You are on page 1of 8

Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8

Ngày soạn 16/11/2018 Tiết : 14- Bài 12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH ( Tiết 1)

I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức :
- Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
mọi thành viên trong gia đình, hiểu ý nghĩa của nhũng quy định đó .
2 . Về kỹ năng :
- Hs biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ
của công dân trong gia đình .
- Hs thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
* Tích hợp KNS : tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, đánh giá, nêu và giải quyết vấn
đề, kiên định.
3. Về thái độ :GD YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HẠNH PHÚC
- Hs có thái độ yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Giáo dục đạo đức: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HẠNH PHÚC
+ Yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
+ Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
+ Đoàn kết sẻ chia
- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, đánh giá, nêu và giải
quyết vấn đề, kiên định.
II. Chuẩn bị :
- Gv : Sgk,Stk, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học .
- Hs : Đọc trớc bài ở nhà .
III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
* PP: Kết hợp giảng giải, đàm thoại, nghiên cứu trường hợp điển hình, phát hiện và
giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
* Kĩ thuật: động não, chia nhóm, đọc tích cực, giao nhiệm vụ..
IV.Hoạt động dạy học- giáo dục
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra( 5’) :
+ Câu hỏi: Thế nào là lao động tự giác sáng tạo ? ý nghĩa của lao động tự giác
sáng tạo?
+ Đáp án: Lao động sáng tạo là lao động luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới ,
tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng , hiệu quả công
việc .

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 62 Tổ: Văn – Sử


Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, không ngừng hoàn thiện, phát triển nhân
cách
- Tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Thời gian: 1 phút
- Mục tiêu: tạo tâm thế và hứng thú học tập bộ môn cho HS.
- Hình thức TC: nêu ván đề
- Phương pháp: thuyết trình
Gv : Đọc bài ca dao :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
? Em hiểu thế nào về câu ca dao trên ?
Hs: Câu ca dao nói về tình cảm gia đình , công ơn to lớn của cha mẹ đối với con
cái, bổn phận của con cái phải kính trọng có hiếu với cha mẹ .
Gv : Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người . Để
xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm
của mình đối với gia đình .
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
* Hoạt động 2: I . Đặt vấn đề .
- Thời gian: 25 phút
- Mục tiêu HS nắm được các tình huống , phân 1. Đọc:
tích tình huống để rút ra 1 số nội dung chính
trong bài học
-Hình thức TC: dạy học theo tình huống
- Phương pháp: vấn đáp, dạy học nhóm, thuyết
trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải
quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: đọc tích cực, động não:, chia nhóm

Gv : Gọi hs đọc diễn cảm bài ca dao .


Hs : đọc .
? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như
thế nào ?
Gv : Hướng dẫn hs thảo luận các câu hỏi .
? Em hãy kể về những việc ông bà , cha mẹ, anh 2. Nhận xét
chị đã làm cho em ? - Là con cháu: phải kính trọng
Hs : kể yêu thương chăm sóc ông bà,
? Kể những việc em đã làm cho ông bà , cha mẹ , cha mẹ
anh chị em ?
Hs : - Chăm sóc ông bà ,cha mẹ …
- Cho em ăn , trông em …
? Em sẽ cảm thấy như thế nào khi không có tình

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 63 Tổ: Văn – Sử


Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8
thương sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không có bổn phận ,
nghĩa vụ trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, anh chị
em ?
Hs : Tự bộc lộ .
Gv : Gọi hs đọc hai mẩu truyện của phần đặt vấn
đề.
Hs : đọc
? Em đồng ý với cách cư xử của nhân vật nào ?
Vì sao ?
Hs : Trả lời a. Bài ca dao :
=> Tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng
và cao quý .
b. Truyện đọc :
Đồng tình với cách cư xử của nhân vật Tuấn
vì cách cư xử ấy đã thể hiện tình yêu thương và
nghĩa vụ chăm sóc ông bà .
Việc làm của con trai cụ Lam là không chấp
nhận được .Anh ta là đứa con bất hiếu.
Gv : Kết luận : Là con cháu phải kính trọng ,
yêu thương , chăm sóc ông bà ….
Gv : Hướng dẫn hs thảo luận , phân tích tình
huống giúp hs phát triển nhận thức về quyền và
nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình .
Gv : Chia hs thành 3 nhóm .
Hs : Mỗi nhóm làm 1 bài tập .
Nhóm 1 : làm bài tâp 3 ( T33-sgk )
Nhóm 2 : làm bài tâp 4 (T33- sgk)
Nhóm 3 : Làm bài tập 5 (T33- sgk)
Hs : Cử đại diện trình bày .
Hs nhóm khác bổ sung
Gv : kết luận : Mỗi người trong gia đình đều có
bổn phận và trách nhiệm đối với nhau
* Gd YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, HẠNH
PHÚC.
Bài 3 :
Bố mẹ Chi đúng và không xâm phạm quyền tự
do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản
lý trông nom con .
Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ .
Cách cư xử đúng là nghe lời cha mẹ không đi
chơi xa khi không có cô giáo , nhà trường quản
lý và nên giải thích cho nhóm bạn hiểu .
Bài 4 :
Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi .

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 64 Tổ: Văn – Sử


Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8
- Sơn đua đòi ăn chơi .
- Cha mẹ Sơn quá nuông chiều , buông lỏng
việc quản lý con .
Bài 5 :
Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì : cha mẹ phải
chịu trách nhiệm về hành vi của con , phải bồi
thường thiệt hại do con gây ra cho người khác .
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nội dung bài học: II. Nội dung bài học .
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu: HS nắm được các tình huống , phân
tích tình huống để rút ra 1 số nội dung chính
trong bài học
- Thời gian: dạy học phân hóa
- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết
trình, dạy học nhóm, nghiên cứu trường hợp điển
hình, giải quyết vấn đề. 1. Cha mẹ và ông bà có quyền
-Kĩ thuật : động não, giao nhiệm vụ: và nghĩa vụ như thế nào ?
? Cha mẹ và ông bà có quyền và nghĩa vụ nh thế
nào?
HS:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con
thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con,
không đợc phân biệt đối xử giữa các con, không
ngợc đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những
điều trái pháp luật, trái đạo đức .
- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ
trông nom chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng
cháu cha thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn
tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng .
4. Củng cố( 3’)
Gv : Khái quát nội dung bài học
Hs : học bài , làm bài tập còn lại
5. Hướng dẫn về nhà( 2’)
- Học bài theo câu hỏi củng cố
- Hs : học bài , làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới bài 12, tiết 2.
V. Rút kinh nghiệm :
- Phân bố thời gian: …………………………………………………………………
- Tổ chức lớp học:……………………………………………………………………
- Nội dung:…………………………………………………………………………
- Phương pháp: ……………………………………………………………………

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 65 Tổ: Văn – Sử


Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8
Ngày soạn : 20/11/2019 Tiết : 15- Bài 12

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH


( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức :
- Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
mọi thành viên trong gia đình, hiểu ý nghĩa của nhũng quy định đó .
2 . Về kỹ năng :
- Hs biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ
của công dân trong gia đình .
- Hs thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
* Tích hợp KNS : tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, đánh giá, nêu và giải quyết vấn
đề, kiên định.
3. Về thái độ :GD YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HẠNH PHÚC
- Hs có thái độ yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Giáo dục đạo đức: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HẠNH PHÚC
+ Yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
+ Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
+ Đoàn kết sẻ chia
- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, đánh giá, nêu và giải
quyết vấn đề, kiên định
II. Chuẩn bị :
- Gv : Sgk,Stk, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học .
- Hs : Đọc trớc bài ở nhà .
III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
* PP: Kết hợp giảng giải, đàm thoại, nghiên cứu trường hợp điển hình, phát hiện và
giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
* Kĩ thuật: động não, chia nhóm, đọc tích cực, giao nhiệm vụ..
IV.Hoạt động dạy học- giáo dục
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
+ Câu hỏi: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà là những gì?
+ Đáp án: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt ,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con , tôn trọng ý kiến của con , không được

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 66 Tổ: Văn – Sử


Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8
phân biệt đối xử giữa các con , không ngược đãi xúc phạm con , ép buộc con làm
những điều trái pháp luật, trái đạo đức .
Ông bà nội , ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom chăm sóc , giáo dục cháu ,
nuôi dưỡng cháu cha thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có
ngời nuôi dưỡng .
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 1’)
- Mục tiêu: tạo tâm thế và hứng thú học tập bộ môn cho HS.
- Hình thức TC: nêu ván đề
- Phương pháp: thuyết trình
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ thì con cái, anh chị em trong gia
đình cũng có những quyền và nghĩa vụ nhât định đó là những quyền và nghĩa vụ gì,
cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng


* Hoạt động 2 : Hớng dẫn học sinh tìm hiểu nội II. Nội dung bài học .
dung bài học

- Thời gian: 23 phút


- Mục tiêu: HS nắm được các tình huống , phân 1. Cha mẹ và ông bà có
tích tình huống để rút ra 1 số nội dung chính trong quyền và nghĩa vụ nh thế
bài học nào ?
- Hình thức TC: dạy học phân hóa 2. Quyền và nghĩa vụ của
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, dạy học con cháu :
nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết
vấn đề.
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ
3 . Anh chị em có bổn phận:
? Quyền và nghĩa vụ của con cháu như thế nào? ( SGK)
Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn
cha mẹ, ông bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc
nuôi dưỡng cha mẹ , ông bà . Đặc biệt khi cha mẹ
ông bà ốm đau gìa yếu nghiêm cấm con cháu có
hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ ông bà .
? Anh chị em có bổn phận gì?
HS: thương yêu, chăm sóc , giúp đỡ lẫn nhau và
nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ .
GV giới thiệu thêm:
* Các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ không chỉ
đối với con cha thành niên mà còn đối với cả con
đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động, không có
tài sản tự nuôi mình.

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 67 Tổ: Văn – Sử


Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8
- Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi
mặt, phối hợp chặt chẽ với nhà trường, tổ chức
xã hội trong việc giáo dục con.
- Cha mẹ phải tôn trọng quyền chọn nghề, quyền
tham gia hoạt động xã hội của con đến việc nuôi
dưỡng giáo dục... Tòa án có thể ra quyết định
không cho cha mẹ trông nom, giáo dục con,
quản lý tài sản của con, từ 1 năm đến 5 năm
- Bố dượng, mẹ kế không được ngược đãi con
riêng và có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc khi cùng chung sống.
* Đối với con (cháu)
- Con có quyền có tài sản riêng.
- Con đủ 15 tuổi còn sống chung có nghĩa vụ
chăm lo đời sống chúng của gia đình. Nếu có thu
nhập thì phải đóng góp....
- Con có quyền xin cha mẹ của mình kể cả trường
hợp cha mẹ đã chết. Con đã thành niên xin nhận
cha không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ...
? Tại sao pháp luật phải có những quy định cụ thể
và bắt buộc mọi người phải thực hiện như vậy.
GV tổ chức HS Thảo luận khắc sâu nội dung bài
học

Nhóm : Vì sao con của 1 số gia đình trở nên hư


hỏng?
(Lười học, ham chơi, quậy phá, nghiện hút....)
Nhóm 2: Con cái có vai trò gì trong gia đình
Nhóm 3: Trẻ em có thể tham gia bàn bạc, thực
hiện các công việc của gia đình không? Nếu có, thì
tham gia như thế nào?
Nhóm 4: Thực tế, quyền + nghĩa vụ của công dân
trong gia đình được thực hiện trong xã hội như
thế nào? Lấy 1 vài VD?
(Học sinh thảo luận, đại diện trình bày - giáo viên
nhận xét)

*Hoạt động 3 : Hớng dẫn hs luyện tập .


- Thời gian: 12 phút
- Mục tiêu: Củng cố lại phần lý thuyết mà HS vừa III. Bài tập
được tìm hiểu, vận dụng những kiến thức đã học
trong bài để giải quyết các tình huống trong thực
tiễn.
- Hình thức TC: dạy học phân hóa
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 68 Tổ: Văn – Sử


Trường THCS Mạo Khê II Giáo án: GDCD 8
nhóm.
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, hoàn tất một
nhiệm vụ Bài 6 : Cách c xử :
Hs : Thảo luân thực hiện bài tập 6 Ngăn cản không cho bất hoà
Hs : Nhận xét. nghiêm trọng hơn .
Gv : Kết luận bài tập đúng . Khuyên hai bên thật bình
* GD: Yêu thương, tôn trọng, đoàn kết tĩnh , giải thích khuyên bảo để
thấy được đúng sai .

4. Củng cố ( 2’)
Gv : Khái quát nội dung bài học
Hs : học bài , làm bài tập còn lại
5. Hớng dẫn về nhà( 2’)
- Học bài theo câu hỏi củng cố
- Hs : học bài , làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới bài ôn tập học kì I.
V. Rút kinh nghiệm :
- Phân bố thời gian: …………………………………………………………………
- Tổ chức lớp học:……………………………………………………………………
- Nội dung:…………………………………………………………………………
- Phương pháp: ……………………………………………………………………

GV: Kiều Thị Bích Nguyệt 69 Tổ: Văn – Sử

You might also like