You are on page 1of 2

Tổng quan về đề tài nghiên cứu:

“Bạo lực gia đình, vết thương khó lành với trẻ em.”

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình vẫn xảy ra với số
lượng lớn vụ việc, thậm chí mức độ nghiêm trọng tăng lên, xâm hại đến sự bình
yên của mỗi gia đình, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội.Điều khiến chúng ta
sửng sốt, đau buồn hơn cả chính là nhiều vụ bạo hành dã man trẻ em lại do chính
những người làm cha làm mẹ, những người thân thích ruột thịt trong gia đình gây
ra. Nó chính là hổ dữ ăn thịt con, khi mà nhẹ thì mắng chửi nặng thì dùng lời lẽ để
đay nghiến, xúc phạm các em. Nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi, thậm chí là các
biện pháp dã man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm như: Nước
sôi, roi sắt, … Nếu trong gia đình có bất hòa, xảy ra bạo hành giữa người lớn, trẻ
em cũng phải chịu những tổn thương nặng nề về tinh thần. Hành vi bạo hành trong
cách cư xử của bố mẹ cũng gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần, suy giảm
khả năng học tập và phát triển toàn diện của trẻ em, gây cho các em sự sang chấn
rất nặng về tinh thần dai dẳng và khó chữa lành, dẫn đến những hệ lụy khôn lường
(bị bỏ rơi, thất học, tệ nạn xã hội…). Chính vì thế, chúng tôi chọn nghiên cứu về đề
tài “Trẻ em, gia đình và bạo lực trong gia đình” để nêu ra mối liên hệ sâu sắc, quan
trọng giữa trẻ em và gia đình; đúc kết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và
đưa ra các giải pháp giải quyết nạn bạo lực trong gia đình. “Trẻ em như búp trên
cành”, trẻ em chính là mầm non, là tương lai của đất nước. Vì vậy, mỗi người
trong xã hội đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ trẻ em và loại bỏ nạn bạo lực
trong gia đình.

You might also like