You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BẢN KẾ HOẠCH
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIÁO DỤC

Giảng viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Khoa: Giáo dục Tiểu học

Năm học 2022-2023


PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        Trường Tiểu học Quan Hoa                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     
BẢN KẾ HOẠCH THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIÁO DỤC
5 TUẦN (từ 13/02 đến 18/3)

Nhóm sinh viên: 

STT Họ và tên Lớp Mã sinh viên

1 Nông Thị Mỹ Lệ 70B 705904065

2 Vũ Thị Thúy 70B 705904135

3 Nguyễn Phương Anh 71K1 715914002

4 Nghiêm Thanh Hiền 71K1 715914024

I. Đặc điểm tình hình lớp


- Lớp: 2D
- Sĩ số: 57 học sinh
- Học tập:
 Ưu điểm: các em tập trung trong khi cô giáo giảng bài. Thực hiện tốt
các hoạt động giáo viên giao trên lớp.
 Hạn chế của các em là: chưa mạnh dạn, thiếu tự tin, còn rụt rè nên đọc bài
và phát biểu còn nhỏ, một số bạn tốc độ viết quá chậm so với lớp ảnh
hưởng đến kết quả học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút và đặt tay khi viết
còn sai. 
- Nề nếp:
 Phần lớn các em đều qua lớp mẫu giáo nên sớm thích nghi với môi
trường học tập mới.
 Các em ngoan, biết vâng lời, có ý thức học tốt, chịu khó rèn luyện
 Bố (mẹ) quan tâm đến việc học tập của các con, chuẩn bị đủ sách vở
và đồ dùng học tập cho các con.
 Một số khó khăn: Các em còn bé nên sự tập trung vào tiết học còn hạn
chế; chưa có nề nếp học tập và phương pháp học từng môn nên GV
phải nhắc nhở nhiều; chưa chủ động, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ
học tập.
- Phong trào: Học sinh và phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động, phong
trào như mua tăm tre, sản phẩm nhân đạo ủng hộ người mù; Chữ thập đỏ, Kế
hoạch nhỏ,...

II. Nội dung


1. Công tác chủ nhiệm lớp
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm.
3. Quản lý hành vi của HS trong lớp học
4. Hỗ trợ tâm lý học đường
III. Kế hoạch cụ thể

Thời Nội Các hoạt động Đối tượng Kết quả Rút kinh
gian dung tham gia nghiệm

Tuần 1. Rèn - Gặp gỡ Ban giám hiệu, - BGH nhà - Bản ghi chép - Chuẩn bị
1 luyện kỹ thầy cô chủ nhiệm lớp, trường. báo cáo tìm sớm các
(13/2 năng nghe báo cáo, chia sẻ của - Giảng hiểu đối tượng kế hoạch
- công tác BGH, GVHD về Công tác viên hướng HS ở lớp chủ hoạt động
19/2) chủ chủ nhiệm của GVCN. dẫn thực nhiệm. trước khi
nhiệm - Tìm hiểu HS lớp chủ hành. - Danh sách chủ
lớp nhiệm về: tâm lý, tính - Đoàn giáo HS. nhiệm.
cách, sức khỏe, hoàn cảnh sinh thực - Thông tin - Quan sát
gia đình, ….bằng cách tập. HS. bao quát
quan sát HS, trò chuyện, HS cả lớp
hồ sơ HS từ phía GVHD. - Bản kế trong quá
hoạch công trình thực
- Tìm hiểu các hoạt động tác chủ nhiệm hiện.
giáo dục của nhà trường, lớp.
khối, lớp mình phụ trách.
- Bản ý tưởng
- Lên ý tưởng xây dựng Kế kế hoạch tổ
hoạch chủ nhiệm lớp, Kế chức sinh hoạt
hoạch tổ chức tiết SH lớp lớp.
(thực hiện theo nhóm).
- Trao đổi ý tưởng xây
dựng kế hoạch với GVHD
để được tư vấn, giúp đỡ.

2. Rèn - Tham khảo một số hoạt - GV chủ - Ý tưởng về Chọn chủ


luyện kĩ động trải nghiệm được nhà nhiệm (GV kế hoạch tổ đề HĐTN
năng tổ trường; lớp học phụ trách hướng dẫn). chức hoạt cần phù
chức đã từng tổ chức để có kế - Nhóm động trải hợp với
hoạt hoạch phù hợp với HS và giáo sinh nghiệm. đặc điểm
động nhà trường. thực tập HS của
trải - Dự tiết học HĐTN được - HS lớp lớp 2.
nghiệm tổ chức bởi GVHD để thu 2D.
thập kinh nghiệm xây
dựng và điều phối lớp học
sao cho hiệu quả.

3. Rèn - Quan sát hành vi, tâm lí - GV chủ Bản ghi chép Bảo đảm
luyện kỹ của HS trong mỗi giờ học nhiệm (GV hành vi và tính trung
năng và giờ ra chơi và cách hướng dẫn). biện pháp thực,
quản lý quản lý của GV. - Các thành quản lý hành khách
hành vi - Quan sát hành vi, mức độ viên trong vi HS quan của
của HS chấp hành nội quy lớp học, nhóm. bản ghi
trong nhà trường của HS. chép.
lớp học - HS lớp
- Hỗ trợ GV ổn định lớp 2D.
học: nhắc nhở HS giữ trật
tự, không làm việc riêng.

4. Rèn -  Quan sát, trao đổi với - GV chủ Bản ghi chép Cần đảm
luyện kĩ GVCN về tính cách, đặc nhiệm (GV về đặc điểm bảo tính
năng hỗ điểm của HS trong lớp. hướng dẫn). tâm lý chung chính xác.
trợ tâm - Ghi chép lại những đặc - Các thành của HS trong
lý học điểm tâm lý chung của HS viên trong lớp.
đường trong lớp. nhóm.
- Tham gia vào các hoạt - HS lớp
động học cùng HS, trò 2D.
chuyện để gần gũi và hiểu
hơn về đặc điểm tính cách
của mỗi HS trong lớp.

Tuần 1. Rèn - Tiếp tục tìm hiểu, quan - GV chủ - Bản ghi chép Phân công
2  luyện kỹ sát HS lớp chủ nhiệm và nhiệm (GV tình hình HS. các thành
năng thiết lập các mối quan hệ hướng dẫn). - Kế hoạch tổ viên trong
(20/2 công tác trong tập thể lớp. nhóm
- - Các thành chức tiết sinh
chủ - Tìm hiểu hồ sơ và cách viên trong hoạt lớp. quan sát
26/2) nhiệm HS trong
xây dựng và quản lý hồ sơ nhóm. - Bản ghi chép
lớp HS của GVCN. quá trình
- HS lớp về buổi sinh thực hiện.
- Nhận xét và phân tích 2D. hoạt lớp
được tình hình HS lớp chủ
nhiệm.
- Hỗ trợ GVHD tổ chức
các hoạt động giáo dục/ trò
chơi cho HS lớp chủ
nhiệm.
- Thực hiện tiết dạy Sinh
hoạt lớp dưới sự hướng
dẫn và tham gia của
GVHD.
Tổ chức sinh hoạt lớp: 
Chủ đề Tự chăm sóc và
bảo vệ bản thân – Xử lý
khi bị lạc
Hoạt động 1: Sơ kết hoạt
động tuần 23
- Tuyên dương các
bạn có thành tích
tốt, chăm ngoan, lễ
phép.
- Nhắc nhở các bạn
chưa thực hiện tốt
nội quy lớp học.
Hoạt động 2: Triển khai kế
hoạch tuần 24
- Tiếp tục duy trì tốt
nền nếp học tập, đến
lớp đúng giờ tham
gia thi đua tuần học
tốt do đội cờ đỏ tổ
chức.
- Tiếp tục duy trì tốt
nền nếp học tập, đến
lớp đúng giờ tham
gia thi đua tuần học
tốt do đội cờ đỏ tổ
chức. 
- Thực hiện tốt vệ
sinh cá nhân, vệ
sinh lớp học. Tham
gia sinh hoạt tập thể
nghiêm túc và hoạt
thành tốt
Hoạt động 3: Sinh hoạt
chủ đề “Xử lí khi bị lạc
đường”

2. Rèn - Tham gia vào các HĐTN - GV chủ Bản thiết kế Chủ đề
luyện kĩ được tổ chức tại nhà nhiệm. kế hoạch tổ HĐTN
năng tổ trường (VD: Tiết Chào cờ - Các thành chức HĐTN phù hợp
chức vào sáng thứ 2 – Chủ đề: viên trong với đặc
hoạt Tự chăm sóc và bản thân nhóm. điểm HS.
động tuần 23). Tham gia
trải - HS lớp
- Lên ý tưởng tổ chức hoạt 2D. tích cực
nghiệm động trải nghiệm bài vào các
“Phòng tránh bị bắt cóc” hoạt động
tuần 24. được tổ
- Thiết kế kế hoạch hoạt chức, triển
động trải nghiệm phù hợp khai bởi
với đặc điểm tình hình của nhà
lớp. trường và
GVHD.
- Dự kiến thời gian, địa
điểm thành phần tham dự
và chuẩn bị các phương
tiện cần thiết.
- Trao đổi với GV hướng
dẫn và duyệt kế hoạch tổ
chức HĐTN.

3. Rèn - Tiếp tục quan sát hành vi - GV chủ


Bản ghi chép Bảo đảm
luyện kỹ của HS trong lớp (quan sát nhiệm hành vi và tính trung
năng cả lớp và cá nhân HS) và (GVHD).
biện pháp thực,
quản lý các hoạt động khác. - Các thành quản lý hành khách
hành vi - Quan sát cách quản lý viên trong vi HS. quan của
của HS của GV đối với mỗi đối nhóm. bản ghi
trong tượng HS. - HS lớp chép hành
lớp học - Quan sát hành vi, mức độ 2D. vi.
chấp hành nội quy lớp học,
nhà trường của HS.

4. Rèn - Phát hiện những HS gặp Các thành Bản ghi chép Cần đảm
luyện kĩ khó khăn về tâm lý và có viên trong hỗ trợ, giúp bảo tính
năng hỗ biện pháp phù hợp hỗ trợ nhóm.  đỡ tâm lí HS chính xác.
trợ tâm HS.
lý học
đường

Tuần 1. Rèn - Tiếp tục quan sát, tìm - GV chủ - Bản ghi chép Quan sát
3 luyện kỹ hiểu  và thu thập thông tin nhiệm tình hình HS bao quát
(27/2 năng về HS  (GVHD). lớp chủ HS cả lớp
- công tác - Tiếp tục tìm hiểu cách - Các thành nhiệm. trong quá
5/03) chủ xây dựng và quản lý hồ sơ viên trong -Bản kế hoạch trình thực
nhiệm HS của GVCN. nhóm. công tác chủ hiện và
lớp nhiệm lớp. tham gia
- Tiếp tục tìm hiểu các tổ chức
hoạt động giáo dục của - Hoàn thành sinh hoạt
nhà trường, khối, lớp mình bản Kế hoạch lớp
phụ trách. tổ chức tiết
sinh hoạt lớp. -Tổ chức
- Tiếp tục tìm hiểu công các hoạt
tác GVCN lớp. Điều chỉnh động sao
kế hoạch chủ nhiệm lớp cho phù
phù hợp với điều kiện thực hợp với
tế. HS.
- Lưu ý
thời gian
tiến hành
tổ chức.

2. Rèn - Tham gia vào các HĐTN - GV chủ Bản thiết kế Chủ đề
luyện kĩ được tổ chức tại nhà nhiệm kế hoạch tổ HĐTN
năng tổ trường (VD: Tiết Chào cờ (GVHD) chức HĐTN. cần phù
chức vào sáng thứ 2 – Chủ đề: - Các thành hợp với
hoạt Tự chăm sóc và bản thân viên trong đặc điểm
động tuần 24). nhóm. HS của
trải - Xin ý kiến phê duyệt của - HS lớp lớp 2.
nghiệm GV hướng dẫn về kế 2D. Tham gia
hoạch tổ chức tiết hoạt tích cực
động trải nghiệm vào các
- Tiến hành tổ chức hoạt hoạt động
động trải nghiệm chủ đề: được tổ
“Tự chăm sóc và bảo vệ chức, triển
bản thân” (05/03/2023): khai bởi
nhà
Mục tiêu của chủ đề: trường và
HS nhận biết được những GVHD.
tình huống nguy hiểm với
bản thân (bị lạc) và thực
hiện phương án xử lí phù
hợp với tình huống đó.
Các hoạt động:
- HĐ1(Khởi động):
Trò chơi “Người lạ -
Người quen”
Mục tiêu: Nhấn mạnh với
học sinh việc để ý những
người lạ xung quanh mình.
Lưu ý không đi cùng
người lạ.
- HĐ2 (Khám phá): 
Mục tiêu: Giúp HS nhận
diện được nguy cơ bắt cóc,
cảnh giác với người lạ để
đề phòng bị bắt cóc và đưa
ra cách xử lí.
+ Thảo luận về các tình
huống bị lạc
+ Đưa ra cách xử lí tình
huống khi bị lạc đường 
+ HS được sắm vai với các
tình huống đưa ra để đánh
giá khả năng tiếp nhận bài
học của học sinh kịp thời.
- HĐ3 (Mở rộng và tổng
kết): 
Mục tiêu: nhắc lại kiến
thức bài học, đưa ra lời
khuyên với HS.

3. Rèn - Quan sát và phân tích - GV chủ Bản ghi chép Bảo đảm
luyện kỹ hành vi, tâm lí của HS nhiệm hành vi và tính trung
năng trong mỗi giờ học. (GVHD) biện pháp thực,
quản lý - Quan sát và phân tích, - Các thành quản lý hành khách
hành vi đánh giá biện pháp quản lý viên trong vi HS quan của
của HS của GV đối với mỗi đối nhóm. bản ghi
trong tượng HS. chép hành
lớp học - HS lớp vi
- Hỗ trợ GV ổn định lớp 2D.
học: nhắc nhở HS giữ trật
tự, ngồi đúng vị trí, không
làm việc riêng...
- Quan sát hành vi, mức độ
chấp hành nội quy lớp học,
nhà trường của HS.

4. Rèn - Quan sát, theo dõi hoạt - GV chủ - Bản ghi Cần đảm
luyện kĩ động của HS và giúp đỡ nhiệm chép, tổng bảo tính
năng hỗ tâm lý kịp thời. (GVHD) hợp chi tiết về chính xác,
trợ tâm - Thống kê số lượng HS - Các thành đánh giá tâm kịp thời.
lý học gặp vấn đề về mặt tâm lý. viên trong lý HS.
đường Phân tích và tìm hiểu nhóm. - Bản ghi chép
nguyên nhân gây nên - HS lớp thực hành hỗ
những khó khăn tâm lý. trợ tâm lý học
- Hỗ trợ tâm lý cho những 2D. đường.
HS gặp khó khăn về tâm lý

Tuần 1. Rèn - Tìm hiểu, quan sát HS - GV chủ - Bản báo cáo Tham gia
4 luyện kỹ lớp chủ nhiệm và hoàn nhiệm tìm hiểu đặc tích cực
(6/03 năng thiện bản báo cáo tìm hiểu (GVHD) điểm HS lớp vào các
- công tác đặc điểm của HS lớp chủ - Các thành chủ nhiệm. hoạt động
12/3) chủ nhiệm. viên trong - Bản Kế được tổ
nhiệm - Tìm hiểu các hoạt động nhóm. hoạch công chức, triển
lớp giáo dục của nhà trường, - HS lớp tác chủ nhiệm khai bởi
khối, lớp mình phụ trách. lớp. nhà
2D. trường và
- Tìm hiểu công tác GVCN - Bản Kế GVHD.
lớp và điều chỉnh kế hoạch hoạch tổ chức
chủ nhiệm lớp cho phù sinh hoạt lớp.
hợp với điều kiện thực tế.
- Hướng dẫn HS thực hiện
tốt các nề nếp và nội quy
lớp học.

2. Rèn - Tham gia vào các HĐTN - GVCN. - Hoàn thiện Cần đảm
luyện kĩ được tổ chức tại nhà - Các thành bản kế hoạch bảo tính
năng tổ trường (VD: Tiết Chào cờ viên trong tổ chức chính xác,
chức vào sáng thứ 2 – Chủ đề: nhóm. HĐTN. kịp thời,
hoạt Chia sẻ cộng đồng - tuần bám sát và
động 25). - HS lớp rút kinh
trải 2D nghiệm từ
- Tham gia vào tiết HĐTN
nghiệm được tổ chức bởi GVHD hoạt động
để rút ra kinh nghiệm giảng dạy
trong quá trình xây dựng, của
triển khai bài giảng. GVHD.

- Hỗ trợ GVHD xây dựng Tham gia


tiết học, quản lí học sinh tích cực
và cùng tham gia các hoạt vào các
động được tổ chức xuyên hoạt động
suốt buổi học. được tổ
- Hoàn thiện video clip chức, triển
quay tiết học HĐTN để rút khai bởi
kinh nghiệm và nhận nhận nhà
xét, góp ý từ GVHD. trường và
GVHD.

3. Rèn - Tiếp tục quan sát và phân - GVCN. - Bản báo cáo Bảo đảm
luyện kỹ tích hành vi, tâm lí của HS - Các thành hành vi và tính trung
năng trong mỗi giờ học, viên trong biện pháp thực,
quản lý - Tiếp tục quan sát và phân nhóm. quản lý hành khách
hành vi tích, đánh giá biện pháp - HS lớp vi HS. quan của
của HS quản lý của GV đối với 2D bản ghi
trong mỗi đối tượng HS chép hành
lớp học vi và tính
- Hỗ trợ GV ổn định lớp khả thi
học: nhắc nhở HS giữ trật của các
tự, ngồi đúng vị trí, không biện pháp
làm việc riêng, tích cực quản lý
xây dựng các hoạt động hành vi
dạy học được triển khai HS trên
bởi GVHD. lớp.
- Tiếp tục quan sát hành vi,
mức độ chấp hành nội quy
lớp học, nhà trường của
HS.
- Phân tích tình huống diễn
ra hành vi mong đợi hoặc
không mong đợi của HS
trên lớp học.
- Thiết kế biện pháp phát
hiện và can thiệp các hành
vi đó.

4. Rèn - Xây dựng kế hoạch hỗ Các thành -Bản kế hoạch Cần đảm
luyện kĩ trợ tâm lý học đường phù viên trong hỗ trợ tâm lý bảo tính
năng hỗ hợp cho từng đối tượng nhóm học đường chính xác,
trợ tâm (HS hoặc nhóm HS) cần phù hợp với kịp thời.
lý học hỗ trợ tâm lý. từng đối
đường - Hỗ trợ tâm lý cho những tượng cần hỗ
HS gặp khó khăn về tâm lý trợ.
- Bản báo cáo
hỗ trợ tâm lý
học đường.

Tuần 1. Rèn - Tiếp tục tìm hiểu và triển - GV chủ- Bản báo cáo Bảo đảm
5 luyện kỹ khai kế hoạch hoạt động nhiệm kết quả tìm tính trung
(13/3 năng giáo dục của nhà trường, (GVHD) hiểu đối tượng thực,
- công tác khối, lớp mình phụ trách - Các thành HS lớp chủ khách
19/3) chủ - Hoàn thiện bản báo cáo viên trong nhiệm quan.
nhiệm kết quả tìm hiểu đối tượng nhóm. - Bản kế Tham gia
lớp HS lớp chủ nhiệm hoạch công tích cực
tác chủ nhiệm vào các
- Hoàn thiện kế hoạch chủ hoạt động
nhiệm lớp lớp
được tổ
- Đánh giá, rút kinh chức, triển
nghiệm về việc thực hiện khai bởi
các công tác chủ nhiệm nhà
lớp trường và
GVHD.
- Trao đổi với GVHD để
chỉnh sửa .
- Nộp báo cáo và nhận
đánh giá từ GVHD.

2. Rèn - Tham gia vào các HĐTN - GV chủ - Bản thiết kế Bảo đảm
luyện kĩ được tổ chức tại nhà nhiệm hoạt động trải tính trung
năng tổ trường (VD: Tiết Chào cờ (GVHD) nghiệm thực,
chức vào sáng thứ 2 – Chủ đề: - Các thành -Video tổ khách
hoạt Tự chăm sóc và bản thân viên trong chức hoạt quan và
động tuần 25). nhóm. động trải chất lượng
trải - Tham gia vào tiết HĐTN - HS lớp nghiệm của video
nghiệm được tổ chức bởi GVHD 2D. clip về
để rút ra kinh nghiệm HĐTN.
trong quá trình xây dựng,
triển khai bài giảng.
- Hỗ trợ GVHD xây dựng
tiết học, quản lí học sinh
và cùng tham gia các hoạt
động được tổ chức xuyên
suốt buổi học.
- Hoàn thiện video clip
quay tiết học HĐTN để rút
kinh nghiệm và nhận nhận
xét, góp ý từ GVHD.
- Nộp báo cáo và nhận
đánh giá từ GVHD.

3. Rèn - Chỉnh sửa và hoàn thiện - GV chủ- Bản báo cáo Bảo đảm
luyện kỹ bản báo cáo đánh giá hành nhiệm đánh giá hành tính trung
năng vi và các biện pháp hỗ trợ (GVHD) vi và các biện thực,
quản lý quản lý hành vi HS - Các thành pháp hỗ trợ khách
hành vi - Nhận xét các biện pháp viên trong quản lý hành quan.
của HS quản lý hành vi HS của nhóm. vi HS
trong GV được quan sát
lớp học - HS lớp
- Khen ngợi, nêu gương 2D.
những hành vi mong đợi
của HS
- Giúp đỡ, điều chỉnh
những hành vi không
mong đợi của HS
- Hỗ trợ GV quản lý lớp
học: nhắc nhở HS giữa trật
tự, ngồi ngay ngắn,...
- Nộp báo cáo và nhận
đánh giá từ GVHD.

4. Rèn - Tiếp tục quan sát các  - GV chủ - Bản báo cáo Bảo đảm
luyện kĩ hành vi, biểu hiện của HS nhiệm hỗ trợ tâm lý tính trung
năng hỗ sau khi thực hiện các biện (GVHD) học đường thực,
trợ tâm pháp hỗ trợ tâm lý - Các thành -Kinh nghiệm khách
lý học - Hoàn thiện bản báo cáo viên trong thực hiện việc quan.
đường hỗ trợ tâm lý học đường ở nhóm. hỗ trợ tâm lý
trường Tiểu học với một học đường
đối tượng học  sinh hoặc
một nhóm HS.
- Nộp báo cáo và nhận
đánh giá từ GVHD.

IV. Dự kiến phân công, phối hợp công việc trong nhóm:
- Phân chia công việc theo từng tuần để đảm bảo mỗi thành viên nắm vững 4 kỹ
năng (công tác chủ nhiệm lớp, quản lý hành vi HS, tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hỗ trợ tâm lý học đường). Tạo bảng theo dõi và đánh giá xuyên suốt quá trình để
đánh giá các thành viên khách quan và chính xác nhất.
- Tất cả các thành viên cùng hỗ trợ nhau cùng chuẩn bị, xây dựng kế hoạch của
từng nội dung. Khi xuống trường thực hành sẽ cùng kết hợp, hỗ trợ với nhau để có
thể hoàn thiện công việc của nhóm một cách toàn diện và trọn vẹn.
- Kết thúc quá trình thực hành, tất cả họp lại với nhau rồi cùng thảo luận để đi tới
công việc đánh giá học sinh và báo cáo thu hoạch tổng kết
V. Tổng kết đánh giá:
                   Bảng đánh giá các thành viên trong nhóm

STT Tên  Vai Công Quá trình và kết Các thành viên đánh giá
trò việc quả
+ Thái độ làm việc: - Nhận xét:
+ Hợp tác nhóm: + …..
+ Tiến độ thực hiện: - Điểm:…/10
+ Kết quả:

VI. Phụ lục:


Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thông tin cá nhân
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thông tin phụ huynh học sinh

Phụ lục 3: Kế hoạch tổ chức sinh hoạt lớp


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP

 TUẦN 23, LỚP 2D

A. Mục tiêu

1. Sơ kết hoạt động tuần.

- Học sinh tự đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt động khác trong
tuần vừa qua

- Học sinh nêu được những điểm tốt đã làm được và những tồn tại, hạn chế mà tập
thể lớp và bản thân cần khắc phục

- Tuyên dương những cá nhân có thành tích trong tuần.

- Học sinh trao đổi, thảo luận về biện pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế mà
bản thân (tập thể lớp) có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả học tập và các hoạt
động khác.
2. Triển khai kế hoạch tuần

- Học sinh xác định được các hoạt động và công việc cần thực hiện trong tuần tới.

- Học sinh xác lập mục tiêu; xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động học tập -
rèn luyện và phong trào thi đua trong tuần tới.

3. Sinh hoạt theo chủ đề “Xử lý khi bị lạc”.

- Học sinh xác định được các tình huống nguy hiểm khi bị lạc

- Học sinh biết và áp dụng các cách xử lí phù hợp những tình huống thường gặp
khi bị lạc  

B. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Học sinh: Ban cán sự lớp sơ kết tình hình các mặt hoạt động của lớp theo công
việc được phân công.

2. Giáo viên:

- Nắm bắt sơ lược tình hình của lớp trong tuần qua, xem lại sổ chủ nhiệm, chuẩn
bị một số phần quà khen thưởng học sinh đạt thành tích học tập tốt trong tuần

- Lên kế hoạch tuần tiếp theo.

-  Chuẩn bị kế hoạch sinh hoạt chủ đề.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. Ổn định lớp (3 phút)

- Sinh hoạt văn nghệ: Giáo viên cho học sinh múa hát tập thể bằng một bài hát khởi
động vui nhộn

II. Nội dung sinh hoạt

Hoạt động 1: Sơ kết hoạt động tuần 23 (10 phút)

1. Lớp trưởng báo cáo chung về tình hình hoạt động của lớp

- Số học sinh nghỉ học (có phép, không phép trong tuần)

- Việc chấp hành các nội quy nề nếp tác phong của trường, lớp (đi học đúng giờ
và đầy đủ, ý thức làm trực nhật lớp, ý thức xếp hàng khi ra vào lớp...)
- Việc thực hiện các hoạt động học tập (làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến
lớp, hăng hái xây dựng bài học, nói chuyện riêng trong giờ,...)

- Các hoạt động ngoại khóa khác (những việc làm được, những việc chưa làm
được).                                                                                 

2. Các tổ trưởng báo cáo hoạt động cụ thể của tổ

- Nêu cụ thể tên các bạn trong tổ vi phạm, hành vi vi phạm.

- Nêu cụ thể tên và đề nghị khen thưởng các bạn trong tổ đạt thành tích tốt, tiến
bộ trong hoạt động học tập

5. Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm

    - GV nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua; đánh giá
tình hình hoạt động của từng tổ; xếp loại thi đua tổ.

    - GV tuyên dương tổ xuất sắc, tuyên dương học sinh có thành tích xuất sắc.

    - GV nhắc nhở, động viên và đưa ra biện pháp xử lý tổ chưa hoàn thành tốt và
học sinh vi phạm nội qui của trường, của lớp.

Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần 24 ( 5 phút)

- GV phổ biến các nhiệm vụ của tuần sau:


+ Tiếp tục duy trì tốt nền nếp học tập, đến lớp đúng giờ tham gia thi đua tuần học
tốt do đội cờ đỏ tổ chức.
+ Tiếp tục duy trì tốt nền nếp học tập, đến lớp đúng giờ tham gia thi đua tuần học
tốt do đội cờ đỏ tổ chức. 
+ Thực hiện tốt việc làm bài tập đầy đủ, chăm chỉ học tập, không nói chuyện riêng
trong giờ học.
+ Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. Tham gia sinh hoạt tập thể
nghiêm túc và hoạt thành tốt
 - Mời học sinh có ý kiến bổ sung thêm
 - Lớp trưởng thông qua kế hoạch của lớp trong tuần sau.
 - GV chốt lại: “ Nếu các em đã nhất trí thì chúng ta hãy cùng nhau thực hiện tốt kế
hoạch đề ra các em nhé.”
Hoạt động 3: Sinh hoạt chủ đề “Xử lí khi bị lạc đường” (18 phút)

a./ Phần mở đầu:Dẫn vào chủ điểm thông qua hoạt động văn nghệ .

GV nêu chủ điểm: “Xử lí khi bị lạc đường”.

b./Phần phát triển:

Nội dung 1: Thảo luận về cách xử lí khi lạc đường thông qua quan sát video
về chủ đề

GV: Yêu cầu cả lớp quan sát một video về câu chuyện lạc đường

Một ngày đi lạc _ Kĩ năng chống bắt cóc, xâm hại

Giáo viên đặt một số câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời:

 Nội dung câu chuyện trong video nói vế điều gì?


 Bạn nhỏ trong câu chuyện đã gặp những ai khi lạc đường?
 Cuối cùng bạn nhỏ đã xừ lí như thế nào để tìm được mẹ?

Giáo viên kết luận: Dù bị lạc ở đâu công viên hay bệnh viện, hay một trung tâm
thương mại lớn thì việc đầu tiên các con phải làm đó là phải giữ bình tĩnh, để nhờ
những người đáng tin cậy để nhờ sự giúp đỡ. Chúng mình không được đi theo
người lạ, khi có người lạ tiếp cận hoặc lôi kéo thì chúng mình phải hét thật to để
cầu cứu từ mọi người xung quanh. Và chúng mình hãy cùng nhau học thuộc số
điện thoại của bố mẹ, địa chỉ của gia đình mình và nhớ những địa điểm nổi bật ở
gần ngôi nhà của chúng mình.

 Nội dung 2: Tổ chức đóng vai xử lí tình huống

- Giáo viên chia lớp thành 3 tổ, GV đưa ra 3 tình huống về chủ đề lạc đường và
yêu cầu mỗi tổ đóng vai trong một tình huống  và đưa ra cách xử lí phù hợp

 Tình huống 1: Khang đi chơi trung tâm thương mại cùng bố. Vì mải ngắm
đồ chơi trong một gian hàng nên em đã bị lạc bố. Nếu em là Khang em sẽ xử
lí như thế nào?
 Tình huống 2: Mai đi chơi phố cùng mẹ và bị lạc. Một người phụ nữ lạ mặt
đến gần Mai và nói với Mai đi cùng cô ta thì sẽ gặp được bố mẹ. Nếu em là
Mai em sẽ xử lí như thế nào?
 Tình huống 3: Minh đang trên đường đi học về, khi về gần đến nhà thì bạn
thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ. Nếu em là Minh, em sẽ xử lí như
thế nào?

- Học sinh thảo luận nhóm phân chia vai, đưa ra cách xử lí tình huống hợp lí

- Các nhóm lần lượt đóng vai trước lớp

- Giáo viên và học sinh thảo luận, nhận xét cách xử lí trong tiết mục của các nhóm
trước lớp

- Tổ chức cho học sinh bình chọn tiết mục hay nhất.

- GV đánh giá, tổng kết và khen thưởng.

c./Phần kết thúc

Giáo viên kết luận về chủ đề: Như vậy thông qua chủ đề sinh hoạt ngày hôm nay
chúng ta đã có những kiến thức và nhận thức được những mối nguy hiểm khi bị lạc
đường, đồng thời các con cũng đã biết được các cách xử lí tình huống thường gặp
khi bị lạc đường như thế nào là phù hợp. Cô mong rằng các con sẽ áp dụng những
kiến thức trên lớp mà chúng ta vừa thảo luận vào các tình huống ngoài cuôc sống
một cách hợp lí nhé. 

III. Sơ kết, nhắc nhở

Hà Nội, ngày…..tháng…. năm …..

Sinh viên

(ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 4: Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề “Phòng tránh bị bắt cóc”

Họ và tên sinh viên: nhóm 3 – Rèn luyện NVSP

Lớp chủ nhiệm, trường TH: Lớp 2D, trường Tiểu học Quan Hoa

Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn: Bùi Thị Tình

Tên chủ đề hoạt động: Phòng tránh bị bắt cóc

1. Mục tiêu hoạt động

- Năng lực cần đạt:

 Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè; có thể tổng
kết và trình bày được những điều đã học.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi, giúp đỡ nhau trong học
tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập thông tin từ tình
huống, nhận ra những vấn đề đặt ra và nêu được cách giải quyết vấn đề đơn
giản theo hướng dẫn.
 Năng lực thích ứng với cuộc sống: Phân biệt được cách ứng xử giữa người
thân và người quen. Nhận diện được các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc,
biết cảnh giác với người lạ để phòng tránh bị bắt cóc; rèn luyện kĩ năng quan
sát, kĩ năng phân tích, kĩ năng ra quyết định.

- Phẩm chất cần đạt:

 Nhân ái: yêu thương, quan tâm người thân, bạn bè xung quanh hơn
 Trách nghiệm: thực hiện đầy đủ những yêu cầu, phiếu bài tập, hoạt động
mà giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Ghi chép nội dung bài học

2. Đối tượng tham gia  

- Giáo viên chủ nhiệm (GV hướng dẫn)

- HS lớp 2D - Trường tiểu học Quan Hoa

3. Người tổ chức

Các thành viên nhóm 3 – Rèn luyện NVSP – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Thời gian: 35 phút

5. Địa điểm: Lớp 2D – Trường Tiểu học Quan Hoa

6. Phương tiện, dụng cụ giảng dạy:

 SGK
 Máy chiếu
 Tranh ảnh về các địa điểm trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc
 Lều hoặc vải lớn 1,5m
 Chuông hoặc tấm bìa hình chuông
 Bìa màu A4
 Thẻ chữ: NGƯỜI LẠ, NGƯỜI QUEN

Cách tiến hành Phương


Thời
Hoạt động tiện hỗ
gian trợ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

7p Khởi động: - GV mời năm thành viên - HS quan sát và thực hiện Lều
Trò chơi tương ứng năm tổ chui vào theo hướng dẫn hoặc vải
người lạ - tấm lều du lịch đã dựng sẵn lớn
người quen hoặc căng tấm vải dài sao
cho che được hết  năm HS
*Mục tiêu: đó và chọn một HS bất kỳ  
Nhấn mạnh trong năm bạn đó làm “vị
với học sinh khách bí mật”.
việc để ý
những người - GV hướng dẫn HS đưa ra - Các tổ thảo luận và lần
lạ xung câu hỏi cho “vị khách bí lượt đặt câu hỏi cho “vị
quanh mình. mật” và lắng nghe câu trả khách bí mật” trong vòng 2
Lưu ý không lời để tìm ra đấy là “người phút. HS có thể đặt ra một
đi cùng người quen” hay “người lạ” của số câu hỏi như:
lạ tổ mình.
 Bạn thích màu gì?
 Bạn yêu thích nhân
vật hoạt hình nào?
 Tuần này có phải
mình trực nhật
không? …
- GV nhận xét và tuyên
dương các tổ. Tặng sao cho - HS tham gia tích cực vào
các tổ hoàn thành tốt. Tổ hoạt động được tổ chức bới
nào có số sao nhiều nhất giáo viên.
cuối giờ sẽ nhận được phần
thưởng từ GV.

- GV dẫn dắt vào bài: Làm


thế nào để nhận ra đúng Vừa lắng nghe giọng nói,
thành viên cả tổ mình? vừa biết đặt câu hỏi và lắng
nghe câu trả lời để phân biệt
được người quen - người
thân - người lạ

18p Khám phá: - GV chia lớp theo nhóm, - Các nhóm nhận đồ dùng Chuông
Xử lý tình hai bàn một nhóm và phát và thực hiện theo yêu cầu (hoặc
huống có cho mỗi nhóm một chiếc của giáo viên bìa hình
nguy cơ bị chuông nhỏ (hoặc mỗi bạn chuông),
bắt cóc một tấm bìa hình chuông). máy
GV lần lượt đưa ra các tình chiếu, 
*Mục tiêu: huống để HS lựa chọn có
Giúp HS rung chuông báo động hay - HS chia sẻ
nhận diện không.
được nguy cơ -> Bị bắt cóc, bị đưa đi xa
bắt cóc, cảnh - Trong quá trình đưa ra không gặp bố mẹ, không
giác với các tình huống, GV trò được về nhà…
người lạ để chuyện với HS lí do vì sao
đề phòng bị lại chọn rung chuông? Có
bắt cóc  điều gì có thể xảy ra nếu - HS lắng nghe và đồng
không biết tự “Rung thanh đọc
chuông báo động”?

- GV đọc cho HS nghe và


sau đó mời cả lớp đọc cùng
mình:

“Người quen dù tốt bụng,

Vẫn không phải người


thân!

Người lạ nhìn và gọi,

- Rung chuông, đừng phân


vân”

- GV kết luận: Tiếng chuông


báo động sẽ phát ra từ trong
chính suy nghĩ bởi sự cảnh
giác khi gặp người lạ khiến
mình lo sợ. Khi “nghe”
tiếng chuông ấy nghĩa là em
đã biết cách tự bảo vệ mình
và hãy nhanh chóng tìm
kiếm sự trợ giúp từ những
người đáng tin cậy.

10p Mở rộng và - GV cho HS thảo luận về - HS thảo luận để đưa ra đặc  
tổng kết đặc điểm của một số người điểm một số người thân
thân thông qua (Ông/ bà của
*Mục tiêu: em có vẻ ngoài thế nào?
HS nhận diện Giọng nói của cô/ dì/ chú/
và biết cách bác có gì đặc biệt)
ứng xử với - GV đưa ra một số tình - HS trả lời tình huống
người thân- huống gọi HS trả lời các:
người quen
bằng cách + Khi em ở một mình, bác
quan sát, lắng hàng xóm rất thân muốn vào
nghe và nói từ chơi, em có nên mở cửa
chối lịch sự không
+ Tháng nào cô cũng đến và
bố mẹ luôn nhờ em ra gửi
tiền điện cho cô, cô gọi cửa
em có mở cửa không? Tại
sao ?
+ Hôm nay bố đón muộn, cô
bạn của mẹ muốn đưa em - HS lắng nghe
về, em có đi cùng cô ấy
không? vì sao
- GV kết luận
7. Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động (nếu có)

Xác nhận của GVCN                                             Hà Nội, ngày…..tháng…. năm


….. Sinh viên

(ký và ghi rõ họ tên)

You might also like