You are on page 1of 3

Trung gian giữa đẻ trứng và đẻ con

Không chỉ có các loài thú đơn huyệt kể trên biểu hiện những
đặc điểm trung gian giữa đẻ trứng và đẻ con mà ở các loài bò
sát, lưỡng cư, cá và thậm chí cả chân khớp cũng có những
đặc điểm trên, cụ thể là hiện tượng noãn thai sinh (đẻ thai
trứng, đẻ trứng thai)

Về cơ bản, ở giống cái các loài trên hoàn toàn không có cơ


quan chuyên biệt để bảo vệ bào thai (tử cung), và cơ quan
truyền dẫn chất dinh dưỡng để nuôi thai (nhau thai) như ở
thú. Đồng nghĩa với việc con lớn lên nhờ chất dinh dưỡng từ
trứng chứ không phải từ việc nhận dinh dưỡng từ cơ thể mẹ
qua nhau thai. Giống đực cũng không có cơ quan chuyên biệt
để dẫn tinh vào cơ thể con cái. Hiện tượng "đẻ trứng thai" ở
một số loài là 1 hình thức tiến hóa cấp tiến của một số chân
khớp, cá, lưỡng cư và bò sát, vượt hẳn so với các loài khác
cùng lớp.

Ở các loài đẻ trứng thai, cá thể đực phát triển các cơ quan
phụ để dẫn tinh vào người con cái. Đó có thể là một phần vây
hậu môn được cuốn lại (ở cá), hay các mấu thịt, gai giao hợp
phụ phát triển gần lỗ huyệt của con đực (đối với bò sát).
(Hoặc như 1 loài thằn lằn, con đực tiết chất nhờn đặc bao
phủ khối tinh dịch bên trong, con cái bò đến và "nuốt" "món
quà" tinh dịch này vào lỗ huyệt nhờ tổ chức cơ môn huyệt ở
đây. Tại đây, nó dùng enzime "mở quà" và tiến hành thụ
tinh). Cá thể cái thì phát triển ống dẫn trứng để ấp nở và bảo
vệ những trứng đã được thụ tinh.

Riêng ở côn trùng, hiện tượng đẻ trứng thai là đặc trưng cho
các loài rệp cây, chấy, rận, bọ chét..v.v. Các loài này bị cách ly
sinh học bởi mỗi cơ thể vật chủ. Do vậy, để bảo tồn nòi giống,
chúng tự biến mình thành giống cái, tự tạo trứng, và dưỡng
trứng trong cơ thể mà không cần giống đực. Từ một cá thể
rận lây nhiễm lên chó, chỉ sau thời gian ngắn là đủ tạo thành
một quần thể rận.

Điều khác biệt rõ ràng nhất là trong hiện tượng "đẻ trứng
thai", sự phát triển của phôi hoàn toàn phụ thuộc vào chất
dinh dưỡng có sẵn trong trứng. Phôi không được cung cấp
thứ gì khác từ mẹ ngoài sự bảo bọc và nhiệt độ.

Sau khi trứng nở, con non mới được đẻ ra ngoài.

So với hình thức noãn sinh, sinh sản như thế này có nhiều ưu
điểm. Thứ nhất là giảm bớt số lượng trứng. Không gây lãng
phí năng lượng và dưỡng chất để tạo thành vô số trứng (vốn
có tỷ lệ sống thấp) như khi đẻ trứng, thụ tinh ngoài. Thứ hai
là nâng cao khả năng sống sót cho con non. Trong giai đoạn
không có khả năng tự vệ, phôi luôn được cơ thể mẹ bảo bọc.
Đến khi con non sinh ra đã có thể có những kỹ năng săn mồi,
và trốn tránh cơ bản.

Ngoài ra, dù sinh con thật sự khá hiếm ở các loài khác ngoài
lớp thú nhưng người ta đã tìm thấy một số loài rắn đẻ con và
con nhận dưỡng chất từ mẹ qua nhau thai như loài trăn siết
mồi (Boa constrictor) và trăn xanh Nam Mỹ (Eunectes
murinus). Không chỉ vậy, người ta tìm thấy ở một số loài cá
mập, bò cạp, gián và cả giun nhung phát triển cơ chế nuôi
con tương tự như ở lớp thú

You might also like