You are on page 1of 1

1.

Khái niệm: -Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần như: Tư tưởng, đạo đức, lối sống,
cách cư xử tốt đẹp, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ví dụ: Truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu nước.

-Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: Trân trọng, bảo vệ, giữ gìn, tích cực tìm hiểu học hỏi
và thực hành để các giá trị truyền thống được phát huy, tỏa sáng.
2.Ý nghĩa

Truyền thống tốt đẹp là vô cùng quí giá, góp phần phát triển dân tộc và mỗi cá nhân.

Việc thừa kế và phát huy là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Trách nhiệm (chia của HS với CD)

 - Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 - Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc

1 Khái niệm:: - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải
quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Trái với năng động, sáng tạo là: thụ động, lười nhác, ỷ lại, rập khuôn, máy móc.
-Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả: Là tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo về mặt nội dung và hình thức
trong thời gian nhất định có chất lượng cao.
2.Ý nghĩa
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể
vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh
chóng, tốt đẹp.

- Nhờ năng động mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất
nước

Mối quan hệ năng động và sáng tạo:

- Năng động là cơ sở để sáng tạo

- Sáng tạo là động lực để năng động.

Cách rèn luyện

- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ

- Biết vượt qua khó khăn, thử thách

- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích.

-Biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống
Phải có tính kỷ luật và tự giác trong lao động và học tập

You might also like