You are on page 1of 2

MÈO GẤM

Pardofelis marmorata (Martin, 1837)


Felis marmorata Martin, 1837.
Họ: Mèo Felidae
Bộ: Thú ăn thịt Carnivora
Đặc điểm nhận dạng:
Loài thú nhỏ trong họ nhà Mèo Felidae. Bộ lông mịn xốp, thay đổi lớn về hoa văn. Nền lông mầu xám
xanh hay nâu son; có nhiều vệt đen ở đầu, cổ và lưng; có hoa văn gần kiểu hoa văn của báo gấm nhưng
nhỏ hơn, bị đứt quãng và mờ lẫn trong nền lông lưng. Có 2 dải lông đen chạy từ cổ đến gốc đuôi, tách
biệt với các vân ở lưng; nhiều đốm nhỏ ở đùi. Đuôi dài xấp xỉ dài thân và nhiều vệt đen nhỏ không thành
vòng đuôi rõ như báo gấm.
Sinh học, sinh thái:
Mèo gấm còn ít được nghiên cứu. Thức ăn gồm các loài chim, gậm nhấm nhỏ, rắn, bò sát, ếch nhái, côn
trùng. Mèo sống và hoạt động ở vùng rừng núi cây gỗ lớn và rừng tái sinh và kể cả trên núi đất và núi đá,
hoạt động về đêm.
Phân bố:
Trong nước: Nơi thu mẫu: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Phú Thọ, Đắk Lak, Lâm Đồng. Mèo gấm
phân bố rộng ở các vùng rừng núi trong toàn quốc.
Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Malaixia, Indonesia, Thái Lan.
Tình trạng
Mèo gấm có bộ lông đẹp nên hay bị con người săn bắt, dẫn đến tình trạng ngày càng khan hiếm,
bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN thống kê số lượng cá thể
mèo gấm toàn thế giới khoảng 10.000 con và liệt giống này vào danh mục các loài sắp nguy cấp.[2]
Tại Việt Nam, mèo gấm có mặt tại hầu hết các vùng rừng từ Bắc xuống đến Nam với số lượng ngày
càng suy giảm và hiện được liệt vào Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam
Giá trị:
Thú quí, hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học và góp phần điều hoà số lượng cá thể các quần thể con
mồi.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa và Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần kiểm soát chặt chẽ việc
săn bắt và buôn bán động vật rừng, bảo vệ tốt nguồn con mồi trong các khu rừng có mèo gấm sinh sống.

CẦY MỰC
Arctictis binturong (Raffles, 1821)
Viverra binturong Raffles,1821.
Họ: Cầy Viverridae
Bộ: Thú ăn thịt Carnivora
Đặc điểm nhận dạng:
Bộ lông có mầu đen tuyền toàn thân, trừ phần mõm phớt trắng. Một số cá thể có mút lông màu trắng tạo
nên Bộ lông màu hoa râm. Cầy mực sống ở các tỉnh phía Nam phần phớt trắng lan lên đến lưng. Lông
dài thô và xù. Đuôi rất dài, gốc đuôi lớn, nhỏ dần về mút đuôi; mút đuôi có thể uốn cong cuộn vào thân
cây lúc leo trèo. Tai có chòm lông dài, viền tai mầu trắng. Bàn chân rất khoẻ, vuốt dài nhọn và sắc.
Sinh học, sinh thái:
Thức ăn gồm nhiều loại quả cây và các động vật nhỏ sống trên cây như chim, chuột, côn trùng, rắn,….
Theo kết quả nghiên cứu về thức ăn của Cầy mực ở các cơ sở nuôi nhốt thì thức ăn của chúng hoàn
toàn giống Cầy vòi mốc Paguma larvata, Cầy vòi đốm: ăn tạp gồm các loại quả chín, củ (khoai lang,
khoai tây), thịt, cá, trứng, giun đất,…. Cầy mực sống và hoạt động ở rừng già, rừng tái sinh tốt cạnh rừng
già. Chúng sống độc thân, hoạt động kiếm ăn ban đêm, sống thầm lặng, leo trèo giỏi, hoạt động chủ yếu
trên cây. Khi leo trèo cầy dùng đuôi quấn vào cành cây để giữ thăng bằng. Cầy mực cũng xuống đất hoạt
động, thích tắm nước và có thể bơi được. Cầy trưởng thành sinh dục 2 - 3 tuổi, thời gian chửa 92 - 94
ngày, đẻ 1 - 3 con, con sơ sinh nặng 400g.
Phân bố:
Trong nước: Nơi thu mẫu gồm Lai Châu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm
Đồng. Có thể trước kia cầy mực phân bố rộng ở rừng trong toàn quốc. Nhưng hiện nay chúng chỉ có ở
rừng Tây Nguyên và từ Lai Châu vào Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái lan, Lào, Campuchia.
Giá trị:
Loài thú quí hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học và giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Xạ hương dùng
làm chất định hương trong sản xuất mỹ phẩm.
Tình trạng:
Cầy mực vốn có trữ lượng ít trong thiên nhiên. Hiện nay, do săn bắt quá mức và nạn khai thác rừng, phá
rừng nên trữ lượng của cầy mực rất thấp trong thiên nhiên.

SẢ MỎ RỘNG
Pelargopsis capensis burmanica Sharp, 1870
Họ: Bói cá Alcedinidae
Bộ: Sả Coraciiformes
Mô tả:
Chim trưởng thành đầu xám nâu nhạt, mặt lưng xanh xỉn, nhưng giữa lưng, hông và trên đuôi xanh da
trời. Hai bên cổ, mặt bụng vàng hơi hung. Mắt nâu. Mỏ đỏ (mút mỏ hơi đen). Chân đỏ. Chim non có vằn
ở ngực.
Sinh học:
Thời kỳ sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hoặc 2. Làm tổ ở bờ suối hay hốc cây.
Nơi sống và sinh thái:
Sống định cư ở rừng dọc theo bờ sông, suối, có thể lên tới độ cao 1200m. Ngoài ra còn gặp ở đồng
bằng, gần ao hồ, cửa sông ven biển và rừng ngập nước.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai và Tây
Ninh.
Thế giới: Mianma, đảo Andaman và Đông Dương.
Tình trạng:
Chỉ gặp phổ biến ở ít nơi như vườn quốc gia Nam Bãi Cát Tiên. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Như đối với loài bói cá lớn. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các cảnh quan gần mực nước. Chống làm gây ô
nhiễm các thủy vực tự nhiên.
 
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 159.

You might also like