You are on page 1of 3

Thứ hai ngày 15 tháng 5 năm 2023

ĐẠO ĐỨC :
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức:
- Nêu được một số tình huống có thể dẫn đến tình huống bị xâm hại và những điểm cần
chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẽ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân
bị xâm hại.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực đặc thù: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận
dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
KNS:
- Kĩ năng phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị xâm hạm.
3. Phẩm chất:
- GDHS thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 38, 39/SGK. Phiếu thảo luận
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy TG Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động: 5’
? Nêu những nguy cơ có thể bị xâm hại ? - HS nêu
- HS nhận xét, bổ sung
- Giới thiệu bài - ghi bảng - HS nghe
2. Hoạt động luyện tập thực hành 25’
* Hoạt động 1: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
- HS các nhóm xây dựng lời thoại, nêu
+ Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà
được cách ứng phó trước nguy cơ bị
cho mình?
xâm hại.
+ Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào
nhà?
+ Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo
hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với
bản thân?
- Các nhóm lên sắm vai diễn lại tình
- Gọi các đội lên đóng kịch huống, cách ứng xử
- Nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải - 2 học sinh trao đổi
làm gì? + Đứng dậy ngay
+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì? + Bỏ đi chỗ khác
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó
+ Chạy đến chỗ có người
+ Theo em có thể tâm sự với ai? + Phải nói ngay với người lớn.
-Y/C HS vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xòe + Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo…
ra trên tờ giấy A4. Trên mỗi ngón tay ghi tên một - HS vẽ
người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ - Trao đổi hình vẽ “Bàn tay tin cậy” của
điều thầm kín, đồng thời cũng sẵn sàng chia sẻ, mình với bạn bên cạnh.
giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình
những lời khuyên đúng đắn.
- GV gọi HS nói về “Bàn tay tin cậy” của mình
- HS nêu
trước lớp.
- GV KL: “Xung quanh chúng ta có nhiều người
đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi gặp
những chuyện khó khăn. Chúng ta có thể chia
sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những
chuyện lo lắng, sợ hải, bối rối, khó chịu”.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm 5’
- Nêu một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị - HS nêu
xâm hại?
- Nêu một số cách ứng xử phù hợp khi rơi vào tình
huống có cơ bị xâm hại?
- Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải
giúp đỡ như thế nào?
- Qua bài học trên các em đã nắm được một số kĩ
năng gì để phòng tránh bị xâm hại?
- NX tiết học
- Dặn HS thực hành kĩ năng theo bài học khi cần
thiết
Học sinh tự đánh giá bản thân theo phiếu đánh giá:
STT Yêu cầu HT CHT
1 Nêu được ít nhất 2 biểu hiện có nguy cơ bị xâm hại
2 Nêu được ít nhất 2 biện pháp phòng tránh xâm hại
3 Lựa chọn cách ứng xử phù hợp với 1 tình huống được giao
4 Thể hiện được ứng xử phù hợp qua đóng vai
5 Xác định được ít nhất 1 nguy cơ bị xâm hại của bản thân
6 Lập kế hoạch phòng tránh xâm hại của bản thân
7 Thực hiên theo kế hoạch phòng tránh xâm hại của bản thân
đã xây dựng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

You might also like