You are on page 1of 31

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

TỔ SINH HỌC

TÀI LIỆU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

PHÂN MÔN SINH HỌC


HỌC KÌ II

Họ và tên: …………………………………….
Lớp: …………………………………………..

Lưu hành nội bộ


2023 - 2024
BÀI 27. NGUYÊN SINH VẬT
1. Nguyên sinh vật là gì?
 Môi trường sống của nguyên sinh vật
- Nguyên sinh vật phân bố ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí và kí sinh trên
cơ thể sinh vật khác. Tuy nhiên, môi trường nước là môi trường sống của đa số nguyên sinh vật
như trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic, …
 Hình dạng của nguyên sinh vật

Nguyên sinh vật rất đa dạng về


hình dạng (hình cầu, hình thoi,
hình giày, …), một số có hình dạng
không ổn định (trùng biến hình).

 Cấu tạo của nguyên sinh vật

- Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo


nhân thực, kích thước hiển vi.
- Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào (cơ thể đơn
bào) nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức
năng của một cơ thể sống.
- Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp
như tảo lục, trùng roi.

-2-
2. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên
 Một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên
Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biểu hiện
Trùng sốt rét qua
Bệnh sốt rét trung gian là muỗi Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa
Anopheles
Bệnh kiết lị Trùng kiết lị Đau dụng, tiêu chảy phân có lẫn máu, có thể sốt

 Một số biện pháp phòng bệnh do nguyên sinh vật gây nên
-Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy….
- Vệ sinh an toàn thực phẩm ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh; bảo quản thức ăn đúng cách.
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường và an toàn thực phẩm.
-…
3. Bài tập
Câu 1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 2. Nấm nhầy thuộc giới
A. Nấm. B. Động vật. C. Nguyên sinh D. Thực vật
Câu 3. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A. Trùng Entamoeba histolytica.
B. Trùng Plasmodium falcipanum.
C. Trùng giày.
D. Trùng roi.
Câu 4. Hãy sử dụng các từ gợi ý: sinh vật, đơn bào, đa bào, tự dưỡng, dị dưỡng, nhân thực,
nguyên sinh, tế bào, phân bố để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Nguyên sinh vật có cơ thể cấu tạo chỉ gồm một tế bào. Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh

-3-
chúng ta. Nguyên sinh vật phân bố ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí và đặc biệt
trên cơ thể sinh vật khác.
Trùng giày thuộc giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực, đơn bào, sống dị dưỡng. Tảo
thuộc giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng.
Hết

-4-
BÀI 28. NẤM
1. Đặc điểm của nấm
❖ Môi trường sống:
Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả….
❖ Phân loại:
➢ Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành 2 nhóm:
• Nấm đơn bào : nấm men
• Nấm đa bào: nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ….

➢ Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành 2 nhóm:
• Nấm đảm: có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm. Ví dụ: nấm rơm, nấm
sò, …
• Nấm túi: có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi. Ví dụ: nấm men, nấm mốc,

-5-
➢ Dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, ta có thể phân biệt: nấm ăn được ( nấm rơm, nấm
sò, nấm hương…) và nấm độc ( nấm độc đỏ, nấm độc tán trắng…)
2. Vai trò của nấm
❖ Vai trò có ích:
➢ Trong tự nhiên:
• Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật, rác hữu cơ.
• Làm sạch môi trường.
➢ Trong thực tiễn:
Nấm có nhiều giá trị sử dụng đối với con người như:
• Làm thức ăn: nấm rơm, nấm sò, nấm hương…
• Làm thuốc, thực phẩm chức năng: nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo…
• Dùng trong sản xuất bia rượu: nấm men
• Làm men nở, chế biến thực phẩm: nấm men
• Làm thuốc trừ sâu sinh học: nấm mốc
❖ Vai trò có hại:
➢ Đối với vật nuôi, cây trồng:
Kí sinh gây bệnh, làm giảm năng suất ( nấm mốc cá, nấm mốc xám ở dâu tây…).
➢ Đối với con người:
Kí sinh gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
• Một số bệnh do nấm gây ra: nấm da tay, viêm phổi do nấm.
-6-
• Con đường lây bệnh: tiếp xúc mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân chưa đúng
cách.
• Biện pháp phòng chống: hạn chế tiếp xúc với nguồn gây bệnh, vệ sinh cá nhân thường
xuyên, vệ sinh môi trường sống.
3. Kĩ thuật trồng nấm
❖ Nấm rơm là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn.
❖ Các bước trồng nấm rơm:
• Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu trồng.
• Bước 2. Chọn vị trí trồng nấm rơm.
• Bước 3. Chọn giống nấm, đóng khuôn và gieo giống nấm.
• Bước 4. Chăm sóc nấm.
4. Bài tập
Câu 1. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm
độc và nấm không độc? Lấy ví dụ.
Đặc điểm Nấm đơn bào Nấm đa bào
Số lượng tế bào Một tế bào Nhiều tế bào
Ví dụ Nấm men Nấm độc đỏ, nấm hương, …

Đặc điểm Nấm đảm Nấm túi


Đảm bào tử, bào tử mọc trên Túi bào tử, bào tử nằm trong
Cơ quan sinh sản
đảm túi
Ví dụ Nấm hương, nấm sò, … Nấm mốc, nấm men, …

Đặc điểm Nấm độc Nấm không độc


Thường không có màu sắc
Màu sắc Thường có màu sắc sặc sỡ
sặc sỡ
Có bao gốc nấm và có thêm
Thường không có bao gốc
Cấu tạo vòng cuống nấm bao quanh
nấm và vòng cuống nấm.
thân nấm
Nấm độc đỏ, nấm độc tán
Ví dụ Nấm rơm, nấm hương, …
trắng, …

Câu 2. Em thấy nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết nào? Kể tên những vị trí dễ xuất
hiện nấm mốc xung quanh em.
- Nấm mốc thường xuất hiện vào những ngày ẩm ướt, có độ ẩm không khí cao.

-7-
- Nấm mốc thường xuất hiện ở những khu vực ẩm, thiếu ánh sáng như góc tường, góc nhà, mặt
sau tủ, …
Câu 3. Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây nên trên da người.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Không tiếp xúc với người hoặc vật nuôi bị bệnh.
-…
Hết

-8-
BÀI 29. THỰC VẬT
1. Đa dạng thực vật
Thực vật đa dạng và phong phú. Thực vật được chia thành các nhóm:
- Rêu (Thực vật không có mạch): là nhóm thực vật bậc thấp, cây chưa có rễ chính thức, chưa
có mạch dẫn. Rêu sống ở những nơi ẩm ướt (chân tường, trên thân cây to); đại diện: cây rêu tường.
- Dương xỉ (Thực vật có mạch, không có hạt): Là nhóm thực vật có tổ chức cơ thể gồm có rễ,
thân, lá (lá khi còn non thường cuộn lại ở đầu), có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất
trong cây, sinh sản bằng bào tử. Dương xỉ thường sống ở nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây
trong rừng; đại diện: cây dương xỉ.
- Hạt trần (Thực vật có mạch, có hạt): là nhóm thực vật bậc cao, sống trên cạn, cấu tạo phức
tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là Hạt trần), chưa có hoa và quả,
cơ quan sinh sản là nón (nón thông); đại diện: cây thông.
- Hạt kín (Thực vật có mạch, có hoa, có hạt): là nhóm thực vật tiến hóa nhất về sinh sản, các
cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt
được bảo vệ trong quả, môi trường sống đa dạng (môi trường nước, môi trường cạn); đại diện: cây
táo, cây cà chua, …
2. Vai trò của thực vật
➢ Trong tự nhiên:
- Thực vật là thức ăn của nhiều loại sinh vật khác.
- Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật, …
- Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí,
điều hòa khí hậu, chống xói mòn đất.
➢ Trong thực tiễn:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm: lúa, củ sắn, su hào, rau mồng tơi, khoai lang, …
- Cung cấp nguyên liệu làm thuốc: nhân sâm, nấm linh chi, tía tô, …
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: cà phê, ca cao, chè, hồ tiêu, …
- Cung cấp gỗ: lim, trầm hương, …
- Làm cảnh: vạn niên thanh, phát tài, trầu bà, …
-…

-9-
3. Bài tập
Câu 1. Cho các từ: rễ, ngọn, thân, mạch dẫn, lá, túi bào tử, bào tử. Sử dụng các từ đã cho để hoàn
thành các đoạn thông tin sau:
Cây rêu gồm có (1) ….., (2) ….., chưa có (3) ….. chính thức.
Trong thân và lá rêu chưa có (4) …..
Rêu sinh sản bằng (5) ….. được chứa trong (6) ….., cơ quan này nằm ở (7) ….. cây rêu.
(1) thân; (2) lá; (3) rễ; (4) mạch dẫn; (5) bào tử; (6) túi bào tử; (7) ngọn.
Câu 2. Cho sơ đồ sau:

a. Em hãy lựa chọn các sinh vật phù hợp với các số trong sơ đồ trên.
(2): Sâu ăn lúa; (3): Ếch.
b. Từ sơ đồ trên, em có nhận xét gì về vai trò của thực vật.
Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho động vật và con người.
Câu 3. Cho thông tin trong bảng sau:
Các nhóm thực vật
Đặc điểm
(1) (2) (3) (4)
Rễ chính thức Có Có Có Không
Mạch dẫn Có Có Có Không
Bào tử Có Không Không Có
Hoa, quả Không Có Không Không
Nón Không Không Có Không
Hạt Không Có Có Không

a. Hãy xác định tên của các nhóm thực vật từ (1) đến (4).
(1) Dương xỉ; (2) Hạt kín; (3) Hạt trần; (4) Rêu.
b. Hãy cho biết môi trường sống của mỗi nhóm thực vật từ (1) đến (4).
(1) Thường sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng.
(2) Môi trường sống đa dạng (môi trường nước, môi trường cạn).
(3) Sống trên cạn.
(4) Sống những nơi ẩm ướt như chân tường, trên thân cây to.

- 10 -
c. Trong các nhóm thực vật từ (1) đến (4), nhóm nào tiến hóa nhất về sinh sản? Tại sao?
Nhóm Hạt kín tiến hóa nhất về sinh sản vì hạt được bảo vệ trong quả; có hoa; thụ phấn đa dạng
nhờ gió, côn trùng, …
Hết

- 11 -
BÀI 30. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. Chuẩn bị
1. Dụng cụ: kính lúp, kéo, bút chì, nhãn dán, …
2. Mẫu vật:
- Thực vật có sẵn ở địa phương, nhà em, … thuộc các nhóm Rêu, Dương xỉ, Hạt Trần, Hạt kín.
- Bộ tranh/ ảnh đại diện các nhóm thực vật.
II. Cách tiến hành
1. Thực hành phân loại các nhóm sinh vật
- Bước 1: Quan sát và xác định đặc điểm đặc trưng của mẫu vật: rễ, thân, lá, hoa, quả
- Bước 2: Phân loại mẫu vật theo nhóm
- Bước 3: Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân
*Ví dụ: Lập bảng thực hành phân loại 4 nhóm thực vật đã học: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
Nhóm thực
Đặc điểm Môi trường sống Đại diện
vật
- Đã có thân và lá; rễ chưa
chính thức. Nơi ẩm ướt: tường, thân cây
Rêu Rêu tường
- Không có mạch dẫn. mục, nền đá ẩm ven suối, …
- Sinh sản bằng bào tử.
- Có rễ, thân, lá hoàn chỉnh.
- Có hệ mạch dẫn. Môi trường cạn, dưới tán các Dương xỉ
Dương xỉ
- Sinh sản bằng bào tử (nằm cây lớn. thường
trong túi bào tử ở mặt dưới lá).
- Có rễ, thân, lá hoàn chỉnh.
- Có hệ mạch dẫn.
Thông hai lá,
- Chưa có hoa. Cơ quan sinh
Hạt trần Vùng lạnh. thông ba lá,
sản là nón (nón đực, nón cái)
vạn tuế, …
- Sinh sản bằng hạt. Hạt nằm lộ
trên lá noãn hở (Hạt trần).
- Có rễ, thân, lá hoàn chỉnh và -Phân bố đa dạng ở các môi Lúa nước, cây
Hạt kín
biến đổi đa dạng. trường sống khác nhau. đào, bèo tấm,

- 12 -
- Hệ mạch dẫn hoàn thiện. xương rồng,
- Cơ quan sinh sản là hoa. hành tây, dưa
- Sinh sản bằng hạt. Hạt được leo, dâu tằm,
bảo vệ trong quả (Hạt kín). hoa quỳnh, tơ
hồng, …

*Sơ đồ khóa lưỡng phân các nhóm thực vật:

Hạt trần Hạt kín

2. Báo cáo kết quả thực hành


- Báo cáo kết quả thực hành của HS phân loại các nhóm trên giấy A0 hoặc Power point.
- Nội dung:
+ Bộ sưu tập tranh về các nhóm thực vật.
+ Sơ đồ khóa lưỡng phân phân loại các nhóm thực vật đã được quan sát và phân loại trong bài
thực hành.
Hết

- 13 -
BÀI 31. ĐỘNG VẬT
I. Đa dạng động vật
 Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống:
Căn cứ vào xương cột sống, động vật được chia thành hai nhóm:
- Nhóm động vật chưa có xương cột sống được gọi là động vật không xương sống bao gồm: Ruột
khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.
- Nhóm động vật đã có xương cột sống được gọi là động vật có xương sống bao gồm: Cá, Lưỡng
cư, Bò sát, Chim, Thú (Động vật có vú).
➢ Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên
1. Ruột khoang
- Là nhóm động vật đa bào bậc thấp.
- Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn.
- Sống ở môi trường nước.
- Đại diện: Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô, …

Thủy tức Hải quỳ


2. Giun
- Có hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt).
- Cơ thể đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng.
- Thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.
- Đại diện: Sán bã trầu, sán lá gan, giun đũa, giun kim, giun đất, đỉa, rươi, …

- 14 -
Sán lá gan Giun đũa

3. Thân mềm
- Có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc),
xuất hiện điểm mắt.
- Đại diện: Trai, ốc, mực, hến, sò, …

Ốc sên Bạch tuộc


4. Chân khớp
- Cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng).
- Cơ quan di chuyển (chân, cánh).
- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên.
- Bộ xương ngoài bằng kitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động.
- Chân khớp là nhóm có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các dạng môi trường sống.
- Đại diện: Nhện, bọ xít, ong, kiến, bướm, tôm, cua, …

- 15 -
Bướm Châu chấu
➢ Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên
1. Cá
- Thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước.
- Di chuyển bằng vây.
- Đại diện: Cá rô, cá trê, cá mè, …

Cá rô phi
2. Lưỡng cư
- Là nhóm động vật ở cạn đầu tiên.
- Da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số lưỡng cư có đuôi (cá cóc) hoặc thiếu chân
(ếch giun) hoặc không có đuôi (ếch, cóc).
- Đại diện: Ếch đồng, cá cóc, nhái, ếch, giun, …

- 16 -
Ếch đồng

3. Bò sát
- Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài như cá sấu, rắn nước, rùa biển).
- Da khô và có vảy sừng.
- Đại diện: Rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu, …

Thằn lằn bóng đuôi dài


4. Chim
- Là nhóm động vật sống trên cạn.
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.

- 17 -
Chim sẻ
- Đặc điểm cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau.
- Đại diện: Nhóm Chim bay (chim bồ câu), nhóm Chim chạy (đà điểu), nhóm Chim bơi (chim
cánh cụt), …
5. Thú (Động vật có vú)
- Là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất, bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa
thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Phần lớn thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Đại diện: Ngựa, thỏ, chuột, mèo, …

Thỏ
II. Tác hại của động vật trong đời sống
➢ Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tác hại của động vật trong đời sống
- Trong đời sống, động vật là tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh cho con người, thực vật
và động vật khác.

- 18 -
- Gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế địa phương, phá hoại mùa màng, công trình
xây dựng, …
- Ví dụ: Giun kí sinh gây bệnh ở người; bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch; ốc bươu vàng
gây hại lúa; mối phá hoại công trình xây dựng; …
➢ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số lợi ích của động vật trong đời sống
- Trong tự nhiên, động vật là thức ăn cho các động vật khác.
- Trong đời sống con người, động vật cung cấp nguồn thực phẩm, hỗ trợ con người trong lao động,
giải trí, bảo vệ, an ninh, …
III. Bài tập
Câu 1. Sứa là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Ruột khoang. B. Giun.
C. Thân mềm. D. Chân khớp.
Câu 2. Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá. B. Thú.
C. Lưỡng cư. D. Bò sát.
Câu 3. Cá cóc Tam Đảo trong hình dưới đây là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Cá. B. Thú.
C. Lưỡng cư. D. Bò sát.

- 19 -
Câu 4. Ghép mỗi nhóm động vật ở cột A với đặc điểm tương ứng trong cột B.
A B
a. Cơ thể phân đốt, có bộ xương ngoài bằng
1. Ruột khoang
kitin, có thể có cánh.
b. Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có
2. Giun
vỏ đá vôi.
c. Cơ thể hình trụ hay hình dù, đối xứng tỏa
3. Thân mềm
tròn, có tua miệng.
4. Chân khớp d. Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.

1.c; 2.d; 3.b; 4.a.


Câu 5. Cho các đại diện sinh vật: cá mập, cá voi, chim cánh cụt, ếch giun, cá sấu, thú mỏ vịt, cua,
san hô, giun đất, hến, mực, bọ cánh cam, lươn, hươu, cá ngựa. Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm
động vật theo bảng sau:
Nhóm động vật Đại diện sinh vật
Thú Cá voi, thú mỏ vịt, hươu
Bò sát Cá sấu
Chim Chim cánh cụt
Lưỡng cư Ếch giun
Cá Lươn, cá mập, cá ngựa
Thân mềm Hến, mực
Chân khớp Cua, bọ cánh cam
Giun Giun đất
Ruột khoang San hô

Hết

- 20 -
BÀI 32. THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT
NGOÀI THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
- Quan sát hoặc chụp ảnh được một số động vật ngoài thiên nhiên, video, tranh ảnh….
- Thực hành kể tên, phân loại được một số động vật và phân chia chúng vào các nhóm theo tiêu chí phân loại
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: vườn trường, khu dân cư, ven đồi, công viên, phòng thực hành,…
- Dụng cụ: máy ảnh, giấy, bút
- Tài liệu: tài liệu nhận dạng nhanh các loài động vật, video, tranh ảnh…
III. Cách tiến hành
1. Quan sát và phân loại một số đại diện động vật
Việc quan sát và phân loại một số đại diện động vật ngoài thiện nhiên theo trình tự gồm 5 bước:
- Bước 1: Quan sát hoặc chụp ảnh động vật tại địa điểm nghiên cứu hoặc qua tranh ảnh, video…
- Bước 2: Nhận diện nhanh một số đại diện quen thuộc
- Bước 3: Xác định môi trường sống của các loài động vật đã quan sát: trên cạn, dưới nước, nơi
ẩm ướt, trên cây,…
- Bước 4: Mô tả đặc điểm đặc trưng của các loài động vật đã quan sát được
- Bước 5: Xây dựng khóa lưỡng phân để nhận diện chúng
2. Báo cáo kết quả thực hành
- Dựa động vật đã quan sát, viết và trình bày báo cáo theo mẫu
Báo cáo: Kết quả phân loại một số động vật ngoài thiên nhiên
Thứ …………….. Ngày …………….. Tháng …………….. Năm ……………..
Nhóm …………….. Lớp ……………..
1. Bộ sưu tập ảnh về động vật ngoài thiên nhiên.
2. Sơ đồ khóa lưỡng phân một số đại diện các nhóm động vật ngoài thiên nhiên.
*Hình thức báo cáo: học sinh có thể trình bày báo cáo bằng tập san, powerpoint, …

- 21 -
Ví dụ 1: Lập bảng phân loại mô tả đặc điểm đặc trưng, môi trường sống của các động vật sau:
sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim bồ câu, thỏ.
STT TÊN PHÂN ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG
ĐỘNG LOẠI SỐNG
VẬT
1 Sứa Ruột Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, có nhiều Môi trường nước
khoang tua miệng.

2 Giun đất Giun Cơ thể hình trụ, có chia đốt, đối xứng Môi trường cạn
2 bên.

3 Trai sông Thân mềm Cơ thể đối xứng hai bên. Có 2 mảnh vỏ Môi trường nước
bẳng đá vôi

4 Châu chấu Chân khớp Đối xứng hai bên, có bộ xương ngoài Môi trường cạn
bằng chitin. Hô hấp bằng ống khí.

5 Cá chép Cá Đối xứng hai bên. Hình cá, cơ thể phủ Môi trường nước
vảy. Hô hấp bằng mang.

6 Êch đồng Lưỡng cư Da trần, ẩm ướt. Có 4 chân, 2 chân sau Sống nơi ẩm ướt,
khỏe. Hô hấp bằng phổi, da. gần bờ nước

7 Thằn lằn Bò sát Da khô, có vảy sừng; có 4 chân, có Môi trường cạn
đuôi. Hô hấp bằng phổi.

8 Chim bồ Chim Da khô, có phủ lông vũ; chi trước biến Môi trường cạn
câu đổi thành cánh, có mỏ sừng.

9 Thỏ Thú Da phủ lông mao; răng phân hóa: răng Môi trường cạn
cửa, răng nanh, răng hàm; đẻ con và
nuôi con bằng sữa mẹ.

- 22 -
Ví dụ 2: Xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại 5 động vật sau: cá mập, khỉ, rùa, chim, bọ ngựa.
Tên động vật Đặc điểm

Cá mập Không có chân, sống dưới nước

Khỉ Có chân, không có cánh, thân được bao phủ bởi lông mao

Rùa Có chân, không có cánh, không có lông

Chim Có 2 chân, chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng

Bọ ngựa Có chân, có cánh, không có mỏ

Hết

- 23 -
BÀI 33. ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Đa dạng sinh học là gì?
- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.
- Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng sinh học được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh
học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa
dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim, …
- Ví dụ cho sự đa dạng sinh học ở hoang mạc:
Khí hậu môi trường hoang mạc rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và
rất xa nhau. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.
Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa
trên hoang mạc; lạc đà có chân cao, móng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống
nóng; rắn hoang mạc có tập tính di chuyển bằng cách quăng thân nên cơ thể ít tiếp xúc với cát
nóng bỏng, … Thực vật cũng kém phong phú hơn các kiểu sinh cảnh khác.

Hình. Lạc đà Hình. Chuột nhảy

Hình. Rắn hoang mạc Hình. Xương rồng hoang mạc

- 24 -
➢ Lưu ý: Đọc thêm thông tin về đa dạng sinh học ở Việt Nam trong SGK trang 150.
2. Vai trò của đa dạng sinh học
- Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người.
- Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió,
điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
- Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương
thực, thực phẩm, dược liệu, …
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
❖ Một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:
- Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất
môi trường sống của sinh vật.
- Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật, chất thải từ các nhà máy chưa qua xử lí, từ các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm
môi trường.
❖ Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
- Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
- Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
- Tăng cường các hoạt động trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
➢ Lưu ý: Đọc thêm thông tin về Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) trong SGK
trang 154.
4. Bài tập
Câu 1. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên.
Câu 2. Động vật nào sau đây không nằm trong Sách đỏ Việt Nam?
A. Cá heo. B. Sóc đen Côn Đảo.
C. Rắn lục mũi hếch. D. Gà lôi lam đuôi trắng.
Câu 3. Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới.

- 25 -
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên.
Câu 4. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 5. Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng
mưa nhiệt đới?
- Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, môi trường sống khó khăn, khô cằn nên số lượng
loài ít.
- Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu thuận lợi, môi trường sống đa dạng, phong phú, động vật không
cần trải qua quá trình thích nghi dài nên số lượng loài nhiều.
Hết

- 26 -
BÀI 34. TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
1. Chuẩn bị
▪ Địa điểm: Giáo viên lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng
cao về sinh vật, đảm bảo an toàn).
▪ Dụng cụ, tài liệu: Kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây, …
2. Cách tiến hành
Các nhóm tìm hiểu thông tin về các loài sinh vật có ở địa điểm đã chọn:
- Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân.
- Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (theo mẫu trong SGK/TR.156).
Hết

- 27 -
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Các nhóm sinh vật tìm hiểu trong Học kì II: Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật
Sinh vật Đặc điểm Đại diện Vai trò
- Kích thước hiển vi Trùng roi, trùng
Nguyên Gây một số bệnh ở người như sốt rét, kiết lị,
- Đa số đơn bào, một số ít giày tảo lục, tảo
sinh vật ngủ li bì
đa bào silic,…
- Ở người: nấm lưỡi, lang ben, hắc lào,…
Tế bào nhân thực, có - Ở động vật: nấm da chó, nấm mốc trên
Nấm men, nấm
Nấm thành tế bào, không có lục cá,…
mốc, nấm rơm,…
lạp - Ở thực vật: nấm mốc ngô, nấm phấn trắng
trên đậu,…
- Cung cấp thức ăn, nơi ở cho các sinh vật
khác; điều hòa không khí; giữ đất; giữ nước;
- Cơ thể đa bào, có lục lạp
bảo vệ môi trường, cung cấp lương thực,
- Sống tự dưỡng Rêu, dương xỉ, hạt
Thực vật thực phẩm, dược liệu, cây cảnh, lấy gỗ
- Phản ứng chậm với kích trần, hạt kín
- Tác hai: Một số loài thực vật chứa chất gây
thích
nghiện, chất độc có ảnh hưởng đến sức khỏe
con người
- Cung cấp nguồn thực phẩm, hỗ trợ con
- Cơ thể đa bào, phân hóa người trong lao động, giải trí, bảo vệ, an
thành mô, cơ quan, hệ cơ ninh,…
quan. - Kí sinh gây bệnh cho người như giun sán;
Động vật không
- Có khả năng di chuyển, một số động vật là trung gian truyền bệnh
Động vật xương sống, động
sống dị dưỡng. như ruồi, muỗi,…; phá hủy các công trình
vật có xương sống
- Phản ứng nhanh và thích xây dựng như mối, mọt, hà,…; nhiều động
ứng nhanh với môi vật phá hoại cây trồng, hoa màu, ảnh hưởng
trường. đến kinh tế địa phương như ốc bươu vàng,
châu chấu,…

- 28 -
2. Đa dạng sinh học
- Khái niệm: Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường
sống.
- Vai trò:
+ Trong tự nhiên: tạo nên cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường.
+ Trong thực tiễn: cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm; cung cấp nguồn nguyên liệu, dược
liệu; làm cảnh; tạo nên giái trị bảo tồn; phục vụ nghiên cứu và du lịch.
- Sự suy giảm:
+ Nguyên nhân: chặt phá rừng, khai thác gỗ; săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, thực vật quý
hiếm; ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
+ Hậu quả: diện tích rừng bị thu hẹp => mất tính đa dạng, mất nơi sống của các loài sinh vật; làn
cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật; ảnh hưởng đến sự sống của các loài động vật, thực vật.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Ngăn chặn phá rừng.
+ Cấm buôn bán động vật hoang dã, thực vật quý hiếm.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Bảo vệ môi trường.
B. BÀI TẬP
Bài 1. Lựa chọn đáp án đúng.
Câu 1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 2. Nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp?
A. Tảo lục đơn bào. B. Trùng biến hình. C. Trùng giày. D. Trùng sốt rét
Câu 3. Trong tự nhiên nguyên sinh vật không có vai trò nào dưới đây?
A. Cung cấp nguồn lương thực cho con người chế biến món ăn.
B. Tảo có khả năng quang hợp cung cấp oxygen cho động vật dưới nước.
C. Nguyên sinh vật còn là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn.

- 29 -
D. Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài
khác.
Câu 4. Hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm với sinh vật còn lại?
A. Nấm túi. B. Nấm men. C. Nấm nhầy. D. Nấm
đảm.
Câu 5. Chọn phát biểu không đúng về nấm.
A. Nấm thường sống ở nơi ẩm ướt.
B. Nấm có cấu tạo cơ thể giống vi khuẩn.
C. Nhiều loài nấm được sử dụng làm thức ăn.
D. Một số loại nấm là cơ thể đơn bào.
Câu 6. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra ?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín?
A. Sinh sản bằng hạt. B. Có hoa và quả. C. Thân có mạch dẫn. D. Sống chủ yếu
ở cạn.
Câu 8. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào tiến hóa nhất về sinh sản?
A. Hạt trần. B.Hạt kín. C. Dương xỉ. D. Rêu.
Câu 9. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 10. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương
sống là
A. Hình thái đa dạng. B. Xương sống. C. Kích thước cơ thể lớn. D.
Sống lâu.
Câu 11. Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim,Thú. B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim,Thú.
C. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú. D. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
Câu 12. Động vật không xương sống bao gồm:

- 30 -
A. Cá, Ruột khoang, Thân mềm, Chân khớp, B. Ruột khoang, Giun, Chân khớp,
Bò sát
C. Ruột khoang, giun, thân mềm, thú D. Ruột khoang, Giun, Thân mềm,
Chân khớp
Câu 13. Trong các khu vực sau, nơi nào có đa dạng sinh học lớn nhất ?
A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên.
Câu 14. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều
loài động thực vật hiện nay ?
A. Do các hoạt động của con người. B. Do các loại thiên tai xảy ra.
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. D. Do các loại dịch bệnh bất thường
Câu 2. Hoàn thành bảng sau đây:
Giới Đại diện Đặc điểm cấu tạo Kiểu dinh dưỡng

Khởi sinh Vi khuẩn E.coli, vi Cấu tạo tế bào nhân sơ Tự dưỡng hoặc dị
khuẩn lam dưỡng
Nguyên sinh Trùng roi, trùng giày Cấu tạo đơn bào, nhân thực Dị dưỡng hoặc tự
dưỡng
Nấm Nấm men, nấm mốc Cơ thể có cấu tạo tế bào Dị dưỡng
nhân thực, đơn hoặc đa bào
Thực vật Rêu, thông, đào Cơ thể có cấu tạo tế bào Tự dưỡng
nhân thực, đa bào
Động vật Giun, ốc, cá, ếch Cấu tạo tế bào nhân thực, đa Dị dưỡng
bào

Hết

- 31 -

You might also like