You are on page 1of 6

TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ HK2 SINH HỌC 9


NĂM HỌC 2021 – 2022
Chương: Ứng dụng di truyền học
Câu 1. Hiện tượng thoái hóa là hiện tượng mà các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, xuất
hiện nhiều tính trạng xấu, năng suất thấp, bị chết non.,
Giao phối gần là hiện tượng giao phối giữa con cái được sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hay giữa bố
mẹ và con cái
Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn và do giao phối gần ở
động vật: sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết
non,….
Câu 2. Để cơ thể con lai F1 có hiện tượng ưu thế lai, thì cặp bố mẹ xuất phát có kiểu gene
phải thuần chủng, mang 1 hoặc nhiều gene trội có lợi
Câu 3. Tự thụ phấn là: TH1: hiện tượng hạt phấn của hoa đực của cây đó rơi vào nhụy của
chính hoa cái của cây ( đối với cây lưỡng tính, )
TH2: hiện tượng hạt phấn của nhị rơi vào nhụy của chính hoa đó( đối
với hoa lưỡng tính)
Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao
phối cận huyết ở động vật làm cho tỉ lệ xuất hiện kiểu gene đồng hợp lặn mang tính trạng xấu
ngày càng cao.
Câu 4. Uu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì F1 là cơ
thể dị hợp, nếu đem các F1 giao phối với nhau thì thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp
tăng, các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo ra thể đồng hợp lặn → giảm chất lượng, năng suất
sản phẩm các thế hệ sau.
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất giữa các dòng thuần chủng có kiểu gene khác nhau
Chương: Sinh vật và môi trường
Câu 5. Môi trường sống của sinh vật gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất
định
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật
Nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố của môi trường không có sự sống( đất, đá , nước,
lá khô, cành cây mục,..) tác động tới sinh vật
Nhân tố sinh thái hữu sinh là những nhân tố của môi trường có sự sống gồm nhân tố con
người và nhân tố các sinh vật khác, tác động tới sinh vật
Câu 6. Các loại môi trường sống của sinh vật: Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:
+Môi trường trên mặt đất- không khí( ví dụ: con heo, con chim,…)
+Môi trường nước( ví dụ: con cá, rong, trùng roi,…)
+Môi trường dưới đất( ví dụ: giun đất, nấm, vi khuẩn,…)
+Môi trường sinh vật( ví dụ: sán lá gan, sán lá máu, giun đũa, giun kim,…)
Câu 7. Ví dụ về nhân tố sinh thái vô sinh: đất, đá, nước, không khí, mặt trời, độ ẩm, nhiệt
độ, nước, lá khô, cây mục, xác sinh vật,…
Ví dụ về nhân tố sinh thái hữu sinh: sâu hại cây trồng, người bón phân, chim sẻ bắt sâu,
người cải tạo đất, sán ký sinh trong chó, người tưới nước, vi khuẩn gây bệnh,…
Câu 8. Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh vật:
(+Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống thực vật, làm thay đổi hình thái, sinh lí thực vật.
+Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết
các vật và định hướng di chuyển trong không gian, ảnh hướng đến hoạt động, khả
năng sinh trưởng, sinh sản của động vật. )
- Ánh sáng là nguồn năng lượng giúp thực vật quang hợp.
- Ánh sáng là nguồn nhiên lượng cần thiết cho sinh vật sưởi ấm.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật thông qua
các ảnh hưởng hoạt động sinh lí sinh hóa trong cơ thể.

- Ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật trong môi trường.
Câu 9. Cây sống ở nơi khô hạn có đặc điểm: lá nhỏ, dài, nhọn hoặc biến hình thành gai, hoặc
có lớp sáp bao phủ, cơ thể mọng nước
Câu 10. Phân biệt sinh vật hằng nhiệt với sinh vật biến nhiêt:
+Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
+Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Nhận xét về kích thước của động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới so với loài có quan hệ họ
hàng gần sống ở vùng nhiệt đới: cơ thể sinh vật ở vùng ôn đới có kích thước lớn hơn, bộ lông
dày hơn,.. so với loài có quan hệ họ hàng sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 11. Ví dụ về cây ưa sáng: cây hoa súng, hoa sen, cây bàng, cây ổi, cây xoài, mít, cóc,
hoa hồng,,…
Ví dụ về cây ưa bóng: cây lá lốt, diếp cá, trầu bà, dương xỉ, lan Ý, càng cua, trầu không,..
Ví dụ về động vật ưa sáng: thằn lằn bóng đuôi dài, rắn mối, rùa, chim sẻ, bướm, sư tử, chuồn
chuồn,…
Ví dụ về động vật ưa tối: dơi, cú mèo, đom đóm, vạc, ốc sên, cáo, chồn,…
Câu 12. Đặc điểm hình thái của lá và thân ở cây sống nơi quang đãng: cây thấp, nhiều cành,
thân to, tán rộng, lá nhỏ, xanh nhạt, quang hợp tốt khi ánh sáng mạnh,..
Đặc điểm cây sống trong bóng râm hay dưới tán cây khác: thân cao, ốm, dẻo, ít cành nhánh,
lá rộng, màu xanh đậm, thường mọc theo kiểu so le, quang hợp tốt khi ánh sáng yếu,…
Câu 13. Để thích nghi với môi trường sống khô hạn, nóng và thiếu nước lâu dài thì thực vật
và động vật sống ở môi trường đó có đặc điểm hình thái và tập tính như là:
-Ở thực vật: cành lá bị tiêu giảm, lá có thể được bao bọc bởi 1 lớp sáp, hoặc biến thành gai,
thân tích nước, hay rễ đâm sâu tìm nguồn nước,..
-Ở động vật: chân dài giúp hạn chế ảnh hưởng của cát nóng, chân cao, móng rộng, đệm thịt
dày để không bị lún, đệm thịt chống nóng, bướu mỡ lạc đà giúp dự trữ mỡ (nước trao đổi
chất), màu lông nhạt, giống màu môi trường, khả năng đi xa tìm nguồn nước và nhin khát
cao, hoạt động ban đêm cho mát,…
+ Bò sát có da được phủ vảy sừng để chống mất nước
+ Kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày thì trú ngụ trong các gang động hay dưới tán các cây
khác
Câu 14. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật cùng loài (quan hệ cùng loài), ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các sinh vật khác loài (quan hệ khác loài).
Chương: Hệ Sinh Thái
Câu 15. Khái niệm quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng
sống trong một khu vực sống nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo
thành các thế hệ mới.
Cho ví dụ: rừng thông ở một ngọn đồi ở Đà Lạt, tập hợp cá thể sâu trên 1 cây,…
Câu 16. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật gồm: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm
tuổi, mật độ quần thể.
Câu 17. Quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà các quần thể sinh vật khác
không có vì con người có khả năng lao động, sản xuất, có trí tuệ, suy nghĩ, tư duy, có khả
năng tiếp thu, học hỏi cao, ..
Đặc trưng chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác là: quần thể
người những đặc trưng về kinh tế- xã hội như có quần thể người có pháp luật, kinh tế, hôn
nhân, có giáo dục, văn hóa,..
Câu 18. Phân biệt loài ưu thế với loài đặc trưng:
+Loài ưu thế là loài quan trọng, chiếm số lượng nhiều, các cá thể khác không ảnh hưởng đến
sự sống của loài ưu thể. Ví dụ: Quần xã rừng thông với các cây thông là loài chiếm ưu thế,
các loài cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.
+Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã. Ví dụ: cọ là loài đặc trưng của quần xã đồi cọ,
cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng tràm U Minh
Câu 19. Có 3 dạng tháp tuổi đó là dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.
Các ví dụ sau thuộc dạng tháp tuổi :
Hình 1: Dạng ổn định
Hình 2: Dạng phát triển
Hình 3: Dạng giảm sút
Câu 20.
Từ các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi
khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ, thỏ, mèo rừng.
a. Hãy hoàn thành lưới thức ăn theo gợi ý sau.

thỏ rắn

cây cỏ châu chấu ếch nhái vi khuẩn/nấm

bọ rùa gà rừng
Hoặc:

thỏ diều hâu

cây cỏ gà rừng cáo vi khuẩn/nấm

dê hổ

b. Xác định sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2 có trong lưới thức ăn
trên( lưới đầu tiên)
+Sinh vật tiêu thụ bậc 1: thỏ, châu chấu, bọ rùa
+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: rắn, ếch nhái, gà rừng
Câu 21.
Từ các sinh vật: Lá khô, bọ rùa, ếch nhái, rắn mối, châu chấu, giun đất, nấm, vi khuẩn, chim
sẽ, rận gỗ, sâu cuốn chiếu, kiến.
a. Hãy hoàn thành lưới thức ăn theo gợi ý sau.
Giun đất ếch nhái

Lá khô Châu chấu Chim sẻ Nấm/ vi khuẩn


Sâu cuốn Rắn mối
chiếu

Xác định sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2 có trong lưới thức ăn trên.
+Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu cuốn chiếu, giun đất, châu chấu
+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: rắn mối, chim sẻ, ếch nhái
Câu 22. a/ Hãy vẽ 1 lưới thức ăn trong đó có các sinh vật sau: Thực vật là thức ăn của châu
chấu chuột, sâu. Châu chấu là thức ăn của ếch. Chuột là thức ăn của rắn, cú mèo, ếch là thức
ăn của rắn. Sâu là thức ăn của chim sâu, cú mèo ăn chim sâu, rắn, chuột. Sau khi chết các
sinh vật trên bị vi sinh vật phân hủy.
Ếch

Chuột Rắn

Thực vật Châu chấu Cú mèo Vi sinh vật

Sâu Chim sâu

b/ Trong lưới thức ăn trên em hãy xác định đâu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ (bậc 1,
bậc 2), sinh vật phân giải:
+Sinh vật sản xuất là Thực vật
+Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là chuột, châu chấu, sâu,
+Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là rắn, cú mèo, chim sâu, ếch
+Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cú mèo, rắn
+Sinh vật tiêu thụ bậc 4 là cú mèo
+Sinh vật phân giải là vi sinh vật
Câu 23. a/ Hãy vẽ 1 lưới thức ăn trong đó có các sinh vật sau: cây cỏ là thức ăn của chuột,
sâu, hươu. Chuột là thức ăn của rắn, cầy. Sâu là thức ăn của cầy, hươu là thức ăn của hổ, đại
bàng ăn cầy và rắn. Sau khi chết rắn, đại bàng và hổ bị vi sinh vật phân hủy.
Sâu Cầy Đại bàng

Cây cỏ Chuột Rắn Vi sinh vật


Hươu Hổ

b/ Trong lưới thức ăn trên em hãy xác định đâu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ (bậc 1,
bậc 2), sinh vật phân giải.
+Sinh vật sản xuất: cây cỏ
+Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu, chuột, hươu
+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: cầy, rắn, hổ
+Sinh vật tiêu thụ bậc 3: đại bang
+Sinh vật phân giải: vi sinh vật

You might also like