You are on page 1of 3

Chủ đề : Học sinh và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn XH

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG


Đối tượng: Học sinh lớp 7 (13 tuổi)
Số học sinh trong lớp: 40 em
Thời gian: 40 phút
Không gian: Lớp học

1. Mục tiêu hoạt động:


- Học sinh hiểu được các loại tệ nạn xã hội trong đó vấn đề “bạo lực học đường”
(BLHĐ) là vấn đề xảy ra gần đây. Tác hại của BLHĐ đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã
hội.
- Xác định trách nhiệm học sinh trong đấu tranh phòng chống BLHĐ có thái độ tích cực
lên án, đấu tranh với các biểu hiện sai trái dẫn đến BLHĐ
- Biết cách từ chối, tự vê khi bị lôi kéo tham gia BLHĐ. Vận động bạn bè, người thân
đầu tranh phòng chống BLHĐ.
2. Nội dung hoạt động: (10 phút)
- Tổ chức cho học sinh cấp 2 (lớp 7) tìm hiểu và thu nhận thông tin về vấn đề BLHĐ
- Quyền được bảo vệ của học sinh tránh bị lôi kéo vào vấn đề BLHĐ.
- Đi sâu tìm hiểu vấn đề BLHĐ
- Cung cấp những thông tin cần thiết để học sinh hiểu rõ tác hại của BLHĐ.
o Ảnh hưởng bản thân học sinh bị hại và cả học sinh thực hiện hành vị BLHĐ
o Ảnh hưởng gia đình
o Ảnh hưởng nhà trường
o Ảnh hưởng xã hội
3. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị của giáo viên:
o Tài liệu cung cấp cho học sinh
o Soạn tình huống để các em xử lí:
- Tình huống 1: Khi một bạn trong lớp bị các bạn khác đánh do mâu thuẫn riêng (tại
lớp)

1. Không quan tâm, không phải việc của mình


2. Đứng ra cổ vũ
3. Một mình xông ra giúp bạn hoặc đi báo thầy cô
4. Một bạn đi báo thầy cô, còn cả lớp ở lại giúp bảo vệ bạn.
- Xử lí tình huống 1:
 Phân tích cho các em hiểu tâm lý của mỗi người khi gặp tình huống này (lo sợ,
muốn giúp nhưng ngại bị trả thù, một mình không thể chống lại đám đông)
 Phân tích tâm lý người bị BLHĐ, bất kể nguyên nhân đúng sai (tránh suy nghĩ
“người đó bị đánh là đúng”)
 Huớng các em chủ động cùng nhau giúp bạn mà không cần một người nào khác
hô hào, huy động (vì một người đứng ra luôn là mục tiêu tiếp theo của BLHĐ,
nhưng nhiều người đứng ra sẽ cùng lúc bảo vệ cho bạn và bảo vệ cho bản thân
mình)
 Cử một bạn báo thầy cô, người lớn ở gần nhất (cô lao công, bác bán hàng trong
căn tin trường…) và các bạn còn lại ở lớp giúp bảo vệ bạn bị BLHĐ

- Tình huống 2: khi đi ngoài đường, vô tình bắt gặp tình huống BLHĐ
1. Bỏ đi, không làm gì cả
2. Một mình chạy đến giúp bạn
3. Báo cho người ở gần nhất, tìm thêm nhiều người cùng đến giúp

Xử lí tình huống 2:
=> Báo cho mọi người biết, những người ở gần nhất như cô bán hàng rong,
người qua đường, bác bán báo … những người có thẩm quyền, chức năng như
thầy cô, công an, …. (nếu có thể)
=> Chụp hình, quay phim làm bằng chứng (nếu có thể)
=> Nên báo cho người lớn, tránh đơn độc hoặc nhờ bạn cùng trang lứa đứng ra
giúp.

-
- Chuẩn bị của học sinh: (5 phút)
o Phân công tổ chuẩn bị nội dung hoạt động: soạn câu hỏi cho các tổ khác và
chuẩn bị câu trả lời cho tổ mình.
o Câu hỏi:
1. Vì sao phải đấu tranh phòng chống BLHĐ
2. Gặp tình huống BLHĐ mà chỉ có một mình thì bạn xử lí như thế nào? ( là người
không liên quan)
3. Nguyên nhân của BLHĐ?
4. Thái độ của chúng ta đối với bạn đang bị BLHĐ trong lớp?

4. Tổ chức hoạt động: (20 phút)


- Sau khi đã cung cấp thông tin về BLHĐ thì cho các em xử lí các tình huống do giáo
viên đưa ra, sau đó các tổ đặt câu hỏi và trả lời.
5. Kết thúc hoạt động (5 phút)
- Tổng kết đánh giá hiểu biết của học sinh về vấn đề BLHĐ. Xác định rõ: Thanh niên
học sinh phải kiên quyết bài trừ BLHĐ
- Mỗi em viết một bài thu hoạch

6. Tiến trình và thời gian thực hiện:


- Trình bày nội dung: 10 phút
- Học sinh chuẩn bị lớp và phân nhóm: 5 phút
- Tổ chức hoạt động: 20 phút
- Kết thúc hoạt động: 5 phút
Nhóm :
1. Lê Ngọc Anh
2. Bùi Phi Long
3. Lê Thị Dạ Hợp
4. Nguyễn Lữ Hiệp

You might also like