You are on page 1of 10

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Khái quát chương trình bồi dưỡng GD Kĩ năng sống & giá trị sống
II. Những bài học rút ra từ khóa bồi dưỡng
III. Vận dụng thu hoạch trong công việc hiện tại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh phổ thông” (Nguyễn
Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa) năm 2010.
Câu hỏi: Khái quát chương trình bồi dưỡng Giáo dục Kĩ năng sống và giá trị
sống. Trình bày những thu hoạch có giá trị mà Anh/ chị nhận được từ khóa bồi
dưỡng. Anh/ chị sẽ vận dụng những thu hoạch đó như thế nào cho công việc đang
đảm nhiệm?
I. Khái quát chương trình bồi dưỡng GD Kĩ năng sống & giá trị sống
Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn
hóa,. và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con
người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những
vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức
trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh
khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, kĩ năng sống chính là
hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ
đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, kĩ năng sống là
một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại.
Giáo dục kĩ năng sống trang bị cho học sinh trở nên vô cùng quan trọng và
cấp bách nhiều trường đã đưa Kĩ năng sống thành một môn học. Tuy nhiên giáo
viên lại chưa được trang bị về phương pháp cách thức để giảng dạy một giờ học kĩ
năng sống sao cho hấp dẫn hiệu quả khiến giờ học kĩ năng sống diễn tẻ nhạt, nhàm
chán mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Khóa học bồi dưỡng Giáo dục Kĩ năng sống và
Giá trị sống của Đại học Giáo Dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho học
viên kiến thức về: 1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục giá trị và kĩ năng
sống Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác nhau
được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp
mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá
của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị Thang giá trị
(thước đo giá trị) là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một
trật tự ưu tiên nhất định. Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí
ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người.
Kiến thức
1. Hiểu rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến giá trị và kĩ năng sống:
Thế nào là giá trị sống? Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị là gì?
2. Hiểu rõ hơn về một số giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam.
3. Phân tích được mối quan hệ giữa giá trị bản sắc và giá trị phổ quát có tính
nhân loại.
4. Hiểu được bản chất của một số giá trị phổ quát như hoà bình, trách nhiệm,
yêu thương, giản dị...
5. Chỉ ra được mối quan hệ nền tảng giữa giá trị và kĩ năng sống.
6. Phân biệt được một số khái niệm kĩ năng: kĩ năng sống; kĩ năng mềm, kĩ
năng cứng...
7. Phân tích được bản chất của các kĩ năng sống và mối quan hệ phụ thuộc
giữa chúng.
8. Xây dựng được các qui trình tiến hành các hoạt động giáo dục giá trị và kĩ
năng sống.
Kĩ năng
1. Người học vận dụng được những kiến thức được trang bị và kinh nghiệm
của bản thân để thiết kế giờ hoạt động giáo dục giá trị và kĩ năng sống.
2. Người học có thể tổ chức triển khai những giờ hoạt động giáo dục giá trị
và kĩ năng sống.
3. Người học biết cách tạo ra các trò chơi, lựa chọn trò chơi giáo dục phù
hợp và sâu sắc; lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hiệu quả.
4. Người học biết tạo dựng môi trường giáo dục giá trị chuẩn mực nhằm kích
thích tối đa sự cảm nhận giá trị ở người học.
5. Người học có thể hướng dẫn đồng nghiệp cách tổ chức hoạt động giáo dục
giá trị và kĩ năng sống.
Thái độ:
1. Người học cảm nhận được ý nghĩa của đợt tập huấn đối với bản thân, tự
đánh giá lại mình, có những điều chỉnh tích cực về tư duy và hành vi.
2. Người học có nguyện vọng mong muốn mang những điều tốt đẹp đến cho
mọi người, đặc biệt học sinh của mình.
3. Người học cảm nhận sự cần thiết phải thay đổi cách dạy học và giáo dục
nói chung và đối với môn Giáo dục công dân nói riêng
II. Những bài học rút ra từ khóa bồi dưỡng
Khóa học đã giúp bản thân tôi sống tích cực hơn, xây dựng những hành vi
lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực để có thái độ, kiến thức, kĩ
năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Chúng ta đều biết: cuộc sống
luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt qua, những mất mát để con
người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kĩ năng
nhất định để tồn tại và phát triển.
Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển
của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Bởi giáo dục
KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội
hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự
nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Qua khóa học chúng ta sẽ biết chuyển
dịch kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị – “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin
tưởng”... thành những hành động cụ thể trong thực tế – “làm gì và làm cách nào” là
tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả điều đó nhằm giúp cho nội dung dạy
học trở nên sinh động hơn giúp cho các em học sinh thích ứng được với sự phát
triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới
tương lai.
Đến với khóa bồi dưỡng tôi có thêm kiến thức lý luận liên quan đến Giá trị
sống và kĩ năng sống. Có cái nhìn sâu hơn về văn hóa, giá trị, bản sắc, hiểu hơn về
các giá trị phổ quát Phân biệt được rõ ràng Các khái niệm kĩ năng sống, kĩ năng
mềm, kĩ năng cứng. Các bước để tổ chức hoạt động một giờ dạy giá trị sống và kĩ
năng sống sao cho hiệu quả và hợp lý. Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của
giảng dạy Giá trị sống, kĩ năng sống đối với học sinh. Cách để truyền cảm hứng
cho học sinh, tạo động lực để học sinh nhìn nhận ra những điều hạn chế của bản
thân và cố gắng mỗi ngày. Giúp học sinh hiểu rằng các yếu tố quyết định sự thành
công của con người, kĩ năng sống đóng góp đến khoảng 75%. Trong ba thành tố
hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hai yếu tố sau
thuộc về kĩ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản
lĩnh, tính chuyên nghiệp... Thời gian học tập tuy không dài những cũng đủ để tôi có
thêm những kiến thức vô cùng bổ ích về cách tổ chức hoạt động giáo dục giá trị và
kĩ năng sống. Các bước triển khai, cách tổ chức các hoạt động, cách phân chia thời
gian sao cho hợp lý. Bởi để tạo được động lực, hứng thú cho học sinh đã khó nhưng
để tạo được động lực, hứng thú lâu dài lại là một điều vô cùng nan giải và khó
khăn. Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn
cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh.
Vì vậy, khó học sẽ là hành trang không thể thiếu, trang bị cho mình những kĩ
năng, kiến thức cần thiết và hữu ích trên con đường mang giá trị đến cho các bạn
học sinh trong tương lai. Để thay đổi nhận thức và thói quen của mỗi người là điều
không hề đơn giản và dễ dàng bởi thói quen tốt là điều khó hình thành chính vì vậy
điều mà tôi nhận được sau khóa bồi dưỡng đó là thúc đẩy sự thay đổi cách nhìn
nhận của bản thân về môn học, quyết tâm thay đổi chính bản thân mình, thay đổi
cách tiếp cận để nội dung giảng dạy của mình hấp dẫn và thú vị hơn. Tôi đã được
trang bị thêm rất nhiều kĩ thuật và phương pháp dạy học mới như Phương pháp
động não, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp trò chơi, phương
pháp nhóm, phương pháp đóng vai... để áp dụng linh hoạt trong giờ dạy của bản
thân đây cũng là cách để vận dụng năng lực tiềm tàng để hoàn thiện bản thân, tránh
suy nghĩ theo lối mòn. Cũng tạo ra cho mình những điều mới mẻ để thay đổi bản
thân thích nghi phù hợp với điều kiện dạy học mới. Khối lượng kiến thức của
chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không
ngừng biên động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu
ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong
quan hệ gia đình.
Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao thay đổi chính mình,
ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu thay đổi về phương pháp và cách tiếp cận
ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu sự đổi mới con người dễ đi vào lối mòn, bảo
thủ và trở lên lạc hậu. Biết cách xây dựng giáo án Giá trị sống và kĩ năng sống, tổ
chức giờ dạy theo cấu trúc đảm bảo học sinh được thực hành ứng dụng để rèn luyện
thay đổi bản thân. Sự rèn luyện không chỉ trên lớp mà còn tiếp tục được thực hiện ở
nhà trong cuộc sống dưới sự giám sát của thày cô, cha mẹ bạn bè. Bởi để thay đổi
được thói quen và hình thành kĩ năng không chỉ ngày một ngày hai mà là cả một
quá trình kéo dài. Điều này không hề dễ dàng với học sinh.
III. Vận dụng thu hoạch trong công việc hiện tại
Là GV giảng dạy tại trường Tiểu học, tôi hiểu sự cần thiết của việc thay đổi
phương pháp bởi mỗi bộ môn sẽ có các bước, cách thức lên lớp khác nhau đặc biệt
là bộ môn kĩ năng sống. Tôi thường trăn trở sẽ dạy như thế nào để ra một giờ học kĩ
năng sống đúng nghĩa. Sự trăn trở của bản thân đã thôi thúc tôi tham gia khóa bồi
dưỡng này. Không phụ sự kì vọng, sau khi tham gia khóa học, tôi chú ý khai thác
trải nghiệm và sự tham gia, tương tác của người học, luôn luôn tôn trọng ý kiến của
học sinh và rút ra kinh nghiệm từ đó để làm cơ sở cho những kết luận về nội dung
hoạt động, tránh áp đặt những kết luận để học sinh có niềm vui học tập, thấy mình
như là người tìm ra, xây dựng lên những tri thức nằm trong nội dung kết luận.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là giáo dục cho các em cách
sống tích cực, xây dựng hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen
nhằm mục đích giúp cho người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và tiêu cực các
kĩ năng thích hợp. Khi giáo dục kĩ năng cho học sinh tiểu học cấn đảm bảo các
nguyên tắc sau nhằm giúp cho công tác này đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết, khi
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cần đảm bảo tính mục đích của giáo
dục kĩ năng sống về cả mục đích ngắn hạn và dài hạn. Việc giáo dục kĩ năng sống
xuất phát từ những mục đích ngắn hạn như biết cách giải quyết một số tình huống
điển hình trong các mối quan hệ, trong các hoạt động thường này. Từ đó là tiền đề,
là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu dài hạn. Để đảm bảo khả năng tiếp thu và
ứng dụng vào thực tiễn của học sinh tiểu, tôi cần lựa chọn những nội dung kĩ năng
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống của học sinh tiểu học, phù hợp
với tình hình phát triển của xã hội, của đất nước. Nếu c cấp những kiến thức không
phù hợp với lứa tuổi và môi trường sống, các em sẽ không có cơ hội để ứng dụng
những kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn để hình thành các kĩ năng cần thiết.
Bên cạnh đó, tôi cũng cung cấp đầy đủ khối lượng kiến thức để giúp các em
có thể hình thành kĩ năng sống. Quan trọng hơn cả, người giáo viên phải là người
bạn đồng hành cùng với các em học sinh trong chặng đường hình thành các kĩ năng
sống quan trọng. Là một người bạn đồng hành, tôi cũng khuyến khích động viên,
cổ vũ người và hướng các em đến với các phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Để công tác
này đạt hiệu quả cao nhất, nhà trường cần có sự chú trọng trong việc phối hợp với
các lực lượng giáo dục kĩ năng sống như Hội phụ huynh học sinh, đội thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh.
Với vai trò là đại diện cha mẹ học sinh, hội phụ huynh học sinh dễ dàng
truyền đạt các thông tin liên quan đến rèn luyện kĩ năng sống cho các bậc phụ
huynh, giúp phụ huynh có thể quan tâm sâu sát đến hành vi của các em hằng ngày,
từ đó biến đổi các hành vi tiêu cực thành tích cực. Đội thiếu niên tiền phong là một
tổ chức cộng sản dành cho thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam. Với vai trò
của mình, đội thiếu niên tiền phong tại các cơ sở giáo dục tiểu học có rất nhiều hoạt
động bổ ích.
Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt
động của Đội là một kênh giáo dục hiệu quả. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em
thường tìm kiếm và bắt chước các hành vi của bạn bè, cha mẹ, thầy cô. Do vậy bản
thân mỗi thầy cô, cha mẹ cần có những hành vi đúng mực để trở thành tấm gương
cho các em noi theo.
Kĩ năng sống không thể hình thành được nếu chỉ thông qua việc nghe giảng
và tự đọc tài liệu mà phải trải qua quá trình trải nghiệm và tương tác với người
khác. Việc nghe giảng và đọc tài liệu chỉ giúp các em thay đổi nhận thức về một
vấn đề. Hầu hết các kĩ năng sống được hình thành trong quá trình tương tác với bạn
bè, thầy cô và các mối quan hệ khác thông qua hoạt động học tập và các hoạt động
giáo dục khác trong nhà trường. Kĩ năng sống dễ dàng được hình thành khi học
sinh được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Do vậy, tôi cũng thấy mình cần
thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ học sao cho
học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự phân thích và biết phân tích kinh
nghiệm sống của mình và người khác. Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện
trong một quá trình nhất định từ nhận thức để hình thành thái độ đến thay đổi hành
vi. Là một giáo viên, chắc chắn tôi cũng cần nắm được đặc điểm của học sinh để
tác động lên bất kỳ giai đoạn phát triển kĩ năng sống nào của học sinh để thúc đẩy
quá trình hình thành kĩ năng sống cho học sinh của mình.

You might also like