You are on page 1of 11

A.

LÝ THUYẾT
I. CHƯƠNG II: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
Bài 1: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ.
I. Khái niệm
- Sóng cơ là sự lan truyền của dao động các phần tử môi trường trong một môi trường.
- Khi sóng truyền đi, mỗi phần tử của sóng dao động quanh vị trí cân bằng.
- Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc
với phương truyền sóng. Sóng ngang truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
- Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử môi trường dao động trùng với phương truyền
sóng. Sóng dọc truyền được trong chất rắn, lỏng và khí.
II. Các đại lượng đặc trưng của sóng
- Biên độ A của sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường nơi sóng truyền
qua.
- Chu kỳ T và tần số f của sóng là chu kỳ và tần số của phần tử môi trường nơi sóng
truyền qua, cũng là chu kỳ và tần số của nguồn.
- Bước sóng 𝜆 là quãng đường sóng truyền được trong 1 chu kỳ hay là khoảng cách giữa
2 điểm liên tiếp dao động cùng pha trên cùng phương truyền sóng.
- Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. Mỗi môi trường
có một tốc độ truyền sóng riêng.

𝑣
λ = v.T = 𝑓

III. Phương trình sóng

O M x
d

- Giả sử tại nguồn O phát ra sóng có phương trình uO = Acos(ωt)


- Phương trình dao động tại điểm M cách nguồn O một khoảng d:
𝑑
uM = Acos(ωt - 2𝜋 ) với λ là bước sóng truyền đi
𝜆
1
𝑑
- Dao động tại M chậm pha hơn dao động tại nguồn một lượng 2π .
𝜆

IV. Độ lệch pha của 2 điểm trên phương truyền sóng

𝑑
∆φ = 2π𝜆

d là khoảng cách giữa hai điểm


 Nếu hai điểm dao động đồng pha (cùng pha) ∆φ = k2π

d = kλ
 Nếu hai điểm dao động ngược pha ∆φ = (2k + 1)π
1
d = (k + 2) λ

𝜋
 Nếu hai điểm dao động vuông pha ∆φ = (2k +1)
2

1 𝜆
d = (k+ 2) 2

Bài 2: Giao thoa sóng.

I. Khái niệm
- Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha
không thay đổi theo thời gian.
- Hai sóng do hai nguồn kết hợp tạo ra gọi là hai sóng kết hợp.
- Giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp gặp nhau thì có những điểm luôn tăng cường
lẫn nhau, có những điểm triệt tiêu nhau.

2
II. Phương trình sóng tổng hợp
M
1
d2
d1
S1 S2

- Phương trình sóng tại hai nguồn S1 S2 : u1 = u2 = Acosωt


- Phương trình sóng tại M do hai nguồn truyền đến:
d1 d2
uM1 = Acos(ωt – 2π ) uM2 = Acos(ωt – 2π )
𝜆 𝜆

d1 - d2 d1 + d2
uM = uM1 + uM2 = 2Acos(𝜋 ).cos(ωt – 𝜋 )
𝜆 𝜆

𝑑1 - 𝑑2
- Độ lệch pha giữa hai sóng đến M: ∆φ = φ1 – φ2 = 2π
𝜆
𝑑1 - 𝑑2
- Biên độ dao động: AM = 2Acos(𝜋 )
𝜆

 Dao động cực đại Amax ➔ d1 – d2 = kλ


1
 Dao động cực tiểu Amin ➔ d1 – d2 = (k + )λ
2

- Trên đường thẳng nối hai nguồn


+ Khoảng cách giữa hai điểm cực đại hay hai cực tiểu liên tiếp gần nhau nhất
𝜆
là .
2
𝜆
+ Khoảng cách giữa hai điểm cực đại và cực tiểu gần nhau nhất là .
4

- Số vân cực đại trên đoạn thẳng nối 2 nguồn: - AB < kλ < AB
- Số vân cực tiểu trên đoạn thẳng nối 2 nguồn: - AB < (k + ½)λ < AB

Bài 3: Sóng dừng

I. Khái niệm
- Sóng đang truyền trong môi trường gặp vật cản sẽ bị phản xạ lại. Sóng phản xạ có cùng
tần số và bước sóng với sóng tới.
- Nếu vật cản cố định, sóng phản xạ ngược pha sóng tới.
- Nếu vật cả tự do, sóng phản xạ cùng pha sóng tới.
3
- Sóng tới và sóng phản xạ giao thoa với nhau và tạo thành sóng dừng. Sóng dừng là
sóng có các nút và các bụng cố định trong không gian.

- Những điểm đứng yên gọi là điểm nút. Những điểm dao động với biên độ cực đại là
điểm bụng.
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp là λ/2.
- Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp luôn ngược pha với nhau.

II. Điều kiện để có sóng dừng.


1. Hai đầu cố định
Chiều dài sợi dây phải bằng số nguyên lần nửa bước sóng.

𝜆
l=k2

2. Một đầu cố định một đầu tự do


Chiều dài sợi dây phải bằng bán nguyên lần nửa bước sóng
1 𝜆
l = (k + 2) 2

Bài 4: Sóng âm.

- Sóng âm là sóng dọc, lan truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.
4
- Sóng âm tai người nghe được có tần số từ 16Hz tới 20000Hz. Sóng có tần số nhỏ
hơn 16Hz gọi là hạ âm, lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.
- Âm có tần số xác định gọi là nhạc âm. Âm có tần số không xác định gọi là tạp âm.
I. Đặc trưng vật lý của sóng âm: tần số, cường độ âm và mức cường độ âm, đồ thị
dao động âm.
- Cường độ âm là lượng năng lượng dao động mà sóng âm tải qua một đơn vị diện
tích trong một đơn vị thời gian.

𝐴 𝒫 𝒫
I = 𝑆.𝑡 = = 4πr2 (W/m2)
𝑆
 Chú ý
I r2 𝒫1 n1𝒫0 n1
= ( r )2 = 𝒫 = n 𝒫 = n
Io 1 2 2 0 2

𝒫0 : Công suất một nguồn âm và n1, n2: số nguồn âm.


Âm cơ bản và họa âm.

- Dây đàn có chiều dài l, hai đầu cố định, chiều dài dây thỏa mãn điều kiện
𝜆 𝑣 𝑣
l=k =k ➔ f = k.
2 2𝑓 2𝑙

k = 1: Âm cơ bản
k = 2: Họa âm bậc 2…
- Ống sáo có một đầu kín, một đầu hở nếu chiều dài ống thỏa mãn điều kiện
1 𝜆 1 𝑣
l = (k + ) = (k + )
2 2 2 2𝑓

k = 0: Âm cơ bản
k = 1: Họa âm bậc 3
k = 2: Họa âm bậc 5
II. Đặc trưng sinh lý của âm: Độ cao, độ to, âm sắc.
1. Độ cao: Là đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với tần số âm. Âm có tần số càng lớn
thì âm càng thanh, âm có tần số càng nhỏ thì càng trầm.

5
2. Độ to: Là đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với mức cường độ âm. Độ to của âm
phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số âm.
3. Âm sắc: Là đặc trưng sinh lý của âm giúp ta phân biệt các âm phát ra từ các nguồn
khác nhau. Âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm.

6
B. BÀI TẬP

Bài 1: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Dạng 1: Các đại lượng cơ bản

Câu 1: Một sóng có tốc độ truyền 240m/s và có bước sóng 3,2m. Tính tần số và chu kỳ
sóng.

Câu 2: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 6 lần
trong 15s.

a. Tính chu kỳ của sóng biển.


b. Cho vận tốc truyền sóng biển là 3m/s. Tìm bước sóng.

Câu 3: Nếu sóng lan truyền với vận tốc 360m/s và tần số của nguồn phát sóng bằng
450Hz thì những điểm cách nhau 10cm trên cùng một phương truyền sóng sẽ dao động
lệch pha bao nhiêu? Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà dao động của chúng
cùng pha, ngược pha, vuông pha.

Câu 4: Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000m/s. Biết độ lệch pha của sóng
âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 2m trên cùng phương truyền sóng là π/2.
Tính bước sóng và tần số của sóng âm đó.

Câu 5: Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = Acos(20πt). Trong khoảng
2s sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

Câu 6: Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tần số f = 20Hz.
Có hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng, cách nhau một
đoạn d = 10cm luôn dao động ngược pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết 0,8 m/s <
v < 1 m/s.

Câu 7: Một nguồn sóng cơ dao động điều hòa với phương trình có dạng là u =
Acos(10πt + π/2). Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng

7
mà tại đó dao động của các phần tử vật chất môi trường lệch pha nhau π/3 là 5m. Tính
tốc độ truyền sóng.

Câu 8: Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20Hz, có tốc
độ truyền sóng nằm trong khoảng 0,7m/s đến 1m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên
Ox và cách nhau 10cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha
nhau. Tốc độ truyền sóng là bao nhiêu?

Dạng 2: Phương trình truyền sóng

Câu 9: Đầu A của một sợi dây đàn hồi dao động theo phương thẳng đứng có phương
trình u = 5cosπt. Viết phương trình dao động tại các điểm nằm trên dây và cách A 2,5m;
10m. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 5 m/s và biên độ sóng không thay đổi trong
suốt quá trình truyền sóng.

Câu 10: Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u =
cos(20t – 4x) (cm). Tính vận tốc truyền sóng.
𝑡 𝑥
Câu 11: Cho một sóng ngang có phương trình uM = 5cosπ ( – ), trong đó u và x
0,1 2

tính bằng cm, t tính bằng s. Tìm li độ của phần tử sóng tại M cách gốc tọa độ 30cm ở
thời điểm t = 2s.

Câu 12: Một sóng hình sin truyền theo chiều dương Ox với phương trình dao động của
nguồn sóng là uO = 4cos100πt (cm). Ở thời điểm M (theo hướng Ox) cách O một phần
tư bước sóng, viết phương trình dao động của phần tử tại M.

Câu 13: Một sợi dây đàn hồi có đầu O dao động với tần số f thay đổi trong khoảng từ
40Hz đến 53Hz. Sóng tạo thành lan truyền trên dây với vận tốc v = 5m/s. Tính tần số f
để điểm M cách O một khoảng bằng 20cm luôn dao động cùng pha với nguồn.

8
Bài 2: Giao thoa sóng cơ

Dạng 1: Các đại lượng cơ bản

Câu 1: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn cùng tần số 50Hz.
Biết khoảng cách giữa hai điểm dao động cực đại gần nhau nhất trên đường nối hai
nguồn là 5cm. Tính bước sóng, chu kỳ và tốc độ truyền sóng trên mặt nước.

Câu 2: Hai nguồn sóng phát ra sóng có phương trình u = acos40πt (cm). Vận tốc truyền
sóng trong môi trường là 80cm/s. Tính khoảng cách liên tiếp giữa hai điểm có biên độ
cực đại trên đường thẳng nối hai nguồn sóng.

Câu 3: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao
động với tần số f = 120Hz và cùng pha. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 60cm/s.
AB = 1cm. Tìm số vân cực đại, số vân cực tiểu.

Câu 4: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 có f = 120Hz đặt cách nhau 2,6 cm trên mặt
nước. Người ta quan sát thấy trên đường trung trực của đoạn S1S2 có 1 gợn lồi và mỗi
bên của đường trung trực có 12 gợn lồi hình hyperbol. Khoảng cách trên đường S1S2
giữa 2 gợn lồi ngoài cùng là 2,4cm. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước.

Dạng 2: Số điểm dao động cực đại và cực tiểu trên đường thẳng nối hai nguồn

Câu 5: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động
cùng pha tại hai điểm A và B cách nhau 16cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước
sóng 3cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực
đại, cực tiểu là bao nhiêu?

Câu 6: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1
và S2 dao động với tần số f = 15Hz và cùng pha, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v
= 30cm/s. Cho S1S2 = 9cm.

a. Tại M sao cho MS1 = 20cm và MS2 = 28cm là vân cực đại hay vân đứng yên thứ
mấy?

9
b. Giữa M và trung trực S1S2 có bao nhiêu vân cực đại?
c. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên S1S2.

Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng đồng bộ tại A, B trên mặt
nước. AB = 9,4 cm. Tại điểm M thuộc đoạn AB cách trung điểm của AB gần nhất một
đoạn 0,5cm. Biết M dao động với biên độ cực đại. Số điểm dao động với biên độ cực
đại trên AB là bao nhiêu?

Câu 8: Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 S2 cách nhau 20cm.
Hai nguồn này dao động thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos(40πt + π) và
u2 = 5cos40πt. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với
biên độ cực đại trên S1S2 là bao nhiêu?

Câu 9: Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau một đoạn 7cm dao động với tần số 40Hz,
tốc độ truyền sóng 0,6m/s. Tìm số điểm dao động cực đại giữa A và B trong hai trường
hợp:

a. Hai nguồn dao động cùng pha.


b. Hai nguồn dao động ngược pha.

Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn S1 S2 giống hệt nhau
cách nhau 5cm. Nếu sóng do hai nguồn tạo ra có bước sóng λ = 2cm thì trên đoạn S1S2
có thể quan sát được bao nhiêu cực đại giao thoa? Nếu tần số dao động mỗi nguồn giảm
đi 2 lần, thì trên S1S2 có bao nhiêu cực đại giao thoa?

Bài 3: Sóng dừng

Dạng 1: Các đại lượng cơ bản

Câu 1: Một dây đàn hồi dài 60cm phát ra một âm có tần số f = 100Hz. Quan sat trên
dây đàn ta thấy có 4 nút (kể cả 2 nút ở 2 đầu dây) và 3 bụng. Tính tốc độ truyền sóng
trên dây?

10
Câu 2: Một sợi dây AB = 20cm, hai đầu cố định dao động với tần số 20Hz. Biết tốc độ
truyền sóng là v = 100cm/s. Tính số bụng và số nút sóng có trên dây.

Câu 3: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m hai đầu cố định đang có 5 nút sóng (kể cả 2
đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là bao nhiêu?

Câu 4: Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương
vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là
22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng trên dây như
cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng bao nhiêu?

Câu 5: Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với nhánh
của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn
định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây AB là 20m/s. Kể cà A và B,
trên dây có bao nhiêu nút và bao nhiêu bụng sóng?

Câu 6: Người ta tạo ra sóng dừng trong một ống một đầu kín một đầu hở dài 0,825m
chứa đầy không khí ở điều kiện thường. Vận tốc truyền âm trong không khí là v =
330m/s. Hỏi tần số nhỏ nhất để có sóng dừng trong ống là bao nhiêu?

Câu 7: Một sợi dây A được treo lơ lửng, đầu B tự do, đầu A gắn vào bản rung có tần
số f = 100Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là v = 4m/s.

a. Chiều dài của sợi dây là ℓ = 21cm. Tính số bụng và số nút quan sát được.
b. Chiều dài sợi dây vẫn là 21cm, phải thay đổi tần số dao động như thế nào để chỉ có
8 bụng trên dây?

11

You might also like