You are on page 1of 156

TẬPlùcĐOÀN

TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn ĐIỆN


miÒn b¾c LỰC VIỆT NAM TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

TÀI LIỆU
BỒI HUẤN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG
NHÓM NGHỀ: THÍ NGHIỆM ĐIỆN

CHỨC DANH NGHỀ: THÍ NGHIỆM ĐIỆN

Hà Nội, năm 2021

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 1
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

1. ĐIỆN TỪ VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ


1.1 Lực điện từ
1.1.1 Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua
+ Bằng thực nghiệm cho ta thấy, khi đặt dây
dẫn mang dòng điện vuông góc với từ trường đều sẽ
xuất hiện một lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
+ Về trị số lực điện từ tỷ lệ với cường độ từ
cảm, chiều dài dây dẫn và cường độ dòng điện.
F = B.I.l
Trong đó: F- Lực điện từ ( N )
B - Cường độ từ cảm ( T )
l- Chiều dài tác dụng của dây dẫn (m)
+ Phương của lực F vuông góc với phương của
dây dẫn và phương của cường độ từ cảm. Chiều của
lực được xác định theo quy tắc bàn tay trái:

+ Quy tắc: Cho véc tơ cường độ từ cảm xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay tới
đầu 4 ngón tay duỗi thẳng theo chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra 90 độ chỉ chiều
của lực điện từ. (Hình 1- 1)
+ Chú ý: Nếu véc tơ từ cảm không vuông góc với dây dẫn mà hợp với dây dẫn một
góc  (Hình 1 - 2) thì cảm ứng được phân tích thành hai thành phần:
- Thành phần tiếp tuyến trùng với phương của dây dẫn: Bt
- Thành phần pháp tuyến vuông góc với dây dẫn: Bn
 Bn = B.sin
Trong đó chỉ có thành phần pháp tuyến (Bn) gây lên lực điện từ. Do đó phương
chiều trị số của lực được xác định theo Bn.
F = Bn.I.l = B.I.l.sin
1.1.2. Lực tác dụng giữa các dây dẫn mang dòng điện
+ Dây dẫn d1 mang dòng điện I1 tạo nên từ trường
B1
+ Dây dẫn d2 mang dòng điện I2 tạo nên từ trường
B2
- Hai dây dẫn này đặt gần nhau và song song với
nhau thì giữa chúng xuất hiện một lực tương tác vì: dây
dẫn d2 mang dòng điện I2 đặt vuông góc với từ trường do
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 2
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

dòng I1 gây nên. Dây dẫn d2 chịu một lực điện từ F1


chiều được xác định theo quy tắc bàn tay trái (Hình 1 -
3).
- Ngược lại dây dẫn d1 mang dòng điện I1 đứng trong từ trường do dòng điện I2 gây
nên, do đó dây dẫn d1 chịu tác dụng một lực điện từ F2 chiều như hình vẽ.
Về trị số : F1 = B1. I2. l2 ; F2 = B2. I1. l1
Người ta chứng minh được: F1 = F2= F = K I1I210-7 (N)
Trong đó: K- Hệ số phụ thuộc vào kích thước hình học của hai dây dẫn.
Tóm lại: Hai dây dẫn mang dòng điện đặt gần nhau sẽ xuất hiện các lực điện từ tác
dụng lên nhau. Chúng hút nhau nếu hai dòng điện cùng chiều, đẩy nhau nếu hai dòng
điện ngược chiều.
1.2. Hiện tượng cảm ứng điện từ
1.2.1. Định luật cảm ứng điện từ
+ Nối hai đầu của một ống dây với điện kế G như
hình 1 - 4, khi di chuyển nam châm vĩnh cửu trong lòng
ống dây thì kim điện kế có thể lệch sang phải hoặc sang
trái 1 góc. Nếu di chuyển càng nhanh thì kim điện kế
lệch 1 góc càng lớn ngừng không di chuyển thì kim chỉ
"0".
Từ thí nghiệm trên nhà bác học Pha-ra-đây đã
phát minh ra định luật cảm ứng điện từ như sau: "Khi từ thông qua một mạch kín biến
thiên thì trong mạch kín đó sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện cảm ứng chỉ xuất
hiện trong thời gian từ thông biến thiên mà thôi".
1.2.2. Định luật Len xơ
Nhà bác học người Nga Len xơ đã tìm ra quy luật về chiều sức điện động cảm ứng
như sau:
Định luật: “ Khi từ thông xuyên qua một vòng dây kín biến thiên sẽ làm xuất hiện
một sức điện động gọi là sức điện động cảm ứng trong vòng dây, sức điện động này có
chiều sao cho dòng điện do nó sinh ra tạo thành từ thông có tác dụng chống lại sự biến
thiên của từ thông đã sinh ra nó”.

+ Trị số sức điện động cảm ứng: e  
t
Dấu (-) trong biểu thức thể hiện định luật Len xơ về chiều sức điện động cảm ứng.

là tốc độ biến thiên của từ thông theo thời gian t
t

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 3
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Giải thích và ví dụ (Hình 1 - 5)



+ Khi từ thông biến thiên tăng tức là  0 - (Hình 1 - 5a), khi đó sức điện động
t
cảm ứng e âm. Nếu vòng dây kín sẽ sinh ra dòng điện cùng chiều và tạo thành từ thông
' (Chiều xác định theo quy tắc vặn nút chai) ngược với chiều từ thông chính , nghĩa là
' chống lại sự tăng của từ thông 

+ Khi từ thông biến thiên giảm nghĩa là 0 (Hình 1 - 5b), khi đó sức điện động
t
cảm ứng e dương, dòng điện do nó sinh ra cùng chiều, tạo ra ' cùng chiều với . Nghĩa
là ' có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông . Đúng
như định luật về chiều sức điện động cảm ứng đã nêu.
1.2.3. Sức điện động cảm ứng - Quy tắc bàn tay phải
+ Giả sử một dây dẫn thẳng có chiều dài là l chuyển
động trong từ trường đều với vận tốc (v) vuông góc với
đường sức (Hình 1 - 6).
+ Trong thời gian  t dây dẫn chuyển động được 1
đoạn là:  b = v.  t, do đó từ thông đã biến thiên được
1lượng là:
  = B. l. v.  t

Sức điện động cảm ứng được xác định như sau:

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 4
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

  E  B. v. l
e=-
t
Trong đó: E - Sức điện động cảm ứng (V)
B - Cảm ứng từ (T)
v - Vận tốc chuyển động của dây dẫn (m/s)
l - Chiều dài tác dụng của dây dẫn (m)
+ Chiều của sức điện động được xác định theo quy tắc bàn tay phải.
Quy tắc phát biểu như sau: Cho đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón tay cái
choãi ra theo chiều chuyển động của dây dẫn, thì chiều từ cổ tay tới đầu 4 ngón tay duỗi
thẳng sẽ là chiều sức điện động cảm ứng.
* Chú ý: Nếu dây dẫn chuyển động với vận tốc v không vuông góc với đường sức
từ thì: E = B. v. l. sin (Hình 1 - 6b)
1.2.4. Ứng dụng
a. Nguyên tắc máy phát điện (Hình 1 - 7)
+ Khi dây dẫn chuyển động vuông góc với đường
sức từ với vận tốc v thì trong dây dẫn xuất hiện 1 sức
điện động cảm ứng (Chiều xác định theo quy tắc bàn
tay phải):
Trị số : E = B. v. l
+ Nếu mạch ngoài nối kín qua điện trở R (phụ tải ) thì trong mạch có dòng điện cảm
ứng cùng chiều với sức điện động. Dòng này qua dây dẫn làm xuất hiện 1 lực điện từ:
F  B.I .l (chiều được xác định theo quy tắc bàn tay trái).
+ Từ hình vẽ cho thấy lực F cản trở sự chuyển động của dây dẫn. Như vậy để dây
dẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc v, ta phải tác dụng vào dây dẫn 1 lực bằng trị số lực
F nhờ một động cơ sơ cấp. Công suất cơ do động cơ sơ cấp cung cấp cho động cơ sơ cấp
là:
Pcơ = F. v = B.I.l. v = E. I = Pđiện
+ Kết quả là dây dẫn chuyển động trong từ trường đã có tác dụng biến công suất cơ
của động cơ sơ cấp thành công suất điện cung cấp cho phụ tải. Đó chính là nguyên tắc
của máy phát điện.
b. Nguyên tắc động cơ điện: (Hình 1 - 8)

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 5
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Cho dòng điện vào dây dẫn đặt vuông góc với đường sức từ của từ trường đều,
dây dẫn sẽ chịu tác dụng một lực điện từ: F = B. I. l . Chiều được xác định theo quy tắc
bàn tay trái.
+ Giả sử dưới tác dụng của lực điện từ làm dây dẫn chuyển động với vận tốc v theo
phương của lực. Khi đó trong dây dẫn xuất hiện một sức điện động cảm ứng:
E = B. v. l .
(Chiều được xác định theo quy tắc bàn tay
phải.)
+ Từ hình vẽ ta thấy sức điện động ngược
chiều với chiều dòng điện nên được gọi là sức phản
điện động.
Gọi R0 là điện trở dây dẫn. Điện áp của nguồn
là U, áp dụng định luật Kiếc Khốp II ta có:
U - E = I.R0  U = E + I.R0
Nhân hai vế với I ta được:
UI = E.I + I2R0 = B.v.l.I + I2R0 = Fv + I2R0
Pđiện = Pcơ + P0
Trong đó: Pđiện = UI - Công suất điện của nguồn cung cấp cho phụ tải
Pcơ = Fv - Công suất do động cơ sinh ra để kéo máy công cụ
P0 = I2R0 - Tổn hao công suất trên điện trở trong của động cơ
Vậy: Dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đã nhận công suất điện của nguồn
biến thành công suất cơ. Đó là nguyên tắc của động cơ điện.

2. VẬT LIỆU TỪ
2.1. Khái niệm về vật liệu từ
Môi trường có khả năng nhiễm từ gọi là chất từ hay vật liệu từ. Một trong những tác
dụng cơ bản của dòng điện là tác dụng từ. Đó chính là cơ sở để chế tạo các loại máy điện.
Để truyền tải được năng lượng từ trường cần phải có những vật liệu có từ tính, đó chính
là nhóm vật liệu dẫn từ (còn gọi là vật liệu sắt từ ). Kim loại chủ yếu có từ tính là sắt
cacbon, niken và các hợp kim của chúng, bên cạnh đó còn có côban cũng được gọi là chất
sắt từ đã qua quá trình tinh luyện.
2.2. Một số vật liệu dẫn từ thông dụng
Trong kỹ thuật điện thường sử dụng các loại vật liệu sắt từ sau đây:

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 6
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

2.2.1. Vật liệu sắt từ mềm:


Vật liệu từ mềm có độ từ thẩm cao, lực kháng từ và tổn hao từ trễ nhỏ. Được dùng
để chế tạo mạch từ của các thiết bị điện, đồ dùng điện. Đặc điểm của loại vật liệu này là
độ dẫn từ lớn, tổn hao bé. Các vật liệu chính là:
1) Sắt (thép cácbon thấp)
Nhìn chung sắt thỏi chứa một lượng nhỏ tạp chất, như là cácbon, sulfur, mangan,
silíc, và các nguyên tố khác làm yếu đi những tính chất từ tính của nó. Bởi vì điện trở
suất của nó tương đối thấp, thép thỏi phần lớn chỉ dùng cho các lõi từ. Nó thường được
làm bằng sắt đúc tinh chế trong các lò luyện kim hoặc lò thổi với tổng lượng chứa (0,08 –
0,1)% tạp chất.
Vật liệu này được biết đến dưới cái tên là thép armco được sản xuất theo nhiều cấp
độ khác nhau. Thép điện cácbon thấp, hoặc tấm điện, một trong những loại khác nhau của
thép thỏi, độ dày của tấm từ 0,2 đến 4mm, không chứa trên 0,04% cácbon và không quá
0,6% của các nguyên tố khác. Độ thẩm từ cao nhất đối với những loại thép khác nhau
không trên mức 3500  4500, lực kháng từ tương ứng không cao hơn (100  62)A/m...
Sắt đặc biệt tinh khiết được sản xuất bằng cách điện phân trong dung dịch của sulfát sắt
hay clorua sắt. Nó chứa 0,05 tạp chất. Vì có điện trở tương đối thấp nên sắt tinh khiết kỹ
thuật được sử dụng tương đối ít, chủ yếu làm mạch từ từ thông không đổi.
2) Thép lá kỹ thuật điện.
a. Tính chất. Từ những lá thép cacbon thấp có thành phần C < 0,04% và các tạp
chất khác < 0,6%) có trị số từ thẩm tương đối từ 3500  4500, cường độ từ trường khử từ
(6496)A/m. Người ta đưa thêm silic vào thành phần của những lá thép này. Hàm lượng
silic này dùng để hạn chế tổn hao do từ trễ và tăng điện trở của thép để giảm tổn hao do
dòng điện xoáy. Nếu thành phần silic nhiều (trên 5%) thì làm tăng độ dòn, giảm độ dẻo
nên vật liệu rất khó gia công. Tùy theo thành phần silic có trong thép nhiều hay ít mà tính
chất từ thay đổi khác nhau. Thép có hàm lượng silic cao chủ yếu làm mạch từ cho máy
biến áp. Thép có hàm lượng silic rất nhỏ được dùng làm mạch từ trong trường hợp từ
thông không đổi.
b. Phân loại.
- Theo thành phần ta có: sắt kỹ thuật; thép silic.
- Theo công nghệ chế tạo ta có 2 loại: thép cán nóng và thép cán nguội. Trong thép
cán nóng và thép cán nguội ta có:
+ Thép đẳng hướng: có tính năng từ tính tốt hơn thường dùng làm lõi thép máy biến
áp.
+ Thép vô hướng: thường dùng trong máy điện quay.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 7
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

c. Công dụng. - Thép với hàm lượng silic cao chủ yếu dùng để làm lỏi thép máy
biến áp mà ta thường gọi là tôn silic. - Thép có thớ đẳng hướng: có tính năng từ tính tốt
hơn thường dùng làm lõi thép máy biến áp. Sử dụng các thép này làm máy biến áp điện
lực giảm được trọng lượng và kích thước. - Thép có thớ vô hướng: thường dùng trong
máy điện quay. Các kích thước thường dùng nhất của thép kỹ thuật điện được cho trong
bảng
3) Pécmaloi: (Permallois)
Là hợp kim của sắt - niken có độ từ thẩm ban đầu rất lớn trong từ trường yếu, bởi vì
chúng không có hiện tượng dị hướng và từ giảo. Pécmalôi được chia làm 2 loại:
+ Loại nhiều niken: (7280)%Ni được dùng làm lỏi cuộn cảm có kích thước từ
nhỏ, mạch từ trong máy biến áp âm tần nhỏ, mạch từ trong máy biến áp xung và trong
các máy khuếch đại từ.
+ Loại ít niken: (4050)%Ni có cường độ từ cảm bảo hòa lớn hơn gấp 2 lần loại có
nhiều niken. Được dùng làm mạch từ cho máy biến áp điện lực, lõi cuộn cảm và các dụng
cụ có mật độ từ thông cao.
4) Alusife:
Hợp kim sắt với silíc và nhôm có tên gọi là alusife. Thành phần tốt nhất của alusife
là 9,5% Si, 5,6% Al. còn lại là Fe. Hợp kim này có đặc tính cứng và giòn, nhưng cũng có
thể chế tạo ở dạng đúc định hình.
Các sản phẩm chế từ alusife như: màn từ, thân các dụng cụ v.v...được chế tạo bằng
phương pháp đúc với thành của chi tiết không mỏng hơn (2-3) mm vì hợp kim này giòn.
Điều này làm hạn chế rất nhiều khi sử dụng vật liệu này. Vf vật liệu này giòn nên có thể
nghiền thành bột để sản xuất lõi ép cao tần.
5) Ferit: là những vật liệu sắt từ nó là bột các oxýt sắt, kẻm và một số vật liệu ở
dạng mịn, có thể định dạng theo ý muốn thông qua công nghệ kết dính và dồn kết dính
các bột kim loại. Ferit có điện trở suất rất lớn nên dòng điện xoáy chạy trong đó rất nhỏ.
Dùng làm mạch từ của các cuộn dây trong máy móc điện tử, máy khuếch đại tần số . . .
2.2.2. Vật liệu sắt từ cứng
Các vật liệu sắt từ cứng thường có tổn hao do từ trễ lớn, cường độ từ trường khử từ
cao, độ từ thẩm nhỏ hơn so với vật liệu sắt từ mềm. Tùy theo thành phần trạng thái và
phương pháp chế tạo các vật liệu sắt từ cứng được chia làm nhiều loại:
- Thép hợp kim hóa, được tôi đến trạng thái máctenxít.
- Các hợp kim từ cứng. alni, alnisi, alnico, macnico...
- Các nam châm dạng bột. Là loại có độ dẫn từ thấp hơn, có từ dư lớn, nhưng có
khả năng luyện từ, chủ yếu dùng để chế tạo nam chậm vĩnh cửu trong máy điện, trong
các cơ cấu đo. Vật liệu chủ yếu là thép cácbon, thép crom, thép vonfram, thép côban .
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 8
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

a. Thép hợp kim hóa được tôi đến trạng thái mactenxít. Là loại thép được hợp
kim hoá với các chất như: vonfram, crôm, molipden, côban. Loại thép này là vật liệu đơn
giản và dễ kiếm nhất để làm nam châm vĩnh cửu.
b. Các hợp kim từ cứng. Thường được gọi là hợp kim aluni: (Al - Ni - Fe) Loại
này có năng lượng từ lớn. Nếu cho thêm côban hoặc silic thì tính chất từ của hợp kim
tăng lên. Hợp kim aluni, nếu cho thêm silic gọi là alunisi, nếu cho thêm côban gọi là
alunico. Nếu trong hợp kim alunico có hàm lượng côban là lớn nhất ta gọi là macnico.
c. Các nam châm dạng bột. Chế tạo nam châm vĩnh cửu bằng phương pháp luyện
kim bột được đề ra vì hợp kim đúc sắt – niken – nhôm không thể chế tạo sản phẩm nhỏ
và có kích thước chinh xác được. Chúng ta cần phân biệt hai loại nam châm bột kim loại
gốm và nam châm bột có các hạt gắn bằng chất kết dính nào đó (nam châm kim loại dẻo).
Loại thứ nhất được chế tạo bằng cách ép bột nghiền từ các hợp kim từ cứng, sau đố thiêu
kết ở nhiệt độ cao. Các chi tiết nhỏ chế tạo bằng công nghệ này có kích thước tương đối
chính xác, không cần gia công thêm. Loại thứ hai được chế tạo bằng phương pháp ép
giống như ép các chi tiết bằng chất dẻo nhưng chất độn ở đây được nghiền từ hợp kim từ
cứng. Vì chất độn cứng nên cần áp
2.3.3. Các vật liệu từ có công dụng đặc biệt.
1) Các chất sắt từ mềm đặc biệt. Các vật liệu từ mềm có thể chia thành các nhóm dựa
vào các tính chất từ đặc biệt của chúng đó là:
a) Các hợp kim có đặc tính độ từ thẩm thay đổi rất ít khi cường độ từ
trường không đổi: Loại hợp kim thuộc nhóm này có tên gọi là pecminva, là hợp kim của
ba nguyên tố: Fe – Ni – Co với hàm lượng các thành phần là 25; 45 và 30%. Hợp kim ủ ở
nhiệt độ 10000C, sau đó giữ ở nhiệt độ (400  500)0C rồi làm nguội chậm. Pecminva có
lực kháng từ nhỏ, độ từ thẩm ban đầu của nó bằng 300 và giữ không đổi trong khoảng
cường độ trường đến 3 ơcstet với cảm ứng từ 1000 gauss. Pecminva ổn định từ kém,
nhạy cảm với nhiệt độ và ứng suất cơ.
b) Các hợp kim có độ từ thẩm phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ: Là hợp kim
nhiệt từ gồm: Ni – Cu; Fe – Ni; Fe – Ni – Cr. Các hợp kim này dùng để bù sai số nhiệt độ
trong các thiết bị, sai số này gây bởi sự biến đôi từ cảm của nam châm vĩnh cửu hay điện
trở của dây dẫn trong các dụng cụ điện khi nhiệt độ môi trường khác với nhiệt đọ lúc
khắc độ. Để có độ từ thẩm phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, ngưòi ta sử dụng tính chất của
các chất sắt từ là cảm ứng từ giảm khi tăng nhiệt độ đến gần điểm Quyri. Đối với các chất
sắt từ này điểm Quyri nằm trong khoảng 0 đến 1000C tùy thuộc vào nguyên tố hợp kim
hóa phụ. Hợp kim Ni – Cu với hàm lượng 30% Cu có thể bù sai số trong giới hạn từ (20
đến 80)0C; với 40% Cu từ (- 50 đến 10)0C.
c) Các hợp kim có độ từ giảo cao.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 9
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Là hợp kim của Fe – Cr; Fe – Co và Fe – Al. Các hợp kim này dùng làm lõi máy
phát dao động âm ở tần số âm thanh và siêu âm. Độ từ giảo các hợp kim này có dấu
dương. Để chế tạo vật liệu này có thể dùng niken lá mỏng rất tinh khiết với độ từ giảo
âm.
Là hợp kim của Fe – Co có từ cảm bão hòa từ rất cao đến 24000 gauss. Điện trở của
hợp kim không lớn. Hợp kim có tên gọi là Pecmenđuyara với hàm lượng côban từ 50 đên
70%. Pecmenđuyara có giá thành cao nên chỉ dùng ở các thiết bị đặc biệt, trong các bộ
phận của loa động, màng ống điện thoại, dao động ký v.v...
2) Ferít
Ferít là gốm từ có điện dẫn điện tử không đáng kể, do đó nó có thể xếp vào loại bán
dẫn điện tử. Trị số điện trở suất rất lớn do đó năng lượng tổn hao ở vùng tần săotng cao
và cao tương đối nhỏ cùng với tính chất từ tương đối tốt làm cho ferít được dùng rất rộng
rãi ở tần số cao. Người ta chia ferít thành 3 loại:
a) Ferít từ mềm. Loại ferít từ mềm có từ cảm lớn nhất (hơn 3000gauss) và lực
kháng từ nhỏ khoảng 0,2 ơcstet. Ferít với trị số  lớn có trị số tổn hao lớn và tăng nhanh
khi tần số tăng. Ferít có hằng số điện môi tương đối lớn, trị số này phụ thuộc vào tần số
và thành phần ferít. Khi tần số tăng hằng số điện môi giảm. Tang góc tổn hao của ferít từ
0,005 đến 0,1. Ferít có hiện tượng từ giảo và ở các ferít khác nhau hiệu ứng này cũng
khác nhau.
Hiện nay người ta thường sử dụng các nhóm ferít hỗn hợp như: mangan – kẽm;
niken – kẽm, liti – kẽm.
b) Ferít từ cao tần. Ngoài ferít từ mềm, ở tần số cao có thể dùng thép kỹ thuật điện
hoặc pecmalôi cán nguội và điện môi từ.
Bề dày tấm thép đạt tới (25-30)m. Các tính chất từ của vật liệu cán mỏng gần
giống với khi chưa cán nhưng giá thành chúng cao hơn và công nghệ lắp ghép mạch từ
bằng vật liệu mỏng khá phức tạp. Vật liệu điện môi từ chế tạo bằng cách nén bột sắt từ có
chất kết dính cách điện hữu cơ hay vô cơ. Các chất sắt từ thường dùng là sắt cácbonyl,
pécmalôi, alusife v.v.... Chất dính kêt cách điện là nhưa fenol – foócmalđêhyt, polistirol,
thủy tinh v.v..Các chất sắt từ cần phải có từ tính cao, còn các chất kết dính thì phải tạo
thành lớp cách điện liên tục không gián đoạn giữa các hạt ferít. Các lớp này cần có bề dày
đồng nhất và độ bền kết dính giữa các hạt với nhau.
c) Ferít có vòng từ trễ chữ nhật. Ferít có vòng từ trễ chữ nhật được đặc biệt chú ý
trong kỹ thuật máy tính để làm bộ nhớ. Vật liệu và các sản phẩm của nó có một loạt yêu
cầu đặc biệt. Để đặc trưng cho chúng thường dùng một vài tham số phụ. Trong số này
phải kể đến tham số cơ bản của hệ số chữ nhật Kcn của chu trình từ trễ, nó là tỉ số giữa
cảm ứng từ dư Bdư và cảm ứng từ lớn nhất Bmax.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 10
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Để xác định Bmax thường đo nó ở trị số Hmax= 5Hk. Hệ số Kcn càng gần tới 1 càng
tốt. Ferít từ trễ chữ nhật khi sử dụng cần chú ý đến sự thay đổi tính chất của chúng theo
nhiệt độ. Ví dụ khi nhiệt độ biến đổi từ -200C đến 600C thì lực kháng từ giảm (1,5  2)
lần, cảm ứng từ giảm (5  35)%.
3. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN, DẪN ĐIỆN
3.1. Lý thuyết phân vùng năng lượng vật chất
Có thể sử dụng lý thuyết phân vùng năng lượng để giải thích, phân loại vật liệu
thành các nhóm vật liệu dẫn điện, cách điện và vật liệu bán dẫn.
Khi nguyên tử ở trạng thái bình thường không bị kích thích, một số trong các mức
năng lượng được các điện tử lấp đầy, còn ở các mức năng lượng khác điện tử chỉ có thể
có mặt khi nguyên tử nhận được năng lượng từ bên ngoài tác động (trạng thái kích
thích). Nguyên tử luôn có xu hướng quay về trạng thái ổn định. Khi điện tử chuyển từ
mức năng lượng kích thích sang mức năng lượng nguyên tử nhỏ nhất, nguyên tử phát ra
phần năng lượng dư thừa.
Do không có năng lượng của chuyển động nhiệt nên vùng năng lượng bình thường
của nguyên tử ở vị trí thấp nhất và được gọi là vùng hóa trị hay còn gọi là vùng điền đầy
(ở 00K các điện tử hóa trị của nguyên tử lấp đầy vùng này).
Mỗi một điện tử đều có một mức năng lượng nhất định. Các điện tử hóa trị
của lớp ngoài cùng ở nhiệt độ 0oK chúng tập trung lại thành một vùng, gọi là vùng
hóa trị hay vùng đầy (1).
Các điện tử tự do có mức năng lượng cao hơn tập hợp lại thành dải tự do gọi là
vùng tự do hay vùng dẫn (2).
Giữa vùng đầy và vùng tự do có một vùng trống gọi là vùng cấm (3).
Trên hình vẽ cho sơ đồ phân bố vùng năng lượng của vật rắn ở nhiệt độ tuyệt đối
0oK.

Trên cơ sở giản đồ năng lượng, người ta phân loại theo vật liệu dẫn điện, vật liệu
dẫn từ, vật liệu cách điện và vật liệu bán dẫn.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 11
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

3.2. Vật liệu dẫn điện


3.2.1. Định nghĩa
Vật liệu dẫn điện là chất có vùng tự do nằm sát với vùng đầy, thậm chí có thể
chồng lên vùng đầy (W 0,2eV). Vật liệu dẫn điện có số lượng điện tử tự do rất
lớn; ở nhiệt độ bình thường các điện tử hóa trị ở vùng điền đầy có thể chuyển sang
vùng tự do rất dễ dàng, dưới tác dụng của lực điện trường các điện tử này tham gia
vào dòng địên dẫn. Chính vì vậy vật dẫn có tính dẫn điện tốt.
3.2.2 Phân loại
Vật liệu dẫn điện có thể là những vật rắn, lỏng và trong những điều kiện nhất định
có thể khí.
Vật liệu ở thể rắn là các kim loại và hợp kim. Vật dẫn kim loại chia làm 2 loại là
loại có điện dẫn cao và loại có điện trở cao. Kim loại có điện dẫn cao dùng làm dây dẫn,
cáp điện, dây quấn máy điện, loại có điện trở cao dùng trong các dụng cụ đốt nóng bằng
điện, đèn tháp sáng, biến trở.
Vật liệu ở thể lỏng là các kim loại nóng chảy và các dung dịch điện phân vì kim loại
thường nóng chảy ở nhiệt độ cao trừ thuỷ ngân có nhiệt nóng chảy 39 0C nên trong thực tế
kim loại lỏng chỉ có thuỷ ngân được dùng trong thực tế kỹ thuật
3.2.3 Đặc tính của vật liệu dẫn điện
Khi nghiên cứu đặc tính dẫn điện của vật liệu cần quan tâm đến các tính chất cơ bản sau
a. Điện dẫn suất và điện trở suất
Điện dẫn suất hay điện trở suất của vật liệu tính theo biểu thức sau:
1
γ m/mm2
ρ
Trị số nghịch đảo của điện dẫn suất  gọi là điện trở suất , nếu vật dẫn có tiết điện không
đổi là S và độ dài l thì:
S
ρR
l
Đơn vị của điện trở suất là .mm2/m, quan hệ giữa các đại lượng này như sau:
1.m = 106mm2/m = 106 m
1mm2/m = 1 m
Trị số điện trở suất của vật dẫn kim loại biến đổi trong khoảng tương đối rộng từ
0.016(bạc) đến 10mm2/m (hợp kim sắt- crôm- nhôm).
b. Hệ số nhiệt của điện trở suất

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 12
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ hẹp quan hệ giữa
điện trở suất với nhiệt độ gần như đường thẳng, giá trị điện trở suất ở cuối đoạn nhiệt độ
t có thể tính theo công thức sau:
ρ t  ρ 0 (1  α P .t)
Trong đó: t : điện trở suất đo ở nhiệt độ t0
0 : điện trở suất ở nhiệt độ ban đầu t0
P : hệ số nhiệt của điện trở suất
Hệ số nhiệt của điện trở suât nói lên sự thay đổi điện trở suất của vật liệu khi nhiệt độ
thay đổi.
c. Nhiệt dẫn suất
Nhiệt dẫn suất của kim loại dẫn điện có quan hệ vơi điện dẫn suất kim loại các kim loại
khác nhau ở nhiệt độ bình thường với điện dẫn suất tính bằng S/m còn nhiệt dẫn suất tính
bằng W/độ.m
d. Hiệu điện thế tiếp xúc và sức nhiệt động
Khi cho hai kim loại khác nhau tiếp xúc thì giữa chúng phát sinh hiệu điện thế nguyên
nhân sinh ra hiệu điện thế tiếp xúc là công thoát điện tử của kim loại khác nhau đông thời
do số điện tử tự do khác nhau mà áp lực khi điện tử ở kim loại khác nhau có thể không
giống nhau.
e. Hệ số nhiệt độ dãn nở dài của vật dẫn kim loại
Hệ số dãn nở nhiệt theo chiều dài của vật dẫn kim loại là trị số của hệ số dãn nở dài theo
nhiệt độ và nhiệt độ nóng chảy . Khi hệ số cao sẽ dễ nóng chảy ở nhiệt độ thấp còn kim
loại có hệ số nhỏ sẽ khó nóng chảy(l).
f. Tính cơ học của vật liệu
Tính chất cơ học hay còn gọi là cơ tính là khả năng chống lại tác dụng của lực bên ngoài
lên kim loại
Cơ tính kim loại bao gồm tính đàn hồi, tính dẻo, tính dai, độ cứng, chịu được va chạm, và
độ chịu mỏi
3.2.4. Một số vật liệu dẫn điện thông dụng
a. Đồng
 Phân loại và ký hiệu:
 Căn cứ vào lượng tạp chất:
Nếu căn cứ vào lượng tạp chất còn tồn tại ở trong đồng thì đồng được chia thành
các loại sau:
+ M1: Có 99,9% Cu; 0,1% là các tạp chất khác. Trong đó lượng ôxy không được
quá 0,08% (ôxy có ở trong đồng sẽ làm cho tính chất cơ học của đồng kém đi).

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 13
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ MO: có 99,95% Cu; 0,05%; là các tạp chất khác. Trong đó lượng ôxy không quá
0,02%.
 Căn cứ vào quá trình sản xuất:
Nếu căn cứ vào quá trình sản xuất thì đồng chia thành các loại sau:
+ MT: Khi thực hiện gia công kéo nguội ta thu được loại đồng cứng.
+ MN: Là loại đồng ủ được nung nóng vài trăm độ C sau đó làm nguội và thu được
loại đồng mềm.
b. Tính chất:
 Tính chất cơ học:
Đồng có độ bền cơ học tương đối cao, dễ dát mỏng, dễ vuốt, dễ kéo sợi, gia công dễ
dàng khi nóng và lạnh, dễ hàn nối.
+ Đồng MO có đặc tính cơ tốt hơn đồng M1.
+ Đồng MT có giới hạn bền cao hơn đồng MN.
 Tính chất vật lý:
Đồng có màu đỏ nhạt sáng rực, có nhiệt dẫn suất cao. Khối lượng riêng của đồng là
d = 8,9 g/cm3 nhiệt độ nóng chảy t0nc = 10830C.
 Tính chất hoá học:
Đồng là kim loại có sức đề kháng tốt đối với sự ăn mòn. Đồng có thế điện hoá khi
tiếp xúc với kim loại khác (sắt, nhôm, kẽm) thì không gây nguy hiểm cho đồng.
Đồng bị ôxy hoá chậm ở môi trường có độ ẩm cao và nó bị ôxy hoá mạnh ở môi
trường có nhiệt độ cao.
Sự ôxy hoá và sự ăn mòn của đồng có thể ngăn cản được bằng cách tráng thiếc khi
nung nóng hoặc mạ bạc, cadmi bằng phương pháp điện phân.
 Tính chất điện:
Đồng là kim loại có điện dẫn suất khá lớn  = 58m/mm2; điện trở suất nhỏ  =
0,0172mm2/m. Vì thế trong kỹ thuật điện nó là kim loại dẫn điện tốt nhất chỉ đứng thứ
hai sau bạc (Ag).
Điện dẫn suất của đồng rất nhạy cảm với các tạp chất có ở trong đồng.
Ví dụ: Có 0,5% tạp chất: Zn; Cd. Ag thì điện dẫn suất của đồng giảm 5%.
Có 0,5% tạp chất: Ni; Sn; Al thì điện dẫn suất của đồng giảm 25% - 40%.
Có 0,5% tạp chất: Be; Fe; P thì điện dẫn suất của đồng giảm hơn 50%.
c. Công dụng:
Đồng là loại vật liệu quan trọng nhất trong tất cả các vật liệu dẫn điện được sử dụng
trong kỹ thuật điện.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 14
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Đồng cứng: Được sử dụng ở mọi nơi cần có độ cứng và độ bền cao như các tiếp
điểm của các khí cụ điện, thiết bị đóng ngắt điện, thanh dẫn của thiết bị phân phối, phiếu
góp của máy điện.
Đồng mềm: Có tiết diện tròn, hình chữ nhật dùng làm dây dẫn và dây quấn thiết bị
điện.
Tuy vậy đồng là một trong số kim loại hiếm nó chỉ chiếm 0,01% trong lòng đất, giá
thành đắt.
2.4.2. Hợp kim đồng
a. Đồng thanh
 Thành phần:
Là hợp kim của đồng với lượng nhỏ thiếc (Sn); silic (Si); phốtpho (P); beri (Be)
crôm (Cr); magiê (Mg); cadmi (Cd).
 Tính chất:
Với thành phần thích hợp có tính hợp kim tốt hơn đồng tinh khiết rất nhiều: Giới
hạn bền kéo của đồng thanh có thể đạt tới  kéo = 80 – 135kG/mm2. Điện trở suất của
đồng thanh lớn hơn đồng tinh khiết.
Người ta sử dụng đồng thanh rộng rãi vào những việc chế tạo những chi tiết cần có
độ cứng và độ bền cao và những chi tiết lò xo dẫn điện.
Nếu cho chất phụ cadmi vào đồng thì người ta thu được kết quả tốt, chất phụ này
tuy làm cho điện dẫn suất giảm đi một ít nhưng độ bền cơ và độ cứng tăng lên rất nhiều,
giới hạn bền kéo của đồng thanh cadmi có thể đạt tới  kéo = 105kG/mm2. Được dùng ở
những chỗ tiếp xúc, phiến góp có công dụng đặc biệt.
b. Đồng thau
Là hợp kim của đồng và kẽm. Nó có độ giãn dài tương đối cao, độ bền kéo  kéo =
32 – 35 kG/mm2 và tính công nghệ ưu việt hơn so với đồng tinh khiết khi gia công rèn,
dập, kéo sợi mảnh …
Đồng thau dùng trong kỹ thuật điện để sản xuất ra mọi chi tiết dẫn điện. Điện trở
suất của đồng thau cao hơn đồng thuần khiết.
2.2.4.3.Nhôm
a. Thành phần và ký hiệu:
Nhôm sử dụng trong kỹ thuật điện có tạp chất trong thành phần không quá 0,5%
được ký hiệu là A1; nhôm tinh khiết hơn trong thành phần lượng tạp chất không quá
0,03% được ký hiệu là ABOO được sử dụng để sản xuất các nhôm lá, các điện cực và vỏ
tụ điện điện phân. Nhôm có độ tinh khiết cao nhất là loại nhôm trong thành phần lượng
tạp chất không quá 0,004% được ký hiệu là ABOOO các tạp chất khác nhau sẽ làm giảm
điện dẫn suất của nhôm.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 15
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Nếu có 0,5% tạp chất là Ni, Si, Zn, Fe, thì điện dẫn suất giảm từ 2 – 3%.
+ Nếu có 0,5% tạp chất là Cu, Ag, Mg thì điện dẫn suất giảm đi rất nhiều.
b. Tính chất của nhôm:
* Tính chất cơ:
Độ bền cơ học của nhôm thấp hơn của đồng, nhôm dễ dát mỏng dễ kéo sợi có tính
đúc tốt, độ giãn dài tương đối khi đứt tới 40 – 50%, độ bền kéo  kéo = 3,6 – 4,8
kG/mm2.
* Tính chất vật lý:
Nhôm có màu trắng bạc tiêu biểu cho các kim loại nhẹ, khối lượng riêng nhỏ d <
5G/cm3, nếu là nhôm đúc d = 2,6G/cm3; nếu là nhôm cán d = 2,7G/cm3 và nhẹ hơn đồng
3,5 lần.
* Tính chất hoá học:
Nhôm là kim loại bị ôxy hoá mạnh, sau khi bị ôxy hoá sẽ tạo nên màng ôxít nhôm
có điện trở lớn, lớp màng này bảo vệ cho nhôm khỏi bị tiếp tục ăn mòn nhưng lại tạo nên
điện trở lớn tại chỗ tiếp xúc các dây nhôm và không thể hàn nhôm bằng phương pháp
thông thường. Khi đó để hàn nhôm ta phải dùng thuốc hàn bột đặc biệt hoặc sử dụng mỏ
hàn siêu âm.
Ăn mòn điện hoá tại chỗ tiếp xúc giữa nhôm và đồng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Nếu tại chỗ tiếp xúc chịu tác dụng của hơi ẩm sẽ xuất hiện tại chỗ tiếp xúc cặp pin cục bộ
có trị số suất điện động khá lớn và sẽ có dòng điện đi từ nhôm sang đồng, kết quả dây
dẫn nhôm có thể bị phá huỷ vì bị ăn mòn nhanh. Vì vậy chỗ nối dây đồng và dây nhôm
cần phải được bảo vệ chống ẩm cẩn thận.
* Tính dẫn điện và dẫn nhiệt:
Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt quan trọng đứng thứ hai sau đồng. Nếu hai sợi
dây đồng và dây nhôm có cùng một tiết diện và chiều dài thì điện trở của dây nhôm lớn
hơn đồng 1,63 lần. Nếu hai sợi dây nhôm và dây đồng có cùng độ dài và điện trở thì dây
nhôm mặc dù to hơn nhưng khối lượng vẫn nhẹ hơn đồng khoảng hai lần.
c. Công dụng:
Nhôm được dùng làm bản cực tụ điện, dây dẫn một sợi hoặc nhiều sợi, cáp tải điện
cao thế và hạ thế, thanh dẫn, cáp tải điện trên không.
d. Cách bảo quản:
Không để nhôm nơi ẩm ướt, gần axít và các dung môi có hoạt tính cao. Chỗ tiếp
xúc giữa đồng và nhôm nếu ẩm ướt sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá khá nhanh. Vì
vậy tại chỗ tiếp xúc giữa đồng và nhôm cần phải được bảo quản bằng cách quét sơn hoặc
bọc bằng những vật liệu khác có khả năng chống ẩm cao.
2.2.4.4.Hợp kim nhôm
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 16
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hợp kim có ý nghĩa nhất là anđrêi.


a. Thành phần
Hợp kim anđrêi chứa 0,3 – 0,5% Mg, 0,4 – 0,7%, Si 0,2 – 0,3%, Fe còn lại là Al.
b. Tính chất
Sau khi gia công cơ khí hợp kim anđrêi có tính cơ cao, độ bền khi kéo  kéo = 35
kG/mm2 , độ giãn dài tương đối khi đứt là 6,5%, hệ số nhiệt độ giãn nở dài  L = 23.10-6
độ-1, điện trở suất  = 0,0317 mm2/m và có khối lượng riêng là d = 2,7G/cm3.
Hợp kim anđrêi vẫn giữ được tính nhẹ của nhôm và điện trở suất cũng xấp xỉ bằng
nhôm, có độ bền cơ gần bằng độ bền cơ của đồng kéo nguội. Được sử dụng làm đường
dây tải điện trên không, và dùng chế tạo ra dây nhôm lõi thép làm dây tải điện có điện áp
cao ưu việt vì nó giảm được tổn thất điện năng do phát sinh phóng điện vầng quang xung
quanh dây dẫn.
3.3. Vật liệu cách điện (Điện môi)
3.3.1. Định nghĩa
Vật liệu cách điện là chất có vùng cấm lớn đến mức ở điều kiện bình thường sự
dẫn điện bằng điện tử không xẩy ra. Các điện tử hóa trị tuy được cung cấp thêm năng
lượng của chuyển động nhiệt vẫn không thể di chuyển tới vùng tự do để tham gia vào
dòng địên dẫn. Chiều rộng vùng cấm của vật liệu cách điện (W = 1,5 ÷ 2 eV).
3.3.2. Phân loại
a. Phân loại theo trạng thái vật lý
- Vật liệu cách điện có ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
- Vật liệu ở thể khí và thể lỏng phải sử dụng với vật liệu thể rắn thì mới hình thành
được
- Vật liệu ở thể rắn phân loại thành nhóm cứng, đàn hồi, có sợi, băng..
- Vật liệu ở thể lỏng và thể rắn có thể trung gian gọi là thể nhão như vật liệu có tính
chất bôi trơn, sơn tẩm
b. Phân loại theo thành phần hoá học
+ Vật liệu cách điện hữu cơ( chia làm 2 nhóm)
- Nhóm trong thiên nhiên sử dụng các hợp chất cơ bản có trong thiên nhiên hoặc dữ
nguyên thành phần hoá học như vải sợi, sơn vec ni bitum hoặc biến đổi thành phần
hoá học như cao su lụa phíp
- Nhóm nhân tạo thường là nhựa nhân tạo như phenol, amino
+ Vật liệu cách điệnvô cơ gồm các chất khí, chất lỏng không cháy và các vật liệu như
gốm sứ, thuỷ tinh, mica, amiăng
c. Phân loại theo tính chịu nhiệt

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 17
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Phân loại vật liệu cách điện theo tính chịu nhiệt là cách phân loại rất cơ bản. Khi lựa chọn
vật liệu cách điện, trước tiên ta phải biết vật liệu có khả năng chịu nhiệt theo cấp nào
trong số bảy cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện theo bảng sau:

Cấp cách Nhiệt độ cho Các vật liệu cách điện chủ yếu
điện phép (0C)

Giấy, vải sợi, lụa, phíp, cao su, gỗ và các vật liệu tơng
tự, không tẩm và ngâm trong vật liệu cách điện lỏng.
Y 90
Các loại nhựa như: nhựa polietilen, nhựa polistirol,
vinyl clorua, anilin...

Giấy, vải sợi, lụa được ngâm hay tẩm dầu biến áp. Cao
su nhân tạo, nhựa polieste, các loại sơn cách điện có
A 105
dầu làm khô, axetyl, tấm gỗ dán, êmây gốc sơn nhựa
dầu.

Nhựa tráng polivinylphocman, poliamit, eboxi. Giấy


ép hoặc vải có tẩm nha phenolfocmandehit (gọi chung
là bakelit giấy). Nhựa melaminfocmandehit có chất
E 120
độn xenlulo, têctôlit. Vải có tẩm poliamit. Nhựa
poliamit, nhựa phênol - phurol có độn xenlulo, nhựa
êboxi.

Nhựa polieste, amiăng, mica, thủy tinh có chất độn.


Sơn cách điện có dầu làm khô, dùng ở cá bộ phận
không tiếp xúc với không khí. Sơn cách điện alkit,
sơn cách điện từ nhựa phênol. Các loại sản phẩm
B 130
mica (micanit, mica màng mỏng). Nhựa phênol-phurol
có chất độn khoáng. Nhựa eboxi, sợi thủy tinh,
nhựa melamin focmandehit, amiăng, mica, hoặc
thủy tinh có chất độn.

Sợi amiăng, sợi thủy tinh không có chất kết dính. Bao
F 155
gồm micanit, êpoxi poliête chịu nhiệt, silíc hữu cơ.

Xilicon, sợi thủy tinh, mica có chất kết dính, nhựa


H 180
silíc hữu cơ có độ bền nhiệt đặc biệt cao.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 18
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Gồm các vật liệu cách điện vô cơ thuần túy, hoàn toàn
không có thành phần kết dính hay tẩm. Chất vật liệu
C Trên 180 cách điện oxit nhôm và florua nhôm. Micanit không
có chất kết dính, thủy tinh, sứ. Politetraflotilen,
polimonoclortrifloetilen, ximăng amiăng v.v..

3.3.3. Tính chất


a. Tính hút ẩm vật liệu cách điện
Các vật liệu cách điện ở mức độ ít hay nhiều đều hút ẩm vào bên trong từ môi
trường xung quanh hay thấm ẩm tức là cho hơi nước xuyên qua chúng , Khi bị thấm ẩm
các tính chất cách điện của vật liệu bị giảm nhiều còn những vật liệu cách điện không cho
nước đi vào bên trong nó khi đặt ở môi trường có độ ẩm cao thì trên bề mặt có thể ngưng
tụ một lớp ẩm làm cho dòng rò bề mặt tăng, điện áp phóng điện dọc theo bề mặt giảm và
có thể gây sự cố cho thiết bị điện.
b. Tính cơ học của vật liệu cách điện
Vật liệu cách điện trong các thiết bị điện khi vận hành ngoài sự tác động của điện
trường còn phải chịu tác động của các phụ tải cơ học nhất định vì vậy khi chọn vật liệu
cách điện phải xem xét tói độ bèn cơ học của vật liệu và khả năng chịu đựng của chúng
mà chúng không bị biến dạng. như độ bèn chịu nén, chịu kéo, chịu uốn, độ rắn, độ giòn,
độ cứng, độ nhớt ...
c. Tính chất nhiệt của vật liệu cách điện
Là độ bền chịu nóng(độ bền nhiệt), độ bền chịu lạnh, độ dẫn nhiệt, độ giãn nở
nhiệt.
d.Tính chất hoá học của vật liệu cách điện
Độ tin cậy của vật liệu phải đảm bảo khi làm việc lâu dài nghĩa là không bị phân
huỷ để giải thoát ra các sản phẩm phụ và không ăn mòn kim loại tiếp xúc với nó, không
phản ứng các chất khác như khí, nước, axit, kiềm..
Khi sản xuất các vật liệu cách điện để có thể gia công bằng các phương pháp hoá công
khác nhau, dính được, hoà tan trong dung dịch tạo thành sơn.
e. Tính tác động bức xạ năng lượng cao
Trong kỹ thuật điện các thiệt bị điện có thể làm việc lâu dài hay ngắn hạn trong
môi trường có bức xạ hoặc sóng năng lượng cao. Khi đó cần phải biết mức độ bền vững
của vật liệu dưới tác động của bức x, mức độ duy trì tính chất điện và cơ của chúng tức là
độ bền bức xạ.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 19
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Các vật liệu bèn vững đối với bức xạ phải có 2 thuộc tính: là khả năng hấp thụ
năng lượng mà không bị Ion hoá lớn và khả năng tạo mối liên kết kép với độ lớn hơn sự
phá huỷ liên kết đó.
3.3.4. Một số loại vật liệu cách điện thông dụng
3.3.4.1. Cao su
a. Cao su thiên nhiên
Cao su thiên nhiên là loại cao su được lấy từ nhựa cây cao su ở dạng lơ lửng của các
phần tử rất nhỏ có hình mạch vòng trong nước (gọi là vi cầu). Những vi cầu ấy bên trong
là cao su thiên nhiên và bao bên ngoài là một màng mỏng bằng chất protít và các axít
béo. Khi làm đông tụ mỏng cao su và thải hết tạp chất tách riêng ra được cao su.
Khi nóng lên nhiệt độ là 500C thì cao su trở thành dẻo và dính, còn khi ở nhiệt độ
thấp thì giòn, cao su thiên nhiên hoà tan được trong hyđrôcácbon. Dung dịch cao su trong
dầu xăng thường gọi là keo cao su, có thể dùng vào việc dán cao su tự nhiên với cao su
đã được lưu hoá một cách chắc chắn.
Người ta không dùng cao su nguyên chất vào việc sản xuất các vật liệu cách điện, vì
nó không chịu được nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp và tác dụng của dung môi. Để
khắc phục các nhược điểm này người ta tiến hành lưu hoá cao su, tức là nung nóng lên
khi cho thêm lưu huỳnh vào cao su.
b. Cao su lưu hoá
Sau khi lưu hoá với lưu huỳnh làm cho tính chịu nhiệt, chịu lạnh của cao su tốt hơn,
làm tăng độ bền cơ và độ bền với dung môi. Tuỳ theo lượng lưu huỳnh cho thêm vào cao
su mà ta được các sản phẩm khác nhau.
Nếu cho từ 1-3% lưu huỳnh thì thu được cao su dẻo có khả năng chịu kéo và tính
đàn hồi rất cao.
Nếu pha thêm 30-35% lưu huỳnh thì thu được cao su rắn (thường gọi là êbônít) chịu
được tải trọng va đập lớn.
Các loại cao su kỹ thuật khác nhau có độ dãn dài tương đối khi đứt khoảng 100-
500%, còn êbônít chỉ từ 2-6%.
Cao su lưu hoá được dùng rộng rãi trong công nghiệp điện để làm chất cách điện
cho các dây dẫn trong các thiết bị điện, dùng để lắp ráp, dây cáp mềm, chế tạo ra găng
tay, ủng, thảm cách điện và các ống cách điện.
Khi dùng cao su lưu hoá làm vật liệu cách điện cần chú ý tới các nhược điểm: Độ
bền nhiệt thấp, ít chịu được sự tác dụng của dầu mỏ, nó bị phồng rộp lên khi ngâm trong
dầu mỏ, ben zen, xăng … kém bền đối với tác dụng của ánh sáng nhất là tia tử ngoại làm
cho cao su bị hoá già nhanh, cao su có thể gây tác hại cho vật liệu đồng.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 20
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Êbônít để làm cách điện được sản xuất thành các tấm ống hay thanh. Nó có thể gia
công cơ khí dễ dàng được dùng làm sản phẩm khác nhau, dùng làm bình ắc quy …
c. Cao su tổng hợp
Thành phần của cao su tổng hợp gồm có rượu cồn dầu mỏ và khí thiên nhiên được
ứng dụng chủ yếu sản xuất cáp điện, thiết bị điện …
* Cao su butađien
Người ta thường dùng cao su butađien để thay thế cao su thiên nhiên hoặc là hợp
chất của nó để sản xuất cao su dẻo cũng như êbônít. Muốn dùng cao su butađien vào mục
đích cách điện phải rửa sạch chất xúc tác còn dư lại (natri) vì chất này sẽ làm giảm đặc
tính cách điện của cao su.
* Escapon
Escapon có đặc tính cách điện cao: Escapon có thể dùng làm điện môi cao tần. Trên
cơ sở của escapon người ta còn sản xuất ra được nhiều vật liệu mới như sơn, hợp chất
cách điện …
* Cao su cloropren
Loại cao su này cực tính, tuy có đặc tính cách điện thấp nhưng rất bền đối với tác
dụng của dầu và xăng, ôzôn và các chất ôxy hoá khác. Có thể dùng nó làm vỏ bảo vệ cho
các sản phẩm cáp, làm tấm đệm chịu được dầu vv … so với cao su tự nhiên thì loại cao
su này bền hơn và về sự hoá già nhiệt và ít thấm khí.
* Cao su butađien – stirol
Thu được khi trùng hợp chung với butađien với stirol. Loại cao su này có đặc tính
cách điện gần giống với cao su tự nhiên. Nó có tính chịu nhiệt, tính chịu xăng dầu cao.
* Cao su silic hữu cơ
Loại cao su này trong phân tử của nó có liên kết kép, vì vậy khó lưu hoá cao su nên
khi chế tạo phải đưa phụ gia đặc biệt vào (peroxit hữu cơ) vào thành phần của hợp chất.
Cao su silic hữu cơ có độ bền nhiệt cao (khoảng 2500C) và chịu lạnh tốt (ở -70 đến -
1000C) và vẫn giữ được dẻo, các đặc tính cách điện tốt nhưng lại có đặc tính cơ thấp, kém
bền đối với sự tác dụng của dung môi và giá thành cao.
3.3.4.2. Polyme
Một số loại nhựa nhiệt rắn thông thường:
a. Polyester
Nhựa polyester được sử dụng rộng rãi trong công nghệ composite, có khả năng
đóng rắn ở dạng lỏng hoặc ở dạng rắn nếu có điều kiện thích hợp. Thông thường người ta
gọi polyester không no là nhựa polyester hay ngắn gọn hơn là polyester.
Đa số nhựa polyester có màu nhạt, thường được pha loãng trong styrene. Lượng
styrene có thể lên đến 50% để làm giảm độ nhớt của nhựa, dễ dàng cho quá trình gia
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 21
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

công. Ngoài ra, styrene còn làm nhiệm vụ đóng rắn tạo liên kết ngang giữa các phân tử
mà không có sự tạo thành sản phẩm phụ nào. Polyester còn có khả năng ép khuôn mà
không cần áp suất.
Khi đã đóng rắn, polyester rất cứng và có khả năng kháng hoá chất. Quá trình đóng
rắn hay tạo kết ngang được gọi là quá trình Polymer hóa. Đây là phản ứng hoá học chỉ có
một chiều. Cấu trúc không gian này cho phép nhựa chịu tải được mà không bị giòn.
b. Vinylester
Thường dùng vật liệu này như là lớp phủ bên ngoài cho sản phẩm ngập trong nước,
như là vỏ ngoài của tàu, thuyền.
c. Epoxy
Epoxy là đại diện cho một số nhựa có tính năng tốt nhất hiện nay. Nói chung, epoxy
có tính năng cơ lý, kháng môi trường hơn hẳn các nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng
nhiều nhất trong các chi tiết máy bay.
Một trong những ưu điểm nổi bật của epoxy là co ngót thấp trong khi đóng rắn. Lực
kết dính, tính chất cơ lý của epoxy được tăng cường bởi tính cách điện và khả năng
kháng hoá chất.
Ứng dụng của epoxy rất đa dạng, nó được dùng làm: keo dán, hỗn hợp xử lý bề mặt,
hỗn hợp đổ, sealant, bột trét, sơn.
3.3.4.3. Composite
a. Khái niệm về vật liệu mới composite
Compsite là vật liệu được tổng hợp nên từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau,
nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so với các vật liệu ban đầu.
Vật liệu composite bao gồm có vật liệu nền và cốt. Vật liệu nền đảm bảo việc liên kết
các cốt lại với nhau, tạo cho vật liệu gồm nhiều thành phần có tính nguyên khối, liên tục,
đảm bảo cho composite độ bền nhiệt, bền hoá và khả năng chịu đựng khi vật liệu có
khuyết tật. Vật liệu nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm
hoặc các bon.
Dựa vào các đặc trưng cơ lý hoá, người ta phân vật liệu ra thành 4 nhóm chính: kim
loại và các hợp kim, vật liệu vô cơ-ceramic, vật liệu polyme và gần đây nhất là vật liệu tổ
hợp compsite.
* Vật liệu kim loại (và hợp kim)
Là những vật liệu dẫn điện tốt, phản xạ ánh sáng với màu sắc đặc trưng, có khả
năng biến dạng dẻo cao.
Ưu điểm của kim loại là dẫn điện, dẫn nhiệt, mô đun đàn hồi cao, độ bền cơ học
cao.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 22
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Nhược điểm lớn nhất của kim loại là không bền với môi trường kiềm và axit, dễ bị
oxi hóa, và nhiều kim loại độ bền nhiệt không cao. Khối lượng riêng của nhiều kim loại
rất lớn nên bị hạn chế khi sử dụng để thiết kế chế tạo các khí cụ bay.
*.Vật liệu vô cơ-ceramic
Là hợp chất giữa kim loại ( Mg, Al, Si,…) và các phi kim loại dưới dạng các oxyt,
cacbit, nitrit,… với các liên kết bền vững kiểu ion hoặc đồng hoá trị, tạo thành mạng tinh
thể ( có trật tự), hoặc trạng thái vô định hình. Các ceramic truyền thống là thuỷ tinh, gốm,
sứ, gạch,…Ceramic.
Ưu điểm chung là cách điện, cách nhiệt, bền vững với môi trường kiềm và axít, tuy
nhiên gốm lại giòn, không biến dạng dẻo.
Polyme có ưu điểm là nhẹ, cách điện, bền vững với các môi trường hoá học, tuy
nhiên lại có mô đun đàn hồi thấp và khả năng chịu nhiệt không cao.
* Vật liệu mới composite
Có các chỉ tiêu cơ lý cao hơn kim loại và hợp kim, lại bền với cả môi trường hoá
học và rất nhẹ. Ngày nay, composite ngày càng chiếm ưu thế, đã thay thế kim loại và hợp
kim trong chế tạo máy, trong việc chế tạo các vật thể bay, và đã có mặt trong tất cả mọi
ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
3.3.4.4 Mica
a. Tính chất
Mica là vật liệu cách điện vô cơ có những tính năng đặc biệt tốt: Độ bền điện và độ
bền cơ cao, tính chịu nhiệt và chịu ẩm tốt, khá dẻo.
Mica trong thiên nhiên có dạng tinh thể, đặc điểm đặc trưng của nó là có thể tách ra
thành từng bản mỏng một cách dễ dàng theo chiều song song giữa các bề mặt thớ.
Mica muscôvít thường không màu hoặc có màu đỏ nhạt, xanh nhạt và có màu sắc
khác, flogopít thường có màu sẫm hơn giống như màu hổ phách, màu vàng anh, màu nâu,
màu đen tuyền.
b. Công dụng
Mica dùng làm để làm những tấm lót cách điện nhiều dạng khác nhau; dùng làm
cách điện của các máy điện cao áp công suất lớn (trong đó có phát điện tua bin và tua bin
nước cỡ lớn, động cơ điện dùng trong tàu điện, tàu thuỷ…) và được dùng làm điện môi
trong các tụ điện, nó kết hợp với một số vật liệu cách điện khác tạo lên hỗn hợp chất cách
điện.
3.3.4.5. Thủy tinh
a. Tính chất

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 23
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Thuỷ tinh trong suốt, nếu ta cho một số chất phụ vào thành phần thuỷ tinh thì có
màu sắc nhất định: CaO màu xanh; CrO màu xanh lá cây; MnO2 màu tím, nâu … Khối
lượng riêng của thuỷ tinh d = 2 – 8,1G/cm3.
Điện dẫn bề mặt phụ thuộc nhiều vào trạng thái bề mặt của thuỷ tinh, nó tăng lên
khi mặt ngoài của thuỷ tinh bị nhiễm bẩn, khi độ ẩm của môi trường bên ngoài tăng lên
thì điện dẫn mặt ngoài cũng tăng. Cường độ điện trường đánh thủng của thuỷ tinh ít phụ
thuộc vào thành phần cấu tạo, nó phụ thuộc chủ yếu vào lượng bọt khí có trong thuỷ tinh.
Thủy tinh có độ bền điện rất lớn, khi điện áp một chiều trong điện trường đồng nhất thì
Eđt = 50kV/mm.
Vì thuỷ tinh nóng có tính dẻo nên dễ gia công theo phương pháp thổi (bóng đèn,
dụng cụ hoá nghiệm …) hoặc vuốt dài ra (thuỷ tinh tấm, ống thuỷ tinh); ép đổ khuôn …
các bộ phận bằng thuỷ tinh được nung nóng có thể hàn nối với nhau hoặc gắn vào các chi
tiết làm bằng các loại vật liệu khác (kim loại, gỗ, gốm).
b. Công dụng
Được sử dụng làm điện môi cho các tụ điện dùng trong các bộ lọc cao thế, trong
các máy phát xung, trong các mạch dao động của thiết bị cao tần.
Dùng để chế tạo ra các chi tiết định vị: Thuỷ tinh cách điện (điện thoại, ăng ten,
đỡ, xuyên …).
Được dùng làm bóng và chân đèn thắp sáng và làm nhiều loại ống điện tử khác nhau.
Men thuỷ tinh là loại thuỷ tinh đục và dễ nóng chảy dùng để phủ lên mặt ngoài
của nhiều loại sản phẩm khác nhau, thuỷ tinh còn được dùng để chế tạo ra thuỷ tinh mica.
4. MẠCH ĐIỆN VÀ MÔ HÌNH MẠCH
4.1. Mạch điện
Mạch điện là tập hợp các thiết bị nối
với nhau để dòng điện chạy qua. Các thiết
bị nối với nhau tạo thành mạch điện gọi là
các phần tử của mạch. Mạch điện gồm ba
phần tử cơ bản là nguồn điện, vật tiêu thụ
điện (còn gọi là phụ tải, hay tải), dây dẫn;
ngoài ra còn có các phần tử phụ trợ như
thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ, tự động
v.v...
Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các ký hiệu qui ước gọi là sơ đồ mạch điện. Hình
1.1 vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản, trong đó:
Nguồn điện: Là các thiết bị biến đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng
điện như pin, ácquy (năng lượng hóa học), máy phát điện (năng lượng cơ học) v.v... Trên
sơ đồ, nguồn điện được biểu thị bằng một sức điện động (viết tắt là s.đ.đ), ký hiệu E,

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 24
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

s.đ.đ có chiều quy ước từ cực âm (-) đến cực dương (+) của nguồn và một điện trở trong
(hay nội trở) ký hiệu r0.
Dây dẫn: Để dẫn dòng điện (chuyển tải năng lượng điện) từ nguồn tới nơi tiêu thụ.
Trên sơ đồ, dây dẫn điện được biểu thị bằng một điện trở, ký hiệu rd.
Thiết bị tiêu thụ điện (còn gọi là phụ tải): Để biến đổi năng lượng điện thành các
dạng năng lượng khác như ánh sáng (đèn điện), nhiệt (bếp điện, lò điện...), cơ (động cơ)
v.v... Trên sơ đồ điện, phụ tải được biểu thị bằng điện trở r hoặc rt .
Các thiết bị phụ: Các thiết bị phụ như thiết bị đóng cắt (cầu dao, công tắc, áp tô
mát, máy cắt ...), thiết bị bảo vệ (cầu chì, chống sét...), dụng cụ đo (ampe mét, vôn mét...)
và các thiết bị khác.
4.2. Các hiện tượng điện từ
Các hiện tượng điện từ của thiết bị điện gồm rất nhiều dạng như tiêu tán, tích
phóng, tạo sóng, tạo xung, phát cơ năng, biến áp, khuếch đại, chỉnh lưu, tách sóng,…
1.1.2.1. Hiện tượng biến đổi năng lượng
Hiện tượng phát năng lượng ứng với nguồn phát biến các dạng năng lượng khác
thành năng lượng điện từ.
Hiện tượng tiêu tán ứng với phần tử tiêu tán biến năng lượng điện từ thành các
dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, quang năng…năng lượng này tiêu tán đi
không hoàn trả lại mạch điện nữa.
1.1.2.2. Hiện tượng tích phóng năng lượng
Hiện tượng tích phóng năng lượng giữa năng lượng điện của nguồn điện với năng
lượng từ trường trong cuộn dây điện cảm và ngược lại.
Hiện tượng tích phóng năng lượng giữa năng lượng điện của nguồn điện với năng
lượng điện trường trong tụ điện và ngược lại.
4.3. Mô hình mạch điện
1.1.3.1. Phần tử điện trở r
Điện trở r đặc trưng cho quá trình tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng sang các
dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, quang năng…
Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên điện trở là:
uR = r.i
uR gọi là điện áp rơi trên điện trở.
Điện trở đo bằng đơn vị  (ôm) và được kí hiệu như hình 1-2.
Công suất điện trở tiêu thụ:
p = r.i2
1.1.3.2. Phần tử điện cảm L
Khi có dòng điện i chạy trong cuộn dây w vòng sẽ sinh ra từ thông móc vòng qua
cuộn dây  = w.,  là từ thông.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 25
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Điện cảm L của cuộn dây được định nghĩa là:


 w.
L 
i i
Sức điện động tự cảm là:
L.di
eL  
dt
Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên điện cảm:
di
uL  eL  L
dt
uL gọi là điện áp rơi trên điện cảm.
Năng lượng từ trường của cuộn dây:
i2
WL  L
2
Điện cảm L đặc trưng cho hiện tượng tạo ra từ trường và quá trình trao đổi, tích lũy
năng lượng từ trường trong cuộn dây.
Đơn vị của điện cảm là H (henry). Điện cảm L được kí hiệu như hình 1.3.
1.1.3.3. Phần tử điện dung C
Khi đặt điện áp uC lên tụ điện sẽ có điện tích q tích lũy trên bản cực tụ điện.
Điện dung C của tụ điện được định nghĩa:
q
C
uC

Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên điện dung:


dq dCuC du
i  C C
dt dt dt
Nếu tại thời điểm t = 0 tụ điện đã tích điện thì điện áp trên tụ là:
t
1
uC   idt  uC (0)
C0

uC gọi là điện áp rơi trên điện dung C.


Năng lượng điện trường của tụ điện:
2
uC
WE  C
2
Điện dung C đặc trưng cho hiện tượng tạo ra điện trường và quá trình trao đổi, tích
lũy năng lượng điện trường trong tụ điện.
Đơn vị của điện dung là F (fara). Điện dung C được kí hiệu như hình 1.4.
1.1.3.4. Phần tử nguồn
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 26
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

1. Nguồn điện áp u(t):


Nguồn điện áp đặc trưng cho khả năng tạo nên và duy trì một điện áp trên hai cực
của nguồn. Nguồn điện áp được kí hiệu như hình 1.5. Nguồn điện áp còn được biểu diễn
bằng một sức điện động e(t). Sức điện động e(t) không phụ thuộc vào dòng điện i(t) trong
mạch. Chiều e(t) từ điện thế thấp đến điện thế cao còn chiều u(t) quy ước từ điện thế cao
đến điện thế thấp, vì thế tại nguồn điện điện áp và sức điện động ngược chiều nhau.
Phương trình trạng thái của phần tử nguồn áp có dạng: u(t) = e(t).
2. Nguồn dòng điện j(t):
Nguồn dòng điện j(t) đặc trưng cho khả năng của nguồn điện tạo nên và duy trì một
dòng điện cung cấp cho mạch ngoài không phụ thuộc vào điện áp u(t) trên hai cực của
nguồn. Nguồn dòng điện được kí hiệu như hình 1.6.
Phương trình trạng thái của phần tử nguồn dòng có dạng: i(t) = j(t)
1.1.3.5. Phần tử thật
Trong thực tế, một phần tử thực có thể tồn tại đồng thời nhiều phần tử riêng rẽ như
trên trong nó.

5. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN TRONG MẠCH ĐIỆN.


5.1. Định luật Ohm
Mạch điện 1chiều
Phát biểu định luật Ohm: Dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ với điện áp hai đầu
đoạn mạch, tỉ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch (hoặc tỉ lệ với điện dẫn của đoạn
mạch).
Định luật Ohm là một trong những định luật cơ bản nhất của mạch điện. Sơ đồ thay thế
của đoạn mạch như hình.

Đơn vị của điện trở là  (ôm) và điện dẫn là S (simen):


V
[r] =   (ôm)
A
A
[g] =   1  S (simen)
V

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 27
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

5.2. Định luật Joule- Lenz (Jun-Lenxơ)

Khi thiết lập một điện áp giữa hai đầu vật dẫn, trong vật dẫn hình thành điện
trường. Dưới tác dụng của điện trường các điện tích chuyển động tạo nên dòng điện.

Khi chuyển động các điện tích sẽ va chạm với các nút mạng và truyền động năng
(1/2mv2) cho chúng, làm cho biên độ giao động của các nút mạng tăng lên, tức là tăng
mức chuyển động nhiệt, kết quả vật dẫn bị đốt nóng. Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện.

Gọi U là điện áp đặt vào hai đầu vật dẫn có điện trở r như hình 2.4, khi đó dòng điện theo
định luật Ohm áp dụng cho đoạn mạch là:
I r
U
I _
r + 
U
Công suất tiếp nhận trên vật dẫn là:
Hình 2.4
2
U
P  UI   rI 2
r

Trong thời gian t, công do dòng điện thực hiện là:

A = P.t = rI2t (jun)

Công này được truyền cho vật dẫn biến thành nhiệt.

Gọi Q là nhiệt lượng tỏa ra trong vật dẫn, ta có:

Q = 0,24.A = 0,24.rI2t (cal)

trong đó: 1J = 0,24cal

Biểu thức trên chính là nội dung của đinh luật Jun-Lenxơ.

Phát biểu: Nhiệt lượng do dòng điện tỏa ra trong vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ
dòng điện, với điện trở vật dẫn và thời gian duy trì dòng điện.

Tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng để chế tạo các dụng cụ đốt nóng (gia nhiệt)
bằng dòng điện như đèn sợi đốt, bếp điện, bàn là... Mặt khác, mỗi dây dẫn đều có điện trở
rd nên sẽ tiêu tán điện năng dưới dạng nhiệt trên đường dây, dẫn đến tổn thất điện năng,
gây già hóa và hư hỏng cách điện.

Để bảo vệ trong trường hợp dòng điện qua dây dẫn vượt quá dòng điện cho phép
người ta sử dụng cầu chì, rơle dòng điện... mắc nối tiếp với dây dẫn. Dây chảy của cầu
chì sẽ chảy đứt hay rơle sẽ tác động cắt mạch điện khi dòng điện vượt quá dòng định
mức.

5.3. Định luật Faraday


Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 28
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Định luật Faraday: Điện áp cảm ứng tỉ lệ với tốc độ biến thiên theo thời gian của từ
thông liên kết với một mạch điện.
Khi mạch điện ổn định, định luật Faraday được biểu diễn như sau:
d B
 E.dl   dt  B.ds   t .ds
S S

trong đó E là cường độ điện trường dọc theo độ dài quãng đường dl và B là cường độ từ
cảm vuông góc với mặt ds.
Định luật Faraday cũng có thể mô tả dưới dạng đơn giản hơn - Sức điện động cảm ứng
xuất hiện trong mạch tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông nhưng ngược dấu.
d
e
dt
trong đó  là từ thông móc vòng.
Định luật Faraday được ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật điện, trong đó ứng dụng quan
trọng nhất là chế tạo máy phát điện.
6. MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA
6.1. Định nghĩa, ý nghĩa kinh tế, kỹ thuật của mạch điện xoay chiều 3 pha.
6.1.1. Định nghĩa
+ Hệ thống điện 3 pha là tập hợp 3 mạch điện 1 pha nối lại với nhau tạo thành một
hệ thống năng lượng điện từ chung, trong đó sức điện động ở mỗi mạch đều có dạng hình
sin, cùng tần số và lệch pha nhau 1/3 chu kỳ.
+ Mỗi mạch điện thành phần của hệ 3 pha gọi là 1 pha. Sức điện động của mỗi pha
gọi là sức điện động pha. Hệ 3 pha mà sức điện
động các pha có biên độ bằng nhau thì gọi là hệ
thống điện 3 pha đối xứng hoặc cân bằng.
Hệ sức điện động này được tạo ra từ máy
phát điện xoay chiều 3 pha. Quá trình tạo ra sức
điện động xoay chiều 3 pha như sau.

6.1.2. Ý nghĩa kinh tế, kỹ thuật của mạch điện xoay chiều 3 pha.
- Hệ thống điện 3 pha so với 1 pha thì tiện lợi hơn và kinh tế hơn.
- Tiết kiệm được kim loại màu làm dây dẫn.
- Tạo nên được từ trường quay 3 pha.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 29
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

6.2. Mạch R-L-C


6.2.1. Định luật ôm:

Như ta đã biết: U  U R  U x  U R  (U L  U C ) 2
2 2 2

U  ( IR) 2  ( IX L  IX C ) 2  I R 2  ( X L  X C ) 2

Lượng R 2  ( X L  X C ) 2 Có vai trò như điện trở trong mạch thuần trở, đơn vị đo

bằng Ôm, nên được gọi là trở kháng toàn phần hay còn gọi là tổng trở của mạch xoay
chiều. Ký hiệu: Z

Z  R2  ( X L  X C )2

U
Từ biểu thức suy ra: I  . Từ đó ta có định luật Ôm phát biểu như sau:
Z
Trị số hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tỷ lệ thuận với điện áp hiệu dụng đặt
vào mạch và tỷ lệ nghịch với tổng trở toàn mạch.
1
Lượng X  X L  X C  2fL  - Gọi là trở kháng phản kháng của mạch xoay
2. . f .C
chiều.
6.2.2. Tam gíac tổng trở
Chia 3 cạnh của tam giác điện áp cho I ta được 1 tam
giác đồng dạng với tam giác điện áp có:
U
- Cạnh huyền:  Z - Tổng trở của mạch
I
- Hai cạnh góc vuông:
UR
 R - Trở kháng tác dụng
I

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 30
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Ux
 X - Trở kháng phản kháng
I
Đó là 3 thành phần trở kháng của mạch xoay chiều, tam giác đó được gọi là tam
giác tổng trở của mạch xoay chiều. ( Hình 1 - 12).
Từ tam giác tổng trở, nếu biết R và X ta có thể
xác định được Z và .

Z  R2  X 2  R2  ( X L  X C )2

X XL  XC
tg  
R R
Khi XL > XC thì  > 0 (Hình 1 - 12a)
Khi XL < XC thì  < 0 (Hình 1 - 12b)
Nếu biết Z và góc  thì ta tính được:
R = Z.Cos và X = Z.Sin
6.2.3. Công suất và tam giác công suất
+ Công suất: Mạch R- L- C ghép nối tiếp gồm có các thành phần sau:
- Công suất tiêu hao trên điện trở gọi là công suất tác dụng:
P = I2 R = I UR= UICos (W)
- Công suất phản kháng: Gồm hai thành phần
Thành phần do sự trao đổi năng lượng giữa nguồn và từ trường cuộn dây: QL = I2
XL = I UL (VAR)
Thành phần do sự trao đổi năng lượng giữa nguồn với điện trường của tụ: QC = I2
XC = I UC (VAR)
Hai thành phần này đối pha nhau nên công suất phản kháng của mạch là:
Q = QL - QC = I2(XL - XC) = I(UL - UC) = I2 X = U I Sin (VAR)
Công suất phản kháng Q đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng giữa nguồn và các
trường.
- Công suất toàn phần hay còn gọi là công suất biểu kiến, ký hiệu: S. Nó đặc trưng
cho khả năng chứa công suất của thiết bị điện.
Công suất biểu kiến được tính bằng tích số giữa dòng điện định mức với điện áp
định mức của thiết bị điện: S = U I = I2 Z
+ Tam giác công suất:
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 31
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Cạnh huyền: S = UI = I2 Z - Công suất biểu kiến


- Cạnh vuông: P = I2 R = I2 UR = UI Cosφ - Công suất tác dụng
Q = I2 X = I2 UX = UI Sinφ - Công suất phản kháng

Từ tam giác công suất nếu:

- Biết P và Q thì: S  P 2  Q 2  P 2  (QL  QC ) 2

Q QL  QC
tg  
P P
- Biết S và  thì: P = S Cos và Q = S Sin

6.3. Mạch điện 3 pha xoay chiều Y -  và quan hệ dòng và áp


6.3.1. Mạch điện 3 pha xoay chiều Y - Quan hệ dòng và áp
a. Đại cương về cách đấu hình sao
Phụ tải 3 pha đấu sao là nối 3 đầu cuối của
phụ tải 3 pha tại một điểm gọi là điểm trung tính,
ký hiệu: O. Ba đầu A, B, C của phụ tải đấu vào 3
dây pha của nguồn.
Phụ tải 3 pha của mạch cân bằng thường chỉ
dùng 3 dây pha.
Nếu phụ tải 3 pha không cân bằng, không đối
xứng, hay dễ xảy ra mất đối xứng thì phải dùng
dây trung tính gọi là mạch 3 pha 4 dây.
Mạch 3 pha 4 dây thì trung tính (O) của phụ tải
nối với trung tính của nguồn (O). (phụ tải chiếu sáng,
phục vụ sinh hoạt)
+ Mạch phụ tải 3 pha đối xứng và mạch 3 pha 4
dây thì điện áp 3 pha luôn luôn đối xứng và có quan

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 32
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

hệ:
Ud
U d  3U p  U p 
3

b. Mạch 3 pha đấu sao đối xứng


+ Mạch phụ tải 3 pha đấu sao có các thành phần trở kháng các pha như nhau gọi là
phụ tải 3 pha đấu sao đối xứng:
- Trở kháng tác dụng: R A  R B  R C  R

- Trở kháng phản kháng:


XA  X B  XC  X

 Trở kháng toàn phần (Tổng trở): ZA  ZB  ZC  Z

+ Nếu đặt vào mạch hệ điện áp 3 pha đối xứng thì hệ dòng điện 3 pha cũng đối
UP
xứng: I PA  I PB  I PC  I P 
Z
+ Dòng điện các pha lệch pha so với điện áp pha tương ứng các góc:
X
 A   B  C   và được xác định bởi tg  tg A  tg B  tgC 
R
+ Phương trình của dòng điện 3 pha:
i A  ImSin(t   A )(A)

i B  I mSin(t  120o   B )(A)

i C  I mSin(t  240o   C )(A)


+ Áp dụng định luật Kiếc Khốp I cho điểm trung
tính ta có: IA  IB  IC  I0 . Thực hiện cộng véc tơ ta
được hình 4-7:
Xét OAB có OA = AB = BO do đó OAB là tam giác đều. Khi đó ta có:
IA  IB  IC  I0  0 . Nghĩa là trong mạch phụ tải 3 pha đấu sao đối xứng, dòng điện
trong dây trung tính bằng 0. Vì vậy đối với mạch này ta có thể bỏ dây trung tính tạo
thành mạch 3 pha 3 dây. (Động cơ điện 3 pha, lò điện 3pha...)
+ Công suất trong mạch:

- Công suất tác dụng 1 pha: P  U P I P Cos  I P2 R(W )

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 33
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Công suất tác phản kháng 1 pha: Q  U P I P Sin  I P2 X (VAR)

- Công suất biểu kiến 1 pha: S  U P I P  I P2 Z(VA)

Từ đó suy ra công suất 3 pha:

P3 P  3P  3U P I P Cos  3U d I d Cos  3I P2 R(W )

Q3 P  3Q  3U P I P Sin  3U d I d Sin  3I P2 X (VAR)

S3P  3S  3U3P IP  3Ud Id  3IP2 Z(VA)


c. Mạch 3 pha đấu sao không đối xứng
+ Mạch phụ tải 3 pha đấu sao có các thành phần trở kháng các pha không bằng nhau
gọi là phụ tải 3 pha đấu sao không đối xứng:
- Trở kháng tác dụng: R A  R B  R C

- Trở kháng phản kháng: X A  X B  XC

 Trở kháng toàn phần (Tổng trở): ZA  ZB  ZC

+ Khi phụ tải 3 pha không đối xứng thì hệ dòng điện 3 pha cũng không đối xứng và
dòng điện trong dây trung tính sẽ khác 0: IA  IB  IC  I0  0

Thông thường dòng điện trong dây trung tính nhỏ hơn các dòng điện pha nên dây
trung tính có tiết diện nhỏ hơn dây pha.
+ Tính toán các thông số của mạch này phải tính toán riêng từng pha.
- Dòng điện các pha:

UP UP UP UP
IA   (A) ; IB   (A) ;
ZA R 2A  X 2A ZB R 2B  X 2B

UP UP
IC   (A)
ZC R C  XC
2 2

- Dòng điện các pha lệch pha so với điện áp pha tương ứng các góc là:
XA X X
 A ; B ;C , được xác định bởi: tg A  ; tg B  B ; tg C  C ;
RA RB RC

- Công suất 3 pha được tính như sau:


P3P  PA  PB  PC  U A I ACos A  U B I B Cos B  U C I C CosC

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 34
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Q3P  QA  QB  QC  U A I A Sin A  U B I B Sin B  U C I C SinC

S3P  SA  SB  SC  U A IA  U BIB  UCIC


+ Tác dụng của dây trung tính:
- Dây trung tính trong mạch 3 pha 4 dây ngoài tác dụng giữ cho điện áp
pha luôn đối xứng, còn cho phép ta sử dụng được 2 cấp điện áp: Up và Ud.
- Nếu mạch 3 pha 4 dây bị đứt dây trung tính, khi đó do dòng điện 3 pha không cân
bằng nên độ sụt áp trên đường dây các pha không bằng nhau, dẫn đến điện áp trên phụ tải
pha sẽ mất đối xứng.
Pha nào có dòng điện nhỏ hơn, điện áp sẽ tăng vượt quá trị số định mức, cá biệt có
trường hợp bằng điện áp dây (khi 1 pha bị đứt). Các phụ tải nối vào pha đó dễ bị cháy, hư
hỏng.
Ngược lại pha nào dòng điện lớn thì điện áp sẽ giảm nhỏ hơn điện áp định mức dẫn
tới làm việc dưới mức bình thường, thậm chí không làm việc được.
Do đó, đối với mạch phụ tải 3 pha không đối xứng bao giờ cũng phải có dây trung tính.
Để dây trung tính không bị đứt người ta quy định không được đặt cầu chì, cầu dao ở dây
trung tính. Đồ thị véc tơ điện áp pha khi bị đứt 1 pha như hình vẽ

6.3.2. Mạch điện 3 pha xoay chiều  - Quan hệ dòng và áp - Các công thức tính toán
- đơn vị đo
a. Đại cương về cách đấu tam giác
+ Phụ tải 3 pha nối tam giác là cách nối: cuối của
pha này nối với đầu của pha kia theo thứ tự: AXB,
BYC, CZA. Như vậy, phụ tải 3 pha sẽ tạo thành một
mạch vòng tam giác kín. Ba đầu A, B, C nối với 3 dây
pha của nguồn.
+ Từ sơ đồ đấu dây cho thấy trong mạch phụ tải 3
pha đấu tam giác thì điện áp dây bằng điện áp pha:

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 35
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

U d = UP .
+ Hệ sức điện động 3 pha của máy phát điện hoàn
toàn đối xứng nên hệ điện áp 3 pha đặt vào phụ tải
cũng đối xứng và có dạng hình sin.

 U AB  U BC  U CA  0

b. Mạch 3 pha đấu tam giác không đối xứng


+ Là mạch phụ tải 3 pha đấu tam giác có các thành phần trở kháng các pha không
bằng nhau:

RA  RB  RC 
  Z A  Z B  ZC
XA  XB  XC 

+ Khi phụ tải không đối xứng thì dòng điện đi trên các pha cũng không bằng nhau:
U AB U U
I AB   I BC  BC  ICA  CA
ZA ZB ZC

+ Dòng điện các pha lệch pha so với điện áp pha tương ứng các góc là:  A ; B ;C ,
XA X X
được xác định bởi: tg A  ; tg B  B ; tg C  C ;
RA RB RC

+ Áp dụng định luật Kiếc Khốp I cho các điểm nút A, B, C ta thấy dòng điện đi trên
mỗi dây pha được xác định:

IA  IAB  ICA ; IB  IBC  IAB , IC  ICA  IBC


Như vậy, véc tơ dòng điện dây bằng hiệu 2 véc
tơ dòng điện pha tương ứng nối chung tại điểm nút
đó, thực hiện cộng trừ véc tơ ta được hình vẽ
+ Công suất: Do phụ tải 3 pha không cân bằng
nên công suất các pha không bằng nhau, do đó công
suất 3 pha bằng tổng 3 công suất 1 pha:
P3P  PA  PB  PC  U AB I AB Cos A  U BC I BC Cos B  U CA I CACosC

Q3P  QA  QB  QC  U AB I AB Sin A  U BC I BC Sin B  U CA I CA SinC

S3P  SA  SB  SC  UABIAB  U BCIBC  UCA ICA

c. Mạch 3 pha đấu tam giác đối xứng


+ Là mạch phụ tải 3 pha đấu tam giác có các thành phần trở kháng các pha bằng
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 36
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

nhau:

RA  RB  RC  R 
  Z A  Z B  ZC  Z
XA  XB  XC  X 

+ Vì hệ điện áp 3 pha đặt vào mạch là đối xứng:


U AB  U BC  UCA  Ud  U P
+ Nên dòng điện 3 pha cũng đối xứng và được xác định:

UP
IAB  IBC  ICA 
Z
+ Áp dụng định luật Kiếc khốp I tại các điểm nút A, B, C thì dòng điện trên các dây
pha được xác định:

IA  IAB  ICA ; IB  IBC  IAB , IC  ICA  IBC


Thực hiện cộng trừ đồ thị véc tơ ta được hình
vẽ. Từ đồ thị véc tơ ta thấy:
- Dòng điện dây chậm pha sau dòng điện pha 1
góc 30o
- Về trị số: Xét OMN có: OM = MN = ICA =
IBC = IAB = IP
 OMN là tam giác cân có góc ở đáy bằng
30 , hạ đường cao MH
o
2OH = ON = IC = IB
= IA = Id
Từ tam giác vuông OHM ta có:

3
OH  OM.Cos30o  ICCos30o  IpCos30o  Ip
2
3
Do đó: Id  2OH  2. Ip  3Ip
2
Kết luận: Trong mạch phụ tải ba pha đấu tam giác đối xứng, dòng điện dây gấp 3
lần dòng điện pha, dòng điện dây chậm pha sau dòng điện pha một góc 30o.
+ Công suất trong mạch:

- Công suất tác dụng 1 pha: P  U P I P Cos  I P2 R(W )

- Công suất tác phản kháng 1 pha: Q  U P I P Sin  I P2 X (VAR)


Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 37
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Công suất biểu kiến 1 pha: S  U P I P  I P2 Z(VA)

Từ đó suy ra công suất 3 pha:

P3 P  3P  3U P I P Cos  3U d I d Cos  3I P2 R(W )

Q3 P  3Q  3U P I P Sin  3U d I d Sin  3I P2 X (VAR)

S3P  3S  3U3P IP  3Ud Id  3IP2 Z(VA)


7. HỆ SỐ CÔNG SUẤT COS, TÍNH TOÁN DUNG LƯỢNG BÙ
7.1. Hệ số công suất Cos
7.1.1. Định nghĩa
Từ tam giác công suất ta có: P = S.Cos = U.I.Cos
Từ đó ta thấy khi Cos càng lớn thì P càng lớn. Khi Cos = 1 thì P = S, nghĩa là
công suất tác dụng phụ thuộc vào hệ số cos. Vì vậy: Hệ số cos được gọi là hệ số công
suất của mạch điện xoay chiều:
R R
Cos  
Z R 2  ( X L  X C )2

Như vậy: Cos là hệ số phụ thuộc vào các thành phần trở kháng của mạch, mà các
thành phần trở kháng này phụ thuộc vào kết cấu của mạch vì vậy ta có thể nói rằng Cos
phụ thuộc vào kết cấu của mạch điện.
Trong mạch điện có phụ tải chiếu sáng bằng đèn sợi đốt, lò điện , bếp điện thì có
Cos = 1.
Trong mạch thuần cảm kháng R  0  Cos = 0.
Mạch xoay chiều nói chung Cos < 1.
7.1.2. Ý nghĩa
Hệ số cos có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất, truyền tải và cung cấp điện năng.
- Như ta đã biết mỗi máy phát điện và máy biến áp đều được chế tạo với công suất
biểu kiến định mức (Sđm ). Từ đó máy có thể cung cấp 1 công suất tác dụng: P =
Sđm.cos.
- Nếu cos = 1 thì P = Sđm khi đó nó có giá trị lớn nhất mà máy có thể cung cấp
được. Nếu Cos càng nhỏ thì khả năng phát công suất tác dụng của máy càng nhỏ. Do đó
muốn tận dụng khả năng làm việc của máy điện và thiết bị điện thì hệ số Cos phải lớn.
Mỗi hộ tiêu thụ điện đều yêu cầu 1 công suất tác dụng P xác định. Khi đó dòng điện
truyền tải qua đường dây là:
P
P  UICos  I 
UCos
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 38
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Nếu Cos càng nhỏ thì dòng điện càng lớn dẫn đến:
Dòng điện lớn nên dây dẫn truyền tải lớn, điều đó yêu cầu vật liệu làm dây dẫn
lớn, dẫn đến tốn kim loại màu và vốn đầu tư xây dựng lớn.
Tổn thất điện năng trên đường dây lớn: A  I 2 Rt
Vì vậy: Việc nâng cao hệ số Cos có 1 ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế là giảm vốn đầu
tư xây dựng đường dây và giảm tổn thất điện năng chyền tải. Do đó người ta luôn nghiên
cứu các biện pháp nâng cao Cos.
7.1.3. Biện pháp nâng cao Cos
P P
Từ tam giác công suất ta có: Cos   ;
S P  Q2
2

Như vậy về nguyên tắc muốn nâng cao Cos thì phải tìm mọi cách giảm nhỏ công suất
phản kháng Q. Để giảm ta có hai hướng sau:
1- Giảm công suất phản kháng nơi tiêu thụ ( Tức là nâng cao Cos của từng thiết
bị dùng điện) bằng cách: Không để cho các động cơ chạy không tải, non tải . Để đạt được
điều này yêu cầu người công nhân phải tính toán lắp đặt sao cho các động cơ luôn luôn
làm việc với công suất định mức.
2- Sản xuất công suất phản kháng tại nơi tiêu thụ: phương pháp này còn gọi là
phương pháp bù Cos. Để bù ta có thể dùng máy bù đồng bộ hoặc dùng tụ để bù ( Bù
tĩnh ). Phương pháp bù bằng tụ được tiến hành như sau:
- Tụ điện bù được mắc song song với thiết bị cần nâng cao hệ số Cos ( Hình 1 -
31a ). Biểu diễn quá trình bù bằng đồ thị véc tơ như hình 1 - 31b.

- Khi chưa mắc tụ điện bù, dòng điện qua phụ tải là It chậm sau điện áp 1 góc t.
Khi mắc tụ bù, thì dòng điện qua tụ vượt pha trước điện áp 1 góc 90 o. Dòng điện từ
  
nguồn qua đường dây là tổng của 2 dòng điện It và IC: I  I t  I C

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 39
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Như vậy dòng điện chậm pha sau điện áp 1 góc  < t , nghĩa là hệ số Cos của
nguồn và trên đường dây được nâng cao. Bằng cách tính toán tụ hợp lý ta có thể bù Cos
đến giá trị tuỳ ý song tối đa Cos  1
7.2. Tính toán dung lượng bù
Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất (P) của tải đó và hệ số
công suất (Cosφ) của tải đó :
Giả sử ta có công suất của tải là P
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn)
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 ( sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ)
Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 ).
Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp
tụ bù.
Giả sử ta có công suất tải là P = 100 (KW).
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33
Vậy công suất phản kháng cần bù là Qbù = P ( tgφ1 – tgφ2 )
Qbù = 100( 0.88 – 0.33 ) = 55 (KVAr)
Từ số liệu này ta chọn tụ bù trong bảng catalogue của nhà sản xuất giả sử ta có tụ
10KVAr. Để bù đủ cho tải thì ta cần bù 6 tụ 10 KVAr tổng công suất phản kháng là
6×10=60(KVAr).
8. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CƠ BẢN
8.1. Đo dòng điện điện áp
8.1.1. Đo dòng điện
Dụng cụ đo dòng điện là Ampemet mắc nối tiếp trong mạch (Hình 1.1) để đo dòng
điện cần đo I đi qua nó

Hình 1.1 Đo dòng điện


Trước khi lắp Ampemet, dòng điện trong mạch là I1:
U
I1 
R
Khi mắc Ampemet để đo dòng điện, điện trở toàn mạch tăng lên một lượng bằng
điện trở Ampemet rA, khi đó dòng qua Ampemet là:
U
I
R  rA
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 40
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Như vậy sai số do cách mắc Ampemet là:


U U

I I R R  rA r
  1 .100%  .100%  A .100% (1-1)
I U R
R  rA
Từ công thức (1-1) thấy rằng nếu rA càng nhỏ so với điện trở tải R thì sai số càng
nhỏ, vì vậy đặc điểm cơ bản của Ampemet là điện trở trong phải nhỏ.
Công suất tiêu thụ của Ampemet là :
PA = I2.rA (1-2)
Công suất này tỷ lệ với bình phương dòng điện I, để giảm nhỏ công suất tiêu thụ
của Ampemet cần phải giảm nhỏ rA khi đo dòng điện lớn.
8.1.2. Đo điện áp
Dụng cụ đo điện áp là Vonmet, khi đo Vonmet được mắc song song với mạch cần
đo (Hình 1-2) để điện áp cần đo đặt vào nó.
Gọi điện trở Vonmet là rV dòng điện qua nó sẽ là:
U 1
IV   .U  k .U (1.3)
rV rV

Hình1.2 Đo điện áp
Ở đây k=1/rv là hằng số nếu rV không thay đổi. Từ (1.3) ta thấy dòng điện qua
Vonmet tỷ lệ với điện áp đặt vào nó. Do đó từ góc quay  ta xác định được IV thì cũng
xác định được U. Trên mặt Vonmet người ta khắc các vạch chia theo điện áp.
Khi mắc Vonmet vào mạch thì trong mạch xuất hiện dòng điện I V gây ra sai số đo,
để giảm sai số, IV cần phải nhỏ, muốn vậy điện trở Vonmet phải lớn.
Khi đo Vonmet tiêu thụ công suất là:
U2
PV 
rV
Do vậy giới hạn đo càng lớn thì điện trở Vonmet càng phải lớn để bảo đảm công
suất tiêu thụ không quá lớn.
7.2. Phương pháp đo điện trở, điện cảm , điện dung
7.2.1. Đo điện trở bằng Ampemet và Vonmet (đo gián tiếp)
Căn cứ vào trị số cần đo người ta chia điện trở làm 3 nhóm:
Nhóm điện trở lớn có trị số trên 0,1 M.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 41
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Nhóm điện trở trung bình có trị số 1  0,1M.


Nhóm điện trở nhỏ có trị số dưới 1.
Nguyên tắc đo theo hình 1.3 cho dòng qua Ampemet, đo điện áp trên đối tượng đo, khi
U
đó: R  ()
I

a) Ampemet mắc trong b) Ampemet mắc ngoài


Hình 1.3 Sơ đồ đo điện trở bằng V-A
Cách mắc sơ đồ trên hình 3.1a thường dùng khi đo các điện trở có trị số lớn, ít nhất lớn
hơn 100 lần giá trị điện trở của Ampemet rA vì:
U
 rx  rA
I
Sai số do cách mắc này sẽ là:
rA
r  .100%
rx
Nếu rA rất nhỏ thì có thể bỏ qua.Với sơ đồ hình 3.1b, một cách tương tự sai số tương đối
1
là: r  .100%
rV
1
rA
Nếu rx rất nhỏ so với rV thì sai số này có thể bỏ qua, vì thế sơ đồ này dùng để đo các điện
trở có trị số tương đối nhỏ (ít nhất phải nhỏ hơn rV 100 lần).
7.2.2. Đo điện cảm bằng Ampemet và Vonmet
Nguyên tắc đo được đưa ra trên hình

a) Bỏ qua tổn thất b) Có kể đến tổn thất


Hình 1.4 Sơ đồ đo điện cảm cuộn dây lõi thép
Trên hình 1.4a, nếu bỏ qua tổn thất thì điện cảm được xác định theo công thức:
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 42
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

U Z2  r 2
Z  r 2   2 .L2  L 
I 
Nếu kể đến tổn thất theo hình 1.4b thì trong trường hợp này điện cảm tính theo công
thức:
P
P  I 2r  r 
I2
2
1 1 P 1 1
L Z 2  r2  Z2  2   2 Z 2I 2  P2  U 2  P2
  I  I I 2

8.2.3. Đo điện dung bằng Ampemet và Vonmet


Đo điện dung của các thiết bị điện : MBA, tụ thông tin, TU, TI... thường dùng
các cầu chuyên dùng như cầu P5026M, Tettex, Doble... Trong nhiều trường hợp đối
tượng đo điện dung nằm ngoài giới hạn đo của các dụng cụ trên, ta có thể đo điện dung
bằng Vôn-Ampe theo sơ đồ hình 1.5 với dòng điện xoay chiều:

a) Bỏ qua tổn thất b) Có kể đến tổn thất


Hình 1.5 Sơ đồ đo điện dung bằng Vôn-Ampe
Với sơ đồ hình 1.5a, điện dung được xác định theo công thức:
U 1 1 I
Xc     Cx  (Fara)
I C x 2fCx 2Uf
Nếu không bỏ qua tổn thất thì phải đo theo sơ đồ hình 3.3.b, điện dung được tính
theo công thức:
U 1
Z  r 2  X C2  X C   Z 2  r2
I C X
1 1 I2
CX   
 Z 2  r2 U2  P 
2
2f U 2 I 2  P 2
  
I2 I2 
Khi đo như thế có thể xác định được tg:
1
P = UIcos = I 2 tg
C x

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 43
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

PC x P
tg  2

I U I 2  P2
2

Khi đo để loại trừ sai số lớn phải dùng Watmet đặc biệt có cos nhỏ.
8.3. Đo điện trở cách điện, hệ số hấp thụ
8.3.1. Điện trở cách điện
Trong hệ thống điện, các thiết bị điện ngoài những bộ phận dẫn điện, dẫn từ còn có
bộ phận cách điện, chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng: làm nhiệm vụ cách ly giữa
phần dẫn điện với những bộ phận nối đất: khung thép, vỏ máy, mạch từ và giữa các phần
dẫn điện của các pha, các vòng dây với nhau. Những thiết bị điện có cách điện tốt thường
vận hành an toàn, ít có sự cố và có tuổi thọ cao hơn những thết bị điện có cách điện xấu.
Để đánh giá tình trạng cách điện của các thiết bị điện thường sử dụng một dụng cụ
chuyên dùng là megommet đo các trị số điện trở cách điện giữa các phần dẫn điện của
các thiết bị điện với vỏ và phần cách điện giữa các pha với nhau. Tuỳ theo cấp điện áp
của thiết bị được kiểm tra sẽ sử dụng Megommet có cấp điện áp 500V, 1000V, 2500V
hay 5000V cho thích hợp. Đối với những thiết bị điện có điện áp làm việc dưới 1000V
thường dùng Mêgôm 500 hay 1000V để đo điện trở cách điện. Những thiết bị có điện áp
làm việc trên 1000V dùng Mêgôm 2500V hay 5000V để đo điện trở cách điện. Trước khi
đo các đầu ra của thiết bị được kiểm tra phải nối đất không dưới ba đến năm phút nhằm
phóng hết điện tích tàn dư trong đối tượng đo. Và kiểm tra Mêgôm, để hở các cực đầu đo
ấn nút đo kim chỉ thị phải chỉ ở vạch vô cùng. Khi chập cực cao áp của Mêgôm với cực
nối đất kim của chỉ thị phải chỉ không (khi kiểm tra phải kiểm tra cùng với dây đo tránh
trường hợp dây đo bị đứt ngầm).
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả đo phải được xem xét loại trừ để tránh
những đánh giá sai về thiết bị như:
Các sứ đầu ra phải được vệ sinh sạch sẽ.
Thời tiết khi đo ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đo (nhiệt độ, độ ẩm môi
trường) nên phải chọn đo lúc thời tiết khô ráo.
Khi đo điện trở cách điện phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp, kỹ thuật an toàn làm
việc ở điện áp cao để đảm bảo cho người và thiết bị.
Kết quả đo cho ta đánh giá sơ bộ về tình trạng của cách điện. Cách điện khô trị số
điện trở cách điện đo được sẽ cao. Cách điện ẩm, bẩn hoặc có khuyết tật cho giá trị đo
thấp. Để hiểu rõ quá trình đo ta nghiên cứu tiếp mục 4.2.
8.3.2. Dòng điện trong chất điện môi và hệ số hấp thụ
Xét bản chất dòng điện trong chất cách điện khi đặt vào chúng một điện trường.
Dưới tác dụng của điện trường các điện tử tự do, các tạp chất, bọt khí bị ion hoá, một số
bị phân cực tạo thành những phần tử mang điện được sắp xếp theo hướng của điện
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 44
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

trường. Đồng thời do kết cấu của cách điện trong thiết bị điện không đồng nhất: giữa
chúng tạo thành những tụ điện mà các chất điện môi được mô tả bởi sơ đồ thay thế sau
(hình 1.6 và hình 1.7)

Hình1.6 Sơ đồ thay thế của chất cách điện trong


các thiết bị điện

Hình1.7 Sơ đồ quy ước của điện môi


1_ Điện cực
2_ Môi trường điện môi
3_ Phân cực

Trong đó :
Chh _ điện dung hình học xác định bởi kích thước của cách điện khi đặt điện áp
lên cách điện ở thời điểm đầu có dòng điện nạp Ihh . Dòng điện này tắt rất nhanh do quá
trình nạp điện của điện dung nhanh.
Cht _ điện dung hấp thụ tạo ra do sự không đồng nhất trong bề dày của vật liệu
cách điện, điện dung này còn do những bọt khí chui vào các lớp cách điện và những hư
hỏng khác do có hơi ẩm thâm nhập vào cách điện do những bụi bẩn lẫn vào trong vật liệu
khi chế tạo. Khác với điện dung hình học, điện dung hấp thụ không xuất hiện ngay sau
khi đặt điện áp vào cách điện mà xuất hiện sau một thời gian nào đó khi điện dung hình
học đã nạp xong. Do sự phân bố lại lần lượt các điện tích trong bề dày cách điện và sự
tích luỹ các điện tích đó ở ranh giới những lớp không đồng nhất tạo thành như một chuỗi
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 45
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

điện dung đấu nối tiếp. Dòng điện hấp thụ trong cách điện là kết quả của sự phân cực
(nạp điện lần lượt vào các điện dung khác nhau).
Rht _ là điện trở một chiều của các đoạn cách điện trị số điện trở này quyết định
thời gian nạp điện của điện dung hấp thụ. Đối với cách điện khô (Rht lớn) dòng nạp Iht
nhỏ thời gian nạp dài. Đối với cách điện ẩm (Rcd nhỏ) thời gian nạp điện ngắn theo quan
hệ dưới đây:
t
U 
In  .e
Rht
Trong đó: In _ Dòng điện nạp của điện dung hấp thụ
U _ Điện áp một chiều đặt vào cách điện (kV)
Rht _ Điện trở hấp thụ
t _ Thời gian đặt điện áp
_ Hằng số thời gian (R.C)
R_ Điện trở (M)
C_ Điện dung (F)
e = 2,71828 cơ số logarit tự nhiên
Sau khi kết thúc qúa trình nạp dòng Iht = 0 nhưng trong cách điện vẫn còn dòng điện
dẫn (dòng rò) đi qua xác định bởi R1c tổng của các lớp cách điện nó phụ thuộc vào tình
trạng của cách điện khô, ẩm, sạch, bụi bẩn...
Khi điện áp đặt vào quá độ bền điện của nó sẽ xảy ra chọc thủng cách điện ở chỗ
yếu nhất, trên sơ đồ thay thế biểu diễn bằng hai mũi tên và Ict.
Biểu diễn sự biến đổi của các dòng điện bên trong cách điện khô và ẩm trên hình
1.8 (xem trang bên).

Hình 1.8 Đường biểu diễn sự biến đổi theo thời gian của dòng điện và Rcd khô, ẩm

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 46
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Điện trở cách điện: là chỉ tiêu cơ bản thứ nhất về tình trạng cách điện. Khi có thiếu
sót lớn ở bên trong và bên ngoài (hư hỏng, bị bẩn, ẩm) thì Rcd giảm đi rất nhiều. Xác định
Rcđ bằng cách đo bằng Mêgôm khắc độ trực tiếp kết quả đo được sau 60'' khi dòng I ht
bằng không.
Hệ số hấp thụ kht xác định tình trạng cách điện bị ẩm, nó là tỷ số Rcđ đo ở 60" và Rcđ
đo ở 15":
kht = R60''/R15''
Nếu cách điện khô, kht lớn hơn 1 nhiều, còn nếu cách điện ẩm thì kht xấp xỉ bằng 1.
Hệ số hấp thụ là chỉ tiêu cơ bản thứ 2 về tình trạng cách điện của các máy điện và
máy biến áp.
Điện trở cách điện cũng như hệ số hấp thụ phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, vì vậy
muốn so sánh phải sử dụng những trị số đo ở cùng điều kiện nhiệt độ.
Ảnh hưởng của nhiệt độ tuân theo quy luật:
t 2  t1

Rt 2  Rt1.10 

Trong đó: Rt1 và Rt2 _ Điện trở cách điện một chiều ở nhiệt độ t1 và t2
 _ Hệ số phụ thuộc loại cách điện, đối với loại cách điện loại A bằng
40, loại B bằng 60.
Từ công thức trên ta thấy khi tăng nhiệt độ lên 60OC, điện trở cách điện loại B giảm
đi 10 lần, đối với cách điện loại A khi giảm nhiệt độ 10OC thì điện trở cách điện tăng lên
1,5 lần và ngược lại.
Đối với cách điện loại B nhiệt độ tăng lên 18OC thì điện trở cách điện giảm đi 2 lần.
Từ đó tìm được quy luật tính đổi điện trở cách điện về cùng một nhiệt độ cho ở bảng 6.1.
K1- hệ số qui đổi điện trở cách điện theo nhiệt độ
1
Rcdt 2  Rcdt1. khi t 2> t1
K1
Rcđt2 = Rcđt1.K1 khi t2 < t1

8.4. Đo điện trở một chiều


Điện trở một chiều cuộn dây được đo bằng một trong các phương pháp sau: phương pháp
cầu, phương pháp Volt-Ampere (phương pháp micro-Ohmmet). Các thiết bị đo hiện đại đã
được tích hợp một trong hai phương pháp trên.
8.4.1. Phương pháp cầu

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 47
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 2.1: Sơ đồ đấu nối thực tế để đo điện trở nhỏ

Hình 2.2: Sơ đồ đấu nối thực tế để đo điện trở (cầu Wheatstone)


Bước 1: đấu nối các đầu đo (theo hình 2.1 hoặc hình 2.2), các đầu đo được tiếp xúc tốt.
Bước 2: bắt đầu thao tác, điều chỉnh phép đo.
Bước 3: đọc giá trị chỉ thị khi cầu cân bằng.
Bước 4: lặp lại phép đo tại tất cả các đầu phân áp.
Chú ý:
1. Khi sử dụng phương pháp cầu đo điện trở nhỏ, cần lựa chọn thang đo phù hợp với giá
trị được đo để đảm bảo độ chính xác của phép đo.
2. Giá trị điện trở đo được, nếu cần quy đổi về nhiệt độ tham chiếu

8.4.2. Phương pháp Volt-Ampere (V-A)


Để sử dụng phương pháp này, cần tuân thủ theo các bước sau:
Bước 1: đấu nối các đầu đo theo hình 2.3, các đầu đo được tiếp xúc tốt.
Phép đo được thực hiện với dòng điện một chiều. Nguồn cung cấp sử dụng ắcquy hoặc
bộ chỉnh lưu có lọc. Nguồn điện áp chỉnh lưu được sử dụng nếu sự dao động điện áp của
nó không quá 1%.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 48
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Bước 2: các đầu đo dòng điện được đấu nối phía ngoài, các đầu đo điện áp phía trong
mạch đo (xem hình 2.1). Tiến hành đo và đọc đồng thời giá trị dòng điện và điện áp
đo được trong sơ đồ như hình vẽ 2.3.
Bước 3: điện trở đo được tính toán theo định luật Ohm.
Bước 4: lặp lại phép đo tại tất cả các nấc phân áp.
mV

R
a A

E K1 K2
V
b B

c C

Hình 2.3: Sơ đồ đo điện trở theo phương pháp V-A


Để kết quả đo được chính xác, cần lưu ý các điểm sau:
a) Các thiết bị đo có dải thang đo phù hợp, tốt nhất các giá trị đo nằm trên 70% giá
trị của toàn thang đo.
b) Cực tính nguồn đo phải được giữ cố định trong suốt quá trình thí nghiệm.
c) Vị trí của các đầu đo điện áp cần được nối càng gần đầu cực cuộn dây càng tốt để
tránh điện trở của dây đo và điện trở tiếp xúc của các mối nối làm tăng thêm giá trị
điện trở đọc được.
d) Dòng điện được sử dụng trong các thí nghiệm này không được vượt quá
15% dòng điện danh định để tránh phát nóng cuộn dây, gây sai số về điện
trở.
e) Thiết bị đo cần có cấp chính xác 0,5 hoặc tốt hơn.
f) Để tránh hư hỏng Voltmet, cần đóng Voltmet sau khi dòng nạp ổn định và cắt
Voltmet khỏi mạch đo trước khi cắt mạch dòng. Để an toàn cho người thí nghiệm
tránh xung dòng điện cảm ứng, dòng điện phải được đóng cắt bằng thiết bị đóng
cắt có cách điện phù hợp.
g) Khi giá trị Volt và Ampere đạt đến giá trị ổn định mới đọc kết quả đo. Mỗi phép
đo được thực hiện tối thiểu 03 lần và lấy giá trị trung bình.
8.5. Đo điện trở tiếp xúc
Điện trở tiếp xúc thường có giá trị nhỏ từ vài  đến vài trăm  như điện trở
tiếp xúc các tiếp điểm máy cắt, cầu dao, mối hàn, chỗ nối thanh dẫn...Do đó để đo các
điện trở này người ta thường dùng các dụng cụ chuyên dùng như là : Máy đo điện trở tiếp
xúc 415; 4104 của Liên xô cũ hoặc loại MOM-200, MOM-600...Sơ đồ nguyên lý đo
điện trở tiếp xúc cho trên hình:

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 49
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý của máy đo tiếp xúc kiểu lôgômét kim chỉ thị
Khi đấu dây đo các ký hiệu đầu dây phải phù hợp trên máy. ấn nút N dòng điện từ
tổ ắc quy qua dây đo dòng điện T đi vào cuộn dây 1 của lôgômét, qua Rx tạo ra trên Rx
một điện áp rơi, điện áp này qua dây đo  đưa vào cuộn dây 2 của lôgômét. Dòng điện
trong cuộn dây 1 có xu hướng làm kim quay về không, cuộn 2 tạo mô men ngược lại tỷ lệ
với điện áp rơi trên Rx :
U .10 3 mV
Rx= (  )
I A
Nếu trên mặt đồng hồ chia độ thang đo theo , khi đo đồng hồ sẽ chỉ trị số điện
trở cần đo. Đó là nguyên tắc chung để đo điện trở tiễp xúc.
Trong trường hợp không có máy đo ta có thể dùng V - A có cấp chính xác 0,2 đo được 5
mV một chiều. Sơ đồ đo (Hình 2.3). Khi đo phải tạo được dòng để vôn mét chỉ được quá
nửa thang đo,và phải lấy từ 3  5 giá trị đo ở dòng khác nhau, giá trị điện trở cần đo là
trung bình cộng của các giá trị đo trên.
U1 U 2 U
 ..  n
I
R= 1
I2 In
 .
n

Hình: Sơ đồ đo Rtx theo phương pháp Vôn - Ampe


Thiết bị đo điện trở tiếp xúc mới MOM-200, MOM-600, ACCU – OHM 200…. về
nguyên tắc như các thiết bị đã giới thiệu ở trên có thêm phần kỹ thuật số cho trực tiếp kết
quả điện trở tiếp xúc trên màn tinh thể lỏng.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 50
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

8.6. Đo tổn thất điện môi tg


Đo tg-góc tổn hao điện môi bằng cầu xoay chiều đồng thời cũng xác định được
điện dung của thiết bị được đo.
Đo bằng điện áp cao đối với các đối tượng có điện dung từ 10  106 pF ở điện áp
thấp 100V, đối với những đối tượng có điện dung từ 0,3.10-4  0,4 F. Đo tg thực hiện
bằng cầu P5026 theo sơ đồ nguyên lý (Hình 1.12). Điện áp cao (5  10 kV) từ mba thí
nghiệm đưa tới một cực đối tượng đo cuộn kia nối với cầu (sơ đồ thuận). Ở điện áp đo
nhỏ hơn điện áp tới hạn tg thay đổi ít theo điện áp hình 1.15, hình 1.16 biểu diễn tg
theo nhiệt độ.
Đo tg là phương pháp phổ biến nhất để xác định tình trạng cách điện của thiết bị
điện . Ta đã biết tg là tỷ số giữa thành phần tác dụng Itd của dòng điện đi qua cách điện
và thành phần phản kháng của dòng điện đó Ipk khi đặt vào nó một điện áp xoay chiều.

Trong đó : T - máy biến áp thí nghiệm


Cx - đối tượng đo
CN - tụ mẫu
P - khối cầu
Thành phần tác dụng gây ra tổn thất tác dụng làm nóng cách điện, thành phần phản
kháng là dòng điện nạp và phóng của tụ điện trong mỗi chu kỳ của điện áp xoay chiều.
Dòng điện tác dụng tỷ lệ với tg, là chỉ tiêu đánh giá phẩm chất của cách điện. Vì mọi
thiếu sót bên trong và mức độ ẩm của cách điện đều ảnh hưởng đến trị số dòng điện đó.
Để đánh gía tình trạng của cách điện người ta dùng tỉ số giữa các thành phần dòng điện
biểu diễn bởi đồ thị véc tơ cho trên hình 1.13:
I td
tg=
I pk

Những thiếu sót trong cách điện ảnh hưởng đến tổn thất trong nó mà tg lại phụ
thuộc vào tổn thất ấy nên ta có thể tìm được tg từ tính toán sau:
P = U.Itd= U.I.cos = U.Ipk. tg
Ipk=U.C. từ đó thay vào ta có:
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 51
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

I.cos = Ipk.tg
I. cos  I.tg
P
P = U2 .C. . tg do đó tg =
U .C.
2

Với các trị số U, C,  không đổi tổn thất tỷ lệ với tg và tg được tính theo phần trăm
tg% = 100. tg
t tỷ lệ với tg và tg được tính theo phần trăm tg% = 100. tg.
Sơ đồ thay thế cách điện như sau:

Cx Rx

Hình1.14 Sơ đồ thay thế của điện môi


Trong đó : Cx đặc trưng cho tụ điện
Rx đặc trưng cho tổn hao trong cách điện.
I .R x R
Từ sơ đồ mạch ta có : tg =  x  Rx .C x .
I . X Cx X Cx
Khi cầu cân bằng ta có : tg = .Rx.Cx= .R4.C4
Biết R4, C4 khi cầu cân bằng có thể tìm được trị số tg. Để thuận tiện trong việc đo
trong cầu trị số R4 được chọn bằng 10000/ = 3184. Trường hợp này khi cầu cân bằng
10000
tg = 2.. f . .C 4 .10 6  C 4

Hình 1.15 Sự phụ thuộc của tg vào điện áp Hình 1.16 Sự phụ thuộc của tg vào nhiệt độ
Uth - ở điện áp này xuát hiện ion hóa 1- cách điện ẩm
2 - cách điện khô
Đoạn AB ổn định
Vùng chấm chấm không ổn định
V× vËy khi muèn so s¸nh kÕt qu¶ ®o gi÷a c¸c lÇn ®o kh¸c nhau ta ph¶i quy vÒ cïng
mét nhiÖt ®é theo hÖ sè quy ®æi ë b¶ng 1.3:
tg2 = tg1.K2 khi t2 > t1

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 52
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

1
tg 2  tg 1 . khi t2 < t1
K2
Trong ®ã :tg1 ,tg2 - gÝa trÞ t-¬ng øng víi nhiÖt dé t1 vµ t2
K2 - hÖ sè qui ®æi theo nhiÖt ®é cho ë b¶ng 1.3
Trong thùc tÕ ®o tg cña c¸c thiÕt bÞ ®iÖn cao ¸p th-êng gÆp khã kh¨n khi vïng l©n
cËn c¸c ®èi t-îng ®o cã ®iÖn ¸p cao, dÔ g©y nhiÔu kh«ng ®iÒu chØnh ®-îc cÇu, hoÆc ph¶i
cã nh÷ng biÖn ph¸p ®Æc biÖt ®Ó khö nhiÔu míi ®o ®-îc nhÊt lµ ®èi víi c¸c cÇu ®o cña
Liªn x« cò nh- lo¹i P5026M. §Ó kh¾c phôc t×nh tr¹ng nµy mét sè h·ng ®· ®-a ra nh÷ng
cÇu míi ¸p dông kü thuËt sè nh- Tettex, Doble ... Tù ®éng khö nhiÔu viÖc ®o thuËn tiÖn
vµ ®é chÝnh x¸c cao. Nh-îc ®iÓm cña lo¹i thiÕt bÞ nµy lµ yªu cÇu b¶o qu¶n kh¾t khe, gi¸
thµnh rÊt ®¾t.
B¶ng 1.3 HÖ sè quy ®æi ®iÖn trë c¸ch ®iÖn vµ tg theo nhiÖt ®é
HiÖu nhiÖt ®é
1 2 3 4 5 10 15 20 25 30
t2 - t1
HÖ sè ®o ë
1,04 1,08 1,13 1,17 1,22 1,5 1,84 2,25 2,75 3,4
R60 K1
HÖ sè ®o tg
cña c¸ch ®iÖn 1,03 1,06 1,09 1,12 1,15 1,31 1,51 1,75 2,0 2,3
K2
HÖ sè ®o tg
cña dÇu m¸y 1,04 1,08 1,13 1,17 1,22 1,5 1,84 2,25 2,75 3,4
biÕn ¸p

Chó ý: §o tg ë ®èi t-îng thÝ nghiÖm khi nhiÖt ®é kh«ng thÊp h¬n 100C.
8.7. Phương pháp thử nghiệm cách điện bằng điện áp xoay chiều tăng cao tần số
công nghiệp
Thử nghiệm cách điện của thiết bị điện bằng điện áp xoay chiều tăng cao tần số
công nghiệp là thử nghiệm độ bền điện của cách điện chính trong điều kiện nặng nề sát
với điều kiện vận hành thực tế. Quá trình thử nghiệm này phát hiện được những chỗ hư
hỏng, khuyết tật cục bộ của cách điện mà các thử nghiệm thông thường khác không phát
hiện được như: cách điện bị ẩm, trong cách điện có bọt khí, có các vết nứt. Thử nghiệm
này đặt lên cách điện một cường độ điện trường lớn hơn trong điều kiện vận hành. Nếu
cách điện chịu được qua thử nghiệm này mới kết luận về khả năng làm việc bình thường
của thiết bị trong vận hành.
Trước khi tiến hành thử nghiệm bằng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp, đối
tượng thử nghiệm phải được kiểm tra điện trở cách điện. Trị số điện trở cách điện phải
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 53
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

đạt yêu cầu tương ứng với mỗi cấp điện áp của đối tượng được thử, hoặc phải phù hợp
với yêu cầu cách điện tối thiểu cho theo cấp điện áp của tiêu chuẩn. Đối với những thiết
bị điện có dầu cách điện, chỉ khi nào có kết quả thử nghiệm dầu cách điện tốt mới được
thử bằng điện áp xoay chiều tăng cao. Sơ đồ thử nghiệm đưa ra trên hình 1.30:

Hình 1.30. Sơ đồ nguyên lý thử cách điện thiết bị điện bằng điện áp xoay
chiều tăng cao tần số công nghiệp
Trong đó:
AB - Aptomat CD - Cầu dao cách ly
Tp - Máy biến áp điều chỉnh T - máy biến áp thí nghiệm
P - Quả cầu phóng điện kV - Kilovolmeter
M - Đối tượng thử PT - Rơle bảo vệ
A1, A2 - Ampemet sơ, thứ cấp
R - điện trở hạn chế được tính theo công thức sau :
2U TN . 2
R ( )
3ac
a - độ dốc của sóng 5kV/s ; c- điện dung đối tượng thí nghiệm
Giá trị điện áp thử nghiệm nghiệm thu lấy bằng 80% giá trị thử nghiệm xuất xưởng. Thử
nghiệm này được lặp lại sau 1 năm vận hành, kết thúc thời gian bảo hành. Thử nghiệm
bảo dưỡng dự phòng được tiến hành đều đặn trong suốt thời gian sử dụng,thử nghiệm bảo
dưỡng dự phòng được tiến hành ở 60% điện áp thử nghiệm xuất xưởng.
8.8. Phương pháp thử nghiệm cách điện bằng điện áp chỉnh lưu có đo dòng rò
Thử nghiệm cách điện bằng điện áp chỉnh lưu (DC) tiến hành theo sơ đồ:

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 54
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Trong đó: AB - Aptomat


Tp - Máy biến áp điều chỉnh
T - Máy biến áp thí nghiệm
V - Vônmet
CL - Đèn chỉnh lưu
C - Điện dung (tụ)
A - MicroAmpe đo dòng rò qua cách điện
CSV - Đối tượng thử- chống sét van
Ưu điểm của phương pháp thử này là
1, Thử nghiệm cách điện bằng UCL cao hơn điện áp ra xoay chiều Uxc:
(UpđCL1,5Upđxc), an toàn hơn đối với cách điện.
2, ở các máy điện quay điện áp phân bố dọc theo cuộn dây đều đặn hơn.
3, Công suất yêu cầu của thiết bị thí nghiệm bé hơn thuận lợi cho thí nghiệm lưu
động.
4, Đo dòng rò thuận tiện hơn, dòng điện rò là một tiêu chuẩn phụ để đánh giá tình
trạng cách điện.
- Chuẩn bị thí nghiệm: Mắc sơ đồ và thiết bị như hình 1.31 các bước kiểm tra và
thử sơ đồ tốt như thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao.
- Trình tự thí nghiệm như thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao.
Thời gian thử nghiệm điện áp 1 chiều với đo dòng rò dài hơn thường 10' 20' tuỳ
theo loại đối tượng thử.
- Thử nghiệm được xem là tốt nếu trong quá trình thử:
+ Không có phóng điện
+ Không có tăng giảm đột ngột của dòng điện và điện áp
+ Trong quý trình duy trì điện áp ở UTN dòng rò không tăng
+ Trị số tuyệt đối của dòng rò không vượt quá quy định cho phép
- Thử nghiệm cách điện bằng điện áp chỉnh lưu được áp dụng cho các thí nghiệm:
+Thử nghiệm các động cơ, điện áp 1kV.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 55
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Thử nghiệm các máy điện đồng bộ, điện áp 1kV.


+ Thử nghiệm cáp lực cao áp đo dòng rò.
+ Thử nghiệm chống sét van đo dòng rò.
+ Thử nghiệm thanh dẫn máy cắt ngâm trong dầu...
- Điện áp thử nghiệm tuỳ theo cấp điện áp của đối tượng phù hợp với hướng dẫn của nhà
chế tạo hoặc tiêu chuẩn cho phép.
9. THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ ĐIỆN
9.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
9.1.1. Cấu tạo
Cơ cấu động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) tuỳ theo kiểu loại vỏ bọc kín hoặc hở, là
do hệ thống làm mát bằng cánh quạt thông gió đặt ở bên trong hay bên ngoài động cơ.
Nhìn chung ĐCKĐB có hai phần chính là phần tĩnh và phần quay.
a. Phần tĩnh
Phần tĩnh hay còn gọi là stato gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn
Lõi thép
Là bộ phận dẩn từ của máy có dạng hình trụ rổng, lõi thép được làm bằng các lá thép
kỹ thuật điện dày 0,35 đén 0,5 mm, được dập theo hình vành khăn, phía trong có xẻ rảnh
để đặt dây quấn và được sơn phủ trước khi ghép lại.
Dây quấn
Dây quấn stato làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm (loại dây emay) đặt trong các rảnh
của lõi thép.
Hai bộ phận chính trên còn có các bộ phận phụ bao bọc lõi thép là vỏ máy được làm
bằng nhôm hoặc gang dùng để giử chặt lõi thép phía dưới là chân đế để bắt chặt vào bệ
máy, hai đầu có hai nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp có ổ đở (hay
còn gọi là bạc) dùng để đở trục quay của rôto.
b. Phần quay
Hay còn gọi là rôto, gồm có lõi thép, dây quấn và trục máy.
Lõi thép:
Có dạng hình trụ đặc làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dặp thành hình dĩa và ép
chặt lại, trên mặt có các đường rãnh để đặt các thanh dẩn hoặc dây quấn. Lõi thép được
ghép chặt với trục quay và đặt trên hai ổ đở của stato.
Dây quấn:
Trên rôto có hai loại: rôto lồng sốc và rôto dây quấn
- Loại rôto dây quấn có dây quấn giống như stato, loại này có ưu điểm là
môment quay lớn nhưng kết cấu phức tạp, giá thành tương đối cao. Gồm lõi thép
gắn trên trục quay giống rôto lồng sóc. Trong các rãnh của lõi thép đặt bộ dây
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 56
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

quấn 3 pha. Ba cuộn dây được đấu sẵn thành hình sao, 3 đầu còn lại được nối với
3 vành đồng, đưa ra bộ biến trở 3 pha đặt bên ngoài dùng để khởi động hoặc điều
chỉnh tốc độ động cơ.
Loại rôto lồng sóc: kết cấu của loại này rất khác với dây quấn của stato. Nó được chế tạo
bằng cách đúc nhôm vào các rãnh của rôto, tạo thành các thanh nhôm và được nối ngắn
mạch ở hai đầu và có đúc thêm các cánh quạt để làm mát bên trong khi rôto quay.
Phần dây quấn được tạo từ các thanh nhôm và hai vòng ngắn mạch có hình dạng như
một cái lồng nên gọi là rôto lồng sóc. Các đường rãnh trên rôto thông thường được dập
xiên với trục, nhằm cải thiện đặt tính mở máy và giảm bớt hiện tượng rung chuyển do lực
điện từ tác dụng lên rôto không liên tục.
9.1.2. Nguyên lý làm việc
Muốn cho ĐC làm việc, stato của ĐC cần được cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện
qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ:
f
n  60. (vòng/phút)
p
trong đó: f- là tần số của nguồn điện
p- là số đôi cực của dây quấn stato
Trong quá trình quay từ trường này sẽ quét qua các thanh dẩn của rôto, làm xuất hiện
sức điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto là kín mạch nên sức điện động này tạo ra dòng
điện trong các thanh dẩn của rôto. Các thanh dẩn có dòng điện lại nằm trong từ trường,
nên sẽ tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ đặc vào các thanh dẩn.
Tổng hợp các lực này sẽ tạo ra môment quay đối với trục rôto, làm cho rôto quay theo
chiều của từ trường.
Khi ĐC làm việc, tốc độ của rôto (n) luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường (n1) ( tứclà
n<n1). Thực vậy, nếu n=n1 thì rôto sẽ quay đồng bộ với từ trường, giữa từ trường và
thanh dẩn rôto không còn chuyển động tương đối. Lúc đó sức điện động cảm ứng không
hình thành, không có dòng điện trong các thanh dẩn do đó lực điện từ củng như môment
quay điều bị triệt tiêu.
Kết quả là rôto quay chậm lại nên luôn nhỏ hơn n1, vì thế động cơ được gọi là động
cơ không đồng bộ.
Độ sai lệch giữa tốc độ rôto và tốc độ từ trường được goi là hệ số trược, ký hiệu là S
và được tính bằng: n1  n
S 100%
n1

Thông thường hệ số trược vào khoảng 2% đến 10%.


9.2. Các hạng mục thí nghiệm, đánh giá kết quả thí nghiệm

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 57
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

9.2.1. Kiểm tra xem xét bên ngoài


Kiểm tra sự chặt chẽ, sự hoàn thiện của các chi tiết, chiều quay, chiều bôi trơn, các sây
sát cách điện, rạn nứt sứ .
9.2.2. Đo điện trở cách điện của cuộn dây.
* Điện trở cách điện cuộn dây Stato :
a. Thiết bị thí nghiệm:
- Ở các máy có điện áp U < 660 V đo bằng mêgômmet 1000 V
- Với các máy có điện áp U > 660 V đo bằng mêgômmet 2500 V
b. Sơ đồ thí nghiệm

c. Tiêu chuẩn đánh giá


Các máy điện có điện áp Uđm > 1000 V khi mới đưa vào vận hành đo điện trở cách điện
ở 60'' và hệ số hấp thụ Kht quy định
Kht nhỏ nhất cho phép khi nhiệt độ từ 10 - 35 0C
Các máy điện công suất đến 5 MW; n < 1500 v/p thì Kht > 1,2
Các loại máy điện còn lại Kht > 1,3
R60 là hàm số của nhiệt độ nên phải chú ý nhiệt độ khi đo phải quy đổi về nhiệt độ quy
định để so sánh theo công thức :
R60t1 = Kt R60t2 trong đó : Kt là hệ số quy đổi
t = t2 - t1
t 75 70 60 50 40 30 20 10
Kt 1 1,2 1,8 2,6 3,9 5,5 8,5 12
Riêng các máy có Uđm > 2000V cần lưu ý Kht
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 58
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

* Điện trở cách điện cuộn dây Rôto :


Các máy điện có Uđm > 2000V điện trở cách điện Rôto đo bằng mêgômmet
1000V , các máy điện còn lại đo bằng mêgômmet 500V
Khi mới đưa vào vận hành R60 > 2 M , trong vận hành R60 không quy định.
9.2.3. Đo điện trở một chiều cuộn dâỵ
Điện trở cuộn dây Rôto và Stato đo cho các máy có UH > 2000 V
Riêng các máy có công suất P > 300 kW thì phải đo với bất kì điện áp định mức nào.
Điện trở các pha đo được không lệch nhau hoặc so với số liệu xuất xưởng, đo lần trước là
< + 2%.
9.2.4. Thí nghiệm cách điện bằng điện thế xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
trong 1 phút
Trị số UTN lấy trong bảng:

Đối tượng đo Công suất (kW) UH(V) UTN(V)


<1000 0,2.(1000 +2UH)
Cuộn dây Stato 1-1000
>1000 0,8.(1000 +2UH) > 1500

9.3. Đánh giá tình trạng động cơ điện qua thông số thí nghiệm
Động cơ được xem là đạt yêu cầu khi các thông số thí nghiệm về điện trở cách
điện, điện trở một chiều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình thử nghiệm cao
áp không xảy ra hiện tượng phóng điện.
10. THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN
10.1. Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý cơ bản làm việc cơ bản của máy phát điện đồng
bộ 3 pha
10.1.1. Khái niệm
+ Máy điện đồng bộ là loại máy điện có tốc độ quay không đổi và được xác định
60 f
theo số đôi cực và tần số dòng điện, n  ;
p
+ Máy điện đồng bộ được sử dụng theo chế độ máy phát điện và động cơ điện.
Nhưng đa số máy điện đồng bộ hoạt động ở chế độ máy phát điện, dùng để cung cấp điện
năng cho sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy máy điện đồng bộ có một vai trò quan trọng trong
sự phát triển khoa học và kỹ thuật.
10.1.2. Cấu tạo
a. Phần cảm (Rôto)
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 59
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Được gắn trên trục quay, gồm lõi thép cực từ trên có quấn cuộn dây để cho dòng
điện một chiều đi qua tạo thành một nam châm điện;
+ Từ trường phần cảm sinh ra khá mạnh và ổn định. Cực từ được chế tạo sao cho từ
thông phân bố dọc theo mặt trong của phần ứng biến thiên theo quy luật hàm số sin:
B  Bmax Sin ;
+ Số cực từ của phần cảm phụ thuộc vào tốc độ quay và tần số tiêu chuẩn của dòng
điện dùng trong công nghiệp;
+ Dựa vào cấu tạo cực từ người ta chia roto làm hai loại: Rôto cực ẩn và rôto cực lồi
(hình 4.1);
- Máy điện có rôto cực lồi được gọi là máy điện cực lồi (2p ≥ 4), thường dùng cho loại
máy điện có tốc độ thấp, số cực nhiều, công suất nhỏ;
- Máy điện có rôto cực ẩn được gọi là máy điện cực ẩn (2p=2), thường dùng cho
loại máy điện có tốc độ cao, số cực ít, công suất cao ( như máy phát tuabin hơi).
- Vì máy cực ẩn có 2p = 2, (n = 3000 vg/ph) nên để hạn chế lực ly tâm D ≤ 1,1 -
1,15 m, để tăng công suất ta tăng chiều dài rôto l đến 6,5m.
- Máy cực lồi thường quay với tốc độ thấp nên đường kính rôto có thể lớn tới 15m,
trong khi chiều dài lại bé. Thường l/D = 0,15 - 0,2
- Dây quấn kích thích đặt trong rãnh rô to được chế tạo từ dây đồng trần tiết diện
chữ nhạt quấn theo chiều mỏng thành các bối dây đồng tâm. Các vòng dây của bối dây
này được cách điện với nhau bằng một lớp mica mỏng.

Hình 4.1:Rô to cực lồi (a)và cực ẩn (b)


1- lõi thép rô to ; 2- dây quấn kích thích

b. Phần ứng (Stator)


+ Mạch từ: Được làm bằng các lá thép kỹ
thuật điện ghép cách điện với nhau, mặt trong
được xẻ rãnh để đặt bộ dây quấn;

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 60

Hình 4.2:Stato
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Dây quấn: Gồm ba cuộn dây đặt lệch


nhau 120o trong không gian trong các rãnh của
lõi thép mạch từ, hình 4.2

c. Phần kích từ
+ Bộ phận kích từ làm nhiệm vụ tạo ra dòng điện một chiều đưa vào cuộn dây phần
cảm để tạo ra từ trường cho máy;
+ Đối với các máy phát điện công suất lớn, phần kích từ là một máy phát điện một chiều
được nối cùng trục với máy phát điện đồng bộ.
c. Phần kích từ
+ Bộ phận kích từ làm nhiệm vụ tạo ra dòng điện một chiều đưa vào cuộn dây phần
cảm để tạo ra từ trường cho máy;
+ Đối với các máy phát điện công suất lớn, phần kích từ là một máy phát điện một
chiều được nối cùng trục với máy phát điện đồng bộ.
10.1.3. Nguyên lý làm việc
+ Cung cấp dòng kích từ cho máy, hình 4.3;
60 f
+ Kéo phần cảm quay với tốc độ n2  ; từ trường phần cảm quét qua các cuộn
p
dây phần ứng sinh ra các sức điện động trong các cuộn dây, eA, eB, eC;
+ Vì ba cuộn dây đặt lệch nhau trong không gian nên ta được một hệ sức điện động
ba pha;

+ Các cuộn dây được chế tạo giống nhau nên trị số hiệu dụng các sức điện động như
nhau: EA  EB  EC  4,44 fWk m
np
Trong đó: f  - là tần số của sức điện động;
60
W - Số vòng của một cuộn dây pha;
k - Hệ số dây quấn;
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 61
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

m - Từ thông cực đại dưới một cực từ.


+ Coi góc pha đầu của sức điện động pha A là
0 thì phương trình sức điện động ba pha được viết
o

như sau:
eA  E 2Sin(t ) (V)
eB  E 2Sin(t  120o ) (V)
eC  E 2 Sin(t  240o ) (V)
+ Khi máy phát có tải thì trong ba cuộn dây của máy phát có dòng điện và sinh ra từ
60 f
trường quay ba pha với tốc độ n1  ; nghĩa là bằng tốc độ quay của phần cảm n1 = n2,
p
do đó máy phát được gọi là máy phát điện đồng bộ.
10.2. Các hạng mục, tiêu chuẩn và một số sơ đồ thử nghiệm
10.2.1.Thí nghiệm cuộn dây Stato:
10.2.1.1. Đo điện trở cách điện cuộn dây Stato lấy hệ số hấp thụ ở tất cả các pha
trước và sau khi thử cao áp
a. Thiêt bị thí nghiệm: Thiết bị đo điện trở cách điện
b. Sơ đồ thí nghiệm
- Đo điện trở cách điện cuộn dây pha A:

c. Trình tự thí nghiệm


+ Đấu nối sơ đồ đo như hình vẽ
+ Kiểm tra, ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của cuộn dây lúc thực hiện phép đo.
+ Chọn điện áp đo: 2500VDC
+ Nhấn nút Test trên mêgômmét để đưa điện áp vào đối tượng đo, đọc và ghi giá
trị điện trở ở thời điểm 15 giây (R15″), 60 giây (R60″), 600 giây (R600″).
+ Nhả nút Test để cắt điện áp đưa vào đối tượng đo và xả điện tích dư.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 62
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Dùng sào phóng điện được nối tiếp địa di động để xả điện tích dư trên đối tượng
đo.
+ Tính toán hệ số hấp thụ và hệ số phân cực
+ Kết thúc phép đo, tháo sơ đồ và chuyển sơ đồ đo sang pha tiếp theo.
Đo điện trở cách điện cuộn dây pha B, pha C được tiến hành tương tự như phép đo
đối với cuộn dây pha A.
d. Tiêu chuẩn đánh giá
Giá trị điện trở cách điện đo được ở 60 giây (R60) quy đổi về giá trị nhiệt độ so
sánh với nhà chế tạo
10.2.1.2. Đo điện trở một chiều của các cuộn dây
a. Thiết bị thí nghiệm: Thiết bị đo điện trở một chiều WR50-12
b. Sơ đồ thí nghiệm:

- Sơ đồ đo điện trở cuộn dây pha C

c. Trình tự thực hiện


+ Đấu nối sơ đồ đo như hình vẽ
+ Kiểm tra, ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của cuộn dây lúc thực hiện phép đo.
+ Đặt thang phát dòng điện 20A, nhấn nút đo trên thiết bị đo. Đọc và ghi lại giá trị
điện trở một chiều hiển thị trên màn hình của thiết bị đo.
+ Nhả nút đo để cắt dòng điện đưa vào đối tượng đo và xả điện tích dư.
+ Dùng sào phóng điện được nối tiếp địa di động để xả điện tích dư trên đối tượng
đo.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 63
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Tháo sơ đồ, kết thúc phép đo và chuyển sơ đồ sang đo pha tiếp theo
Đo điện trở một chiều cuộn dây pha A, pha B được tiến hành tương tự phép đo ở cuộn
dây pha C.

d. Tiêu chuẩn đánh giá


Giá trị điện trở một chiều đo được so sánh giữa các pha với nhau khi đưa về cùng nhiệt
độ không được sai lệch quá ±2%.

Khi đo ở nhiệt độ khác 75oC thì tiến hành quy đổi về nhiệt độ 75oC đối với cuộn dây
bằng đồng bởi công thức:

235  75 Trong đó: - R75: điện trở cần quy đổi về 75oC
R75  Rt 2
235  t 2 - Rt2: điện trở đo được ở nhiệt độ t2

- t2: nhiệt độ lúc đo điện trở Rt2

10.2.1.3. Thí nghiệm cách điện bằng điện áp một chiều tăng cao đo dòng rò
a. Thiết bị thí nghiệm: Hợp bộ thí nghiệm cao thế một chiều

b. Sơ đồ thí nghiệm

- Sơ đồ thí nghiệm cuộn dây pha A

1 Máy biến áp điều chỉnh


2 V1 vôn kế 1, V2 vôn kế 2

3 Máy biến áp tăng áp


4 Thiết bị bảo vệ cao áp
5 Đi ốt

6 Điện trở giới hạn dòng

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 64
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

7 Mini ampe kế

8 Cuộn dây stator


9 Bộ phân áp kiểu tụ C1, C2
c. Trình tự thực hiện
+ Đấu nối sơ đồ đo như hình trên

+ Kiểm tra, ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của cuộn dây lúc thực hiện phép đo.

+ Đo điện trở cách điện cuộn dây stator.


+ Cử nhân viên giám sát an toàn trong suốt quá trình thí nghiệm tại các khu vực đặt
thiết bị thí nghiệm, đối tượng thí nghiệm và dây điện áp cao đi qua, để phát hiện sớm các
hiện tượng bất thường xảy ra. Các nhân viên giám sát an toàn phải sử dụng bộ đàm để
liên lạc với người điều khiển hợp bộ thử cao thế
+ Đặt nút xoay thay đổi điện áp của bộ điều khiển 4120-10 phải ở vị trí “0”.

+ Cấp nguồn cho hợp bộ thử cao thế một chiều 4120-10 và tiến hành điều chỉnh
tăng dần điện áp theo từng nấc (0,5; 1 ; 1,5; 2 ; 2,5; 3) lần điện áp định mức
(UTN=3Uđm=54kV). Tốc độ tăng điện áp từ 0V đến điện áp thí nghiệm phải đều. Ở mỗi
nấc điện áp được duy trì thời gian 01 phút. Theo dõi dòng điện rò tại từng nấc điện áp

+ Trong quá trình đo nếu dòng rò Irò > 250 mA phải dừng thí nghiệm để phân tích
lý do dòng rò lớn
+ Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra (dòng điện rò tăng vọt hoặc phóng điện) thì
giảm ngay điện áp về không, cắt nguồn tìm biện pháp khắc phục, sau đó đo lại điện trở
cách điện đạt yêu cầu mới cho phép thực hiện lại phép đo.
+ Nếu không có hiện tượng gì bất thường xảy ra thì giảm dần điện áp về không, cắt
nguồn cấp cho hợp bộ thí nghiệm.

+ Dùng sào phóng điện chuyên dùng đi theo thiết bị để xả điện tích dư trên đối
tượng đo.
+ Tháo sơ đồ, kết thúc phép đo và chuyển sơ đồ sang pha tiếp theo

+ Đo lại điện trở cách điện của cuộn dây stator.

+ Thí nghiệm cao thế xoay chiều tăng cao cuộn dây pha B và pha C, phép đo được
thực hiện tương tự như pha A

d. Tiêu chuẩn đánh giá :

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 65
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Cách điện của cuộn dây stator không bị phóng điện chọc thủng hoặc phá hủy
trong thời gian thí nghiệm.

+ Dòng rò nhỏ hơn giá trị dòng điện trung bình của 3 pha: Ir≤ 50% ( )

10.2.1.4. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp trong một phút
cách điện từng pha với đất.
a. Thiết bị thí nghiệm: Hợp bộ thí nghiệm cao thế xoay chiều máy phát
b. Sơ đồ thí nghiệm

- Sơ đồ thí nghiệm cuộn dây pha A

c. Trình tự thực hiện


+ Đấu nối sơ đồ đo như hình vẽ
+ Kiểm tra, ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của cuộn dây lúc thực hiện phép đo.
+ Đo điện trở cách điện cuộn dây stator
+ Cử nhân viên giám sát an toàn trong suốt quá trình thí nghiệm tại các khu vực đặt
thiết bị thí nghiệm, đối tượng thí nghiệm và dây cao áp cao đi qua, để phát hiện sớm các
hiện tượng bất thường xảy ra. Các nhân viên giám sát an toàn phải sử dụng bộ đàm để
liên lạc với người điều khiển hợp bộ thử cao thế
+ Đặt nút xoay thay đổi điện áp của bộ điều khiển hợp bộ thí nghiệm cao thế xoay
chiều máy phát phải ở vị trí “0”.
+ Cấp nguồn cho hợp bộ thí nghiệm cao thế xoay chiều máy phát và tiến hành điều
chỉnh tăng dần điện áp đến giá trị điện áp thử nghiệm UTN=39 kV. Tốc độ tăng điện áp
từ 0V đến điện áp thí nghiệm phải đều (2kV/s). Duy trì điện áp thử nghiệm trong thời
gian 60 giây, sau đó giảm điện áp về “0V”
+ Trong quá trình thử nghiệm nếu có hiện tượng bất thường xảy ra như khói, tia lửa
điện, cháy khét, bốc cháy… thì giảm ngay tự ngẫu về không, cắt nguồn cấp cho hợp bộ
thử nghiệm cao thế và tìm biện pháp khắc phục, sau đó đo lại điện trở cách điện đạt yêu
cầu mới cho phép thực hiện lại phép đo

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 66
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Dùng sào thao tác để xả hết điện tích dư trên đối tượng thí nghiệm.
+ Tháo sơ đồ, kết thúc phép đo và chuyển sơ đồ sang pha tiếp theo
+ Đo lại điện trở cách điện của cuộn dây stator
+ Thí nghiệm cao thế xoay chiều tăng cao cuộn dây pha B và pha C, phép đo được
thực hiện tương tự như pha A

10.2.2. Thí nghiệm cuộn dây rôto:


10.2.2.1. Đo điện trở cách điện cuộn dây trước và sau khi thử cao áp.
a. Thiết bị thí nghiệm: Thiết bị đo điện trở cách điện

b. Sơ đồ thí nghiệm:

c. Trình tự thực hiện


+ Đấu nối sơ đồ đo như hình vẽ.
+ Kiểm tra, ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của cuộn dây lúc thực hiện phép đo.
+ Chọn điện áp đo: 500VDC
+ Nhấn nút Test trên mêgômmét, để đưa điện áp vào đối tượng đo, đọc và ghi giá
trị điện trở cách điện ở thời điểm 60 giây.
+ Nhả nút Test để cắt điện áp đưa vào đối tượng đo và xả điện tích dư.
+ Dùng sào phóng điện được nối tiếp địa di động để xả điện tích dư trên đối tượng
đo.
+ Tháo sơ đồ, kết thúc phép đo.

d. Tiêu chuẩn đánh giá

Giá trị điện trở cách điện đo được ở 60 giây (R60) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 M
10.2.2.2. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp trong một phút.

a. Thiết bị thí nghiệm: Hợp bộ thí nghiệm cao thế xoay chiều BK 130

b. Sơ đồ thí nghiệm
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 67
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Sơ đồ thí nghiệm:

1 Máy biến áp điều chỉnh


2 V1 vol kế
3 Máy biến áp tăng áp
4 Đấp nối 2 cuộn dây cực từ
5 Gông từ
6 Đầu cuộn dây rotor
7 Trục rotor
c. Trình tự thực hiện
+ Đấu nối sơ đồ đo như hình trên

+ Kiểm tra, ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của cuộn dây lúc thực hiện phép đo.
+ Đo điện trở cách điện cuộn dây rotor

+ Cử nhân viên giám sát an toàn trong suốt quá trình thí nghiệm tại các khu vực đặt
thiết bị thí nghiệm, đối tượng thí nghiệm và dây điện áp cao đi qua, để phát hiện sớm các
hiện tượng bất thường xảy ra. Các nhân viên giám sát an toàn phải sử dụng bộ đàm để
liên lạc với người điều khiển hợp bộ thử cao thế

+ Đặt nút xoay thay đổi điện áp của bộ điều khiển BK 130 phải ở vị trí “0”.
+ Cấp nguồn cho hợp bộ cao thế xoay chiều BK 130 và tiến hành điều chỉnh tăng
dần điện áp đến giá trị điện áp thử nghiệm UTN=3,68kV, duy trì điện áp trong thời gian
60 giây, sau đó giảm điện áp về “0V”.

+ Tốc độ tăng điện áp từ 0V đến điện áp thí nghiệm phải đều.


+ Trong quá trình thử nghiệm nếu có hiện tượng bất thường xảy ra như khói, tia lửa
điện, cháy khét, bốc cháy… thì giảm ngay tự ngẫu về không, cắt nguồn cấp cho hợp bộ
thử nghiệm cao thế xoay chiều BK130 và tìm biện pháp khắc phục, sau đó đo lại điện trở
cách điện đạt yêu cầu mới cho phép thực hiện lại phép đo
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 68
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Dùng sào phóng điện chuyên dùng đi theo thiết bị để xả điện tích dư trên đối
tượng đo.
+ Cắt nguồn, tháo sơ đồ đo, kết thúc phép đo.

+ Đo lại điện trở cách điện của cuộn dây rotor

d. Tiêu chuẩn đánh giá


Cách điện của rotor không bị phóng điện chọc thủng hoặc
11. THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP LỰC
11.1. Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc
11.1.1. Công dụng
+ Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, được dùng để biến đổi điện áp xoay chiều
từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác với tần số không đổi.
+ Máy biến áp làm nhiệm vụ truyền tải điện năng đi xa
11.1.2. Cấu tạo
Máy biến áp có các bộ phận chính sau dây : lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
Lõi thép MBA

Hình 2.3 Mạch từ MBA kiểu lõi a) 1 pha b) 3 pha


Lõi thép máy biến áp dùng để dẫn từ, được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt,
thường là thép kỹ thuật điện có bề dày từ 0,35 1 mm, mặt ngoài các lá thép có sơn cách
điện rồi ghép lại với nhau thành lõi thép. Lõi thép gồm hai phần: Trụ và Gông (hình 2.3).
Trụ T là phần để đặt dây quấn, còn gông G là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành
mạch từ kín.
Dây quấn MBA.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 69
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 2.4 : Dây quấn máy biến áp

Nhiệm vụ của dây quấn máy biến áp là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng
ra. Dây quấn máy biến áp thường làm bằng dây dẫn đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay
chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào
trụ thép. Giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn và lõi thép đều có cách
điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. Khi các dây quấn đặt trên cùng
một trụ thì dây quấn điện áp thấp đặt sát trụ thép còn dây quấn điện áp cao đặt bên ngoài.
Làm như vậy sẽ giảm được vật liệu cách điện.
Dây quấn máy biến áp có hai loại chính như :
Dây quấn đồng tâm: Ở dây quấn đồng tâm tiết diện ngang là những vòng tròn đồng
tâm. Những kiểu dây quấn đồng tâm chính gồm : Dây quấn hình trụ (hình 2.4a,b), dùng
cho cả dây quấn hạ áp và cao áp Dây quấn hình xoắn (hình 2.4c), dùng cho dây quấn hạ
áp có nhiều sợi chập; dây quấn hình xoáy ốc liên tục (hình 2.4d), dùng cho dây quấn cao
áp, tiết diện dây dẫn chữ nhật.
Dây quấn xen kẽ: Các bánh dây cao áp và hạ áp lần lượt xen kẻ nhau dọc theo trụ thép.
Vỏ máy biến áp
Vỏ máy biến áp làm bằng thép gồm hai bộ phận : thùng và nắp thùng.
Thùng MBA: Trong thùng MBA (hình 2-5) đặt lõi thép, dây quấn và dầu biến áp. Dầu
biến áp làm nhiệm vụ tăng cường cách điện và tản nhiệt. Lúc máy biến áp làm việc, một
phần năng lượng tiêu hao thoát ra dưới dạng nhiệt làm dây quấn, lõi thép và các bộ phận
khác nóng lên. Nhờ sự đối lưu trong dầu và truyền nhiệt từ các bộ phận bên trong máy
biến áp sang dầu và từ dầu qua vách thùng ra môi trường xung quanh.
Nắp thùng MBA: Dùng để đậy trên thùng và trên đó có các bộ phận quan trọng như:
+ Sứ của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp, làm nhiệm vụ cách điện.
+ Bình dãn dầu (bình dầu phụ) có ống thủy tinh để xem mức dầu.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 70
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Ống bảo hiểm :làm bằng thép, thường làm thành hình trụ nghiêng, một đầu nối với
thùng, một đầu bịt bằng một đĩa thuỷ tinh. Nếu vì lý do nào đó, áp suất trong thùng tăng
lên đột ngột, đĩa thuỷ tinh sẽ vỡ, dầu theo đó thoát ra ngoài để máy biến áp không bị
hỏng.
+ Lỗ nhỏ đặt nhiệt kế.
+ Rơle hơi dùng để bảo vệ MBA.
+ Bộ truyền động cầu dao đổi nối các đầu điều chỉnh điện áp của dây quấn cao áp.
11.1.3. Nguyên lý làm việc của máy biến áp
Để đơn giản chúng ta xét về nguyên lý làm việc của MBA một pha hai dây quấn như hình
vẽ:

Hình 4.12 - Sơ đồ nguyên lý máy biến áp một pha hai dây quấn
Dây quấn 1 có số vòng dây là W1 nối với nguồn điện áp xoay chiều u1 gọi là dây
quấn sơ cấp. Dây quấn 2 có số vòng dây là W2 cung cấp điện cho phụ tải Zt gọi là dây
quấn thứ cấp.
Hai dây quấn này được quấn trên cùng lõi thép, khi ta đặt một điện áp xoay chiều u1
vào dây quấn sơ cấp làm xuất hiện dòng điện i1 trong cuộn dây và trong lõi thép sinh ra
từ thông  móc vòng với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp cảm ứng ra sức điện động e 1
và e2. Dây quấn W2 có sức điện động e2 sẽ sinh ra dòng i2 đưa ra phụ tải với điện áp là
u2. Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn sơ cấp
sang dây quấn thứ cấp.
Giả sử điện áp xoay chiều u1 đặt vào là một hàm số hình sin nên từ thông cũng biến
thiên theo sin và có dạng:
 = m . sint
Do đó theo định luật cảm ứng điện từ sức điện động cảm ứng trong các dây quấn sơ
cấp và dây quấn thứ cấp sẽ là:
dΦ dΦ
e1  W1 ; e2  W2
dt dt
Giả sử  = m sint thì :
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 71
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§


e1 = -W1m cost  2 E1 sin(t  )
2

e2 = -W2m cost  2 E2 sin(t  )
2
2 πfW1Φ m
Trong đó: E1   4,44 fW1Φ m (1-a)
2
2 πfW2 Φ m
E2   4,44 fW2 Φ m (1-b)
2
E1 và E2 là giá trị hiệu dụng của các sức điện động cảm ứng trong cuộn dây 1 và 2.
Ta thấy các sức điện động cảm ứng trong dây quấn chậm pha so với từ thông sinh ra
nó một góc là /2. Dựa vào các biểu thức (1-a) và (1-b) ta có định nghĩa tỷ số biến đổi
của MBA như sau:
E1 W1
K 
E2 W2
Nếu không kể đến điện áp rơi trên các dây quấn thì có thể xem gần đúng U1 = E1
và U2 = E2. Do đó K được xem như là tỉ số điện áp giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ
cấp
E1 U1
K 
E2 U 2
11.2. Vận hành song song hai máy biến áp
11.2.1. Các điều kiện vận hành song song 2 MBA
- Điều kiện cùng tổ nối dây.
- Điều kiện điện áp định mức bằng nhau
- Điều kiện cùng các thành phần ngắn mạch
11.2.2. Giải thích các trường hợp hoà không đảm bảo
a. Điều kiện cùng tổ nối dây :
Cùng tổ nối dây điện áp thứ cấp sẽ trùng pha nhau. Khác tổ nối dây đ/áp thứ cấp sẽ lệch
pha nhau, và sự lệch pha nầy phụ thuộc vào tổ nối dây.
Ví dụ 4.3:

Nối hai máy biến áp: Máy thứ nhất I nối Y/-11 và máy thứ hai II nối Y/Y-12 làm việc
song song. Vậy điện áp thứ cấp hai máy sẽ lệc pha nhau một góc 300, trong mạch nối liền
dây quấn thứ cấp sẽ xuất hiện một sức điện động:
0
ΔE = 2E.sin15 = 0,518E
Khi máy không tải, trong đây quấn sẽ có dòng điện cân bằng :

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 72
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

E
I cb  (4-10)
z n1  z n 2
Giả sử Zn1 = Zn2 = 0,05, thì :
0,518
I cb   5,18
0,05  0,05
Như vậy đòng điện Icb = 5,18.Iđm sẽ làm hỏng máy biến áp. Vì vậy quy định rằng các
MBA làm việc song song bắt buộc phải có cùng tổ nối dây.

Hình 4.3. Sơ đồ ghép song song Hình 4.4. Đồ thị vectơ điện áp và dòng
MBA 1 pha điện của các MBA có tổ nối dây khác
nhau làm việc song song

b. Điều kiện tỉ số biến đổi bằng nhau :


Nếu tỉ số biến đổi điện áp của hai máy khác nhau mà hai điều kiện còn lại thỏa mãn
thì khi mba làm việc song song, điện áp thứ cấp không tải sẽ bằng nhau (E2I = E2II ),
trong mạch nối liền dây quấn thứ của máy biến áp sẽ không có dòng điện chạy qua.

Giả thử kI  kII thì E2I  E2II và khi không tải, trong mạch nối liền quấn thứ của máy
biến áp sẽ có dòng điện Icb chạy qua được sinh ra bởi điện áp :
E  E 2 I  E 2 II
E
 I cb 
z nI  z nII

Dòng điện này sẽ chạy trong dây quấn máy biến áp theo hai chiều ngược nhau, thí
dụ ở MBA I từ x đến a còn ở MBA II từ a đến x và chậm pha một góc 90 0 vì r << x. Lúc
này điện áp rơi trên dây quấn sẽ bù trừ với sức điện động, kết quả là trên mạch thứ cấp có
điện áp thống nhất U2 như hình 4.5.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 73
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 4.5. Đồ thị véc tơ và sự phân phối tải của các


MBA làm việc song song

a) khi không tải b) khi có k khác nhau

Kết quả khi máy biến áp mang tải, dòng điện tải It sẽ cộng với dòng cân bằng làm cho
điều kiện làm việc của máy sẽ xấu đi, nghĩa là dòng trong máy không tỉ lệ với công suất
của chúng, ảnh hưởng tới sự lợi dụng công suất của chúng.

Chú ý : Cho phép K của các máy không được lớn quá 0.5% so với trị số trung bình
của chúng.

c. Điều kiện điện áp ngắn mạch bằng nhau:

Trị số ngắn mạch của các máy bằng nhau thì phụ tải sẽ phân bố tỉ lệ với công suất của
chúng. Thật vậy, xét ba mba làm việc song song có điện áp ngắn mạch unI, unII, unIII.Nếu
bỏ qua dòng điện từ hoá thì mạch
điện có dạng như hình 4- 6.

Hình 4.6. Mạch điện thay thế của các


MBA làm việc song song
Tổng trở tương đương mạch điện :

1 1
Z  III
(4-11)
1 1 1 1
 
Z nI Z nII Z nIII I Z
ni

Điện áp rơi trên mạch điện :


Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 74
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

U  U 1  U 2  I.Z (4-12)


trong đó: I  I1  I2 là dòng điện tổng của các máy biến áp, do đó dòng điện tải của mỗi
máy biến áp như sau:
Z .I I
I2 I   III
(4-13a)
1
Z nI 
Z nI
I Z ni

Z .I I
I2 II   III
(4-13b)
1
Z nII 
Z nII
I Z ni

Z .I I
I2 III   III
(4-13c)
1
Z nIII 
Z nIII
I Z ni

Trên thực tế góc  n của các tam giác điện kháng khác nhau không nhiều
( nI   nII   nIII ) nên các dòng điện tải được xem như trùng pha, do đó trong lúc tính toán
có thể thay các số phức bằng môđun của chúng. Ta có:
un
zn 
I dm
và biểu thức (4-13a) có thể viết :
I
I 2 I  III
(4-14)
u nI I
I udmI
I dmI ni

U Idm U Idm
Nhân hai vế của đẳng thức trên với  ta được :
S dmI U Idm .I dmI
SI S
I   (4-15a)
S
u nI . dmi
S dmI
u ni

trong đó : S  U Idm .I là tổng các công suất truyền tải của các máy biến áp

Tương tự đối với các MBA II và III, ta có:


S
 II  (4-15b)
S
u nII . dmi
u ni

S
 III  (4-15c)
S
u nIII . dmi
u ni

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 75
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Như vậy, từ (4.15a,b và c) ta thấy hệ số tải của các MBA làm việc song song tỉ lệ nghịch
với điện áp ngắn mạch của chúng :
1 1 1
 I :  II :  III  : : (4-16)
u nI u nII u nIII
Vậy, các máy biến áp làm việc song song, có điện áp ngắn mạch un bằng nhau, tải
sẽ phân bố tỉ lệ với công suất của máy. Nếu un khác nhau MBA nào có un lớn thì  nhỏ
còn un nhỏ thì  lớn. Khi máy có un nhỏ làm việc ở định mức thì MBA có un lớn sẽ non
tải, kết quả là không tận dụng hết công suất thiết kế của mỗi máy.
Chú ý : Cho phép un của các máy làm việc song song khác nhau 10% và công suất giữa
các MBA có tỉ lệ: 3:1.
11.3. Tổ nối dây máy biến áp
11.3.1. Định nghĩa.
- Tổ nối dây MBA ba pha là tổ hợp dùng để chỉ cách đấu dây sơ cấp, thứ cấp và góc
lệch pha giữa sức điện động dây sơ cấp, thứ cấp.
- Thông thường MBA ba pha cú 12 tổ nối dây.

- Ví dụ: / - 11; / - 12

Trong đó: ,  chỉ các cuộn dây MBA được đấu sao, đấu tam giác; con số 11, 12 là
chỉ số góc lệch pha giữa sức điện động dây sơ cấp và thứ cấp theo chiều kim đồng hồ,
mỗi đơn vị là 300.
11.3.2 Cách ký hiệu các đầu dây

Hình 3.12 : Đánh dấu đầu dây máy biến áp

Một cuộn dây có hai đầu tận cùng: một đầu gọi là đầu đầu; còn đầu kia gọi là đầu
cuối. Đối với dây quấn mba một pha : đầu đầu hoặc đầu cuối chọn tùy ý. Đối với dây
quấn máy biến áp ba pha : các đầu đầu và đầu cuối chọn một cách thống nhất theo một

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 76
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

chiều nhất định (hình 3.12.a), nếu không điện áp ra của ba pha sẽ không đối xứng (hình
3.12.b).
Để đơn giản và thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta thường đánh dấu các đầu
tận cùng lên sơ đồ dây quấn của máy biến áp với qui ước sau dây :
Đánh dấu các đầu dây tận cùng:

Cao áp Hạ áp Trung áp
Đầu đầu A,B,C a,b,c Am, Bm, Cm
Đầu cuối X,Y,Z x,y,z Xm, Ym, Zm
Trung tính O o Om

11.3.3. Các kiểu đấu dây quấn


1. Đấu hình sao (Y) :Đấu ba điểm cuối X,Y,Z lại với nhau (hình 3.13).

Hình 3.13: Đấu sao Hình 3.14: Đấu tam giác

2. Đấu hình tam giác ():


Đấu điểm đầu của pha này với điểm cuối của pha kia (hình 3.14).
3.Đấu Zíc-zắc (Z): Mỗi pha dây quấn máy biến áp gồm hai nửa cuộn dây trên hai trụ
khác nhau mắc nối tiếp và đấu ngược chiều nhau (hình 3.15). Kiểu dây quấn này ít
dùng vì tốn đồng nhiều hơn, loại này chủ yếu gặp trong máy biến áp dùng cho thiết bị
chỉnh lưu.

Hình 3.15- Đấu dây Zic Zắc (Z)

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 77
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

11.3.4. Cách ký hiệu tổ đấu dây MBA 3 pha, áp dụng vẽ sơ đồ đấu dây và sơ đồ
véc tơ điện áp của MBA có tổ đấu dây Y/Y - 12; Y/ -11...
Tổ nối dây máy biến áp được hình thành do sự phối hợp kiểu dây quấn sơ cấp so
với kiểu dây quấn thứ cấp. Nó biểu thị góc lệch pha giữa sức điện động dây của dây
quấn sơ cấp và sức điện động dây của dây quấn thứ cấp và góc lệch pha này phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
- Chiều quấn dây
- Cách ký hiệu các dầu dây ra
- Kiểu đấu dây quấn sơ cấp và thứ cấp
Xét máy biến áp một pha có hai dây quấn (hình 3.16) có cuộn sơ cấp : AX và cuộn thứ
cấp : ax.
Các trường hợp xảy ra như sau :
a. Hai dây quấn cùng chiều và kí hiệu tương tự (hình 3.16.a).
b. Hai dây quấn ngược chiều (hình 3.16.b).
c. Đổi chiều kí hiệu một trong hai dây quấn (hình 3.16.c).
Tổ nối dây của máy biến áp một pha : kể từ vector sức điện động sơ cấp đến vector
sức điện động thứ cấp theo chiều kim đồng hồ :
+ Trường hợp a : lệch pha 3600
+ Trường hợp b, c : lệch pha 1800

Hình 3.16: Sự lệch pha của máy biến áp một pha


Tổ nối dây của máy biến áp ba pha : Ở máy biến áp ba pha, do nối Y &  với những
thứ tự khác nhau mà góc lệch pha giữa sức điện động dây sơ cấp và sức điện động dây
o
thứ cấp là 300, 600, 900, .., 360 .
Thực tế không dùng độ để chỉ góc lệch pha mà dùng kim đồng hồ (hình 3.17) để biểu thị
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 78
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

và gọi tên tổ nối dây máy biến áp, cách biểu thị như sau:
+ Kim dài cố định ở con số 12, chỉ sức điện động dây sơ cấp.
+ Kim ngắn chỉ 1,2,.., 12 ứng 300,600,..,3600 chỉ sđđ dây thứ cấp.
Trường hợp mba một pha :
+ Trường hợp a : I/I-12.
+ Trường hợp b,c : I/I-6.
Hình 3.17 : Biểu thị góc lệch pha
Trường hợp máy biến áp ba pha :
+ Máy biến áp ba pha đấu Y/Y:
Ví dụ một máy biến áp ba pha có dây quấn sơ và dây quấn thứ nối hình sao, cùng
chiều quấn dây và cùng ký hiệu các đầu dây (hình 3.18) thì vector sđđ pha giữa hai dây
quấn hoàn toàn trùng nhau và góc lệch pha giữa hai điện áp dây sẽ bằng 3600 hay 00. Ta
nói mba thuộc tổ nối dây 12 và ký hiệu là Y/Y-12 hay Y/Y-0. Để nguyên dây quấn sơ,
dịch ký hiệu dây quấn thứ a→ b, b→ c, c→ a ta có tổ đấu dây Y/Y-4, dịch tiếp một lần
nữa ta có tổ đấu dây Y/Y-8. Nếu đổi chiều dây quấn thứ cấp ta có tổ đấu dây Y/Y-6,10,2.
Như vậy máy biến áp khi nối Y/Y, ta có tổ nối dây là số chẵn.

Hình 3. 18 Tìm tổ nối dây Y/Y-12


+ MBA ba pha nối Y/ :
Ví dụ cũng máy biến áp ba pha có dây quấn sơ nối hình sao và dây quấn thứ nối
hình tam giác, cùng chiều quấn dây và cùng ký hiệu các đầu dây (hình 3.19) thì vector
sức điện động pha giữa hai dây quấn hoàn toàn trùng nhau và góc lệch pha giữa hai điện
áp dây sẽ bằng 3300. Ta nói máy biến áp thuộc tổ nối dây 11 và ký hiệu là Y/-11. Để
nguyên dây quấn sơ, dịch kí hiệu dây quấn thứ a →b, b→ c, c→ a thì ta có tổ đấu dây
Y/ -3, dịch tiếp một lần nữa ta có tổ đấu dây Y/ -7. Nếu đổi chiều dây quấn thứ ta có tổ
đấu dây Y/ -5,9,1. Như vậy máy biến áp khi nối Y/, ta có tổ nối dây là số lẽ.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 79
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 3.19 Tìm tổ nối dây MBA nối Y/-11

11.4. Dòng điện không tải và tổn hao không tải


Chế độ không tải máy biến áp là chế độ mà thứ cấp hở mạch (I 2 = 0), còn sơ cấp
được cung cấp bởi một điện áp U1 = U1dm. Trên hình 3.6 là mạch điện thay thế máy biến
áp khi không tải.

Hình 3.6. Mạch điện thay thế của Hình 3.7. Sơ đồ thí nghiệm không
Đặt điện áp hìnhmbasin vào dây
khi không tải quấn sơ cấp với U1 = U1dmtải
, hở mạch
mba dây quấn thứ cấp.
một pha
Dùng Vônmét, Ampemét và Oátmét sẽ đo được điện áp sơ cấp U1, thứ cấp U20, dòng điện
I0 và công suất P0 lúc không tải.
Dựa vào các số liệu đo được ta xác định được tổng trở, điện trở và điện kháng máy biến
áp lúc không tải :
U1 P0
z0  ; r0  ; x0  z 02  r02 (3-31)
I0 I 02
Dòng điện không tải phần trăm :
I0
I0 %  .100 (3-32)
I 1dm

Thông thường : I 0 %  1%  10%

Ngoài ra còn xác định được tỉ số biến áp (k) của


máy biến áp :
w1 U 1
k  (3-33)
w2 U 20
Các tham số không tải z0, r0, x0 chính là :
Hình 3.8. Đồ thị vec tơ máy
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện biến áp không tải Page: 80
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

z 0  Z1  Z m ; r0 = r1 + rm; x0 = x1 + xm (3-34)

Trong các máy biến áp điện lực thường r1 và x1 nhỏ


hơn rất nhiều so với rm và xm nên có thể xem :
z0  zm ; r0  rm ; x0  x m (3-35)

- Tổn hao không tải


Từ mạch điện thay thế hình 3.6, ta thấy tổn hao không tải là tổn hao đồng trên dây
quấn sơ và tổn hao sắt trong lõi thép. Như vậy tổn hao không tải :
2 2
P0 = rmI0 + r1I0 ≈ pFe (3-36)

Do điện trở của dây quấn sơ và dòng điện không tải nhỏ nên ta bỏ qua tổn hao
đồng trên dây quấn sơ lúc không tải. Như vậy tổn hao không tải P0 thực tế có thể xem là
tổn hao sắt pFe do từ trễ và dòng điện xoáy trong lõi thép gây nên.

Vì điện áp đặt vào dây quấn sơ không đổi, nên , do đó B cũng không đổi, nghĩa
là tổn hao sắt, tức tổn hao không tải là tổn hao không đổi.
Khi không tải, ta có hệ các phương trình cân bằng điện áp, dòng điện:
    
U 1   E1  I 0 (r1  jx1 )   E 1  I 0 Z 1 (3-37)

U 20
  E 2 (3-38)
 
I1  I 0 (3-39)

-Hệ số công suất không tải :


P0
cos  0  (3 - 40)
U 1dm I 0
 
Từ đồ thị vec tơ ta thấy góc giữa U 1 và I 0 là  0  90 0 , nghĩa là hệ số công suất
lúc không tải rất thấp, thường cos  0  0,1 . Cho nên thực tế không để máy biến áp vận
hành không tải hoặc non tải sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ số công suất của lưới điện.
11.5. Điện áp ngắn mạch và tổn hao ngắn mạch
Dây quấn thứ cấp nối ngắn mạch, dây quấn sơ cấp nối với nguồn qua bộ điều chỉnh
điện áp. Ta điều chỉnh điện áp vào dây quấn sơ cấp sao cho dòng điện trong các dây quấn
bằng định mức. Điện áp đó gọi là điện áp ngắn mạch Un. Lúc đó các dụng cụ đo cho ta
các số liệu sau: vônmét chỉ Un là điện áp ngắn mạch; oátmét chỉ Pn là tổn hao ngắn mạch;

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 81
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

ampemét chỉ I1đm và I2đm là dòng điện sơ cấp và thứ cấp định mức. Từ các số liệu đo
được, ta tính :
a)Tổng trở, điện trở và điện kháng ngắn mạch.
+ Tổng trở ngắn mạch:
Un
zn  (3-42)
I 1dm
+ Điện trở ngắn mạch:
Pn
rn  2
(3-43)
I 1dm
+ Điện kháng ngắn mạch:
xn  z n2  rn2 (3-44)
Trong máy biến áp thường r1 = r’2 và x1 = x’2. Vậy điện trở và điện kháng tản của dây
quấn sơ cấp:
rn xn
r1  r2  ; x1  x 2  (3-45)
2 2
b)Tổn hao ngắn mạch :

Lúc thí nghiệm ngắn mạch, điện áp ngắn mạch Un nhỏ (Un = 5,5%15%Uđm) nên từ
thông  nhỏ, có thể bỏ qua tổn hao sắt từ. Công suất đo được trong thí nghiệm ngắn
mạch Pn là :
Pn  rn I n2  r1 I 12dm  r2I 2 dm
2
(3-46)
Như vậy tổn hao ngắn mạch chính là tổn hao đồng trên hai dây quấn sơ cấp và dây
quấn thứ cấp khi tải định mức. B

c) Hệ số công suất ngắn mạch


Un= Idm.zn
Unx = Idm.xn
Pn r
cos  n   n (3-47)
U n I 1dm z n
n Iđm
d) Điện áp ngắn mạch phần trăm: A
O
Unr = Idm.rn
Un I .z
Un %  100  1dm n 100 (3-48)
U 1dm U 1dm
Hình 3.11. Đồ thị vectơ máy biến
Thường Un% = 5,5 %  15 % áp ngắn mạch

Điện áp ngắn mạch gồm hai thành phần :


-Thành phần điện áp rơi trên điện trở gọi là thành phần tác dụng:
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 82
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

U nr  I 1 .rn (3-49)
-Thành phần điện áp rơi trên điện kháng của MBA gọi là thành phần phản kháng

U nx  I1 .xn (3-50)
Đồ thị vectơ của MBA ngắn mạch:

Tam giác OAB gọi là tam giác điện áp ngắn mạch.


trong đó :
U nr  U n . cos  n (3-51a)
U nx  U n . sin  n (3-51b)
Như vậy, điện áp ngắn mạch có thể xem như đại lượng đặc trưng cho điện trở và
điện kháng của dây quấn máy biến áp.
Các thành phần điện áp ngắn mạch:
U nr I .r
U nr %  .100  1dm n .100 (3-52)
U 1dm U 1dm

U nx I .x
U nx %  .100  1dm n .100 (3-53)
U 1dm U 1dm

Ngoài ra thành phần điện áp ngắn mạch tác dụng cũng có thể tính theo công thức
như sau:
I 1dm .rn I 1dm I 12dm Pn
U nr %  . .100  .100  (3-54)
U 1dm I 1dm S dm 10.S dm

Chú ý: Ngắn mạch ở trên là ngắn mạch thí nghiệm với điện áp đặt vào rất nhỏ so với điện
áp định mức cuộn sơ cấp để cho In = I1đm. Trường hợp máy biến áp đang làm việc với
điện áp sơ cấp định mức, nếu phía thứ cấp xảy ra ngắn mạch( như hai pha chập nhau, đứt
dây, chạm đất…) thì ta gọi là ngắn mạch sự cố. Dòng điện ngắn mạch sự cố có trị số rất
lớn so với dòng định mức. Trường hợp này rất nguy hiểm.
Dòng ngắn mạch sự cố được tính theo công thức sau:
U dm U dm I 1dm I
In   100  100  1dm 100 (3-55)
zn I z n .I 1dm Un%
z n . 1dm .100 .100
I 1dm U 1dm

11.6. Các hạng mục , tiêu chuẩn và một số sơ đồ thí nghiệm


11.6.1. Kiểm tra bên ngoài

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 83
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Vỏ ngoài máy biến áp: không bị móp, méo, gỉ sét, rò rỉ dầu trên thân và các cánh tản
nhiệt…
- Hạt silicagen máy biến áp không được đổi màu
- Mức dầu trong máy quan sát trên bộ chỉ thị mức dầu và so sánh với đồ thị quan hệ giá
trị mức dầu với nhiệt độ dầu.
- Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ dầu và cuộn dây tại chỗ và tại trung tâm phải trùng nhau.
- Kiểm tra bên ngoài rơle hơi và rơle áp lực.
- Động cơ và các cánh quạt làm mát: không bị cong, vênh, bong sơn, lỏng bulong kết nối

- Kiểm tra các sứ xuyên: không bị sứt mẻ, rạn nứt, chân sứ không chảy dầu, bề mặt sứ
xuyên sạch sẽ.
- Số thứ tự ghi tên pha phía cao và hạ áp: không bị thay đổi, mờ, mất chữ…
11.6.2. Đo điện trở cách điện các cuộn dây, các sứ đầu vào
a. Mục đích
Đo điện trở cách điện cuộn dây nhằm đánh giá tình trạng cách điện của cuộn dây thông
qua dòng điện rò qua cách điện.
b. Các yêu cầu
- Khi cần thiết phải đo điện trở cách điện trong điều kiện độ ẩm cao, vùng bị ô
nhiễm (như vùng ven biển, khu công nghiệp, hóa chất v.v.), cần sử dụng các vòng màn
chắn mặt ngoài các sứ khi đo để loại trừ ảnh hưởng của dòng rò bề mặt.
Điện trở cách điện của các cuộn dây MBA phải được đo bằng Mêgômmet 1000V cho các
cuộn dây có điện áp đầu cực nhỏ hơn hoặc bằng 1kV và 2500V cho các đầu cuộn dây có
điện áp đầu ra lớn hơn 1kV. Chỉ đo khi nhiệt độ của đối tượng đo trên 10oC đối với các
máy biến áp đến 150kV và trên 30oC đối với các máy biến áp từ 220kV trở lên. Đối với
máy 220kV trở lên, tốt nhất đo ở nhiệt độ sai khác với nhiệt độ đo của nhà chế tạo ±5oC.
Đối với máy biến áp 110kV sai khác không quá ±10oC (QCVN QTĐ-5:2009/BCT).
c. Trình tự thí nghiệm
Bước 1: các cuộn dây trước khi đo cần phải được nối tắt các đầu cực với nhau và nối đất
từ 3 đến 5 phút để phóng hết các điện tích dư trên cuộn dây, các cuộn dây khác không đo
phải được nối với vỏ và nối đất.
Bước 2: nối đầu dây cao áp của mêgômmet tới đầu cực cần đo, cực nối đất của mê gôm
nối với vỏ máy và nối đất.
Bước 3: tháo bỏ dây nối đất của cực cần đo, ấn nút đo và đọc kết quả đo được ở 60 giây.
Khi có yêu cầu xác định hệ số hấp thụ, cần đọc kết quả đo ở 15 giây và 60 giây. Tỷ số
R 60
R15 là hệ số hấp thụ (K ). Hệ số hấp thụ được tham khảo để đánh giá đầy đủ hơn về tình
ht
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 84
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

trạng cách điện, những cuộn dây có cách điện tốt Kht đối chiếu với số liệu đo của nhà chế
tạo. Điện trở cách điện và hệ số hấp thụ không được tiêu chuẩn hoá nhưng có giá trị để
phân tích về tình trạng cách điện của cuộn dây khô hay ẩm.
Đo hệ số phân cực (PI): đọc giá trị đo điện trở cách điện ở 1 phút (R1) và 10 phút (R10), tỉ
R10
số R1 là hệ số phân cực, nếu cách điện tốt hệ số phân cực thường từ 1,1 ÷ 1,3 (đối chiếu
với số liệu đo của nhà chế tạo).
Bước 4: nối đất cuộn dây vừa đo, chuyển sang đo các cuộn dây còn lại. Các cuộn dây lần
lượt được đo theo bảng 10.1.

Bảng 10.1. Trình tự đo điện trở cách điện cuộn dây máy biến áp

Phương pháp 1 Phương pháp 2


Thí nghiệm không sử dụng mạch Thí nghiệm sử dụng mạch Guard
Guard
MBA 2 cuộn dây MBA 2 cuộn dây
Cao - (hạ + đất)
Hạ - (cao + đất)
(Cao+Hạ) - Đất
MBA 3 cuộn dây MBA 3 cuộn dây
Cao-(hạ+cuộn thứ 3+Đất) Cao-(hạ+đất), guard nối vào cuộn thứ 3
Hạ - (Cao+cuộn thứ 3+ đất) Cao-đất, guard nối vào (hạ+cuộn thứ 3)
Cuộn thứ 3- (cao+hạ +đất) Hạ-(cuộn thứ 3+đất); guard nối vào cuộn
cao
(Cao+hạ)-(cuộn thứ 3 +đất) Hạ-đất; guard nối vào (cao+cuộn thứ 3)
(Cao+cuộn thứ 3)- (hạ +đất) Cuộn thứ 3-(cao+đất); guard nối vào hạ
(Hạ+cuộn thứ 3)-(cao+đất) Cuộn thứ 3-đất; guard nối vào (cao+hạ)
(Cao+hạ)-(cuộn thứ 3 +đất)
(Cao+hạ+cuộn thứ 3)-đất
(Cao+cuộn thứ 3)- (hạ +đất)

d. Đánh giá kết quả


Điện trở cách điện của cuộn dây máy biến áp được xem là tốt khi giá trị đo được tại hiện
trường sau lắp đặt phù hợp với giá trị đo được của nhà chế tạo trước khi xuất xưởng hoặc
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 85
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

nhỏ hơn không quá 30% sau khi quy đổi về cùng nhiệt độ. Hệ số quy đổi cho ở bảng
10.3. Trong trường hợp hiệu nhiệt độ không có trong bảng trên, thì có thể tính bằng cách
nhân các hệ số tương ứng.

Ví dụ: K9 = K5×K4 = 1,22×1,17 = 1,42.

Đối với các máy biến áp không có tài liệu tham khảo, có thể sử dụng các giá trị điện trở
cách điện tối thiểu cho phép trong bảng 10.2 (phù hợp với GB 50150-2006 TQ; Hopмы
Иcпытaния..LX cũ.1978; QCVN QTĐ-5:2009/BCT).

Bảng 10.2: Các giá trị điện trở cách điện nhỏ nhất cho phép

của MBA lực ngâm trong dầu cách điện (MΩ)

Cấp điện áp của cuộn dây Nhiệt độ cuộn dây ( C)


o

điện áp cao 10 20 30 40 50 60 70
Tới 35 kV, công suất dưới 10
450 300 200 130 90 60 40
MVA
Từ 35kVcông suất ≥10MVA
hoặc 110kV trở lên với mọi 900 600 400 260 180 120 80
công suất
220 ÷ 330 kV 1200 800 540 360 240 160 100
500 kV 3000 2000 1350 900 600 400 270

Chú ý:

1. Điện trở cách điện, được xem như là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình trạng điện môi
của thiết bị.

2. Điện trở cách điện phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì vậy, khi so sánh với các giá trị đo xuất
xưởng hoặc các lần đo trước, phải quy đổi giá trị đo được về cùng nhiệt độ được tính
theo công thức sau:

R(tr )  K1  R(tm ) (10.1)

Trong đó:

R(tr): điện trở cách điện quy đổi về nhiệt độ tham chiếu tr (MΩ)

R(tm): điện trở cách điện đo được ở nhiệt độ tm (MΩ)

K1 : hệ số quy đổi điện trở cách điện theo nhiệt độ chênh lệch

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 86
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Bảng 10.3 Hệ số quy đổi điện trở cách điện K1 theo nhiệt độ

Hiệu nhiệt độ, oC


1 2 3 4 5 10 15 20 25 30
(∆t = t2 - t1)

Hệ số K1 1,04 1,08 1,13 1,17 1,22 1,5 1,84 2,25 2,75 3,4

11.6.3. Đo điện trở một chiều của các cuộn dây ở tất cả các nấc phân thế.
a. Mục đích: Giá trị điện trở một chiều được dùng để tính toán tổn thất khi có tải và giá
trị này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ cuộn dây. Mục đích đo điện trở một chiều cuộn dây
là để kiểm tra sự liền mạch của tất cả các mối nối bên trong MBA.
b. Sơ đồ thí nghiệm
* Sơ đồ thí nghiệm đo điện trở một chiều cuộn dây cao áp

* Sơ đồ thí nghiệm đo điện trở một chiều cuộn dây hạ áp

c. Trình tự thí nghiệm


- Ghi lại nhiệt độ và độ ẩm môi trường

- Đấu nối theo sơ đồ thí nghiệm theo hình trên

- Cắm nguồn và khởi động thiết bị đo.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 87
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Chọn giá trị phát dòng điện của thiết bị đo phù hợp. Chú ý: cách đo khi chuyển nấc
phân áp với cuộn cao áp)

- Nhấn Start để bắt đầu thực hiện phép đo. Máy thực hiện một cách tự động và hiển
thị kết quả trên màn hình.

- Đọc và ghi lại giá trị điện trở một chiều của các cuộn dây MBA khi màn hình thiết
bị đo hiển thị ổn định.

- Nhấn Stop để kết thúc phép đo. Cắt nguồn cấp cho thiết bị đo điện trở một chiều và
tháo sơ đồ đấu nối.

* Quy đổi giá trị điện trở đo


Các kết quả đo nhiệt độ cuộn dây thường được qui đổi về nhiệt độ của nhà chế tạo hoặc
lần trước (Ts). Ngoài ra, có thể qui đổi kết quả đo điện trở về nhiệt độ tại đó đã thực hiện
các phép đo về tổn hao ngắn mạch. Việc qui đổi được thực hiện theo công thức (2.1):

Ts+
Tk
RS=
R×m (2.1)
T+
mT k

Trong đó:
Rs : điện trở tại nhiệt độ Ts (Ω)
Rm : điện trở đo được tại nhiệt độ Tm (Ω)
TS : nhiệt độ tham chiếu (oC)
Tm : nhiệt độ tại thời điểm đo (oC)
Tk : bằng 235 (đối với dây đồng) và 225 (đối với dây nhôm)
Chú ý: nhiệt độ Tk có thể cao đến 230oC đối với hợp kim nhôm.

d. Tiêu chuẩn đánh giá


Kết quả thí nghiệm thường được so sánh với giá trị đo của nhà chế tạo hoặc kết quả
của các lần đo trước. Mức sai lệch giá trị điện trở một chiều đo được không được vượt
quá 2% giữa các giá trị đo được ở các pha và số liệu nhà chế tạo tại cùng một nấc phân áp
quy về cùng nhiệt độ.
Độ lệch của giá trị điện trở một chiều được tính theo công thức:

R max - R min
ΔR(%)=  100 (2.2)
R TB

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 88
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Trong đó:
ΔR (%) : độ lệch (%) của giá trị điện trở một chiều
Rmax : giá trị điện trở một chiều pha lớn nhất trong các phép đo (Ω)
Rmin : giá trị điện trở một chiều pha nhỏ nhất trong các phép đo (Ω)
RTB : giá trị điện trở một chiều trung bình các pha trong các phép đo (Ω)
Đối với các MBA có kết cấu đặc biệt, điện trở một chiều các pha không như nhau chỉ so
sánh với số liệu của nhà chế tạo, nhưng độ lệch không quá 2%

11.6.4. Kiểm tra tỷ số biến các cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp
Mục đích
Đo tỉ số biến đổi của máy biến áp lực để xác định có phù hợp với các số liệu của nhà chế
tạo hay không. Tỉ số biến đổi còn là điều kiện để các máy biến áp vận hành song song.
Xác định tỉ số biến đổi còn được sử dụng để phát hiện các hư hỏng có thể xảy ra.
Các yêu cầu
1) Xác định tỉ số biến đổi có thể được thực hiện ở điện áp thấp hơn danh định tại tần
số danh định.
2) Để đảm bảo an toàn cho người đo và dụng cụ đo, nên đưa điện áp thí nghiệm vào
cuộn cao áp. Các đồng hồ dùng để đo tỉ số biến cần phải có cấp chính xác 0,3
hoặc tốt hơn.
3) Đo tỉ số biến phải được thực hiện ở tất cả các nấc phân áp.
a. Đo tỉ số biến đổi của máy biến áp một pha sử dụng phương pháp hai Voltmet

A a

U (AC) V V

X x

Hình 4.1: Đo tỉ số biến máy biến áp một pha


Để đo tỉ số biến đổi của máy biến áp một pha bằng phương pháp hai Voltmet, thực hiện
các bước sau:
Bước 1: đấu nối các thiết bị như trong hình 4.1.
Bước 2: đặt điện áp xoay chiều một pha vào cuộn dây cao áp của máy biến áp.
Bước 3: đọc đồng thời giá trị trên hai Voltmet.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 89
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Bước 4: tỉ số biến đổi trong trường hợp này được tính theo công thức:
U AX
K= (4.1)
U ax
Trong đó:
UAX: điện áp đưa vào cuộn dây cao áp (V)
Uax : điện áp đo được ở đầu ra cuộn dây hạ áp (V)
Bước 5: thực hiện đo tại tất cả các nấc phân áp của máy biến áp.
b. Đo tỉ số biến đổi của máy biến áp ba pha bằng nguồn một pha sử dụng phương
pháp hai Voltmet

A a

U AC V V
B b

C c

Hình 4.2: Đo tỉ số biến đổi của máy biến áp ba pha bằng nguồn một pha

Để đo tỉ số biến đổi của máy biến áp ba pha bằng phương pháp hai Voltmet, thực hiện
các bước sau:
Bước 1: đấu nối các thiết bị như trong hình 4.2.
Bước 2: đặt điện áp xoay chiều một pha vào cuộn dây cao áp của máy biến áp.
Bước 3: lấy đồng thời giá trị trên hai Voltmet.
Bước 4: tỉ số biến đổi trong trường hợp này được tính theo công thức:

3×U1
K= Đối với các cuộn dây đấu Y/Δ (4.2)
2×U 2
2×U1
K= Đối với các cuộn dây đấu Δ/Y (4.3)
3×U 2
Trong đó:
U1: điện áp đưa vào cuộn dây cao áp (V)
U2: điện áp đo được ở đầu ra cuộn dây hạ áp (V)
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 90
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Bước 5: thực hiện đo tại tất cả các nấc phân áp của máy biến áp.
Bước 6: lặp lại từ bước 1 đến bước 5 để đo tỉ số của hai pha còn lại.
Chú ý: khi đo tỉ số biến đổi của máy biến áp ba pha có cuộn dây nối Y/∆ hoặc Δ/Y trong
hình 4.2 bằng nguồn một pha, muốn có kết quả đúng cần phải nối tắt pha không đo ở
cuộn dây tam giác.
c. Đo tỉ số biến đổi bằng phương pháp cầu tỉ số
Một mạch cầu đo có nguyên lí như hình 4.3 có thể được sử dụng để đo tỉ số

Hình 4.3: Mạch cơ bản của cầu đo tỉ số

Khi kim chỉ thị của DET cân bằng, tỉ số của máy biến áp sẽ là R/R1.

Chú ý:

1. Sơ đồ mạch đo tỉ số chỉ ra ở đây được sử dụng trong quá khứ và được mô tả xác
định tỉ số bằng thiết bị đo điện trở.

2. Kết quả có độ chính xác cao hơn có thể thu được bằng việc sử dụng cầu đo tỉ số
có cung cấp chức năng hiệu chỉnh góc pha.
3. Cầu tỉ số cũng có thể được sử dụng để xác định cực tính, quan hệ pha và thứ tự
pha.
Đánh giá kết quả
Sai số của tỉ số biến đổi phải nhỏ hơn 0,5% so với giá trị trên mác máy của MBA với tất
cả các cuộn dây. Tỉ số biến đổi đo được ở những nấc đầu hoặc nấc cuối của MBA ba pha

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 91
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

có thể có độ lệch lớn hơn 0,5%, giá trị này không phải là lí do để loại bỏ MBA, cần phải
so sánh với số liệu xuất xưởng của nhà chế tạo.
11.6.5. Kiểm tra tổ đấu dây
Kiểm tra bằng phương pháp xung một chiều ba trị số
Bước 1: đấu nối các thiết bị như trong hình 3.6.
Bước 2: nối nguồn (+) pin với cực B, đầu (-) tới cực A và C cuộn cao áp.
Bước 3: nối đầu hạ áp a nối với cực (+) điện kế, b nối với cực (-) lập bảng ghi chiều
lệch của kim điện kế, thao tác đóng ngắt nguồn pin và theo dõi chiều lệch của kim điện
kế. Kim lệch phải ghi dấu (+); Kim lệch trái ghi dấu (-).
Bước 4: nối đầu hạ áp b nối với cực (+) điện kế, c nối với cực (-) lập bảng ghi chiều
lệch của kim điện kế, thao tác đóng ngắt nguồn pin và theo dõi chiều lệch của kim điện
kế.Kim lệch phải ghi dấu (+); Kim lệch trái ghi dấu (-).
Bước 5: nối đầu hạ áp a nối với cực (+) điện kế, c nối với cực (-) lập bảng ghi chiều
lệch của kim điện kế, thao tác đóng ngắt nguồn pin và theo dõi chiều lệch của kim điện
kế.Kim lệch phải ghi dấu (+); Kim lệch trái ghi dấu (-).
Bước 6: tra bảng mẫu (bảng 3.1) biết được tổ nối dây của máy biến áp.

Y/Y-12 Y/d-11

ab bc ac ab bc ac
A B C A B C
- + 0 - + -

X Y Z
X Y Z
x y z
x y z

a b c
+ - + -
a + - b + - c

+ -
+ -

Hình 3.6: Phương pháp xung một chiều ba trị số


Bảng 3.1: Các tổ nối dây cuộn dây máy biến áp
Tổ nối Cuộn dây Tổ nối Cuộn dây
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 92
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

dây ab bc ac dây ab bc ac
1 - + + 0 - + 0
7 + - - 6 + - 0
3 + + + 2 0 + +
9 - - - 8 0 - -
5 + - + 4 + 0 +
11 - + - 10 - 0 -
Đánh giá kết quả
Kết quả thí nghiệm của cực tính và tổ đấu dây của máy biến áp phải đúng như sơ đồ trên
mác máy của nhà sản xuất.
11.6.6. Thí nghiệm không tải ở điện áp thấp
11.6.6.1. Mục đích
Thí nghiệm không tải ở điện áp thấp đối với máy biến áp với mục đích kiểm tra phát hiện
ngắn mạch giữa các vòng dây, lõi thép, sự bất thường trong đấu nối các cuộn dây, thiết bị
chuyển mạch hoặc khuyết tật khác.
11.6.6.2.Thí nghiệm không tải ở điện áp thấp đối với máy biến áp một pha và ba pha
Thí nghiệm không tải máy biến áp ở điện áp thấp thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: đấu nối các thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ hình 5.4 (đối với MBA một pha) và
như hình 5.5 (đối với MBA ba pha).
Chú ý: nguồn được đưa và hai pha, pha không đo phải được nối tắt.
Bước 2: ngắn mạch cuộn dây pha c, đưa nguồn vào cuộn dây ab của máy biến áp và đo
được tổn hao P'Oab và dòng điện IOab.
Bước 3: ngắn mạch cuộn dây pha a, nguồn được đưa vào cuộn dây bc máy biến áp và đo
được tổn hao P'Obc và dòng điện IObc.
Bước 4: ngắn mạch cuộn dây pha b đưa nguồn vào cuộn dây ac của máy biến áp và đo
được P'Oac và dòng điện IOac.
Tổn thất không tải trong trường hợp này được tính như sau:
' ' '
' (POab +PObc +POac )
P =
O
(5.6)
2

A W x X

f V A
a

Hình 5.4: Đo tổn hao và dòng không tải máy biến áp một pha
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 93
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

W a A
A
U (AC) V
b B

c C

Hình 5.5: Sơ đồ thí nghiệm không tải máy biến áp ba pha bằng nguồn một pha điện áp
thấp
Bước 5: giảm điện áp về “0” và cắt nguồn.
11.6.6.3. Đánh giá kết quả
Kết quả thí nghiệm được so sánh với số liệu của các thí nghiệm trước đó hoặc thí nghiệm
của nhà sản xuất, tổn thất không tải (ở điều kiện danh định) không được lớn hơn 15% so
với số liệu nhà sản xuất cung cấp. Nhưng tổng tổn thất của MBA không được lớn hơn
10% so với số liệu của nhà chế tạo.
Ngoài ra, kết quả đo dòng điện không tải và tổn thất không tải giữa các pha được so sánh
với nhau. Thông thường, do cấu trúc của lõi thép, dòng điện không tải và tổn thất không
tải của các pha có quan hệ như sau:
Kết quả đo được xem là tốt nếu P'Obc và P'Oab không lệch quá ±5% còn tổn hao P'Oac do
kết cấu lõi thép nên thường lớn hơn (25÷50)% tổn hao hai pha kia. Đồng thời IObc và IOab
không lệch quá ±5% còn dòng điện không tải IOac do kết cấu lõi thép nên thường lớn hơn
(25 ÷ 50)% dòng điện từ hóa của hai pha kia. Đối với các MBA có cấu trúc mạch từ đặc
biệt, không áp dụng đánh giá này.
11.6.6.4. Xác định dòng điện không tải
Đối với máy biến áp ba pha, dòng không tải được tính toán bằng cách lấy giá trị trung
bình cộng của các dòng điện không tải của 3 pha.
Dòng không tải đo được không được vượt quá 30% so với số liệu nhà sản xuất cung cấp.

11.6.6. Đo tgδ các cuộn dây máy biến áp


Để đảm bảo kết quả chính xác cần tuân thủ các lưu ý trước khi thí nghiệm nêu trên.
Thông qua những thay đổi về đặc tính cách điện quan trọng thể hiện qua các thông
số đặc trưng của nó như: điện dung, tổn hao điện môi và hệ số tgδ ta có thể phát hiện
được những hư hỏng bên trong vật liệu cách điện. Do vậy có thể rút ngắn được thời gian
cắt điện bằng việc phát hiện sớm và tiến hành sửa chữa, hay phục hồi các khuyết tật về
cách điện.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 94
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Điện áp thử nghiệm khi đo tgδ và điện dung tối thiểu là 2 kV sau khi đã lắp đặt
xong các sứ đầu vào.
Việc đo tgδ là bắt buộc đối với máy biến áp cấp 35kV dung lượng từ 10MVA trở
lên, máy biến áp 110kV trở lên không phân biệt công suất.

HV LV
O A B C a b c
Phía cao áp

CHT
CHG CTG

G Tới nối đất


nguồn cao áp

Sơ đồ nguyên lý đo tg cách điện cuộn dây máy biến áp


Cũng giồng như R60 trị số tgδ không tiêu chuẩn hóa mà đem so sánh với nhà chế
tạo hay lần thí nghiệm trước.
Kết quả đo được cần so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo và được quy đổi về
cùng một nhiệt độ. Giá trị tgδ đo được không được lớn hơn 30% kết quả đo được khi xuất
xưởng hoặc số liệu của lần đo trước nhưng không được vượt quá giá trị trong bảng:

Cấp điện áp của cuộn dây phía Nhiệt độ cuộn dây ( C)


o

điện áp cao
10 20 30 40 50 60 70
Từ 35 kV trở lên, công suất ≥
10MVA hoặc 110 ÷ 220kV với 0,8 1 1,3 1,7 2,3 3 4
mọi công suất

Nếu nhiệt độ đo tại hiện trường khác so với nhà chế tạo thì phải quy đổi kết quả về
cùng một nhiệt độ theo hệ số K2 trong bảng:

Chênh lệch nhiệt độ (oC) 1 2 3 4 5 10 15 16

Hệ số hiệu chỉnh K2 1,05 1,10 1,15 1,20 1,25 1,55 1,95 2,4

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 95
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

11.6.7. Kiểm tra bộ điều áp dưới tải (Kiểm tra đồ thị vòng và phân tích quá trình
làm việc của các tiếp điểm dập lửa).

11.6.7.1. Kiểm tra đồ thị vòng

Kiểm tra đồ thị vòng để biết được vị trí tiếp xúc của các dao lựa chọn và dao đảo cực
theo yêu cầu của nhà chế tạo.

Đồ thị vòng kiểm tra ứng với 1 nấc và thực hiện theo hai chiều tăng và giảm của nấc đó.

a. Phương pháp mở nắp (áp dụng cho kiểu PC)

Các yêu cầu thí nghiệm


Thí nghiệm phải tuân thủ theo các yêu cầu của nhà chế tạo.

Trình tự thí nghiệm

Bước 1: phải kiểm tra bên ngoài, thiết bị đã được lắp đặt hoàn chỉnh, chỉ thị vị trí chuyển
nấc tại bộ điều khiển và chỉ thị vị trí chuyển nấc tại mặt máy phải như nhau.

Quay kiểm tra phần chuyển động cơ khí bằng tay đảm bảo hoạt động tốt.

Đóng điện mạch điều khiển động cơ, ấn nút tăng giảm chạy hết hành trình từ nấc đầu đến
nấc cuối ít nhất 8 lần. Sau đó, đưa về nấc cần kiểm tra và ngắt nguồn điều khiển động cơ .

Bước 2: rút bớt dầu trong thùng công tắc K và mở nắp thùng .

Bước 3: đấu nối sơ đồ như hình 2.26. Đóng nguồn cấp cho đèn Đ1 và Đ2 cả hai đèn cùng
sáng.

Bước 4: lắp tay quay vào bộ truyền động và quay từ từ, đếm số vòng quay được. Ghi số
vòng vào bảng 2 tương ứng với các trạng thái kiểm tra.

Bước 5: thực hiện như bước 4 với chiều ngược lại của nấc vừa kiểm tra.

Bước 6: các nấc cần kiểm tra theo bảng 2.1, thực hiện tương tự như bước 4 và bước 5.
Bảng 2-1: Kết quả thí nghiệm đồ thị vòng (kiểu PC)

Đèn Đ1 (vòng) Đèn Đ2 (vòng) Công tắc Kết thúc


Nấc kiểm
K chuyển hành
tra Tắt Sáng Tắt Sáng vòng trình
2÷1
9 ÷ 10

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 96
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

10 ÷ 11
11 ÷ 12
12 ÷ 11
11 ÷ 10
10 ÷ 9
18 ÷ 19(*)
(*): nấc cuối của bộ điều áp dưới tải.

U (AC)

D1 D2

K1 K2
R1 R2

31 32
K3 K4

Hình 2-6: Sơ đồ kiểm tra đồ thị vòng thiết bị tự động điều chỉnh điện áp dưới tải kiểu
PC
Đánh giá kết quả
Đồ thị vòng của thiết bị điều áp dưới tải đạt yêu cầu nếu tại các nấc được kiểm tra có số
vòng phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo.
Nếu không đạt yêu cầu thì phải hiệu chỉnh. Số vòng hiệu chỉnh theo công thức sau:

N1 -N 2
n= vòng (12.1)
2
Trong đó
N1 : số vòng sai lệch ở nấc kiểm tra theo chiều thuận

N2 : số vòng sai lệch ở nấc kiểm tra theo chiều nghịch


Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 97
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

n : số vòng cần hiệu chỉnh

b. Phương pháp không mở nắp

Các yêu cầu

Tuân thủ các yêu cầu trong phần 12.1.1.

Trình tự thí nghiệm


Bước 1: phải kiểm tra bên ngoài, thiết bị đã được lắp đặt hoàn chỉnh, chỉ thị vị trí chuyển
nấc tại bộ điều khiển và chỉ thị vị trí chuyển nấc tại mặt máy phải như nhau.
Bước 2: quay bằng tay theo chiều tăng nấc phân áp cho đến khi nghe thấy tiếng chuyển
động của CTK thì dừng. Đánh dấu điểm dừng, tiếp tục quay và đếm số vòng N 1 đến khi
kim chỉ thị vị trí nấc nằm đúng giữa vạch dấu trên bộ chỉ thị thì dừng lại, ghi kết quả N1.
Bước 3: thực hiện theo chiều giảm nấc phân áp tương tự như bước 2. Ghi kết quả N2.
Bước 4: tính độ lệch theo chiều tăng và giảm phân áp: |N1 - N2|.
Đánh giá kết quả
Đồ thị vòng của bộ điều áp dưới tải đạt yêu cầu nếu lệch theo chiều tăng và giảm phân
áp: |N1 - N2| phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo.
Nếu độ lệch không phù hợp thì phải hiệu chỉnh số vòng theo công thức 12.1.
Bảng 2-2: Tiêu chuẩn cho phép các loại thiết bị điều chỉnh điện áp dưới tải (tham khảo)
Kiểm tra thiết Tiếp điểm lựa Tiếp điểm lựa Công tắc K Kết thúc một
bị chuyển chọn cũ mở chọn mới tiếp làm việc nấc làm việc
mạch (vòng) (vòng) (vòng) (vòng)
PC -3 4÷7 12÷15 25÷28 33±1

PC -4 4÷12 12÷21 25÷29 33±1

PC -9 4÷12 12÷21 25÷30 33±1

11.4.7.2. Kiểm tra trình tự (chụp sóng)


a. Phương pháp mở nắp
Bước 1: rút bớt dầu trong thùng bộ điều áp dưới tải và mở nắp thùng.
Bước 2: đấu nối sơ đồ theo hình 2.7.
Bước 3: thao tác chụp sóng bộ điều áp dưới tải theo hướng dẫn của thiết bị chụp sóng.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 98
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

K1 K2 K1 K2 K1 K2
R1 R2 R1 R2 R1 R2

31 32 31 32 31 32

K3 K4 K3 K4 K3 K4

Hình 2-7: Sơ đồ chụp sóng công tắc K bằng máy hiện sóng có mở nắp

Kết quả chụp sóng cho trên hình 2-8.


o a e f
c

b d
Hình 2-8: Giản đồ dạng sóng bộ điều áp dưới tải
b. Phương pháp không mở nắp
Chỉ áp dụng được với các thiết bị chụp sóng kĩ thuật số.
Bước 1: đấu nối sơ đồ như hình 2.9.
Bước 2: thao tác chụp sóng bộ điều áp dưới tải theo hướng dẫn của thiết bị chụp sóng.
R

U(DC)

Hình 2-9: Sơ đồ chụp sóng bộ điều áp dưới tải không mở nắp


Đánh giá kết quả
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 99
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Giản đồ dạng sóng có dạng hình 2-8.


Bộ điều áp dưới tải hoạt động tốt nếu kết quả giản đồ dạng sóng không có bất thường ở
các nhánh a-b-c-d-e, không có điểm rung gây hở mạch và thời gian của các nhánh phù
hợp với yêu cầu của nhà chế tạo.

12. THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN


12.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Về cấu tạo cơ bản máy biến dòng điện giống các MBA hai dây quấn thông thường,
gồm 2 phần chính: mạch từ và dây quấn.
Dây sơ cấp được mắc nối tiếp với lưới điện, có số vòng ít, đôi khi chỉ có một vòng;
dây quấn thứ cấp có số vòng nhiều, được thiết kế sao cho I2đm không vượt quá 5A, hai
đầu cuộn thứ cấp được nối với đồng hồ Ampe mét hoặc cuộn dòng điện của các thiết bị
điện khác.

Hình 9.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của BI

Nguyên lý làm việc của BI cũng giống như máy biến áp điện lực, nhưng có những
đặc điểm sau:
+ Cuộn sơ cấp được mắc nối tiếp với mạch nhất thứ và có số vòng bé, có khi chỉ
một vài vòng, cuộn dây thứ cấp có số vòng dây nhiều hơn và luôn được nối đất đề phòng
khi cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp bị chọc thủng thì không gây nguy hiểm cho dụng cụ
phía thứ cấp và người sử dụng.
+ Máy biến dòng điện luôn làm việc ở trạng thái gần như ngắn mạch, vì tổng trở
của Ampe mét và các cuộn dòng điện của các thiết bị điện khác rất nhỏ.
I 1 W2
+ Tỷ số biến dòng điện: k I    I1  k I I 2 ;
I 2 W1

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 100
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

+ Khi sử dụng máy biến dòng điện, thứ cấp phải được nối đất để đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị; tuyệt đối không được hở mạch cuộn thứ cấp, vì như vậy dòng từ
hoá rất lớn (I0=I1), lõi thép bão hoà nghiêm trọng sẽ nóng lên và làm cháy dây quấn, mặt
khác khi bão hoà từ thông bằng đầu sẽ sinh ra sức điện động nhọn đầu, do đó ở dây quấn
thứ cấp xuất hiện điện áp cao hàng nghìn vôn, không an toàn cho người sử dụng.
12.2. Các hạng mục thí nghiệm, sơ đồ thử nghiệm, đánh giá kết quả.
12.2.1. Kiểm tra bên ngoài
* Mục đích: Kiểm tra bằng cảm quan về tình trạng bên ngoài, tính toàn vẹn và sự phù
hợp của máy biến điện đo lường
- Kiểm tra bề ngoài cách điện không có nứt vở, đổi mầu…
- Kiểm tra đầu nối các cuộn thứ cấp.
- Kiểm tra dây nối đất.
12.2.2. Đo điện trở cách điện các cuộn dây đối với vỏ
* Mục đích: Nhằm đánh giá chất lượng cách điện giữa các cuộn dây với nhau và cách
điện giữa các cuộn dây với vỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện
Đối với cuộn dây có cấp điện áp từ 1000 Volt trở lên, điện trở cách điện giữa cuộn
dây với đất, và giữa các cuộn dây phải được đo bằng mêgôm met có điện áp 2500 Volt
một chiều.
Đối với cuộn dây có cấp điện áp dưới 1000 Volt, điện trở cách điện giữa cuộn dây
với đất, và giữa các cuộn dây phải được đo bằng mêgôm met có điện áp 500 Volt hoặc
1000 Volt một chiều.
Khi đo, các đầu đấu dây của cùng một cuộn phải được nối với nhau.
Có 5 hạng mục đo điện trở cách điện của máy biến điện đo lường như sau:
a) Đo điện trở cách điện giữa cuộn cao áp và cuộn hạ áp nối với vỏ
b) Đo điện trở cách điện giữa cuộn hạ áp và cuộn cao áp nối với vỏ
c) Đo điện trở cách điện giữa cuộn cao áp và cuộn hạ áp
d) Đo điện trở cách điện giữa cuộn cao áp và vỏ
e) Đo điện trở cách điện giữa cuộn hạ áp và vỏ
Hạng mục thí nghiệm a) và b) có thể khẳng định được điện trở cách điện của máy biến
dòng điện là tốt.
Có thể tiến hành thí nghiệm theo các hạng mục c), d) và e) thay cho hạng mục a) và b).
Bước 1: đấu nối sơ đồ thí nghiệm. Hình 11 thể hiện sơ đồ đấu nối thí nghiệm theo hạng
mục a).
Bước 2: ghi kết quả thí nghiệm.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 101
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 11: Sơ đồ thi nghiệm đo điện trở cách điện giữa cuộn cao áp và
cuộn hạ áp nối với vỏ (theo hạng mục a)
Đánh giá kết quả
Điện trở cách điện của mạch thứ cấp lớn hơn 2 M.
Đối với máy biến dòng điện kiểu sứ và máy biến điện áp kiểu cảm ứng có dầu cách điện:
Điện trở cách điện giữa cuộn dây sơ cấp và đất, và giữa các cuộn dây không nhỏ hơn giá
trị cho trong bảng 2.
Bảng 2: Tiêu chuẩn điện trở cách điện giữa cuộn dây sơ cấp và đất, và giữa các cuộn dây
Nhiệt độ

20oC 30oC 40oC 50oC 60oC


Điện áp
danh định (kV)
Cao hơn 66 1200 600 300 150 75
20 ÷ 35 1000 500 250 125 65
10 ÷ 15 800 400 200 100 50
Thấp hơn 10 400 200 100 50 25

12.2.3. Đo điện trở một chiều của các cuộn dây


* Mục đích: Phép đo này để xác định tình trạng cuộn dây và những chỗ tiếp xúc trong
máy biến điện dòng điện.
* Phương pháp đo bằng cầu đo điện trở một chiều
Bước 1: đấu nối sơ đồ như hình 9.
Bước 2: lựa chọn giá trị của cầu gần giá trị đo nhất.
Đưa nguồn chỉnh lưu để tạo dòng điện một chiều.
Điều chỉnh điện trở để cầu cân bằng theo đúng quy trình vận hành của thiết bị thí nghiệm.
Bước 3: ghi lại kết quả đo.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 102
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 9: Sơ đồ đo điện trở theo cầu Kelvin và cầu Wheatstone

Phương pháp Voltmet-Amperemet (V-A)


Phương pháp V-A thường được sử dụng khi dòng điện danh định của cuộn dây của máy
biến dòng điện lớn hơn 1A.
Bước 1: đấu nối sơ đồ như hình 10.
Bước 2: đưa nguồn một chiều để tạo dòng điện một chiều qua cuộn dây cần đo. Đọc đồng
thời giá trị dòng điện và điện áp đo được. Điện trở cần xác định được tính toán từ các giá
trị đo được theo định luật Ohm.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 103
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 10: Sơ đồ đo điện trở theo phương pháp V-A


Bước 3: ghi lại kết quả đo khi dòng điện và điện áp đạt đến giá trị ổn định.
Đánh giá kết quả
Giá trị điện trở của cuộn dây được hiệu chỉnh về nhiệt độ tham chiếu yêu cầu (tại nhiệt độ
thí nghiệm của nhà chế tạo hoặc của lần thí nghiệm trước) theo công thức sau:
Ts  Tk
Rs  Rm 
Tm  Tk
Trong đó:
RS : điện trở tại nhiệt độ yêu cầu TS ()
Rm : điện trở đo được ()
Ts : nhiệt độ tham chiếu yêu cầu (oC)
Tm : nhiệt độ tại thời điểm đo được điện trở (oC)
Tk : Là 235 (đối với dây cuốn là đồng) và 225 (đối với dây nhôm)
Chú ý: nhiệt độ Tk có thể cao đến 230oC đối với hợp kim nhôm.
Tiến hành so sánh với kết quả thí nghiệm xuất xưởng.Nếu không có kết quả thí nghiệm
xuất xưởng, so sánh kết quả với các máy biến dòng điện pha khác cùng bộ hoặc kết quả
thí nghiệm lần trước.
+ Đối với máy biến dòng điện có cấp điện áp từ 110kV trở lên, sai số phải nhỏ hơn hoặc
bằng 2%.
+ Đối với máy biến dòng điện có cấp điện áp nhỏ hơn 110kV, sai số phải nhỏ hơn hoặc
bằng 5%.
Việc đánh giá kết quả phải xem xét cùng với các hạng mục thí nghiệm khác.
12.2.4. Kiểm tra tỷ số biến và cực tính
a. Mục đích:
- Đo tỉ số biến của các máy biến dòng để đối chiếu sự phù hợp giữa các số liệu lý lịch với
các số liệu thiết kế, đồng thời cũng để xác nhận tỉ số biến đổi của các biến dòng chế tạo
cùng với các thiết bị khác.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 104
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Kiểm tra cực tính nhằm khẳng định ký hiệu cực tính của máy là đúng.
b. Sơ đồ đo tỷ số biến

Hình 5- Sơ đồ kiểm tra tỉ số biến đổi của các máy biến dòng
Tỉ số biến đổi được xác định bằng tỉ số giữa dòng điện sơ cấp và dòng điện thứ cấp:
KI = I 1 / I 2
c. Sơ đồ kiểm tra cực tính
Việc kiểm tra được tiến hành theo sơ đồ:

Khi kim chỉ xoay chiều dương là cùng cực tính.


Khi kim chỉ xoay chiều âm là ngược cực tính.
12.2.5. Kiểm tra đặc tính từ hóa
Mục đích: Thí nghiệm này để phát hiện sự chạm chập vòng dây, mạch từ.
Phương pháp và các bước thực hiện
Bước 1: trước khi đấu nối sơ đồ thí nghiệm phải cắt hết nguồn cấp cho các thiết bị thí
nghiệm.
Đấu nối sơ đồ thí nghiệm theo hình 1.

Hình 1: Mạch thí nghiệm đặc tính từ hóa


Phía sơ cấp để hở mạch.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 105
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Đối với máy biến dòng điện thứ cấp có đầu trích, phải chọn đầu nối thứ cấp cao
nhất có thể để máy biến dòng điện đạt được trạng thái bão hòa từ với thiết bị thí nghiệm
hiện có.
Chú ý: khi đo đặc tính từ hoá, điện áp có thể tăng cao tới hàng nghìn vôn gây nguy
hiểm đến thiết bị thí nghiệm và con người.
Nên tiến hành thí nghiệm trên cuộn dây dòng điện nhỏ với các cuộn dây còn lại để
hở mạch.
Bước 2: tăng dần giá trị điện áp của nguồn cung cấp, đọc một chuỗi kết quả các
phép đo đồng thời trên Amperemet, Voltmet.
Chú ý: trong quá trình tăng điện áp, không được giảm điện áp để tránh ảnh hưởng
của từ trễ.
Các giá trị thí nghiệm tại gần điểm uốn của đường đặc tính từ hóa là rất quan trọng
khi vẽ đường cong để so sánh.
Giảm dần giá trị điện áp của nguồn cung cấp về không và cắt điện.
Bước 3: vẽ đường cong đặc tính từ hóa từ các dữ liệu nhận được.
Đánh giá kết quả
Tiến hành so sánh kết quả theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nếu không có quy định của nhà sản xuất, so sánh kết quả với các máy biến dòng
điện cùng loại hoặc kết quả thí nghiệm lần trước. Khi có sai lệch lớn hơn 10%, có thể khử
từ máy biến dòng điện và tiến hành thí nghiệm lại.
Việc đánh giá kết quả phải xem xét cùng với các hạng mục thí nghiệm khác.
12.2.6. Thí nghiệm điện thế xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp giữa cuộn dây và
vỏ với CT có Ur ≤ 35 kV
Mục đích: Thử nghiệm cách điện bằng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công
nghiệp là hạng mục cuối cùng nhằm kiểm tra ở chế độ nặng nề nhất cách điện chịu đựng
trong 1 phút mà tính chất của cách điện không bị phá hoại từ đó đưa thiết bị vào vận hành
an toàn chắc chắn.
Phương pháp và các bước thực hiện
Bước 1: đấu nối sơ đồ thí nghiệm
Các đầu nối và các đầu trích được đưa ra ngoài vỏ của cuộn dây cần thí nghiệm
phải được nối với nhau và nối tới đầu cao áp của máy biến áp thí nghiệm.
Tất cả các đầu nối khác và các bộ phận (bao gồm vỏ, lõi từ) phải được nối đất và
nối tới đầu còn lại của máy biến áp thí nghiệm.
Mạch nối đất giữa máy biến áp thí nghiệm và máy biến dòng điện cần thí nghiệm
phải bằng kim loại.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 106
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Bước 2: tăng đều đến giá trị điện áp thí nghiệm xoay chiều tăng cao tần số công
nghiệp. Điện áp này cần bắt đầu không lớn hơn một phần ba giá trị điện áp thí nghiệm
toàn phần. Tốc độ tăng khoảng 2% của điện áp trên một giây khi điện áp đặt vào trên
75% điện áp thí nghiệm.
Duy trì điện áp thí nghiệm trong một phút.
Giảm điện áp xuống còn bằng một phần ba giá trị lớn nhất hoặc thấp hơn và ngắt
mạch.
Điện áp thí nghiệm tham khảo giá trị của nhà sản xuất trên nhãn mác hoặc bảng 3.
- Đối với thí nghiệm nghiệm thu: không lớn hơn 75% giá trị điện áp thí nghiệm
của nhà sản xuất.
- Đối với thí nghiệm định kỳ: không lớn hơn 65% giá trị điện áp thí nghiệm của
nhà sản xuất.

Bảng 3: Điện áp thí nghiệm xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp

Điện áp thí nghiệm


Điện áp danh định của Điện áp cao nhất của thiết
xoay chiều tăng cao
hệ thống bị
tần số công nghiệp
(kV) (giá trị hiệu dụng - kV)
(giá trị hiệu dụng - kV)
6 7,2 20
10 12 28
15 17,5 38
22 24 50
38,5 75
35
40,5 80
13. THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP
13.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc BU kiểu điện từ
a) Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Nguyên tắc làm việc giống như máy biến áp bình thường nhưng công suất của máy
biến áp thường rất nhỏ từ 20-200VA. Tổng trở ngoài thứ cấp của BU rất lớn nên có thể
coi tình trạng làm việc của BU là không tải.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 107
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 9.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc


của
Về cơ bản cấu tạo máy BUđiện áp giống các MBA hai dây quấn thông thường,
biến
gồm 2 phần chính: mạch từ và dây quấn.
Dây quấn sơ cấp có số vòng nhiều, được đặt vào điện áp lưới; dây quấn thứ cấp có
số vòng ít, được thiết kế sao cho điện áp thứ cấp không vượt quá 100V. Hai đầu cuộn thứ
cấp được nối với đồng hồ Vôn mét hoặc cuộn điện áp của các thiết bị điện khác.
+ Máy biến điện áp luôn làm việc ở trạng thái gần như hở mạch, vì tổng trở của
đồng hồ Vôn mét và các cuộn điện áp của các thiết bị điện khác rất lớn.
U 1 W1
Tỷ số biến điện áp: kU    U 1 k U U 2
U 2 W2
+ Khi sử dụng máy biến điện áp, thứ cấp phải được nối đất để đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị; tuyệt đối không được để ngắn mạch cuộn thứ cấp vì như vậy tương
đương với ngắn mạch cuộn sơ cấp, nghĩa là gây sự có ngắn mạch lưới điện rất nguy
hiểm.
13.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp ghép tầng
Khi điện áp lớn hơn 110kV, cách điện cho cuộn sơ cấp của BU kiểu cảm ứng điện
từ với lõi thép sẽ gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này bằng cách chia cuộn sơ cấp của
BU thành nhiều tầng với nhiều lõi thép.
Cấu tạo : Gồm nhiều tầng lõi từ xếp chồng lên nhau, cuộn dâu sơ cấp được phân
bố đều trên tất cả các lõi, cuộn thứ cấp chỉ ở trên lõi từ cuối; số tầng lõi từ phụ thuộc vào
cấp diện áp và công nghệ chế tạo .
Nguyên lý làm việc : Vẫn dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ để biến đổi điện áp
cao bên cuộn dây sơ cấp sang điện áp thấp bên cuộn thứ cấp.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 108
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 9.5: Sơ đồ cấu tạo BU kiểu ghép tầng

13.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp kiểu tụ điện.
Nguyên lý làm việc : BU kiểu tụ dùng bộ phân áp bằng tụ để lấy một phần điện áp
cao ( thường từ 10 - 15kV ) đưa vào cuộn sơ cấp và điện áp ra lấy trên cuộn thứ cấp cung
cấp cho thiết bị đo lường , bảo vệ.
Cấu tạo : Gồm hai bộ tụ điện mắc nối tiếp, đấu trực tiếp vào lưới cao áp; một cuộn
dây sơ cấp đấu song song với tụ chịu điện áp thấp từ 10 - 15kV; cuộn thứ cấp cuốn cùng
mạch từ với cuộn sơ cấp sẽ cung cấp điện áp ra thích hợp theo yêu cầu. Để điện áp thứ
cấp không thay đổi theo phụ tải, người ta mắc nối tiếp với cuộn sơ cấp một kháng điện
KĐ và bộ chống nhiễu N.

Hình 9.6: Sơ đồ cấu tạo BU kiểu tụ điện.

13.5. Các hạng mục, tiêu chuẩn và một số sơ đồ thí nghiệm


13.3.1. Kiểm tra bên ngoài
* Mục đích: Kiểm tra bằng cảm quan về tình trạng bên ngoài, tính toàn vẹn và sự phù
hợp của máy biến điện đo lường
- Kiểm tra vị trí đấu nối dây nhị thứ.
- Kiểm tra vỏ TU đảm bảo nguyên vẹn không nứt vở, đổi mầu.
Kiểm tra tiếp địa, vị trí tiếp địa của máy biến điện áp.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 109
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

13.3.2. Đo điện trở cách điện các cuộn dây đối với vỏ
* Mục đích: Nhằm đánh giá chất lượng cách điện giữa các cuộn dây với nhau và cách
điện giữa các cuộn dây với vỏ.
a. Thiết bị thí nghiệm: Thiết bị đo điện trở cách điện Kyoritsu 3125
b. Sơ đồ thí nghiệm
+ Cuộn sơ cấp – (thứ cấp 1 + cuộn thứ cấp 2 +vỏ).

Hình 1
+ Cuộn thứ cấp1 – (cuộn sơ cấp + cuộn thứ cấp 2 +vỏ).

Hình 2
+ Cuộn thứ cấp 2 – (cuộn sơ cấp + cuộn thứ cấp 1 +vỏ).

Hình 3
c. Trình tự thí nghiệm:
- Đấu nối sơ đồ đo:
+ Cuộn sơ cấp – (thứ cấp 1 + cuộn thứ cấp 2 +vỏ) như hình1.
+ Cuộn thứ cấp1 – (cuộn sơ cấp + cuộn thứ cấp 2 +vỏ) như hình 2.
+ Cuộn thứ cấp 2 – (cuộn sơ cấp + cuộn thứ cấp 1 +vỏ) như hình 3.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 110
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Tách nối đất cuộn dây AN và an, đo điện trở cách điện từng cuộn dây với vỏ và
đất, các cuộn không đo được nối đất.
- Khi đo cuộn sơ cấp chọn thang đo 1000V, khi đo cuộn thứ cấp 1 và cuộn thứ cấp 2
chọn thang đo 500V.
- Phát điện áp đo.
- Đọc và ghi lại giá trị điện trở cách điện đo được sau thời gian 1 phút.
- Kết thúc thí nghiệm xả điện áp dư về không.
Tắt thiết bị đo điện trở cách điện kyoritsu 3125
13.3.3. Đo điện trở một chiều của các cuộn dây
* Mục đích: Phép đo này để xác định tình trạng cuộn dây và những chỗ tiếp xúc
trong máy biến điện đo lường.
- Xác định điện trở cuộn dây ở nhiệt độ đã biết để sử dụng trong thí nghiệm độ tăng
nhiệt.
* Phương pháp thực hiện
- Dùng cầu chuyên dùng (cầu đơn) hoặc Vôn và Am-pe-met 1 chiều (đồng hồ này
phải có cấp chính xác ít nhất là 0,5) để đo điện trở một chiều các cuộn dây.
- Tiến hành đo cho tất cả các cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp.
* Sơ đồ thí nghiệm:
- Đo điện trở một chiều cuộn sơ cấp

- Đo điện trở một chiều cuộn thứ cấp 1

* Đánh giá: Giá trị điện trở 1 chiều đo được giữa các pha phía sơ cấp hoặc thứ cấp
không được sai quá 2% so với nhà chế tạo hoặc lần đo trước (quy về cùng một nhiệt độ)
13.3.4. Kiểm tra tỷ số biến và cực tính
Kiểm tra tỷ số biến theo phương pháp hai Volmet:

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 111
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

A a

U (AC) V V

X x

Hình 3: Đo tỉ số biến máy biến điện đo lường


Bước 1: đấu nối các thiết bị như trong hình 3.
Bước 2: đặt điện áp xoay chiều một pha vào cuộn dây nhiều vòng.
Chú ý: điện áp đặt vào phải đảm bảo an toàn và độ chính xác của phép đo.
Bước 3: lấy đồng thời giá trị trên hai Voltmet.
Bước 4: tỉ số biến đổi đo được tính theo công thức:
U AX
K=
U ax
Trong đó:
UAX: điện áp đưa vào cuộn dây nhiều vòng (V)
Uax : điện áp đo được ở đầu ra cuộn dây ít vòng (V)
Nếu cuộn dây nhiều vòng không phải là cuộn dây sơ cấp thì kết quả là 1/K.
Đánh giá kết quả
Sai lệch của tỉ số biến phải nhỏ hơn 2% so với tỉ số biến danh định.
Việc đánh giá kết quả phải xem xét cùng với các hạng mục thí nghiệm khác.

Kiểm tra cực tính:

Sử dụng phương pháp xung cảm ứng dòng điện một chiều
Xung cảm ứng dòng điện một chiều

Nguồn một chiều được sử dụng là nguồn pin 1,5V.

Bước 1: đấu nối các thiết bị như trên sơ đồ hình 7. Nối nguồn dương của pin vào đầu A,
nguồn âm vào đầu X của cuộn dây điện áp cao.

Bước 2: đóng xung dòng điện một chiều vào cuộn dây điện áp cao và quan sát chiều
kim quay của Ganvanomet.

Khi kim chỉ xoay chiều dương là cùng cực tính.

Khi kim chỉ xoay chiều âm là ngược cực tính.

Chú ý: để kết quả thu được là chính xác, Ganvanomet phải được mắc đúng cực tính.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 112
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Thao tác đóng ngắt xung nhanh nhưng phải đủ để quan sát chiều quay của kim chỉ thị.
A a

X x
Hình 7: Xác định cực tính bằng xung cảm ứng dòng điện một chiều
13.3.5. Đo điện trở một chiều
Xác định tình trạng nguyên vẹn của cuộn dây, tiếp xúc mối hàn, mối nối có tốt
không.
Dùng cầu chuyên dùng để đo điện trở một chiều các cuộn dây. Tiến hành đo tất cả
các cuộn sơ, thứ cấp và các cuộn phụ (nếu có) của máy biến dòng.
Kết quả đo được ta đem so sánh với phiếu xuất xưởng của nhà sản xuất. Kết quả đo
được không được vượt quá 2% so với nhà sản xuất.
13.3.6. Đo tổn hao không tải
- Việc kiểm tra này nhằm xem xét tình trạng nguyên vẹn của cuộn dây, tiếp xúc,
mối nối và mối hàn. Dòng điện từ hoá được đo ở tất cả các máy biến điện áp bằng cách
cho điện áp định mức và cuộn dây thứ cấp và đo dòng điện.
- Đưa U = Uđm vào phía hạ áp lần lượt ghi các dòng điện và tổn hao không tải.
- Sơ đồ thí nghiệm

- So sánh các dòng điện này với máy cùng loại hoặc nhà chế tạo không được vượt
quá phạm vi độ chính xác đo lường.
13.3.7. Thí nghiệm cách điện vòng dây bằng điện áp cảm ứng
Mục đích của việc thí nghiệm điện áp cảm ứng là để kiểm tra cách điện giữa các
vòng dây của máy biến điện áp.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 113
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Việc thí nghiệm điện áp cảm ứng được tiến hành bằng cách dưa vào cuộn dây thứ
cấp một điện áp bằng 1,3Uđm điện áp định mức của cuộn thứ cấp trong thời gian là 5
phút. Trong quá trình thí nghiệm nếu biến điện áp chịu được không xảy ra hịên tượng
phóng điện là đạt yêu cầu kỹ thuật
15. THÍ NGHIỆM MÁY CẮT ĐIỆN
15.1. Công dụng, phân loại và cấu tạo
15.1.1. Công dụng
Máy cắt điện áp cao là thiết bị điện chuyên dùng để đóng ngắt mạch điện xoay
chiều ở tất cả các chế độ vận hành có thể có: Đóng ngắt dòng điện định mức, dòng điện
ngắn mạch, dòng điện không tải…
15.1.2. Phân loại
Tuỳ theo phương pháp dập tắt hồ quang và biện pháp cách điện giữa các bộ phận
mà người ta chia làm mấy loại máy cắt như sau:
- Máy cắt điện nhiều dầu: Dầu được làm vật liệu cách điện và dùng để sinh khí dập
hồ quang.
- Máy cắt điện ít dầu: Dầu dùng để dập hồ quang, cách điện là các điện môi rắn.
- Máy cắt điện tự sinh khí: Dùng điện môi rắn để cách điện và dập hồ quang, khi
nhiệt độ cao chất rắn này có khả năng sinh khí lớn và có tác dụng dập hồ quang.
- Máy cắt điện không khí: Hồ quang điện được dập tắt nhờ không khí nén, Cách
điện giữa các bộ phận là chất rắn.
- Máy cắt điện khí SF6: Hồ quang được dập tắt trong môi trường khí SF6.
- Máy cắt điện điện từ: Hồ quang được đẩy vào khe hở hẹp bằng phương pháp lợi
dụng lực điện từ và ở đó hồ quang được dập dễ dàng.
- Máy cắt điện chân không: Hồ quang được dập tắt trong môi trường chân không
15.1.3. Máy cắt chân không
Đặc điểm nổi bật của công nghệ chế tạo máy cắt chân không là tạo ra được một môi
trường chân không gần như tuyệt đối tại buồng đặt tiếp điểm máy cắt. Trongmáy cắt chân
không, buồng chân không được sử dụng để cắt dòng điện phụ tải hoặc dòng điện sự cố.
Khi các tiếp điểm trong buồng chân không bắt đầu tách ra sẽ tạo ra hồ quang giữa 2 tiếp
điểm, nhiệt độ tăng lên rất lớn có thể đến trên một nghìn độ C, bề mặt tiếp điểm kim loại
dưới ảnh hưởng của điện trường mạnh sẽ tạo ra một khối platsma trong vùng hồ quang
điện cho đến khi dòng điện về không. Lúc này hồ quang bị dập tắt và các hơi kim loại sẽ
ngưng tụ trở lại trên bề mặt tiếp điểm. Máy cắt kiều này chỉ dùng chân không để dập hồ
quang mà không dùng bất cứ một môi chất nào để dập hồ quang. Buồng chân không
được chế tạo đặc biệt. Khác với máy cắt SF6, áp suất của không khí (Air) ép vào vỏ
thành máy cắt từ bên ngoài. Bên trong máy cắt có độ chân không rất cao, áp suất bên
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 114
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

trong rất nhỏ. Buồng chân không nằm giữa hai sứ cách điện hình ống rỗng. Đầu ra của
tiếp điểm tĩnh được gắn chặt vào sứ trên và được liên hệ với bên ngoài qua một kẹp nối
dẫn điện. Đầu ra của tiếp điểm động được gắn kết với sứ dưới qua một cái hộp đàn hồi
làm bằng kim loại có cấu tạo như một cái đèn xếp có thể co dãn nhẹ nhàng trong một
phạm vi hẹp ( 10mm). Đặc tính của buồng chân không phụ thuộc nhiều vào vật liệu và
hình dáng của tiếp điểm máy cắt.

Hình 11.1: Máy cắt chân không

15.1.4. Máy cắt khí SF6

Hình 11.2: Máy cắt khí SF6

Trong
Giáo đó:
trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 115
11 – Giá đỡ máy cắt
16 – Sứ cách điện
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 11.3: Mặt cắt dọc một pha máy cắt khí SF6

Trong đó:
16 – Sứ cách điện
16.9 – Thanh truyền động
22 – Bộ tiếp điểm đóng cắt
22.1 – Tán sứ cách điện
22.22 – Đầu cao áp
Buồng đóng cắt
Buồng đóng cắt được mô tả chi tiết theo hình vẽ sau:
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 116
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 11.4: Buồng


đóng cắt
Trong đó:
22.1 – Tán sứ cách điện
22.3 – Tiếp điểm dạng ngón
22.1 – Tiếp điểm dạng trụ
22.11.1 – Điểm dập hồ quang
22.11.17 – Piston
22.17 – Thanh kéo
22.22 – Đầu cao áp
Hình vẽ mô tả mặt cắt buồng đóng cắt của máy cắt trong đó có chứa các tiếp điểm
được đặt nằm trong áp suất của khí SF6 được ngăn cách bởi sứ cách điện 22.1
Dòng điện đi qua máy cắt như sau: Đầu cao áp 22.22 phía trên, thanh mang 22.31,
tiếp điểm dạng ngón 22.3, trụ dẫn nhiệt 22.41, thanh dẫn 22.23 và đầu cao áp phía dưới
22.22.
Bộ truyền động lò so
Bộ truyền động cơ khí máy cắt và các chi tiết được mô tả như hình vẽ sau.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 117
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 11.5: Sơ đồ bộ truyền động cơ khí máy cắt


Trong đó:
18.4 Lò so đóng 18.16 Cuộn cắt ở vị trí “đóng”
18.4.1 Giá đỡ lò so đóng 18.17 Chốt đóng
18.6 Đĩa Cam 18.17.1 Cơ cấu
18.7 Cơ cấu chủ động 18.19 Cam
18.7.1 Điểm quay 18.22 Operating shaft
18.8 Cuộn cắt ở vị trí “cắt” 18.23 Con quay
18.9 Chốt mở 18.24 Cơ cấu vận hành
18.9.1 Chốt tiếp 18.27 Thanh nối (cho lò so cắt)
18.9.2 Cơ cấu tiếp 18.27.1 Thanh truyền cơ khí
18.10 Thanh nối (cho lò so đóng) 18.31 Liên đóng đóng cơ khí
18.11 Lò so cắt 18.41 Bộ giảm xóc (cho quá trình đóng)
18.14 Cơ cấu nạp 18.41.1 Con quay
18.15 Bộ giảm xóc (cho quá trính cắt) 22. Buồng đóng cắt

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 118
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 11.6: Chức năng của bánh tự do: Nạp lò so đóng


Trong đó:
18.2. Bánh răng
18.3. Bánh tự do
18.14. Cơ cấu nạp
18.20. Cam
Cơ cấu đóng

Hình 2.6: Cơ cấu đóng


Trong đó:
18.6. Đĩa cam
18.16. Cuộn cắt ở vị trí “đóng”
18.17. Chốt đóng
18.23. Con quay
Quá trình dập tắt hồ quang

Hình 2.7: Sơ đồ trụ cực quá trình thao tác cắt máy
Trong đó: cắt
a) Vị trí đóng
b) Quá trình cắt: Tiếp điểm chính đang cắt
c) Quá trình cắt: Tiếp điểm hồ quang đang cắt
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 119
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

d) Vị trí cắt
22.3. Tiếp điểm dạng ngón
22.9. Thanh định vị
22.11. Tiếp điểm hồ quang động
22.41 Buồng chịu nhiệt
22.11.17. Piston
22.11.18. Van 1 chiều
22.11.19. Nhóm van
Quá trình dập hồ quang:
Tại bước đầu tiên của quá trình cắt máy cắt, tiếp điểm chính gồm có tiếp điểm
dạng ngón 22.3 và buồng chịu nhiệt 22.41 ở vị trí mở (xem hình b).
Tiếp điểm hồ quang gồm có thanh định vị 22.9 và tiếp điểm hồ quang động 22.11
vẫn ở vị trí đóng. Dòng điện đi qua tiếp điểm hồ quang.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình cắt, tiếp điểm hồ quang 22.9 và 22.11 rời nhau
phát sinh hồ quang (xem hình c). Cùng lúc đó buồng chịu nhiệt 22.41 di chuyển xuống
phía dưới tạo thành áp lực nén khí SF6 ở áp suất lớn trong buồng chịu nhiệt và nhóm van
22.11.19. Khí SF6 sẽ xuyên qua van 1 chiều 22.11.18 vào buồng chịu nhiệt phía trên và
đi vào khe hở tại nơi đáng phát sinh hồ quang. Áp lực khí lớn sẽ thổi tắt hồ quang giữa
các tiếp điểm hồ quang của máy cắt.
15.2. Các hạng mục thí nghiệm, sơ đồ thí nghiệm, đánh giá kết quả
15.2.1. Kiểm tra bên ngoài
- Bằng mắt thường kiểm tra : mác máy, bề mặt sứ cách điện, buồng cắt phải không bị bụi
bẩn , vỡ, mẻ hay rạn nứt. Kiểm tra sự ăn mòn kim loại ở các giá đỡ , khung đỡ.
- Không có hiện tượng kẹt cơ khí , cong các thanh giằng ở bộ truyền động.
- Các đầu bắt bulông , đai ốc phải chặt, không bị han rỉ.
- Kiểm tra sự rạn nứt của các tấm phít ngăn cách giữa 3 pha của MCCK
15.2.2. Đo điện trở cách điện
MC ở vị trí “đóng” đo điện trở cách điện giữa cực- đất.
MC ở vị trí “cắt” đo điện trở cách điện giữa cực-cực và cực trên với đất.
Giá trị điện trở đo được phải đạt mức tối thiểu cho phép qui định đối với từng cấp
điện áp khác nhau. Nếu không đạt thì tiến hành lau bề mặt sứ, buồng cắt bằng giẻ lau
sạch có tẩm cồn hoặc sấy nóng để đánh gía đúng tình trạng cách điện thực của MC.
15.2.3. Đo điện trở một chiều và cách điện các cuộn dây đóng, cắt, động cơ tích
năng.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 120
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Kiểm tra cách điện của mạch điều khiển ,cuộn cắt, cuộn đóng , động cơ tích năng bằng
Mêgôm 500V-1000, trị số không nhỏ hơn 1.0MΩ chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới
hay khi cần thiết.
Cuộn đóng, cắt, động cơ tích năng được đo điện trở một chiều bằng cầu một chiều, và đo
điện trở cách điện bằng Mêgôm 500V-1000, trị số không nhỏ hơn 1.0MΩ chỉ thực hiện
trong thí nghiệm lắp mới hay khi cần thiết. Nhằm mục đích kiểm tra chất lượng các mối
nối, sự liền mạch và tính chất cách điện các cuộn dây. Các gía trị này được xem xét và so
sánh với giá trị của nhà chế tạo.
15.2.4. Đo điện trở tiếp xúc các tiếp điểm chính bằng dòng điện một chiều
Thiết bị : cầu đo tiếp xúc , phương pháp vôn –ampe một chiều
Điện trở tiếp xúc : là điện trở thuần của các mối ghép nối giữa các chi tiết dẫn điện
của thiết bị điện.
Điện trở tiếp xúc là hạng mục kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng các mối tiếp xúc
của các thiết bị điện. Nhờ vào các phép kiểm tra này mà người sử dụng thiết bị có thể
sớm phát hiện ra các khuyết tật cũng như các hư hỏng tại các mối ghép nối, các điểm tiếp
xúc trên máy cắt

Sau khi đưa MC về vị trí đóng ta tiến hành đo điện trở tiếp xúc các tiếp điểm
chính bằng dòng điện một chiều trị số cao 100-200A . Ứng với các gía trị dòng điện định
mức của từng loại MC cụ thể sẽ có tiêu chuẩn điện trở tiếp xúc riêng. Sử dụng các thiết bị
MOM-200A, MOM-600A để đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm chính.
Để kết quả đo chính xác, giảm sai số khi đo theo phương pháp vôn –ampe dây đo áp phải
kẹp phía trong 2 điểm kẹp dây dẫn dòng.
15.2.5. Kiểm tra áp lực khí
Áp lực khí nạp phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Vỡ vậy khi kiểm tra ỏp lực khớ
của bất kỳ loại mỏy cắt nào thỡ phải xỏc định được nhiệt độ môi trường nơi đặt máy cắt.
Sau đó căn cứ vào đường đặc tính nạp khí của máy cắt cần kiểm tra để biết được áp lực
khí tương ứng với nhiệt độ môi trường là bao nhiêu.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 121
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Đường đặc tính nạp khí SF6


Trong đó:
a – Đường đặc tính nạp khí SF6 (đường đặc tính định mức)
b – Tín hiệu “ thiếu khí SF6 ”
c – Tín hiệu “ khóa lockout áp lực ”
e – Đường đặc tính hóa lỏng
Đối chiếu áp lực này với đồng hồ chỉ áp lực của máy cắt. Nếu áp lực của máy cắt thấp thì
phải nạp bổ sung.
15.2.6. Kiểm tra rò khí
Sau khi nạp xong đóng các van lại rồi thao vòi nạp. Dùng bộ rò khí (nếu không có
thì quấy 1 bát nước xà phòng) kiểm tra tất cả các đầu nối có khả năng rò khí (như van của
bộ giám sát khí, các đầu nối của đường ống nạp tới máy cắt, các vòng nối tại chỗ nối của
máy cắt, mặt bích...). Nếu không thấy bộ rò khí kêu hoặc xà phòng sủi bọt thì kết thúc
công việc nạp khí.
Chú ý: Sau đó 1 tiếng cần quay lại kiểm tra áp kế của máy cắt xem có sụt khí hay không.
Nếu không thì máy cắt không bị rò khí.
15.2.7. Đo thời gian đóng cắt
Mục đích thông qua việc đo thời gian đóng, thời gian cắt, thời gian ngừng tiếp
xúc giữa chu trình cắt- đóng cắt , thời gian cắt đóng để có thể phát hiện được các vấn đề
trục trặc của cơ cấu truyền động.
Thiết bị thí nghiệm: để đo các loại thời gian trên ta sử dụng thiết bị phân tích thời
gian bằng điện tử như :TM1600 - MA61, TM1600 - MA31, XBT-100, CBT-200, SA-
100, CT6500, T1700... Kết quả nhận được bao gồm t C, tO, tCO, tOCO phải so sánh với nhà

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 122
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

chế tạo cũng như độ không đồng thời giữa các pha để có thể phối hợp với thời gian của
bảo vệ rơ le.
Thời gian đóng , cắt của các pha máy cắt , đo độ không đồng thời của các pha máy
cắt
Các giá trị này được xác định trên các đồ thị chụp sóng

Hình 3.12: Sơ đồ đo thời gian bằng TM1600


15.2.8. Thử nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp 50Hz (U  35kV
)

Đây là hạng mục nhằm kiểm tra ở chế độ nặng nề nhất cách điện chịu đựng trong
1 phút mà tính chất cách điện MC không bị phá huỷ. Điện áp được thử nghiệm giữa cực-
đất, giữa các buồng cắt với nhau.

Cấp điện áp của MC(kV) 6 10 22 35

Điện áp thử nghiệm đối với MC do


18 28 50 70
các nước tư bản sản xuất (kV )

Điện áp thử nghiệm đối với MC do


28 38 58 85
các nước XHCN sản xuất (kV)

Khi thử nghiệm tại hiện trường sau lắp đặt thì điện áp thử nghiệm bằng 80% điện
áp thí nghiệm xuất xưởng.
16. THÍ NGHIỆM DAO CÁCH LY
16.1. Công dụng, phân loại
16.1.1. Công dụng
Dao cách ly là một thiết bị điện cao áp dùng để đóng cắt các mạch điện cao áp lúc
không có dòng điện hay cho phép đóng cắt dòng điện nhỏ theo quy định.
Nhiệm vụ chủ yếu là tạo khoảng cách an toàn trông thấy được đảm bảo an toàn cho

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 123
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

nhân viên sửa chữa các thiết bị điện hay trong một số trường hợp nó dùng để thao tác
trong một số sơ đồ lưới điện.
Nhờ có DCL mà ta có thể tiến hành sửa chữa các phần tử của các mạch điện mà
không làm ngừng các phần tử phân phối điện khác.
Khi sửa chữa các thiết bị để đảm bảo an toàn cho người ta phải nối đất thiết bị cần
sửa chữa nên dao cách ly có bố trí thêm dao nối đất an toàn và có liên động với nhau.
16.1.2. Phân loại

+ Theo số trụ ( trụ để đỡ dao cách ly): DCL 2 trụ; 3 trụ.

+ Theo số pha: DCL 1 pha; 3 pha.

+ DCL không hoặc có dao nối đất đi kèm (1 phía, 2 phía).

+ Theo môi trường lắp đặt có: DCL trong nhà, ngoài trời

+ Theo kiểu truyền động có: kiểu chém, kiểu trụ quay, kiểu quay, kiểu khung truyền

16.2. Các hạng mục, tiêu chuẩn, sơ đồ thí nghiệm dao cách ly
16.2.1. Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra nhãn hiệu của máy.
- Xem xét toàn vẹn, lắp đúng lắp đủ và căn chỉnh cơ khí tốt.
- Thao tác đóng mở 3 đến 5 lần cho lưỡi dao tiếp xúc tốt.
- Xem xét tiếp địa máy.
16.2.2. Kiểm tra tình trạng cách điện
* Mục đích: Đo điện trở cách điện các phần tử cách điện sứ đỡ , thanh truyền động đánh
giá tình trạnh cách điện của thiết bị.
- Vệ sinh sạch sẽ cầu dao, sứ đỡ trước khi thử.
- Đo điện trở cách điện sứ đỡ từng pha với bệ cầu dao bằng mêgômét 2500 V (Phép đo
này tiến hành trước và sau khi thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao).
16.2.3. Đo điện trở tiếp xúc
* Mục đích: Kiểm tra, đánh giá tình trạng tiếp xúc của các tiếp điểm dao cách ly, dao
phụ tải ở trạng thái đóng. Tiếp xúc không tốt sẽ gây phát nhiệt ở các mối nối và tiếp
điểm, nếu kéo dài sẽ dẫn đến phóng điện gây hư hỏng thiết bị. Vì vậy khi phát hiện thấy
Rtx lớn hơn giá trị cho phép cần phải tìm cách phục.
- Đo điện trở tiếp xúc từng pha bằng thiết bị chuyên dùng và so sánh tiêu chuẩn theo bảng
1 hoặc theo tài liệu xuất xưởng của nhà chế tạo.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 124
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Sơ đồ đo Rtx sử dụng hợp bộ ACCU – OHM 200


- Đo điện trở tiếp xúc của các dao tiếp địa (Nếu có).

16.2.4. Thí nghiệm các động cơ điện (Đối với dao cách ly điều khiển bằng điện)

(Xem qui trình thí nghiệm động cơ điện).

16.2.5. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
* Mục đích: Kiểm tra cách điện của dao cách ly, dao phụ tải ở trạng thái nặng nề nhất
mà cách điện không bị phá hủy.
- Thử cách điện bằng điện áp tăng cao 50 Hz theo sơ đồ hình vẽ dưới đây:
- Điện áp đặt vào sứ đỡ cầu dao từng pha chịu đựng 01 phút.Giá trị điện áp thử tùy thuộc
cấp điện áp của dao cách ly.

Hình 3.11: Sơ đồ thí nghiệm điện áp tăng cao tần số 50Hz với dao cách ly
Chú ý:
- Tốc độ nâng điện áp khoảng 2 kV/s
- Có thể thử điện áp xoay chiều tăng cao cho cả 3 pha một lần
- Sau khi thử cao áp đo lại điện trở cách điện
- Khi thử chú ý tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Đánh giá kết quả
Bảng 4: Điện áp thử nghiệm (kV) duy trì trong 1 phút cho cầu dao cách ly, cầu chì tự rơi
và máy cắt

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 125
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

17. Sứ cách điện


17.1. Thí nghiệm sứ đỡ, sứ treo
17.1.1. Kiểm tra bên ngoài
Sứ cách điện ở đây là các sứ có cách điện rắn : gốm, chất hữu cơ rắn, compoxy...
Là sứ đứng, sứ chuỗi, sứ xuyên không phải các sứ đầu vào máy cắt máy biến áp
Hạng mục kiểm tra bên ngoài: kiểm tra bề mặt sứ , các kết cấu đi kèm.
17.1.2. Đo điện trở cách điện
Tiến hành đo bằng Mêgôm mét 2500V cho các phần tử của cách điện sứ đỡ, trị số
điện trở cách điện cho phép theo trị số cách điện cho phép của cách điện có điện áp định
mức tương ứng.
* Đối với sứ, cầu chì điện trở cách điện không quy định cụ thể có thể tham khảo bảng
sau:
Điện áp định mức (kV) 3 - 10 15 - 150 220
Điện trở cách điện ( MΩ) ≥ 1000 ≥ 3000 ≥ 5000
* Kiểm tra điện trở cách điện của sứ đứng, sứ treo.
Đo điện trở cách điên trước và sau khi thử cao thế
Dùng Mêgaôm 2500V, chỉ đo khi khô và trước khi lắp lên đường dây… điện trở cách
điện không nhỏ hơn 300MΩ
17.1.3. Hạng mục thử chịu điện áp xoay chiều tần số công nghiệp
Thời gian thử 1 phút đối với sứ có cách điện gốm , 5 phút đối với sứ có cách điện hữu cơ
rắn.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 126
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

17.2. Thí nghiệm sứ xuyên


17.2.1. Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra nhãn mác, xem xét bên ngoài: sự nguyên vẹn, không bị nứt, mẻ tán sứ, rò rỉ dầu,
đồng hồ chỉ thị mức dầu sứ xuyên nạp dầu v.v.
17.2.2. Đo điện trở cách điện
Đo điện trở cách điện chính: đầu cực sứ xuyên và cực đo lường theo hình 3.1.a
Đo cách điện của cực đo lường - đất theo hình 3.1.b
17.2.3. Đo góc tổn hao điện môi và điện dung
Áp dụng với các sứ đầu vào có điện áp danh định từ 110kV trở lên.
Sơ đồ đo hình 3-1.

L G E L G E
Mega-Ohm Mega-Ohm

a) Đo Rcđ đầu cực sứ và cực đo b ) Đo Rcđ cực đo lường và đất


lường có loại trừ dòng rò bề mặt
Hình 3-1: Đo điện trở cách điện của sứ xuyên
Cao áp đến

Về cầu đo

a) Đo tg và điện dung C1 theo sơ đồ thuận (UST)

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 127
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Cao áp đến

b) Đo tgδ và điện dung C2 theo sơ đồ nghịch (GST)


Hình 3-2: Sơ đồ đo tgδ và điện dung sứ xuyên
Bước 1: đấu nối sơ đồ theo hình 3.2.
Bước 2: điện áp đo góc tổn hao điện môi và điện dung C1 là 10kV, điện áp đo với C2
không vượt quá 2kV (một số loại chỉ 500V).
Bước 3: ghi lại kết quả thí nghiệm.
Kết quả đo quy đổi về cùng điều kiện thí nghiệm (theo hệ số của nhà chế tạo) phải phù
hợp với số liệu đo khi xuất xuởng hoặc với lần đo trước. Nếu không có số liệu xuất xưởng
có thể tham khảo các giá trị cho ở bảng 3-1.
Bảng 3-1: Giá trị cho phép tgδ(%) cách điện chính
và cách điện của cực đo lường ở 20oC
Giá trị tgδ(%) của sứ cách điện và U danh định của sứ cách điện (kV)
Kiểu
cách ≤ 35 60 ÷ 110 150 ÷ 220 500
điện Trước Trong Trước Trong Trước Trong Trước Trong
chính vận vận vận vận vận vận vận vận
hành hành hành hành hành hành hành hành
Giấy-dầu
3 7 2 5
- bakêlít
Giấy -dầu 0,9 1,5

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 128
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- êpốcxi 2 5 2 4 1 2

Giấy C1 0,8 1,5 0,6 1,2 0,6 1


dầu -
dầu C2 1,2 3 1 2 0,8 1,2

Bảng 3-2: Giới hạn hệ số công suất và điện dung C1 hoặc C (tham khảo)

Hệ số công suất và điện dung C1 hoặc C


Hệ số công suất (a) Điện dung
Kiểu vật liệu
Giới hạn % Thay đổi cho Thay đổi cho phép
phép(b) % (c)
Cách điện giấy, tẩm dầu 0,50 +0,02/-0,04 ±1,0
Cách điện giấy, tẩm nhựa 0,85 ±0,04 ±1,0
Cách điện giấy, kết hợp
2,00 ±0,08 ±1,0
với nhựa
Cách điện đặc (đúc
1,00 ±0,04 ±1,0
khuôn)
Rắn N/A d - -

17.2.4. Thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp


Bảng 3-3: Điện áp thí nghiệm chịu đựng tăng cao tần số công nghiệp
Điện áp danh định Điện áp cao nhất Điện áp chịu đựng tần số công
của hệ thống (kV) của thiết bị (kV) nghiệp ngắn hạn (kV)

6 7,2 20

10 12 28

15 17,5 38

22 24 50

38,5 75
35
40,5 80

110 123 230

220 245 460

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 129
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

500 550 710

Đánh giá kết quả


Kết quả thí nghiệm phải phù hợp với các yêu cầu của nhà chế tạo.

18. THÍ NGHIỆM THÍ NGHIỆM TỤ ĐIỆN, CÁP LỰC, THANH CÁI
18.1. Thí nghiệm tụ điện
18.1.1 Kiểm tra bên ngoài
- Xem xét bên ngoài tụ có rò rỉ dầu không.
- Vệ sinh sạch sẽ các sứ đầu vào của tụ.
- Tiếp địa các cực của tụ 03 phút trước khi thí nghiệm để tụ hết tích điện.
18.1.2 Kiểm tra với tụ đơn
- Đo điện trở cách điện các cực tụ với vỏ bằng mêgômét phù hợp.
- Đo điện dung của tụ điện bằng vôn và ampe theo sơ đồ hình vẽ dưới đây:
- Kết quả I và U đo được tính điện dung Cx theo công thức:
6
I.10
Cx 
.U
Trong đó:
I - Tính bằng ampe. U - Tính bằng vôn.
ω = 314. Cx - Tính bằng µF.
- Tiêu chuẩn đánh giá: So sánh Cx đo được với điện dung C ghi trên nhãn tụ, không sai
lệch nhau ±10%.

Hình 3.18: Sơ đồ đo điện dung tụ đơn


18.1.3. Đối với tụ kép 3 cực
- Kiểm tra cách điện các cực tụ với vỏ bằng mêgômét phù hợp.
- Nối tắt từng cặp cực và đo điện dung cực thứ 3 với cặp cực nối tắt bằng vôn - ampe theo
bảng dưới đây (đúng thứ tự).
TT Cặp cực nối đất Điện dung đo giữa các cặp cực Ký hiệu kết quả
1 1.2 3 - 1.2 C3 - 1.2
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 130
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

2 2.3 1 - 2.3 C1 - 2.3


3 3.1 2 - 3.1 C2 - 3.1
- Sơ đồ đo sau khi nối tắt từng cặp cực thực hiện như hình vẽ dưới đây:

Hình 3.19: Sơ đồ đo điện dung của tụ kép bằng phương pháp V - A


- Tính điện dung từng cặp cực đo theo 3 kết quả đo như sau:
C C C
C

12

12
.
3 
23
.1 
31
.
2

2
C C C
C

23

31
.2 
21
.3 
12
.
3

2
C C C
C

31

12
.
3 
31
.
2 
23
.
1

2
- Tính điện dung tổng cả 3 pha:
C 
C 
C
C
x

31
.
2 
12
.
3 
23
.1

2
- Tiêu chuẩn đánh giá: So sánh Cx đo được với điện dung C ghi trên nhãn tụ, không sai
lệch nhau 10%.
18.1.4. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp

- Đấu nối sơ đồ thí nghiệm theo hình 3.20.

Hình: Sơ đồ thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 131
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Giá trị điện áp thử tra theo các bảng dưới đây:

Bảng 9.1: Đối với các tụ do Liên Xô cũ và các nước XHCN trước đây chế tạo, thời gian
duy trì 01 phút

Điện thế định mức của tụ Điện áp thử (kV)


(V) Điện áp xoay chiều Điện áp một chiều

220 - 550 2,1 4

1000 - 1100 4,2 8,5

3150 - 3300 15,3 30

6300 - 6600 21 40

10500 - 11000 30 60

Bảng 9.2: Đối với các tụ do các nước Tư bản chế tạo, thí nghiệm theo tiêu chuẩn IEC
871-1. Giá trị thử lấy 75% của bảng sau, thời gian duy trì 10 giây
Điện áp thử (kV)
Điện áp định mức của tụ
Điện áp xoay chiều Điện áp một chiều
Un (kV)
Cực - Cực Cực - Vỏ Cực - Cực Cực - Vỏ
 0,66 3
1,2 6
2,4 8
2,15.Un 4,3.Un
3,6 10
7,2 20
12 28

18.2. Thí nghiệm cáp điện lực


18.2.1. Đo điện trở cách điện
a. Mục đích
Kiểm tra sơ bộ tình trạng cách điện của cáp
b. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp đo điện trở cách điện căn cứ theo tiêu chuẩn IEC60502 (mục 14),
IEC60227-1, QCVN QTĐ-5:2008/BCT và nhà sản xuất.
Sử dụng thiết bị Mêgômmet điện áp (1000 ÷ 2500 ÷ 5000)VDC. Đo giá trị tuyệt đối điện
trở cách điện sau thời gian duy trì điện áp là 60 giây.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 132
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Cáp điện áp danh định ≤ 1kV sử dụng Mêgôm mét - (500 ÷ 1000)VDC
- Cáp điện áp danh định > 1kV sử dụng Mêgôm mét - (1000 ÷ 2500)VDC
- Cáp điện áp danh định ≥ 6,6 kV sử dụng Mêgôm mét (2500÷5000) VDC
Tiến hành đo điện trở cách điện cả trước và sau khi thí nghiệm cao áp.
Sơ đồ như hình sau:

Hình 3.5: Sơ đồ đo điện trở cách điện cáp lực 3 pha


* Cáp có nhiều ruột dẫn: điện áp được đặt lần lượt vào từng pha đo điện trở cách điện,
trong khi các pha còn lại được nối với màn chắn, vỏ và nối đất.
* Cáp sợi đơn (một ruột): điện trở cách điện được đo giữa ruột dẫn với màn chắn, vỏ
nối đất.
c. Đánh giá kết quả
Điện trở cách điện cáp không quy định tiêu chuẩn cụ thể, được sử dụng để đánh
giá sơ bộ tình trạng cách điện của cáp. Kết quả có thể so sánh số liệu cung cấp bởi nhà
sản xuất hay tham khảo giá trị ở bảng 1 đo ở 20oC; Biến đổi trị số điện trở cách điện tính
theo dải nhiệt độ.
Bảng 1: Điện trở cách điện (IR) của 1 km chiều dài không được nhỏ hơn (MΩ)
1 2 3 4 5
Điện áp
Cách điện giấy Cách điện Cách điện
pha – pha Cách điện PE
tẩm dầu EPR PVC
U (kV)
0,6/1 và 3 100 - - -
≥6 200 - - -
- 50 - -
0,6/1 - - 10 -
3 - - 12 -

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 133
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

6 ÷ 10 - - 50 -
(0,6/1) ÷ 6 - - - 150
10 ÷ 35 - - - 200
Chú ý:
- Đo điện trở cách điện khác nhiệt độ 20oC, có thể quy đổi điện trở cách điện về 20oC
theo công thức: IR20=K×IRt
Trong đó:
IR20 : giá trị đo ở 20oC (MΩ)
K : hệ số quy đổi theo nhiệt độ cho trong bảng 2
IRt : điện trở cách điện đo ở nhiệt độ thực tế
- Để có kết quả chính xác có thể tiến hành tạo màn chắn (Guard) loại bỏ dòng rò ký sinh
tại các đầu cáp trước khi đo điện trở cách điện.
- (IR) được đo trước và sau khi thí nghiệm điện áp cao DC hay AC.
- Sau khi đo (IR) phải tiến hành tiếp địa sợi cáp được thí nghiệm.
Bảng 2: K- Hệ số hiệu chỉnh IR theo nhiệt độ 20oC
Nhiệt độ Vật liệu cách điện
(oC) Giấy Nhựa tổng hợp Cao su
5 0,58 0,1 0,5
6 0,6 0,12 0,53
7 0,64 0,15 0,55
8 0,67 0,17 0,58
9 0,69 0,19 0,61
10 0,73 0,22 0,64
11 0,74 0,26 0,68
12 0,76 0,3 0,7
13 0,79 0,35 0,73
14 0,82 0,42 0,76
15 0,85 0,48 0,80
16 0,87 0,56 0,84
17 0,90 0,64 0,88
18 0,93 0,75 0,91
19 0,97 0,87 0,96
20 1 1 1
21 1,03 1,17 1,05
22 1,07 1,35 1,13
23 1,1 1,57 1,2
24 1,14 1,82 1,27

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 134
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

25 1,18 2,1 1,35


26 1,22 2,42 1,43
27 1,27 2,83 1,52
28 1,32 3,3 1,61
29 1,38 3,82 1,71
30 1,44 4,45 1,82
31 1,52 5,2 1,93
32 1,59 6,0 2,05
33 1,67 6,82 2,18
34 1,77 7,75 2,31
35 1,87 8,8 2,46

10.2. Thí nghiệm bằng điện áp một chiều– DC


a. Mục đích
Phát hiện các khuyết tật có trong cách điện cáp do lỗi sản xuất, khiếm khuyết do
con người tạo ra trong quá trình lắp đặt ảnh hưởng đến chất lượng cáp, đầu cáp, hộp nối
v.v.
b. Phương pháp và trình tự thực hiện
Phương pháp thử nghiệm điện áp tăng cao căn cứ theo tiêu chuẩn IEC60502(mục
14.4).Thử nghiệm điện áp được tiến hành ở nhiệt độ môi trường, Điện áp thử nghiệm
phải đặt giữa ruột và màn chắn kim loại hay vỏ bọc kim loại.
Bước 1. Xác định dòng rò sơ đồ: đấu dây theo hướng dẫn thí nghiệm, đầu cao áp
từ thiết bị thí nghiệm chưa nối tới hệ thống cáp cần thí nghiệm.
Điều chỉnh thiết bị thí nghiệm, nâng từ từ điện áp tới giá trị cần thí nghiệm cho cáp và ở
điện áp đó ghi lại giá trị dòng điện rò.
Bước 2. Nối dây cao áp từ thiết bị thí nghiệm tới ruột dẫn cáp cần thí nghiệm.
Bước 3. Điện áp đặt vào cáp được thí nghiệm khởi đầu ở một mức thấp phù hợp,
nhằm ngăn ngừa: quá dòng, quá áp gây quá trình quá độ cắt bảo vệ v.v.
Bước 4. Điện áp thí nghiệm được tăng một cách từ từ với các mức điện áp nhỏ để
đọc được chính xác các thông số trên thiết bị như: dòng điện rò, điện áp, v.v. tuy nhiên
mức tăng cũng không quá chậm để tránh gây ra cáp phải chịu ứng suất điện kéo dài
không cần thiết. Nếu tăng điện áp thí nghiệm một cách liên tục, thời gian tăng không nhỏ
hơn 10 giây và không lớn hơn 60 giây.
Yêu cầu mức tăng điện áp thí nghiệm khoảng 2% Utn/ giây, quá trình tăng luôn
được quan sát trên thiết bị thí nghiệm.
Lập đặc tính quan hệ dòng theo điện áp (U-I), để đạt giá trị điện áp thí nghiệm tối
thiểu qua năm bước tăng điện áp và tại mỗi nấc tăng điện áp đó giữ trong 1 phút để đo
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 135
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

dòng điện rò và dòng điện này cần được ghi lại. Ở mức điện áp yêu cầu thí nghiệm, dòng
điện rò được đo tại hai thời điểm: sau duy trì điện áp 2 phút và sau duy trì điện áp 15
phút.
Bước 5. Khi điện áp thí nghiệm đạt được giá trị yêu cầu thì điện áp đó được duy trì
trên cáp trong thời gian quy định. Trong thời gian duy trì điện áp thường xuyên quan sát
sự biến đổi của dòng điện rò. Nếu có sự tăng hay giảm đột ngột cần dừng ngay thí
nghiệm.
Bước 6. Hết thời gian duy trì điện áp, giảm hết điện áp thí nghiệm cắt nguồn cấp
và tiến hành các biện pháp phóng điện qua điện trở trong mạch thí nghiệm cũng như sử
dụng điện trở phóng điện ngoài, tiến hành nối đất cho cáp được thí nghiệm và nối đất
được tách ra chỉ khi công tác thí nghiệm đã sẵn sàng cho thí nghiệm mới.
* Sơ đồ thí nghiệm:

Hình 3.6: Sơ đồ thí nghiệm điện áp tăng cao một chiều cáp
Giá trị điện áp thí nghiệm HVDC như sau:
Cáp có điện áp danh định Uo/U(Um): {0,6/1; 1,8/3(3,6); 3,6(7,2);8,7/15(17,5); 12/20(24);
18/30(36)}kV, điện áp thí nghiệm và thời gian duy trì điện áp cho hệ thống cáp trước lắp
đặt quy định như sau:
Áp dụng cáp có điện áp danh định nhỏ hơn hoặc bằng 3,6/6(7,2)kV
U tn(DC) =(2,5Uo +2)×2,4 ; duy trì 5 phút.
Áp dụng cáp có điện áp danh định lớn hơn 3,6/6(7,2)kV
U tn(DC) =2,5U o ×2,4 ; duy trì 5 phút
Thí nghiệm sau lắp đặt điện áp thí nghiệm bằng 4Uo giá trị thí nghiệm trước lắp đặt và
thời gian duy trì 15 phút. Tham khảo bảng 2 thí nghiệm HVDC cho cáp điện áp danh
định đến 30 (36)kV.
Bảng 2: Thí nghiệm HVDC cáp có điện áp danh định đến 36kV trước lắp đặt
Uo(kV) 0,6 1,8 3,6 6 8,7 12 18
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 136
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

UTN(kV) 8,4 15,6 27,5 36 52,8 72 108


Chú ý: điện áp thí nghiệm định kỳ bằng 75% giá trị điện áp thí nghiệm sau lắp đặt và
thời gian duy trì không nhỏ hơn 5 phút nhưng không lớn hơn 15 phút.
Chú ý:
- Trong quá trình thử, khi tăng điện áp và đo dòng rò, nếu kiểm tra thấy trị số Ir ở vị trí
(các bước) kế sau tăng hơn 3 lần Ir ở trị số điện áp trước đó thì phải dừng ngay thí
nghiệm để xem xét.
- Trong quy trình thử cáp, cần chú ý biện pháp an toàn ở hai đầu cáp. Phải cử người cảnh
giới và khi thử xong phải nối đất an toàn xong mới được tiếp xúc với đầu cáp.
- Khi hoàn thành việc thử, cần khoá đầu và hàn ngay đầu cáp để tránh ẩm xâm nhập vào
cáp (đối với cáp dầu).
- Dòng điện rò không quy định thành tiêu chuẩn nhưng trị số dòng rò các pha không được
lệch nhau quá 200%, có thể tham khảo test xuất xưởng lô hàng.
c. Đánh giá kết quả
Yêu cầu trong thời gian duy trì điện áp không có phóng điện xảy ra.
Đánh giá quan hệ dòng điện rò với thời gian: Thông thường ban đầu dòng điện rò sẽ
sẽ tăng theo mức tăng điện áp đặt vào cáp, nhưng dòng điện này sẽ giảm nhanh về
giá trị ổn định. Nếu dòng điện rò tăng bất thường theo điện áp thí nghiệm hay sau
khi sụt giảm lại tiếp tục tăng mạnh lại, hiện tượng này chỉ ra trong cáp có hư hỏng
và cần ngừng thí nghiệm ngay trước khi có hư hỏng xảy ra cho cáp và tìm biện pháp
khắc phục. Giá trị dòng điện rò cuối cùng là hiệu số giá trị dòng điện rò đọc được
sau thời gian duy trì điện áp trừ đi dòng rò sơ đồ.
18.3. Thí nghiệm thanh cái
Đối với sứ được lắp thành thanh cái ta tiến hành thử cả thanh cái
Thí nghiệm thanh cái trần và nằm trong tủ hợp bộ:
 Kiểm tra bên ngoài
 Đo cách điện
 Thử cao thế xoay chiều
Đo điện trở tiếp xúc các mối nối (ghép) :chỉ thực hiện khí có mối ghép và khi lắp mới
hoặc khi sửa chữa có tháo lắp
19. THÍ NGHIỆM ÁP TÔ MÁT, KHỞI ĐỘNG TỪ
19.1. Áp tô mát
19.1.1. Công dụng và phân loại
- Công dụng:
Áptômát là một khí cụ điện vừa được dùng để đóng, cắt mạch điện vừa làm nhiệm
vụ bảo vệ các thiết bị điện và lưới điện có điện áp tới 500V.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 137
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

- Phân loại: Áptômát được chia ra làm 2 loại


+ Áptômát quá dòng.
+ Áptômát kém áp.
19.1.2. Áptômát quá dòng
a. Công dụng:
Áptômát quá dòng là một khí cụ điện vừa được dùng để cắt mạch điện, vừa làm
nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị điện và lưới điện khi có quá tải và ngắn mạch
b. Cấu tạo :
1- Tiếp điểm tĩnh.
2- Tiếp điểm động.
3- Cuộn quá dòng điện.
4- Lá động.
5- Lò xo đóng.
6. Lò xo cắt
7- Chốt hãm.
8 - Đế cách điện.
9- Tay nắm thao tác.
Hình 5.4: Áp tô mát quá dòng
c. Nguyên lý làm việc:
- Áptômát quá dòng đóng/cắt bằng tay, cắt tự động khi có quá tải và ngắn mạch.
- Quá trình thực hiện đóng/cắt bằng tay tương tự như khi thao tác đóng/cắt cầu dao,
công tắc điện.
- Quá trình thực hiện cắt tự động được thực hiện như sau:
+ Cuộn dây 3 được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ, khi dòng điện qua cuộn
dây 3 nằm trong phạm vi cho phép thì lực hút của cuộn dây 3 nhỏ hơn lực kéo của lò xo
5, áptômát ở trạng thái đóng.
+ Khi dòng điện qua cuộn dây 3 vượt quá giá trị cho phép thì lực hút cuộn dây 3
thắng lực cản của lò xo 5,lá thép 4 bị hút nhả chốt hãm 7. Dưới tác dụng của lò xo 6 tiếp
điểm động 2 bật nhanh ra khỏi tiếp điểm tĩnh 1, thực hiện cắt mạch điện.
- Để đảm bảo tác động có chọn lọc, ở áptômát quá dòng người ta chế tạo bộ phận
tạo thời gian tác động có thể hiệu chỉnh được.
d. Nguyên tắc dập hồ quang:
Để dập tắt hồ quang điện trong quá trình đóng/cắt điện, thì mỗi cực có một buồng
dập hồ quang. Buồng dập hồ quang gồm nhiều lá thép non xếp theo phương vuông góc
với tia hồ quang điện. Khi hồ quang điện phát sinh, dưới tác dụng của lực điện động, hồ
quang điện được đẩy vào các khe hở giữa các lá sắt non và hồ quang điện được dập tắt.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 138
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Mặt khác dưới tác dụng của lò xo 6, tiếp điểm động bật nhanh ra khỏi tiếp điểm tĩnh, tạo
điều kiện cho quá trình dập hồ quang điện được dập tắt dễ dàng.
19.1.3. Áptômát kém áp
a. Công dụng
Áptômát kém áp là một khí cụ điện vừa được dùng để đóng/cắt mạch điện, vừa làm
nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị điện và lưới điện khi điện áp giảm quá trị số cho phép.
b. Cấu tạo:
1- Tiếp điểm tĩnh.
2- Tiếp điểm động.
3- Cuộn kém áp.
4- Lá động.
5- Lò xo đóng.
6. Lò xo cắt
7- Chốt hãm.
8 - Đế cách điện.
9- Tay nắm thao tác.
Hình 5.5: Áp tô mát kém áp
c. Nguyên lý làm việc:
- Áptômát kém áp đóng/cắt bằng tay, cắt tự động khi điện áp giảm quá trị số cho
phép.
- Quá trình thực hiện đóng/cắt bằng tay tương tự như khi thao tác đóng/cắt cầu dao.
- Quá trình thực hiện cắt tự động được thực hiện như sau:
+ Cuộn dây số 3 được mắc song song với mạch cần được bảo vệ. Trạng thái làm
việc bình thường, tức là điện áp ở trị số định mức thì lực hút của cuộn dây 3 cân bằng với
lực kéo của lò xo 5, chốt hãm 7 được giữ bởi lá thép 4 và áptômát ở trạng thái đóng.
+ Khi điện áp giảm quá trị số cho phép thì lực hút cuộn dây 3 nhỏ hơn lực kéo của
lò xo 5, lá thép 4 bị kéo lên nhả chốt hãm 7. Dưới tác dụng của lò xo 6 tiếp điểm động 2
bật nhanh ra khỏi tiếp điểm tĩnh 1, thực hiện cắt mạch điện.
- Để đảm bảo tác động có chọn lọc, ở áptômát kém áp người ta chế tạo bộ phận tạo
thời gian tác động có thể hiệu chỉnh được.
d. Nguyên tắc dập hồ quang:
Để dập tắt hồ quang điện trong quá trình đóng/cắt điện, thì mỗi cực có một buồng
dập hồ quang. Buồng dập hồ quang gồm nhiều lá thép non xếp theo phương vuông góc
với tia hồ quang điện. Khi hồ quang điện phát sinh, dưới tác dụng của lực điện động, hồ
quang điện được đẩy vào các khe hở giữa các lá sắt non và hồ quang điện được dập tắt.
Mặt khác dưới tác dụng của lò xo 6, tiếp điểm động bật nhanh ra khỏi tiếp điểm tĩnh, tạo
điều kiện cho quá trình dập hồ quang điện được dập tắt dễ dàng.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 139
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

19.2. Khởi động từ


19.2.1. Công dụng
Khởi động từ là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng - ngắt, đảo
chiều và bảo vệ quá tải (nếu có lắp thểm rơle nhiệt) các động cơ không đồng bộ ba pha
rôto lồng sóc.
Khởi động từ có một Contactor gọi là khởi động từ đơn thường để đóng - ngắt động
cơ điện. Khởi động từ có hai Contactor là khởi động từ kép dùng để thay đổi chiều quay
của động cơ gọi là khởi động từ đảo chiều. Muốn bảo vệ ngắn mạch phải lắp thêm cầu
chì.
19.2.2. Cấu tạo
Khởi động từ được cấu tạo từ hai khí cụ điện: công tắc tơ xoay chiều và rơle nhiệt
nên kết cấu khởi động từ rất đa dạng và phong phú.
Khởi động từ thường được phân chia theo:
- Điện áp định mức của cuộn dây hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 500V.
- Kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh: hở, bảo vệ, chống
bụi, nước, nổ…
- Khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: không đảo chiều quay và đảo
chiều quay.
- Số lượng và loại tiếp điểm: thường mở, thường đóng.

Hình 5.6: Hình ảnh một số khởi động từ đơn giản


Động cơ điện không đồng bộ ba pha có thể làm việc liên tục được hay không tuỳ
thuộc vào mức độ tin cậy của khởi động từ. Do đó khởi động từ cần phải thỏa mãn các
yêu cầu kỹ thuật sau:
- Tiếp điểm có độ bền chịu mài mòn cao.
- Khả năng đóng – cắt cao.
- Thao tác đóng – cắt dứt khoát.
- Tiêu thụ công suất ít nhất.
- Bảo vệ động cơ không bị quá tải lâu dài (có rơle nhiệt).
- Thỏa điều kiện khởi động (dòng điện khởi động từ 5 đến 7 lần dòng điện định mức).
19.2.3. Nguyên lý làm việc của khởi động từ
a) Khởi động từ và hai nút nhấn:
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 140
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng nhấn nút khởi động M, cuộn hây Contactor
có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại: Làm đóng các tiếp điể chính để khởi
động động cơ và đóng tiếp điểm phụ thường hở để duy trì mạch điều khiển khi buông tay
khỏi nút nhấn khởi động. Khi nhấn nút dừng D, khởi động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng
của lò xo nén làm phần lõi di động trở về vị trí ban đầu; các tiếp điểm trở về trạng thái
thường hở. Động cơ dừng hoạt động. Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt sẽ thao tác
làm ngắt mạch điện cuộn dây, do đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.
Sơ đồ:

b) Khởi động từ đảo chiều và ba nút nhấn


Khi nhấn nút nhấn MT cuộn dây Contactor T có điện hút lõi thép di động và
mạch từ khép kién lại; làm đóng các tiếp điểm chính T để khởi động động cơ quay
theo chiều thuận và đóng tiếp điểm phụ thường hở T để duy trì mạch điều khiển khi
buông tay khỏi nút nhấn khởi động MT.
Để đảo chiều quay động cơ, ta nhấn nút nhấn MN cuộn dây Contactor T mất
điện, cuộn dây Contactor N có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại;
làm đóng các tiếp điểm chính N, lúc này trên mạch động lực đảo hai dây trong ba pha
điện làm cho động cơ đảo chiều quay ngược lại và tiếp điểm phụ thường hở N để duy
trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động MN.
Quá trình đảo chiều quay được lặp lại như trên.
Khi nhấn nút dừng D, khởi động từ N (hoặc T) bị ngắt điện, động cơ dừng
hoạt động.
Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn
dây, do đó cũng ngắt khởi độngt ừ và dừng động cơ điện.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 141
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Sơ đồ:

19.3. Thí nghiệm áp tô mát


19.3.1. Kiểm tra sơ bộ
- Quan sát bên ngoài xem các chi tiết của ATM có còn nguyên vẹn.
- Ghi lại các thông số kỹ thuật của ATM như: Hãng sản xuất, model, năm sản
xuất, điện áp định mức, dòng điện định mức, dòng cắt ngắn mạch, số chế tạo của ATM
(nếu có) nhằm phục vụ cho việc ghi biên bản thí nghiệm.
- Kiểm tra cơ khí thao tác đóng cắt 3 ÷ 5 lần, kiểm tra động cơ tích năng và quá
trình tích năng của ATM nếu có.
19.3.2. Kiểm tra điện trở cách điện
- Dùng Mêgôm mét có điện áp thử 500 -1000 V để kiểm tra điện trở cách điện:
+ Giữa các pha với vỏ khi ATM ở trạng thái đóng;
+ Giữa các pha với nhau khi ATM ở trạng thái đóng;
+ Giữa các cực của từng pha khi ATM ở trạng thái mở.
Giá trị điện trở cách điện đo được không được nhỏ hơn 10 MΩ
19.3.3. Kiểm tra rơ le nhiệt, rơ le từ
a. Kiểm tra rơ le nhiệt
Mục đích kiểm tra đặc tính cắt nhiệt của ATM có nằm trong phạm vi cho phép của
nhà sản xuất. Tiêu chuẩn thử nghiệm:
a. Áp dụng đối với ATM của Vinakip và các nước XHCN cũ sản xuất
I thử (A) Thời gian yêu cầu ( phút)
105% Iđm Không được cắt
130% Iđm < 60
200% Iđm < 10
b. Áp dụng đối với ATM của LG
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 142
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

I thử (A) Thời gian yêu cầu ( phút)


105% Iđm Không được cắt
150% Iđm 1 ÷ 30
200% Iđm 1 ÷ 12
b. Kiểm tra rơ le từ
Mục đích kiểm tra đặc tính cắt nhanh của ATM có nằm trong phạm vi cho phép
của nhà sản xuất. Tiêu chuẩn thử nghiệm:
a. Áp dụng đối với ATM của Vinakip và các nước XHCN cũ sản xuất
I thử (A) Thời gian yêu cầu ( phút)
5 lần Iđm Không cắt tức thời
7 ÷ 10 lần Iđm Cắt tức thời
b. Áp dụng đối với ATM của LG
I thử (A) Thời gian yêu cầu ( phút)
5 lần Iđm Không cắt tức thời
7 ÷ 10 lần Iđm Cắt tức thời
Trên đây là quy định tương đối với các ATM của LG, để cụ thể hơn ta căn cứ vào các đặc
tính cụ thể mà các nhà sản xuất ATM đưa ra

20. THÍ NGHIỆM CHỐNG SÉT VAN


20.1. Công dụng và phân loại
Để bảo vệ cách điện của các thiết bị điện và chống sét đánh lan truyền từ đường
dây vào trạm, trong trạm biến áp người ta thường sử dụng chống sét van . Chống sét van
là thiết bị được lắp đặt trong mạng điện để bảo vệ quá điện áp, hạn chế biên độ và thời
gian tồn tại của dòng điện kế tục gây nên bởi phóng điện. Phần chính của chống sét van
là các điện trở phi tuyến. Hiện tại van chống sét đang sử dụng hai loại có khe hở và
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 143
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

không khe hở. ưu điểm của chống sét van không khe hở là không tạo dòng điện kế tục
sau khi phóng điện tránh gây ngắn mạch
Hiệu ứng van được định nghĩa là tính chất của tất cả các vật mà điện trở thay đổi
một cách không tuyến tính với điện áp đặt. Tính chất van cho phép thông qua nó một
dòng điện rất lớn ở điện áp cao nhưng lại chỉ có một dòng điện rất bé ở điện áp thấp gọi
là hiệu ứng van
Điện trở phi tuyến được chia thành hai loại:
- Loại thứ nhất: Được sản xuất từ bột SiC, bề mặt bên ngoài của các hạt SiC được
bao phủ bởi một lớp SiO2 (chiều dày khoảng 10μm). Điện trở suất của bản thân SiC rất
bé, nhưng điện trở của SiO2 lại thay đổi và là hàm phi tuyến của điện áp tác dụng, khi
điện trường bên ngoài thấp, hầu như điện áp đặt trên lớp SiO2, lúc điện trường ngoài tăng
cao, điện trở lớp SiO2 giảm rất nhanh, điện trở của chống sét van được xác định bới điện
trở của lớp SiC. Tuy nhiên nếu dòng điện lớn qua điện trở phi tuyến kéo dài có thể dẫn
đến phá hỏng lớp SiC. Do vậy cần thiết phải hạn chế giá trị dòng điện lớn nhất qua chống
sét van và thời gian tồn tại của dòng điện này
- Loại thứ hai: Được sản xuất trên cơ sở vật liệu ZnO là loại vật liệu bán dẫn, ZnO
có điện trở suất rất thấp được liên kết bằng các ô xít kim loại (Bi 2O3, MnO, Sb2O3 …).
Liên kết giữa các vật liệu này là cốt lõi của tính chất van
Các thông số cơ bản của chống sét van như sau:
- Điện áp định mức: Trị số điện áp hiệu dụng, tần số công nghiệp lớn nhất cho
phép đặt lên chống sét van mà không gây ra phóng điện nguy hiểm.
- Điện áp vận hành liên tục cực đại: Điện áp lớn nhất mà chống sét van có thể
chịu đựng. Giá trị này cần phải lớn hơn điện áp lớn nhất của lưới ít nhất là 5%
- Điện áp dư là điện áp xuất hiện trên các phần tử phi tuyến của chống sét van
trong thời gian dòng điện phóng điện đi qua (thường có trị số từ 5-14kV) và
được gọi là dòng phối hợp
- Dòng điện phóng định mức: là dòng điện qua chống sét van sau khi phóng điện
và do sóng quá điện áp lan truyền trên đường dây.
- Điện áp phóng điện tần số công nghiệp là giá trị hiệu dụng thấp nhất điện áp đặt
vào chống sét van sẽ gây phóng điện.
- Điện áp phóng điện xung kích là mức cách điện xung kích của thiết bị
- Dòng điện kế tục là dòng điện duy trì bởi điện áp làm việc của lưới điện (tần số
công nghiệp) sau khi dòng điện sét đi qua chống sét van.
20.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
20.2.1. Chống sét van có khe hở

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 144
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Chống sét van có khe hở gồm các điện trở phi tuyến ghép nối tiếp với các khe hở
phóng điện có khả năng hạn chế dòng điện khi có sóng xung kích.
Điện trở phi tuyến thường được chế tạo dưới dạng các tấm điện trở hình trụ từ bột
SiC và chất kết dính (đất sét hoặc thuỷ tinh lỏng)
Khe hở phóng điện là các điện cực bằng các tấm đồng cách ly bởi một vòng đệm mi
ca dày 0.5-1mm, số lượng khe hở tuỳ thuộc vào cấp điện áp mạng
Trong một số chống sét van loại này người ta còn ghép song song với chuỗi khe hở
phóng điện một điện trở trị số lớn và một tụ điện bé. Bộ phận này có nhiệm vụ cân bằng
sự phân bố điện áp trên các khe hở phóng điện
Sự làm việc của chống sét van bắt đầu từ việc đánh thủng khe hở phóng điện và kết
thúc bằng việc dập tắt hồ quang của dòng kế tục đi qua nó. Điện trường giữa các khe hở
phóng điện đạt đến mức gần như đồng nhất, mặt khác khi có điện áp, điện trường giữa
điện cực và lớp màng mi ca tăng nên quá trình ion hoá sớm xuất hiện, tạo điều kiện cho
quá trình phóng điện phát triển dễ dàng và làm cho đường đặc tính V-s có dạng bằng
phẳng.
Hồ quang do dòng điện kế tục được dập tắt bằng khe hở nhiều tầng dựa trên tính
không ổn định quá trình cháy của hồ quang
Mỗi loại chống sét van đều có một trị số giới hạn về dòng điện kế tục nà hồ quang
có thể dập tắt ngay từ lần qua trị số không đầu tiên
Chống sét van có khả năng thông thoát nhất định, đó là số lần thông dòng điện xung
kích có thông số xác định mà không gây phá huỷ các tấm điện trở phi tuyến. Năng lượng
của xung dòng điện phụ thuộc vào biên độ và thời gian của nó. Quá điện áp sét đặc trưng
bởi biên độ rất lớn nhưng thời gian tồn tại lại rất ngắn. Quá điện áp nội bộ có biên độ bé
hơn nhưng thời gian lại dài hơn (≥2ms). Do vậy khả năng thông thoát của chống sét van
được xác định với giá trị lớn nhất của xung dòng điện 20/40μs và xung vuông góc với độ
dài 2ms. Số lần chịu các xung này không dưới 20 lần
Một số loại chống sét van có khe hở của Liên Xô cũ sản xuất: PBП, PBO, PBC,
PBM, PBMГ
Trong quá trình quản lý vận hành chống sét van phải chú ý ghi chép số lần đếm sét,
kiểm tra tình trạng bên ngoài chống sét van và đặc biệt phải chú ý kiểm tra hệ thống trang
bị nối đất của chống sét van.
20.2.2. Chống sét van không khe hở
Loại chống sét van này chỉ gồm các điện trở phi tuyến, thường là ô xít kẽm ZnO
Sự vắng mặt các khe hở phóng điện làm cho các điện trở phi tuyến ZnO luôn luôn
đặt dưới điện áp của mạng nên nó vẫn dẫn điện. Tuy nhiên dòng điện rò qua các điện trở

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 145
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

phi tuyến này rất bé (nhỏ hơn 10mA). Nguyên lý hoạt động của loại chống sét van này rất
đơn gian dựa trên đặc tính phi tuyến của các van ZnO, điện trở của các van này có thể
giảm từ 1.5MΩ xuống 15Ω khi thay đổi từ điện áp làm việc sang điện áp phóng điện sét
Chống sét van không khe hở có ưu điểm lớn trong việc hạn chế điện áp, có độ tin
cậy cao so với loại chống sét van sử dụng van các bua Silic SiC. Chúng có trọng lượng
nhẹ hơn, ít vỡ, các phần tử được bảo vệ tốt hơn, chịu được độ ẩm cao hơn.
20.3. Các hạng mục, sơ đồ thí nghiệm và đánh giá kết quả

Chống sét van khi xuất xưởng người ta đã thực hiện nhiều hạng mục thí nghiệm khác
nhau tại nơi sản xuất. Trong thí nghiệm lắp đặt và thí nghiệm định kỳ, ta chỉ thực hiện
các nội dung sau:

1) Xem xét tổng thể bên ngoài, xem xét nhãn hiệu, thông số kỹ thuật phù hợp với lưới.
Không thử với các CSV đã có dấu hiệu sửa chữa.

2) Vệ sinh bề mặt sứ chống sét.

3) Đo điện trở cách điện bằng mê gôm 2500 V trước và sau khi thử cao áp.

4) Thử nghiệm phóng điện tần số công nghiệp (Chỉ thực hiện với các loại chống sét van
có khe hở, không có điện trở phân áp trên khe hở theo sơ đồ hình 4.

5) Đặt điện áp chỉnh lưu tiêu chuẩn lên chống sét và đo dòng rò qua chống sét van (Hoặc
đo điện áp ở dòng DC là 1mA) theo sơ đồ hình 5.

6) Đo dòng rò xoay chiều tổng bằng điện áp tần số công nghiệp theo quy định của nhà
chế tạo (hoặc giá trị đỉnh của thành phần điện trở ở điện áp quy định)

Ghi chú:

- Trong mục 5 và 6 việc đo dòng rò tuỳ thuộc từng loại chống sét và điện áp đo tuỳ thuộc
vào nhà chế tạo qui định.

DC BTN

AB
k
v
CSV
V
V
V
V
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 146
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 4: Sơ đồ thử nghiệm phóng điện tần số công nghiệp.

Hình 5: Sơ đồ thử chống sét bằng phương pháp dòng rò 1 chiều.

Hình 6: Sơ đồ thử chống sét bằng phương pháp dòng rò xoay chiều.
Trong đó:
AB - Thiết bị cắt mạch tự động.

DC - Thiết bị điều chỉnh điện áp.

BTN - Biến áp thí nghiệm một pha.

CL - Chỉnh lưu cao áp.

C - Tụ san C  0,1 F (chỉnh lưu nửa chu kì).

kV - Kilôvôn đo biên độ điện áp chỉnh lưu.

A - Micro Ampe.

K - Công tắc thường đóng kiểm tra dòng rò.

Tiêu chuẩn đánh giá

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 147
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Sau đây giới thiệu tiêu chuẩn kỹ thuật của một số chống sét thường gặp:

- Chống sét van có khe hở:

Điện áp Điện áp phóng Điện áp


Dòng điện rò
Loại chống sét định mức điện chỉnh lưu
(A) DC
(kV) (kV) (kVDC)

FZ -3 3 4 450  650

FZ -6 6 6 400  600

FZ -10 10 10 400  600

FZ -15 15 16 400  600

FZ -20 20 20 400  600

FZ -30 30 24 400  600

FZ -35 35 32 400  600

PBO -3 và PB-3 3 3  12

PBO -6 và PB-6 6 15  20

PBO -10 và PB-10 10 26  32

PBC -15 15 16 400  620

20 20 20 400  620

30*(sx trước 1961) 30 24 400  620

30*(sx sau 1961) 33 32 400  620

35 35 32 400  620

35*** (sx từ 1976 về


35 32 180  360
sau)

FCZ1-110J 110 96 500  700

FCZ3-110J 110 110 250  400

FZ110-J(gồm 4 phần 110 24 400  600

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 148
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

tử 30 kV)

- Chống sét OXIT kim loại:

Điện áp Đo dòng rò tổng


Điện áp Đo điên áp DC
vận AC
định
hành
mức
Loại chống sét liên tục
(Ur) U(kV) I(mA) I(mA) U(kV)
(Uc)
(kV)
(kV)

6 6,78

10 11,17
Các CSV ZnO
không khe hở 12 13,56
 1,5
Varistar của 21 22,6
hãng Cooper
24 25,92

36 38,55

6 6

10 10
Các CSV ZnO
có khe hở 12 12
 1,25
Varistar của 21 21
hẵng Cooper
24 24

36 36

Y5w-24/80 20 1  42

Y5w-S2-
20 1  25
12,7/50

Y5w-41/126 35 1  70

Y10w-33/94 33 1  48

Y10w-21/50 21 1  30

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 149
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Y1w-60/21 60 1  86

Y10w-21/59 21 16,8 16,8 1 1  30

Y10w-42/120 42 33,6 33,6 1 1  64

Điện áp
Điện áp
vận Đo
định Điện áp định
hành dòng Đo điên Loại
mức mức
Loại chống sét liên tục rò tổng áp DC chống
(Ur) (Ur) (kV)
(Uc) AC sét
(kV)
(kV)

Y10w-51/140 51 41 41 1 1  73

Y10w-96/256 96 77 77 1 1  139

Y10w-100/286 110 1  144

OH-
35 40,5 0,450,7
35T1(Nga)

MCA - 3-90 90 1 132  164

MCA-2-66 66 1 97,7  121

6 6

10 10
LGA-HN  0,2
22 22

35 35

21. THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐỊA


21.1. Nguyên tắc chung
21.1.1. Quy ước
-Thiết bị nối đất : bao gồm bộ phận nối đất và dây nối đất
-Thanh dẫn kim loại hoặc một nhóm thanh dẫn tiếp xúc trực tiếp với đất gọi là ''bộ nối
đất''.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 150
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

-Dây dẫn kim loại dùng để nối những phần cần nối đất của thiết bị điện với bộ phận nối
đất gọi là 'dây nối đất'.

21.1.2. Sự phân bố điện thế trong đất khi có một điểm chạm đất

Hình 1.20 Sự phân bố điện áp trong đất


Khi có chạm đất thì tại bản thân thiết bị đó và các điểm của đất ở gần nó sẽ xuất
hiện hiệu điện thế (so với điểm ở xa vô cùng ), phân bố như hình 1.20. Từ hình 1.20 ta
thấy rằng càng xa nơi đặt bộ phận nối đất thì trị số điện thế càng giảm vì tiết diện của đất
để dòng điện đi qua tăng lên. Điện thế của các điểm càng xa càng gần bằng không. Vì
vậy trong tính toán có thể lấy bằng không ở các điểm đủ xa bộ phận nối đất,mà ở các
điểm đó thực tế điện thế bằng không. Độ dốc của đường cong phân bố điện thế phụ thuộc
vào điện dẫn của đất. Điện dẫn càng lớn đường cong càng thoải và điểm có điện thế bằng
không càng xa.
Điện trở quyết định dòng điện của đất gọi là điện trở tản. Thực tế điện trở tản không liên
quan đến đất mà liên quan đến bộ phận nối đất và người ta dùng thuật ngữ ngắn gọn'điện
trở nối đất' . Điện trở nối đất được xác định bằng tỷ số giữa điện áp trên bộ phận nối đất
so với điểm có điện thế bằng không với trị số dòng điện đi qua bộ phận nôí đất :
U nd
Rnđ 
I nd
Trong đó : Rnđ điện trở nối đất
Unđ điện áp trên bộ phận nối đất
Inđ dòng điện qua bộ phận nối đất
Điện trở suất của đất phụ thuộc vào đặc tính của nó, vào nhiệt độ, độ ẩm và chất điện
phân chứa trong nó. Điện trở lớn nhất vào mùa đông khi đất lạnh và vào mùa hè khi đất
khô. Khi thiết kế thiết bị nối đất, cần phải đo điện trở suất của đất để khỏi lãng phí vật
liệu nối đất , cũng như khỏi phải bổ xung mở rộng thiết bị nối đất sau khi công trình đã
làm xong. Các giá trị cho phép cho ở bảng 8.7.
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 151
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

20.2. Những yêu cầu đối với thiết bị nối đất


20.2.1. Những thiết bị điện trên 1000V có dòng điện chạm đất lớn
Theo quy phạm trang bị điện điện trở bộ nối đất của các thiết bị này không được
lớn hơn 0,5 . Song chỉ hạn chế trị số điện trở của bộ nối đất thì không đảm bảo trị số
cho phép của điện áp tiếp xúc và điện áp bước khi dòng điện chạm đất đạt đến vài
kilôampe.
Chẳng hạn khi dòng ngắn mạch 6kA bộ nối đất sẽ có điện áp 3kV.Vì thế hạn chế điện trở
nối đất còn phải thực hiện các biện pháp sau:
1. Thực hiện cắt nhanh khi ngắn mạch chạm đất.
2. San bằng điện thế trong khu vực đặt thiết bị điện và trên biên của nó.
Để san bằng điện thế trong khu vực đặt thiết bị điện ở độ sâu 0,5 - 0,8 m phải đặt một
lưới thanh dẫn san bằng và được nối lại với nhau (các thanh dẫn dọc đặt song song với
trục các trang bị điện cách móng hay bệ máy ( 0,8 - 1m),các thanh ngang không cách
nhau quá 6m). Để san điện áp ở các biên của mạch vòng các thanh dẫn ngoài cùng có
dòng điện tản vào đất lớn cần phải đặt sâu 1m, ở lối ra vào trạm đặt 2 cực phụ cách bộ
nối đất 1 và 2m ở độ sâu 1 và 1.5m.
20.2.2. Thiết bị điện trên 1000Vcó dòng điện chạm đất nhỏ
Theo quy phạm trang bị điện tại các thiết bị điện không có bù điện dung,điện trở
của thiết bị nối đất khi có dòng điện tính toán đi qua ở bất kỳ thời gian nào trong năm
phải thoả mãn điều kiện: 
U tt
Rnd 
I tt
Trong đó: Itt - dòng điện tính toán đi qua bộ nối đất( A).
Utt -điện áp tính toán ở bộ nối đất so với đất (V).
Dòng điện tính toán là dòng điện chạm đất toàn phần có thể tìm được từ biểu thức sau:
U (35Lc  Ld )
I tt 
350 (A)
Trong đó: U - điện áp giữa các pha (kV)
Lc,Ld - tổng độ dài về điện giữa các đường dây cáp và dây trên không Km
Utt - được lấy bằng 250V nếu bộ phận nối đất chỉ dùng cho thiết bị điện có
điện áp trên 1000V, lấy bằng 125V nếu các bộ phận nối đất được sử dụng chung cho cả
các thiết bị điện có điện áp dưới 1000V.
Điện trở của bộ phận nối đất đối với lưới điện áp trên 1000V có dòng chạm đất nhỏ
không được quá 10 .
20.2.3. Thiết bị điện dưới 1000V có trung điểm nối đất trực tiếp

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 152
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Theo qui phạm trang bị điện đối với các thiết bị điện áp dưới 1000V có trung điểm
nối đất trực tiếp, điện trở của bộ phận nối đất không được lớn hơn 4 ôm, trừ các thiết bị
điện trong đó tổng công suất đặt của máy phát và máy biến áp không lớn hơn
100kVA.Trong trường hợp này nối đất có thể có điện trở lớn hơn 10 ôm. Những phần
thiết bị điện được nối đất phải nối chắc chắn với trung điểm của nguồn cung cấp bằng
dây trung tính. Đối với đường dây trên không dây trung tính phải kéo đặt trên cột như
dây pha, khi đó cứ cách 250m , cũng như dường dây và các nhánh rẽ dài hơn 200m cần
nối đất lặp lại dây trung tính. Điện trở của mỗi bộ phận nối đất lặp lại không được lớn
hơn 10. ở lưới có tổng công suất máy phát và máy biến áp 100kVA và nhỏ hơn, bộ
phận nối đất chính cho phép đến 10, điện trở mỗi bộ nối đất lặp lại không quá 30, khi
số bộ nối đất lặp lại không ít hơn 3.
20.2. Phương pháp đo
20.3.1. Đo điện trở tiếp địa của hệ thống nối đất đơn và nhỏ
* Sơ đồ đo

Hình 3.14: Đo tiếp địa theo sơ đồ đo 3 cực

Hình 3.15: Đo tiếp địa theo sơ đồ đo 4 cực


Trong đó: 1 - Tương ứng với cực T1 (C1) của máy đo
2 - Tương ứng với cực 1 (P1) của máy đo
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 153
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

3 - Tương ứng với cực 2 (P2) của máy đo


4 - Tương ứng với cực T2 (C2) của máy đo
Cắm cọc kiểm tra đo dòng điện vào đất cách cực nối đất cần kiểm tra khoảng
3050m nối cọc này với cực dòng T2 (C2) của máy đo.
Cắm cọc kiểm tra điện áp vào đất khoảng giữa cọc dòng và cực nối đất (hoặc theo
quy tắc 61,8%). Nối cọc này tới cực 2 (P2) của máy đo (nếu nối đất có một vài cọc thì
dây tới các cọc dòng và áp cần tăng thêm).
Cực T1 (C1) và 1 (P1) nối với hệ thống nối đất cần đo theo hình 5.1 hoặc 5.2.
Tiến hành đo theo quy trình hướng dẫn sử dụng máy đo đi kèm dụng cụ đo. Kết quả đo
được trên máy đo là giá trị điện trở nối đất của hệ thống nối đất cần đo lần thứ nhất. Để
đánh giá kết quả đúng, rời cọc áp ra xa cực nối đất 3m (tính từ vị trí đầu tiên) và đo lại,
lấy giá trị điện trở lần thứ 2, sau đó rời cọc áp lại gần cực nối đất 3m (tính từ vị trí đầu
tiên) rồi tiến hành đo lần thứ 3.
Nếu kết quả đo trong cả 3 lần đo gần giống nhau trong khoảng sai lệch cho phép thì
giá trị trung bình của 3 lần đo là giá trị thực của hệ thống nối đất cần kiểm tra.
20.3.2. Đo tiếp địa của hệ thống nối đất có kết cấu phức tạp
Kết cấu các hệ thống nối đất lớn có mạch vòng phức tạp thường gặp là kết cấu nối
đất của các trạm phân phối điện, các nhà máy điện . . . việc tiến hành đo điện trở nối đất
các hệ thống này cần phải tuân thủ các quy định sau:
1- Chọn hướng đi của cọc dòng và cọc áp phù hợp với yêu cầu của thiết bị đo (các
cọc cùng nằm trên 1 đường thẳng theo sơ đồ 1 tia (hình 5.3), hoặc các cọc được đóng
theo hình chữ V theo sơ đồ 2 tia (hình 5.4). Dây đo không được đi qua hoặc gần kết cấu
mạch vòng nối đất, không đi song song dưới các đường dây truyền tải điện. Các dây nối
cọc dòng và cọc áp phải đi cách nhau lớn hơn 1m để tránh ảnh hưởng lẫn nhau. Các cọc
dòng và áp có thể là cọc chuyên dùng, hoặc có thể là thanh kim loại 14) đóng ngập
trong đất sâu trên 1m, khi đóng dùng búa 3kg không được để cọc rung để tăng độ tiếp
xúc giữa cọc và đất. Dây đo nối với các cọc phải tiếp xúc tốt bằng vít. Chọn chỗ đóng cọc
là chỗ đất ẩm, liền thổ, không đóng cọc vào chỗ đất mùn, cát sỏi. Trong trường hợp phải
đóng cọc vào vùng đất khô có thể dùng nước tưới ẩm vùng đất đó hoặc đóng thêm cọc
phụ, các cọc phụ cách cọc chính 23m và nối chúng với nhau bằng dây dẫn kim loại.

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 154
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

Hình 3.16: Sơ đồ đo điện trở nối đất mạch vòng


a) Sơ đồ hình 1 tia
b) Phân bố điện trở đất

Hình 3.17: Sơ đồ đo 2 tia


ROB = ROC  0,5 L
RBC = 0,5ROB
2- Nối các đầu còn lại của dây dòng với T2(C2), dây áp với 2(P2) của máy đo.
Cực T1(C1), 1(P1) nối với hệ thống nối đất cần đo theo sơ đồ 4 dây (hình 1.23) sẽ loại
trừ được điện trở dây nối và tếp xúc các chỗ nối. Sơ đồ đo 3 cực chỉ dùng để đo hệ thống
nối đất có giá trị điện trở nối đất lớn hơn 5, khi đó kết quả đo gồm cả điện trở dây nối.
Vì vậy khi đo không được đặt thiết bị đo xa điểm đo (dây nối giữa thiết bị đo và điểm đo
không quá 0,6m). Sau khi đấu nối xong tiến hành đo theo quy trình hướng dẫn sử dụng
máy đo.
3- Để có kết quả đo đúng, cọc dòng phải đóng cách điểm cần đo của hệ thống nối
đất ít nhất là 3 lần đường chéo lớn nhất của hệ thống, cọc áp đóng trong khoảng 0,4 đến
0,6 khoảng cách cọc dòng. Kết quả đo được của hai vị trí cọc áp lệch nhau quá 10% thì
Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 155
TR¦êng cao ®¼ng ®iÖn lùc miÒn b¾c TRUNG T¢M §T&¦DKHKT§

phải tăng khoảng cách cọc dòng lên 1,5 đến 2 lần và đo lại ở vị trí cọc áp mới (vẫn theo
tỷ lệ 0,4 đến 0,6 khoảng cách cọc dòng). Nếu kết quả sai lệch giữa hai vị trí cọc áp mới
nhỏ hơn 10% thì vị trí đặt cọc áp cần đo tương ứng với điện trở thật của hệ thống nối đất
ở 0,5 khoảng cách cọc dòng, ngược lại kết quả đo sai lệch vẫn lớn thì phải chọn hướng đo
khác hoặc sơ đồ đo khác tuỳ theo điêù kiện thực tế (xem thêm hướng dẫn sử dụng cầu
đo).

Giáo trình bồi huấn kiến thức - kỹ năng nghề Thí nghiệm điện Page: 156

You might also like