 1 2
0𝑛; 7𝑁 ; 6𝐶 ; 1𝑝 lần lượt là 1,0087u; 14,0031u;14,0032u và 1,0073u. Cho biết u = 931,5MeV/c .
Phản ứng này là:
A. tỏa năng lượng 1,211 eV. B. thu năng lượng 1,211 eV.
C. tỏa năng lượng 1,211 MeV. D. thu năng lượng 1,211 MeV.
7.28 Cho phản ứng hạt nhân: 31𝑇 + 21𝐷 → 42𝐻 𝑒 + 𝑋. Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt
nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra
của phản ứng xấp xỉ
A. 15,017 MeV. B. 200,025 MeV. C. 17,498 MeV. D. 21,076 MeV
7.29 (ĐH2017) Cho phản ứng hạt nhân 126𝐶 + 𝛾 → 3 42𝐻 𝑒. Biết khối lượng của 126𝐶 và 42𝐻 𝑒 lần lượt là
11,9970 u và 4,0015 u; lấy lu = 931,5 MeV/c2. Năng lượng nhỏ nhất của phôtôn ứng với bức xạ γ
để phản ứng xảy ra có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7 MeV. B. 6 MeV. C. 9 MeV. D. 8 MeV.
2 2 3
7.30 Biết phản ứng nhiệt hạch 1𝐷 + 1𝐷 → 2𝐻 𝑒 + 𝑛 tỏa ra một năng lượng bằng 3,25MeV. Độ hụt
khối của 21𝐷 là 𝛥𝑚𝐷 = 0,0024𝑢 và 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
3
2𝐻 𝑒 là:
A. 2,57 MeV/nuclon. B. 1,22 MeV/nuclon. C. 7,72 MeV/nuclon. D. 0,407 MeV/nuclon.
7.31 Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân 73𝐿𝑖đứng yên, sau phản ứng
thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Biết
năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra bằng
A. 9,5 MeV. B. 8,7 MeV. C. 0,8 MeV. D. 7,9 MeV.
4. Phóng xạ
7.32 (THPTQG 2020) Khi nói về các tia phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia + là các dòng pozitron. B. Tia  có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia  là các dòng hạt nhân 1𝐻 .
- 1
D. Tia  là các dòng hạt nhân 42𝐻𝑒.
7.33 (GDTX 2012) Cho bốn loại tia: tia X, tia γ, tia hồng ngoại, tia α. Tia không cùng bản chất với ba
tia còn lại là A. tia X. B. tia α. C. tia hồng ngoại. D. tia γ.
7.34 (MH2017) Các hạt trong tia phóng xạ nào sau đây không mang điện tích?
A. Tia β+. B. Tia γ. C. Tia α. D. Tia β –
7.35 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tia 𝛼
A. gồm các hạt nhân của nguyên tử hêli.
B. bị lệch trong điện trường hoặc từ trường.
C. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không
D. làm ion hóa không khí.
7.36 (MH2017) Một nguyên tử trung hòa có hạt nhân giống với một hạt trong chùm tia α. Tổng số hạt
nuclôn và êlectron của nguyên tử này là A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
7.37 Nhận xét nào về tia bêta của chất phóng xạ là sai?
A. Tia β− gồm các hạt β− chính là các hạt electron.

30
B. Tia β làm ion hoá môi trường mạnh hơn tia anpha.
C. Có hai loại tia: tia β+ và tia β−.
D. Các hạt β phóng ra với vận tốc rất lớn, có thể gần bằng vận tốc ánh sáng.
7.38 (ĐH 2015) Cho 4 tia phóng xạ: tia α, tia β+, tia β- và tia γ đi vào một miền có điện trường
đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền
ban đầu là
A. tia γ. B. tia β-. C. tia β+. D. tia α.
7.39 (ĐH 2017) Một người đang dùng điện thoại di động để thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại
phát ra
A. bức xạ gamma. B. tia tử ngoại. C. tia Rơn-ghen. D. sóng vô tuyến.
o
7.40 (ĐH 2017) Cơ thể con người có thân nhiệt 37 C là một nguồn phát ra
A.tia hồng ngoại B.tia Rơn-ghen C.tia gamma D.tia tử ngoại
7.41 Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là khoảng thời gian
sau đó
A. ½ số hạt nhân phóng xạ biến đổi thành chất khác.
B. hiện tượng phóng xạ lặp lại như lúc ban đầu.
C. độ phóng xạ giảm còn một nửa so với lúc đầu.
D. ½ số hạt nhân phóng xạ bị phân rã.
92𝑈sau một chuỗi phóng xạ  và  biến đổi thành 82𝑃𝑏. Số lần phóng xạ  và  là:
- -
7.42 Đồng vị 234 206

A. 16 phóng xạ , 12 phóng xạ  -
B. 10 phóng xạ , 8 phóng xạ  -

C. 5 phóng xạ , 5 phóng xạ  -
D. 7 phóng xạ , 4 phóng xạ -
7.43 Chất phóng xạ 84𝑃𝑜 phát ra tia 𝛼 và biến đổi thành 206
210
82𝑃 𝑏. Biết khối lượng các hạt là
mPb=205,9744u; mPo=209,9828u; m= 4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân Po phân rã là
A. 5,9 MeV B. 5,4 MeV C. 6,2 MeV D. 4,8MeV
7.44 Ban đầu có N0 hạt nhân của một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã là 2 giờ. Sau 4 giờ kể từ lúc
ban đầu, số hạt nhân đã phân rã của đồng vị này là
A. 0,60N0. B. 0,25N0. C. 0,50N0. D. 0,75N0.
7.45 Giả thiết một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ là  = 5.10 s . Thời gian để số hạt nhân chất
-8 -1

phóng xạ đó giảm đi e lần (với lne=1) là A. 5.108s. B. 5.107s. C. 2.108s. D. 2.107s.


7.46 (THPTQG 2019) Chất phóng xạ X có chu kì bán rã là 7,2s. Ban đầu có một mẫu X nguyên chất.
Sau bao lâu thì số hạt nhân X bị phân rã bằng bảy lần số hạt nhân X còn lại trong mẫu?
A. 21,6s B. 7,2s C. 28,8s D. 14,4s
7.47 Khi phân tích một mẫu gỗ, người ta xác định được rằng: 87,5% số nguyên tử đồng vị phóng xạ
14 14 14
6𝐶 có trong mẫu gỗ đã bị phân rã thành các nguyên tử 7𝑁 . Biết chu kỳ bán rã của C là 5570
năm. Tuổi của mẫu gỗ này bằng
A. 5570 năm B. 44560 năm C. 1140 năm D. 16710 năm
7.48 Có hai mẫu chất phóng xạ A và B thuộc cùng một chất có chu kỳ bán rã T = 138,2 ngày và có
𝑁
khối lượng ban đầu như nhau. Tại thời điểm quan sát, tỉ số số hạt nhân hai mẫu chất 𝑁𝐵 = 2,72.
𝐴
Tuổi của mẫu A nhiều hơn mẫu B là
A. 199,5 ngày B. 198,5 ngày C. 190,4 ngày D. 189,8 ngày
7.49 (TN 2012) Đồng vị X là một chất phóng xạ, có chu kì bán rã T. Ban đầu có một mẫu chất X
nguyên chất, hỏi sau bao lâu số hạt nhân đã phân rã bằng một nửa số hạt nhân X còn lại?
A. 0,58T. B. T. C. 0,71T. D. 2T.
7.50 Hạt nhân X phóng xạ α để tạo thành hạt nhân Y bền theo phương
trình X → Y + α. Người ta nghiên cứu một mẫu chất, sự phụ thuộc của
số hạt nhân X(NX) và số hạt nhân Y(NY) trong mẫu chất đó theo thời
gian đo được như trên đồ thị. Hạt nhân X có chu kì bán rã bằng
A. 10 ngày. B. 12 ngày.
C. 16 ngày. D. 18 ngày.
7.51 Một mẫu phóng xạ Ra226 nguyên chất với chu kì bán rã 1570 năm.
Biết tổng số nguyên tử ban đầu là 6,023.1023. Số nguyên tử Ra226 bị
phóng xạ trong năm thứ 786 là:
A. 1,5.1020 B. 1,88.1020 C. 2,02.1020 D. 1,24.1020
7.52 Chất phóng xạ pôlôni 21084𝑃𝑜 phát ra tia  và biến đổi thành chì 82𝑃 𝑏. Cho chu kì bán rã của
206
210
84𝑃𝑜 là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số
31
hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/3. Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số
hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là
A. 1/15. B. 1/16. C. 1/9. D. 1/25.

7.53 (ĐH 2018) Hạt nhân X phóng xạ β và biến đổi thành hạt nhân bền Y. Ban đầu (t = 0) có một
mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Tại các thời điểm t = t0 (năm) và t = t0 + 24,6 (năm), tỉ số giữa
số hạt nhân X còn lại trong mẫu và số hạt nhân Y đã sinh ra có giá trị lần lượt là 1/3 và 1/15. Chu
kì bán rã của chất X là
A. 10,3 năm. B. 12,3 năm. C. 56,7 năm. D. 24,6 năm.
7.54 (ĐH 2015) Đồng vị phóng xạ 210 84 𝑃 𝑜 phân rã 𝛼, biến đổi thành đồng vị bền 206
82𝑃 𝑏 với chu kì bán
210
rã là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu 84𝑃𝑜 tinh khiết. Đến thời điểm t, tổng số hạt 𝛼 và số hạt nhân
206 210
82𝑃 𝑏 (được tạo ra) gấp 14 lần số hạt nhân 84𝑃𝑜 còn lại. Giá trị của t bằng
A. 552 ngày. B. 414 ngày. C. 828 ngày. D. 276 ngày.
7.55 (ĐH 2013) Hiện nay urani tự nhiên chứa hai đồng vị phóng xạ 235U và 238U, với tỉ lệ số hạt 235U
và số hạt 238U là 7/1000. Biết chu kì bán rã của 235U và 238U lần lượt là 7,00.108 năm và 4,50.109
năm. Cách đây bao nhiêu năm, urani tự nhiên có tỷ lệ số hạt 235U và số hạt 238U là 3/100?
A. 2,74 tỉ năm. B. 1,74 tỉ năm. C. 2,22 tỉ năm. D. 3,15 tỉ năm.
𝐴1 𝐴2
7.56 Hạt nhân 𝑍1 𝑋 phóng xạ và biến thành một hạt nhân 𝑍2 𝑌 bền. Coi khối lượng của hạt nhân X, Y
𝐴1
bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Biết chất phóng xạ 𝑍1 𝑋 có chu kì bán rã là T. Ban đầu
𝐴1
có một khối lượng chất 𝑍1 𝑋 ,
sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng
của chất X là
𝐴 𝐴 𝐴 𝐴
A. 4 𝐴1 B. 4 𝐴2 C. 3 𝐴2 D. 3 𝐴1
2 1 1 2
5. Bài tập về ĐLBT động lượng và ĐLBT năng lượng trong phản ứng hạt nhân.
7.57 Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ  và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2
tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt  và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng
𝑣 𝑚 𝐾 𝑣 𝑚 𝐾 𝑣 𝑚 𝐾 𝑣 𝑚 𝐾
A. 𝑣1 = 𝑚1 = 𝐾1 B. 𝑣2 = 𝑚2 = 𝐾2 C. 𝑣1 = 𝑚2 = 𝐾1 D. 𝑣1 = 𝑚2 = 𝐾2
2 2 2 1 1 1 2 1 2 2 1 1
7.58 (CĐ2014) Hạt nhân 210 84𝑃 𝑜 (đứng yên) phóng xạ  tạo ra hạt nhân con (không kèm bức xạ 𝛾).
Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt 
A. nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con B. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con
C. lớn hơn động năng của hạt nhân con D. bằng động năng của hạt nhân con
7.59 (ĐH 2012) Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ 𝛼và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt
nhân X có số khối là A, hạt 𝛼 phát ra tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó
tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng
4𝑣 2𝑣 4𝑣 2𝑣
A. 𝐴+4 B. 𝐴−4 C. 𝐴−4 D. 𝐴+4
7.60 (ĐH 2017) Rađi 226 226
88𝑅 𝑎 là nguyên tố phóng xạ α. Một hạt nhân 88𝑅 𝑎 đang đứng yên phóng ra hạt
α và biến đổi thành hạt nhân con X. Biết động năng của hạt α là 4,8 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân
(tính theo đơn vị u) bằng số khối của nó. Giả sử phóng xạ này không kèm theo bức xạ gamma.
Năng lượng tỏa ra trong phân rã này là
A. 269 MeV. B. 271 MeV. C. 4,72 MeV. D. 4,89 MeV.
210
7.61 Hạt nhân 84𝑃𝑜phóng xạ α biến thành hạt nhân X. Cho mPo=209,9828u; mX=205,9744u;
mα=4,0015u;1u=931MeV/c2. Vận tốc của hạt α phóng ra xấp xỉ bằng:
A. 16,3.106m/s B. 17,4.106m/s C. 18,5.106m/s D. 19,2.106m/s
7.62 (ĐH2014) Bắn hạt  vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gây ra phản ứng: 42𝐻 𝑒 +
27 30 1
13𝐴𝑙 → 15𝑃 + 0𝑛Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với
cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ . Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có
giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt  là
A. 2,70 MeV B. 3,10 MeV C. 1,35 MeV D. 1,55 MeV
9
7.63 Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 4 Be đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt
nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4
MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên
tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A. 3,125 MeV. B. 4,225 MeV. C. 1,145 MeV. D. 2,125 MeV.

32
7.64 (ĐH 2013) Dùng một hạt có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân 14
7 N đang đứng yên gây ra
phản ứng  + N → p + O. Hạt prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của
14
7
1
1
17
8

hạt . Cho khối lượng các hạt nhân m = 4,0015u; mp = 1,0073u; mN14 = 13,9992u mO17 =
16,9947u. Biết 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt 178 O là
A. 6,145 MeV. B. 2,214 MeV. C. 1,345 MeV. D. 2,075 MeV.
7.65 (ĐH2011) Bắn một prôtôn vào hạt nhân 73𝐿𝑖 đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau
bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là
600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của
prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là A. 4. B. 1/4. C. 2. D. 1/2.
7
7.66 (ĐH 2015) Bắn hạt prôtôn có động năng 5,5 MeV vào hạt nhân 3𝐿𝑖 đang đứng yên, gây ra phản
ứng hạt nhân p + 73𝐿𝑖 → 2𝛼. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ, hai hạt α có cùng động
năng và bay theo hai hướng tạo với nhau góc 1600. Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đơn vị
u gần đúng bằng số khối của nó. Năng lượng mà phản ứng tỏa ra là
A. 14,6 MeV B. 10,2 MeV C. 17,3 MeV D. 20,4 MeV
14
7.67 (THPTQG 2019) Dùng hạt α có động năng K bắn vào hạt 7 N đứng yên gây ra phản ứng
4
2He +14
7 N → X +1 H phản ứng này thu năng lượng 1,21MeV và không kèm theo bức xạ gamma.
1

Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt nhân
1
1 H bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α các góc lần lượt là 23° và 67°.

Động năng của hạt nhân 11 H là


A. 1,75MeV B. 1,27MeV C. 0,775MeV D. 3,89MeV

6. Phản ứng phân hạch – Phản ứng nhiệt hạch (16 câu)
7.68 (THPTQG 2021) Hạt nhân 235 92𝑈 ”bắt” một nơtron rồi vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn và kèm theo vài
nơtron. Đây là
A. Hiện tượng phóng xạ B. Phản ứng phân hạch.
C. Phản ứng nhiệt hạch. C. Hiện tượng quang điện.
7.69 (ĐH 2018) Cho các hạt nhân: 92𝑈 ; 238
235 4 239
92𝑈 ; 2𝐻𝑒 ; 94𝑃𝑢 . Hạt nhân không thể phân hạch là
238 239
A. 92𝑈. B. 94𝑃𝑢. C. 42𝐻𝑒. D. 235
92𝑈.
7.70 (MH2017) Trong một phản ứng phân hạch, gọi tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng
là mt và tổng khối lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là ms. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. mt < ms. B. mt ≥ ms. C. mt > ms. D. mt ≤ ms.
7.71 (TN 2011) Khi một hạt nhân U235 bị phân hạch thì toả ra năng lượng 200 MeV. Nếu 1 g U235
bị phân hạch hoàn toàn thì năng lượng toả ra xấp xỉ bằng
A. 5,1.1010 J. B. 5,1.1016 J. C. 8,2.1010 J. D. 8,2.1016 J.
7.72 (ĐH2013) Một lò phản ứng phân hạch có công suất 200MW. Cho rằng toàn bộ năng lượng mà lò
phản ứng này sinh ra đều do sự phân hạch của 235U và đồng vị này chỉ bị tiêu hao bởi quá trình
phân hạch. Coi mỗi năm có 365 ngày; mỗi phân hạch sinh ra 200MeV; số A-vô-ga-đrô
NA=6,02.1023 mol-1. Khối lượng 235U mà lò phản ứng tiêu thụ trong 3 năm là
A. 461,6 g. B. 461,6 kg. C. 230,8 kg. D. 230,8 g.
7.73 (ĐH 2018) Cho phản ứng hạt nhân 21𝐻 + 31𝐻 → 42𝐻 𝑒 + 10𝑛. Đây là
A. phản ứng nhiệt hạch. B. phản ứng phân hạch.
C. phản ứng thu năng lượng. D. quá trình phóng xạ.
7.74 (TN2014) Phản ứng phân hạch
A. chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ
B. là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn
C. là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn
D. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng
7.75 (MH2017) Các hạt nhân nào sau đây được dùng làm nhiên liệu cho phản ứng phân hạch?
A. 𝟏𝟏𝐇 và 𝟐𝟏𝐇 B. 𝟐𝟑𝟓 𝟐𝟑𝟗
𝟗𝟐𝐔 và 𝟗𝟒𝐏𝐮 C. 𝟐𝟑𝟓 𝟐
𝟗𝟐𝐔 và 𝟏𝐇 D. 𝟏𝟏𝐇 và 𝟐𝟑𝟗
𝟗𝟒𝐏𝐮
7.76 Phản ứng phân hạch U235 dùng trong lò phản ứng hạt nhân và cả trong bom nguyên tử. Tìm sự
khác biệt căn bản giữa lò phản ứng và bom nguyên tử.
A. số nơtron được giải phóng trong mỗi phản ứng phân hạch ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò phản
ứng
33
B. năng lượng trung bình được mỗi nguyên tử urani giải phóng ra ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò
phản ứng
C. trong lò phản ứng số nơtron có thể gây ra phản ứng phân hạch tiếp theo được khống chế
D. trong lò phản ứng số nơtron cần để gây phản ứng phân hạch tiếp theo thì nhỏ hơn ở bom nguyên
tử
7.77 Trong lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử hệ số nhân nơ trôn có trị số:
A. k>1 B. k≠1 C. k<1 D. k=1
7.78 Điều nào sau đây là sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch?
A. Là loại phản ứng toả năng lượng.
B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao.
C. Hiện nay, các phản ứng nhiệt hạch đã xảy ra dưới dạng không kiểm soát được.
D. Là sự vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
7.79 Tìm phát biểu sai về phản ứng nhiệt hạch:
A. sự kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn cũng toả ra năng lượng.
B. mỗi phản ứng kết hợp toả ra năng lượng bé hơn một phản ứng phân hạch, nhưng tính theo khối
lượng nhiên liệu thì phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều hơn.
C. phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều, làm nóng môi trường xung quanh nên gọi là phản
ứng nhiệt hạch.
D. bom H là ứng dụng của phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng phản ứng nhiệt hạch không kiểm
soát được.
7.80 (MH2017) Cho phản ứng hạt nhân 21 H + 21 H → 42 He. Đây là
A. phản ứng nhiệt hạch. B. phóng xạ β. C. phản ứng phân hạch. D. phóng xạ α.
7.81 (ĐH 2017) Cho phản ứng hạt nhân: 73𝐿𝑖 + H → He + X. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1
mol heli theo phản ứng này là 5,2.1024 MeV. Lấy NA=6,02.1023. Năng lượng tỏa ra của một phản
ứng hạt nhân trên là
A. 69,2 MeV. B. 34,6 MeV. C. 17,3 MeV. D. 51,9 MeV.
7.82 Cho phản ứng hạt nhân 31𝐻 + 21𝐻 → 42𝐻 𝑒 + 10𝑛 + 17,6𝑀𝑒𝑉. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được
1g khí heli xấp xỉ bằng
A. 4,24.108J. B. 4,24.105J. C. 5,03.1011J. D. 4,24.1011J.

CÂU HỎI VẬT LÝ TRONG ĐỀ THAM KHẢO ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐHQGHN 2021

1. Cho các đồ thị như hình vẽ. Đồ thị nào biểu diễn định luật Ôm cho
điện trở của một vật rắn kim loại ở nhiệt độ không đổi?
A. (2)
B. (1)
C. (3)
D. (4)
2. Một dây dẫn điện thẳng được đặt vuông góc với mặt phẳng như hình
vẽ. Đường sức từ quay ngược chiều kim đồng hồ.
Chiều của dòng điện là
A. đi vào mặt phẳng.
B. đi ra khỏi mặt phẳng.
C. quay theo chiều kim đồng hồ.
D. quay ngược chiều kim đồng hồ.
3. Cáp quang dùng để truyền internet gồm có phần lõi và phần vỏ. Chiết suất
của phần lõi và phần vỏ cần thỏa mãn điều kiện gì?
A. Chiết suất phần lõi cần lớn hơn chiết suất phần vỏ.
B. Chiết suất phần lõi cần lớn hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
C. Chiết suất phần lõi cần nhỏ hơn hoặc bằng chiết suất phần vỏ.
D. Chiết suất phần lõi không liên quan gì đến chiết suất phần vỏ.

34
4. Xét một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Mốc thế năng tại vị trí thấp nhất của vật nhỏ.
Khi lực căng dây treo có độ lớn bằng trọng lực tác dụng lên vật nhỏ thì tỉ số giữa thế năng và động
năng của vật (Wt/Wđ) bằng bao nhiêu?
A. 2 B. 1
C.3 D. 0
5. Một chiếc micro được nối với dao động kí điện tử để ghi nhận âm
thanh phát ra từ chiếc còi của xe cứu thương đang chạy trên đường.
Màn hình dao động kí như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Xe cứu thương đang chạy lại gần vì chu kỳ tăng dần.
B. Xe cứu thương đang chạy lại gần vì tần số giảm dần.
C. Xe cứu thương đang chạy ra xa vì biên độ giảm dần.
D. Xe cứu thương đang chạy ra xa vì pha tăng dần.
6. Trong công nghệ bán dẫn, một trong những phương pháp để chế tạo
bán dẫn pha tạp là chiếu xạ bán dẫn tinh khiết silic bởi chùm nơtron nhiệt. Nơtron nhiệt bị bắt giữ lại
bởi 30
14𝑆𝑖 (chiếm chừng 3% trong silic tinh khiết) tạo thành một hạt nhân không bền. Hạt nhân đó phóng
xạ và trở thành hạt nhân bền X. Hạt nhân X là:
A. 27
12𝑀𝑔 B. 31
14𝑆𝑖 C. 30
13𝐴𝑙 D. 31
15𝑃

7. Trong mạch dao động LC lý tưởng, đại lượng nào không thỏa mãn phương trình vi phân dạng x''–
1
ω2x = 0, với 𝜔 = :
√𝐿𝐶
A. Điện tích q trên mỗi bản tụ. B. Năng lượng tụ điện.
C. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm.
8. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua hệ hai khe I-âng,
người ta gắn một máy đo cường độ sáng tại một vị trí cố định trên
màn. Ban đầu, ta thu được vân sáng tại vị trí đặt máy đo. Di
chuyển từ từ màn ảnh cùng với máy đo ra xa hai khe theo phương
vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe. Sự phụ thuộc của cường
độ ánh sáng ( I ) do bởi máy đo theo khoảng cách L màn đã dịch
chuyển so với vị trí ban đầu được biểu diễn như đồ thị trong hình
vẽ. Khoảng cách giữa màn và hai khe I-âng lúc đầu gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 2,0m B. 3,0m C. 4,0m D. 5,0m
9. Cho đồ thị mô tả sự phụ thuộc của động năng cực đại của
electron quang điện vào tần số của bức xạ điện từ chiếu tới cho một
số kim loại khác nhau. Nếu sử dụng bức xạ điện từ kích thích có
bước sóng 240nm thì có bao nhiêu kim loại trong số các kim loại
trên xảy ra hiện tượng quang điện?
A. 5 B. 2 C. 3 D. 1
10. Cho hai đoạn mạch X và Y là các đoạn mạch điện xoay chiều
không phân nhánh. Nếu mắc đoạn mạch X vào hiệu điện thế xoay
chiều u=U0cosωt thì cường độ dòng điện qua mạch lệch pha π/6 so
với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Công suất tiêu thụ trên X
khi đó là P1 = 250√3W. Nếu mắc nối tiếp hai đoạn mạch X và Y
rồi nối vào hiệu điện thế xoay chiều như trường hợp trước thì điện
áp giữa hai đầu của đoạn mạch X và đoạn mạch Y vuông pha với
nhau. Công suất tiêu thụ trên X lúc này là P2= 90√3W. Công suất
tiêu thụ trên Y bằng bao nhiêu W?
ĐS: 120W

35
36
37

You might also like