You are on page 1of 2

Một số đặc điểm sinh học của ong vò vẽ

1.Giới thiệu chung

Ong là loài động vật không xương sống, thuộc ngành chân đốt (Arthropoda), bộ cánh màng
(Hymenoptera), gồm 2 họ chính là họ Apidae và họ Vespidae

1.1Họ Ong lông xù (Apidae), gồm ong mật, ong nghệ,... Có lông xù, eo tương đối dày ở giữa ngực
và bụng. Ngòi nọc có ngạnh, sau khi cắm vào da nạn nhân bị đốt, ngòi nọc không rút ra được và
ong bị chết, mỗi con ong chỉ đốt 1 lần.

1.2 Họ Ong lông trơn (Vespidae), là những loài ong bắt mồi, ăn thịt chứ không thụ phấn, lấy mật.
Có thân láng, vòng eo thon ở giữa ngực và bụng. Khi đậu, 2 cánh xếp dọc theo thân. Ngòi nọc trơn
không ngạnh, vì thể một con ong có thể rút ngòi ra sau khi đốt và có thể đốt thêm nhiều lần. Riêng
các loài đốt gây nhiễm độc nặng dẫn đến tử vong thuộc chi Vespa, ở Việt Nam có 10 loài, được
đánh giá là những loài ong nguy hiểm nhất, như ong vò vẽ (Vespa affinis), ong bắp cày (Vespa
ducalis), ong mặt quỷ (Vespa velutina),…

2. Đặc điểm sinh học của ong vò vẽ (Vespa affinis)


Vespa affinis: loài V.affinis- chi Vespa- họ Vespidae- bộ Hymenoptera- lớp Insecta- ngành
Arthropoda
a. Đặc điểm hình thái
Ong vò vẽ Vespa affinis có kích thước trung bình: ong đực dài 26 mm, ong thợ 22-25 mm, ong cái
đến 30 mm. Có hai đôi cánh mỏng.Thân và bụng ong khá thon gọn,có khoang đen xen kẽ khoang
vàng đặc điểm thường thấy là hai đốt bụng đầu tiên có màu vàng tạo nên một dải nổi bật. Đầu rộng
bằng ngực,không nhẵn, có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, màu nâu hoặc đen, chân màu nâu sẫm. Thân
mình có ít hoặc không có lông, trái với apidae thường có nhiều lông mọc trên mình.Các loài khác
nhau phân biệt bằng các vạch màu đen, vàng, hoặc trắng trên bụng.
Con cái có một cái kim đốt, khi đốt nó dùng chân và hàm giữ chặt con mồi. Ngòi chích không có
gai, nên khi chích vào da ngòi không bị rứt ra khỏi cơ thể ong, vì vậy một con ong vò vẽ có thể
chích nhiều lần
b. Phân bố
Phổ biến khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt châu Á
c. Dinh dưỡng
Vespa affinis ăn thức ăn gần mặt đất ở những vùng cỏ, rừng và đất hoang. Nó có chế độ ăn đa năng
gồm cả carbohydrate như nhựa cây, mật hoa, trái cây và nước bọt ấu trùng và thức ăn giàu protein
như carrion, hay các loại côn trùng khác. Thức ăn uống của nó chủ yếu bao gồm các loại thực phẩm
lỏng như mật hoa từ hoa. Nó cũng ăn ong và thu thập thịt từ côn trùng vừa mới chết.
d. Tập tính
Một đàn ong có thể lên đến 25000 con, nhưng chúng không đi theo đàn
Tổ của Vespa affinis được xây dựng trên cây cao, nhưng cũng thấp trong cây bụi cũng như trên các
ngôi nhà. Tổ được xây dựng trên cây cao thường kéo dài. Ở vùng nhiệt đới, tổ có hình quả lê hoặc
hình giọt nước, nhưng ở vùng cận nhiệt đới, nó có hình bầu dục với đỉnh tròn. Tổ nhỏ có hình quả
bóng với một lối vào bên trong khi tổ lớn hơn được kéo dài theo chiều dọc và có thể có nhiều lối
vào. Các tổ có một phong bì imbricate với nhiều lớp tròn chồng lên nhau. Nó có thể đạt chiều dài
hơn 60 cm ở các vùng nhiệt đới.
e. Chu kì sống
Vào muà xuân, ong chúa sẽ xây một tổ nhỏ để đẻ trứng đã được thụ tinh từ năm trước. Lứa trứng
đầu tiên được thụ tinh bằng tinh trùng dự trữ trong mình ong chúa sẽ nở ra ong cái và trở thành ong
thợ. Chúng là những con ong không sinh sản được và nhiệm vụ của chúng khi lớn lên là tiếp tục
xây tổ to ra và săn sóc những ấu trùng do ong chúa đẻ ở những lứa kế tiếp
Vào mùa hè, một số trứng không được thụ tinh (do tinh trùng dự trữ đã hết),sẽ nở ra ấu trùng ong
đực và ong chúa. Các ong chúa này sẽ thụ tinh với ong đực vào cuối mùa hè. Những ong chúa và
ong đực cùng một ong chúa mẹ sinh ra thì không thụ tinh cho nhau
Cuối thu, khi trơì trở lạnh, ong thợ, ong đực và ong chúa mẹ sẽ chết dần, chỉ còn lại những ong chúa
trẻ sống qua muà đông, đến mùa xuân năm sau lại đẻ trứng và tiếp tục chu kì sau

You might also like