You are on page 1of 34

1

CHỦ ĐỀ 11:
Đặc điểm chính của Bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ
cánh tơ (Thysanoptera). Đặc điểm các họ có ý nghĩa quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Giảng viên: Lê Thị Diệu Trang


2
I
BỘ CÁNH CỨNG ( Coleoptera )

3
1. Đặc điểm chung:

• Coleoptera có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “coleo” có nghĩa là vỏ và “ptera”


có nghĩa là cánh, dùng để chỉ cặp cánh trước đã được biến đổi để làm vỏ
bọc bảo vệ cho cánh sau (cánh màng).
• Là bộ côn trùng lớn nhất trên toàn thế giới. Bao gồm hơn 300 ngàn loài.
Phân bố rộng ở khắp mọi nơi.

Bắc Mỹ Thế Giới

Họ 112 166

Loài 23,592 >300,000

4
Hình 1. Sự đa dạng của bộ Coleoptera. Hình 2. Bộ sưu tập tiêu bản bọ cánh cứng.

5
1.1. Đặc điểm hình thái:

• Các loài của bộ cánh cứng Coleoptera


trải qua kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4
giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và
trưởng thành.

• Khi trưởng thành, hầu hết bọ cánh cứng


đều có một bộ xương ngoài dày, cứng
cáp bao phủ và bảo vệ bề mặt cơ thể
Hình 3. Vòng đời của bộ Coleoptera.
của chúng.
6
• Cánh trước là một cặp cánh cứng được
hóa cứng bằng chất sừng hoặc chất da,
đồng thời cũng là một phần của bộ
xương ngoài. Cánh trước giúp chúng
Hình 4. Cánh trước mở ngang khi bay.
bảo vệ bộ cánh màng bên trong và giữ
thăng bằng khi bay.

• Miệng gậm nhai, rộng lớn và có hàm


răng sắc bén. Giúp săn bắt và giữ chắc
con mồi.
Hình 5. Bọ rùa bắt mồi bằng bộ miệng sắc, khỏe.

7
Mô hình bọ cánh cứng

8
1.2. Thức ăn:

Ấu trùng và con trưởng thành có cặp kìm khỏe mạnh. Chế độ ăn uống
của chúng rất đa dạng tùy theo loài.
Nhiều loài ăn chay, chúng ăn rễ, cành, lá. Có loài đào đường hầm trong
thân cây.

Hình 6. Bọ ăn khoai tây. Hình 7. Bổ củi. Hình 8. Mọt ngũ cốc.

9
Hình 9. Bọ cánh cứng bơi. Hình 10. Bọ Carrion ăn xác. Hình 11. Bọ rùa.

Một số khác là loài ăn thịt. Thực đơn của chúng là các động vật
không xương sống định cư trong đất hay trên thảm thực vật, một số
cũng ăn cả động vật có xương sống.
Bên cạnh đó, có một số bọ cánh cứng ăn xác thối, phân, gỗ phân
hủy thậm chí là xác người đang phân hủy. Những loài ăn xác này có ý
nghĩa quan trọng trong y học.
10
2. Một số họ gây hại cho nông nghiệp:

• Họ vòi voi - Curculionidae – là


loài ăn chay, chúng gặm nhấm
hạt hay mô cây, là đối tượng
gây hại trên cây lương thực.

Miệng nhai nằm ở đầu của vòi.


Hình 12. Mọt gạo.

11
• Họ ánh kim - Chrysomelidae – là loài
ăn thực vật, bao gồm nhiều loại côn
trùng gây hại có màu ánh kim. Ấu Hình 13. Bọ nhảy.

trùng đục quả, đục rễ, còn trưởng


thành cắn thủng lá.

Hình 14. Bọ ba xanh.


12
• Họ bóng tối - Tenebrionidae – là loài
côn trùng ăn thực vật. Chúng
thường được tìm thấy trong đất, gỗ
thối mục, chúng đục khoét hạt ngũ
cốc và nông sản trong kho, gậm phá
hạt giống sau khi gieo và cây con. Hình 15. Mọt thóc đỏ.

Đa số sống trong khí hậu khô cằn.

13
• Họ xén tóc - Cerambycidae : ăn thực vật.
Giai đoạn ấu trùng đục thân và cành cây
thân gỗ, cắn phá chồi non mọc trên cành.
Giai đoạn trưởng thành cắn phá vỏ cây, vỏ
cành. Hình 16. Xén tóc.

Ngoài ra, còn có một số họ có hại khác như họ bổ củi – Elateridae, họ bọ hung
– Scarabaeidae, họ bọ rùa – Coccinellidae,...

14
3. Một số họ có ích cho nông nghiệp:

• Họ bọ rùa - Coccinellidae: phần lớn ăn


thịt, ấu trùng và trưởng thành săn bắt các
côn trùng nhỏ như rệp muội, rệp sáp, nhện
nhỏ và ấu trùng tuổi nhỏ của các loài côn
trùng khác. Hình 17. Bọ rùa đỏ.

15
• Họ hổ trùng – Cicindelidae: hầu hết là côn
trùng bắt mồi có ích, hoạt động tích cực
dưới nắng, bò nhanh trên mặt đất và bay
từng quãng ngắn. Các giống thường gặp là
Cicindella và Collyris.

Hình 17. Bọ Cicindella.

16
• Họ cánh cộc - Staphilinidae, phần lớn là
có ích, ăn các côn trùng nhỏ bé hoặc ăn
các chất mục nát. Có loài ký sinh trong
nhộng ruồi, tiêu biểu là kiến ba khoang,
loài thiên địch này thường tấn công vào ổ
sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh
vảy, chúng xuất hiện phổ biến trên cả
Hình 18. Kiến ba khoang.
ruộng lúa và ruộng cây màu.

17
4. Bọ rùa

 Đặc điểm hình thái:

Là loài côn trùng có thân hình bầu dục,


có kích thước từ 0,1 – 1 cm tùy loài. Bọ
đực có kích thước trung bình nhỏ hơn bọ
cái.

Vòng đời của bọ rùa kéo dài 1 - 2 năm


tùy từng loài qua 4 giai đoạn: trứng, ấu
trùng, nhộng và bọ rùa trưởng thành.
18
Hình 19. Vòng đời của bọ rùa Hình 20. Bọ rùa đẻ trứng.

19
Trên thế giới hiện nay có khoảng
5000 loại bọ rùa, phân bố rộng khắp
trên toàn thế giới, đặc biệt phong
phú ở vùng nhiệt đới, trong đó có
Việt Nam.
Bọ rùa là nhóm côn trùng đa thực
nên người ta chia chúng thành hai
Hình 21. Sự đa dạng của bọ rùa.
nhóm là bọ rùa ăn thịt và bọ rùa ăn
thực vật.

20
Bọ rùa ăn thịt: Ấu trùng của chúng sẽ có hình tròn, kích cỡ khá lớn,
cánh có màu sắc sặc sỡ xen lẫn các chấm đen tròn trên cánh, cánh
bóng vì ăn thịt (rệp) nhiều, Có ít chấm trên thân, hoặc vài khoang đen.

  Bọ rùa ăn thịt lại được coi là bạn của nhà nông vì chúng bám trên
mặt sau lá và chuyên ăn các loài sâu rầy, rệp vừng, rệp sáp, ấu trùng
sâu non để phát triển. chúng có thể ăn tới 1000 con rệp, giúp nhà nông
gìn giữ hoa màu đáng kể.

21
Một số loài bọ rùa có ích nổi bật như:

 Bọ rùa vàng: Loài này sống tập trung ở khu vực Bắc Mỹ.

 Bọ rùa đỏ: Đây là loài bọ rùa phổ biến nhất trên thế giới.

Hình 22. Bọ rùa vàng. Hình 23. Bọ rùa đỏ.

22
Bọ rùa ăn hại: Màu sắc nhạt hơn, thường là màu cam, cánh hơi nhám
nếu sờ vào cánh sẽ thấy rõ, vì ăn rau nhiều. Thường có nhiều chấm đen
nhỏ trên thân, khoảng 28 chấm.

Hình 24. Bọ rùa 28 chấm.

Bọ cánh cam có hại ăn lá cây chừa lại gân lá, gây hại cho bầu bí, lúa,
khoai,....
23
BỘ CÁNH TƠ (Thysanoptera)

24
1. Đặc điểm chung:

- Gồm khoảng 2500 loài.

- Cơ thể nhỏ. Cánh hẹp dài mọc đầy


lông dài như lông chim, mạch cánh
thoái hoá. Lúc đứng yên, 2 cánh xếp
bằng 2 bên lưng. Khi bò bụng uốn cong
về phía lưng. Thường đẻ trứng vào mô
cây hoặc khe nứt dưới vỏ cây.
Hình 25. Cấu tạo bộ cánh tơ.

25
- Biến thái kiểu quá độ (thuộc nhóm
biến thái không hoàn toàn). Đây là
kiểu trung gian từ biến thái không
hoàn toàn sang biến thái hoàn toàn.
Vòng đời của chúng kéo dài khoảng
hơn 2 tuần tùy từng loài. Qua 5 giai
đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng,
Hình 26. vòng đời bộ cánh tơ.
nhộng giả, con trưởng thành.

26
- Phần lớn ăn thực vật nên có thể gây hại cho cây trồng, nhưng
cũng có nhiều loài có tính bắt mồi là thiên địch của các loài côn
trùng nhỏ bé khác hoặc trứng của các loài sâu có kích thước lớn.

- Những họ thường gặp là: họ bọ trĩ vằn, họ bọ trĩ và họ bọ trĩ ống.

27
2. Một số họ gây hại cho nông nghiệp:

Họ bọ trĩ (Thripidae): Thân dẹp, râu đầu 6-8 đốt, cánh hẹp nhọn. Ống đẻ
trứng dạng lưỡi cưa cong xuống. Thường gây hại cây trồng.

Hình 27,28. Bọ trĩ.

28
3. Một số họ có ích cho nông nghiệp:

Họ bọ trĩ vằn (Aeolothripidae): râu đầu 9


đốt, cánh trước có nhiều vết vằn, ống đẻ
trứng hình lưỡi cưa cong lên. Phần lớn là
loài có ích (hút máu nhện đỏ, rệp muội và
các bọ trĩ khác).

Hình 29. Bọ trĩ vằn.

29
Họ bọ trĩ ống (Phloeothripidae): Phần lớn
màu nâu tối hoặc đen, cánh có hoặc không.
Nếu có cánh thì mạch cánh trước rất thoái
hoá. Cuối bụng cả con đực và con cái đều
dạng ống. Phần lớn là các loài ăn côn trùng
nhỏ khác và bào tử nấm.
Hình 30. Bọ trĩ ống.

30
3. Bọ trĩ

Đặc điểm hình thái:


- Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu
trong suốt.
- Sâu non mới nở thân có màu trong suốt,
sau lần lột các thứ nhất có màu vàng nhạt.
- Nhộng màu vàng sẫm, không di chuyển.
Thường hoá nhộng ngay trong những lá
đã cuốn lại. Hình 31. Bọ trĩ.

- Con trưởng thành mới vũ hoá có màu nâu sáng, sau có màu đen bóng,
rất nhanh nhẹn, thường bò cong bụng trên mặt lá. Con đực có kích thước
nhỏ hơn con cái.

31
- Vòng đời của bọ trĩ khoảng 11-16
ngày
- Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh
phát triển từ 15-25oC. Mưa làm giảm
rõ rệt số lượng bọ trĩ, đặc biệt là
trưởng thành. Quần thể bọ trĩ phát
triển mạnh ở những năm hạn hán.
Hình 32. Vòng đời của bọ trĩ.

32
Bọ trĩ gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trong
nước và trên thế giới. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ
non đều hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh
trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được. Lá
lúa non bị hại có nhiều điểm trắng nhỏ, chóp lá Hình 33.Lúa bị bọ trĩ hại.

khô vàng và cuốn quăn lại. Bọ trĩ hại cả lúa nước


và lúa cạn ngay sau khi lúa mới cấy được 1-2
tuần. Làm cây suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến năng suất cây trồng.

33
Thành viên trong nhóm

Nguyễn Thị Kim Hoa - 20113246


Nguyễn Minh Cảnh - 20113210
Nguyễn Thị Kim Chi - 20113211 Sử Minh Hiển - 20113243

Phú Thành Hải - 20113237 Trần Anh Dũng - 20113229

CHÂN THÀNH CẢM ƠN !


34

You might also like