You are on page 1of 2

TÊN HỌC PHẦN: THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

TÊN BÀI DẠY: KHẢO SÁT ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Thương
I. Nội dung kiến thức:
Nội dung kiến thức trọng tâm Câu hỏi định hướng
- Nội dung định luật: Cường độ dòng Biểu thức toán học nào thể hiện mối liên
điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất hệ giữa suất điện động ξ, điện trở trong r
điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch của nguồn, cường độ dòng điện I chạy
với điện trở toàn phần của mạch. trong toàn mạch và hiệu điện thế giữa 2
- Biểu thức: đầu mạch ngoài ?
ξ
I=
R +r

II. Tiến trình dạy học:


1. Tạo tình huống có vấn đề:
- Một nguồn điện được mắc vào một đoạn mạch điện có dòng điện có dòng điện chạy qua
theo chiều từ cực A sang cực B của nguồn điện, giữa 2 cực của nguồn điện có một hiệu
điện thế UAB.
- Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu đoạn mạch AB chứa nguồn điện có mối liên hệ với suất
điện động ξ của nguồn điện và cường độ I của dòng điện chạy qua đoạn mạch theo một
hệ thức như thế nào?
- Tính độ biến thiên năng lượng của điện tích qua đoạn mạch theo công của lực điện
trường ∆W= - UIt . Mặt khác tính độ biến thiên năng lượng của điện tích theo các phần
năng lượng chuyển hóa giữa năng lượng của nguồn điện và điện năng, giữa điện năng và
nhiệt tỏa ra( Với giả định rằng nguồn điện cũng có điện trở thuần r). Từ sự bằng nhau của
2 kết quả tính đó rút ra câu trả lời cho câu hỏi đặt ra.
∆W= - UABIt

- Nếu chuyển chiều dòng điện thì ta có :


- Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn điện có mối liên hệ với suất điện
động ξ điện trở r của nguồn và cường độ I của dòng điện chạy từ cực A sang cực B của
nguồn điện theo hệ thức sau: (ξ lấy dấu +, nếu chiều A B là chiều từ cực
+ đến cực - của nguồn điện , ξ lấy dấu - , nếu chiều A B là chiều từ cực - đến cực +
của nguồn điện)
*Làm thế nào để kiểm nghiệm được điều này?
Với vấn đề được đặt ra tiếp theo ta phải dùng thí nghiệm để kiểm chứng. Thí nghiệm sử
dụng phải được thiết kế sao cho dựa vào lý thuyết ta có thể dự đoán được kết quả suy
luận trên. Từ định hướng đó ta đưa ra thí nghiệm như sau:
Từ kết luận trên có thể suy ra dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa U AB và I. Mặt khác
tiến hành thí nghiệm như sơ đồ hình vẽ. Đo UAB và I để lập được bảng các cặp số liệu U AB
và I tương ứng, để dựng được đồ thị biểu diễn quan hệ (U AB và I). Đối chiếu hai đồ thị có
được nhờ sự suy luận và nhờ thí nghiệm để kết luận.
2. Phát biểu vấn đề:
Biểu thức toán học nào thể hiện mối liên hệ giữa suất điện động ξ, điện trở trong r của
nguồn, cường độ dòng điện I chạy trong toàn mạch và hiệu điện thế giữa 2 đầu mạch
ngoài ?
3. Đề xuất giải pháp:
Dùng thí nghiệm kiểm chứng. Thay đổi giá trị của biến trở R ,quan sát số chỉ của ampe
kế và vôn kế.
Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của U AB vào I. Nếu đồ thị là đường thẳng thì phù hợp
với kết quả suy luận từ lú thuyết đã nêu ra.Như vậy có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực
nghiệm,khẳng định sự đúng đắn của tri thức mới.
4. Thực hiện thí nghiệm để kiểm tra giải pháp:
a. Phương án thí nghiệm:
Lắp mạch điện như hình và khảo sát cường độ dòng điện trong toàn mạch

b) Dụng cụ thí nghiệm:


- Nguồn điện.
- Biến trở.
- Các dây điện có mối nối.
- Vôn kế.
- Ampe kế.
- Điện trở.
c) Các bước tiến hành thí nghiệm:
Lắp mạch điện như sơ đồ hình vẽ, thay đổi biến trở để đo cường độ dòng điện và hiệu
điện thế.
d) Bảng số liệu
R(Ω) I(mA) U(V)

Những lưu ý:
- Bố trí thí nghiệm sao cho HS có thể quan sát được số chỉ của vôn kế và ampe kế.
- Dùng pin mới, kiểm tra các dụng cụ trước khi tiến hành thí nghiệm.
- GV lấy số liệu trước khi đến lớp, để lấy số liệu và chủ động trong giờ học.

You might also like