You are on page 1of 7

Sinh học 11

BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM - khuyến khích HS tự đọc


Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá
thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Ví dụ: sinh sản ở trùng biến hình, ở thủy tức,…
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - không dạy
chi tiết, chỉ giới thiệu các hình thức SSVT ở ĐV
Cơ thể con được hình thành từ cơ thể mẹ bằng các hình thức: phân đôi,
nảy chồi, phân mảnh hoặc trinh sinh
1. Phân đôi

Hình 1. Phân đôi ở trùng roi


2. Nảy chồi

Hình 2. Nảy chồi ở thủy tức

1
3. Phân mảnh

Hình 3. Phân mảnh ở giun dẹp


4. Trinh sinh

Hình 4. Trinh sinh ở ong


Bảng: Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Hình thức Cơ chế Đối tượng (ví dụ)
Phân đôi Cơ thể mẹ tự co thắt (theo chiều dọc, Động vật đơn bào
ngang hoặc nhiều chiều) tạo thành 2 như trùng roi, trùng
phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển biến hình, amip và
thành một cá thể mới giun dẹp
Nảy chồi Một phần của cơ thể phát triển hơn các Bọt biển và ruột
vùng lân cận, tạo thành cơ thể mới (bám khoang ( VD: thủy
trên cơ thể mẹ hoặc tách độc lập) tức)
Phân mảnh Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, Bọt biển và giun
mỗi phần phát triển thành một cơ thể dẹp
mới
Trinh sinh Hiện tượng giao tử cái (trứng) không Ong, kiến, rệp, một
qua thụ tinh phát triển thành cơ thể đực số loài cá, lưỡng cư,
(n). bò sát.
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
- Cơ sở khoa học SSVT: phân bào nguyên phân
2
- Điểm giống nhau của các hình thức sinh sản vô tính:
+ Một cơ thể sống độc lập vẫn có thể sinh sản ra đời con
+ Sinh ra cá thể mới có đặc điểm di truyền giống cơ thể mẹ
+ Thường gặp ở động vật bậc thấp
+ Dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra cơ thể mới (không có sự kết hợp giữa
tinh trùng và trứng)
- Ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính
Ưu điểm:
+ Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể sinh sản, vì vậy có lợi trong trường hợp
mật độ quần thể thấp
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Điều
này có lợi trong trường hợp môi trường ổn định (ít thay đổi).
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
Nhược điểm:
+ Tạo ra các thế hệ con giống nhau về mặt di truyền. Điều này chỉ có ý nghĩa khi
môi trường ổn định. Nhưng nếu môi trường sống thay đổi thì có thể dẫn đến
hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
+ Không tạo ra biến dị nên không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa và chọn giống.
III. ỨNG DỤNG - khuyến khích HS tự đọc
1. Nuôi mô sống:
Mô động vật nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt
độ thích hợp → mô tồn tại và phát triển ( nguyên phân nhiều lần)
Ghép mô sống vào cơ thể nhận, có 3 cách:
+ Tự ghép: ghép da từ nơi này lên nơi khác trên cùng 1 cơ thể ( ghép da người
bị bỏng).
+ Đồng ghép: truyền máu cho người cùng nhóm máu.
+ Dị ghép: mô ghép lên cơ thể khác xa lạ ( ghép thận, tim, giác mạc mắt).
2. Nhân bản vô tính:
là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã
mất nhân→kích thích phát triển thành phôi→cơ thể mới.
Ví dụ: nhân bản cừu Dolly

3
Sơ đồ nhân bản vô tính tạo cừu Dolly
- Nhân bản vô tính ở động vật là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào xôma
(2n) vào một tế bào trứng đã mất nhân→kích thích phát triển thành phôi→cơ thể
mới.
- Ví dụ: nhân bản cừu Dolly.
- Ứng dụng của nhân bản vô tính: người ta hy vọng sẽ áp dụng được kĩ thuật
nhân bản vô tính để tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các
mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.

4
Luyện tập (Học sinh tự giải)
Câu 1. Trinh sản là hình thức sinh sản
A. trứng không được thụ tinh phát triển thành cơ thể đơn bội.
B. tinh trùng không được thụ tinh phát triển thành cơ thể đơn bội.
C. trứng hoặc tinh trùng không được thụ tinh phát triển thành cơ thể đơn bội.
D. cơ thể mới được hình thành từ mỗi phần thân của cơ thể mẹ.
Câu 2. Động vật nào sau đây không sinh sản bằng hình thức nảy chồi?
A. thủy tức. B. sứa, bọt biển. C. hải quì. D. trùng đế giày.
Câu 3. Sinh sản bằng hình thức phân mảnh thường gặp ở nhóm động vật:
A. giun tròn, ruột khoang. B. đơn bào, giun tròn.
C. động vật đơn bào, giun dẹp. D. bọt biển, giun dẹp.
Câu 4. Sinh sản bằng hình thức nảy chồi gặp ở
A. ruột khoang, bọt biển B. động vật đơn bào, ruột khoang
C. giun dẹp, bọt biển. D. bọt biển, giun tròn.
Câu 5. Động vật có hình thức sinh sản vô tính là:
A. ong, thủy tức, trùng đế giày. B. cá, thú, chim.
C. ếch nhái, bò sát, côn trùng. D. giun đất, côn trùng.
Câu 6. ở động vật có các hình thức sinh sản vô tính sau:
A. phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
B. phân đôi, tái sinh, bào tử, sinh dưỡng.
C. phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tái sinh.
D. phân đôi, tiếp hợp, phân mảnh, tái sinh.
Câu 7. Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính ở động vật là
A. phân bào nguyên phân. B. phân bào giảm phân.
C. nguyên phân và thụ tinh. D. giảm phân và thụ tinh.
Câu 8. Ứng dụng của việc nhân bản vô tính trong y học là
A. tạo ra nhiều cơ thể con có kiểu gen giống nhau từ một cơ thể ban đầu.
B. tạo ra các mô, cơ quan mong muốn để thay thế các mô cơ quan bị hỏng.
C. tạo ra nhiều cơ thể mới mà không trải qua quá trình thụ tinh.
D .tạo ra nhiều mô, cơ quan giống nhau trong một cơ thể.
Câu 9. Cho các ưu điểm của sinh sản vô tính như sau:
1. Cá thể mẹ sống đơn độc có thể sinh ra cơ thể con.
2. Tạo ra nhiều con trong một thời gian ngắn.
3. Các cá thể con thích nghi cao với điều kiện môi trường thay đổi.
4. Con sinh ra có kiểu gen giống nhau và giống với mẹ.
Số ưu điểm đúng là
5
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Cho các bước tiến hành trong quy trình nhân giống vô tính ở cừu Dolly
như sau
1. Tách tế bào tuyến vú và tách noãn bào ra khỏi cừu.
2. Cho phát triển thành phôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp.
3. Lấy nhân của tế bào trứng và nhân của tế bào tuyến vú.
4. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng.
5. Cấy phôi vào dạ con của con cừu cái khác.
Trật tự đúng các bước tiến hành là:
A. 1→3→4→2→5. B. 1→2→3→4→5.
C. 2→3→4→1→5 D. 1→2→4→3→5.
Câu 11. Điểm khác nhau giữa sinh sản vô tính ở động vật bậc cao với sinh sản vô
tính ở động vật bậc thấp là
A. hình thức sinh sản vô tính rất hiếm, chỉ thể hiện trong giai đoạn phát triển
phôi sớm.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh.
C. hình thức sinh sản vô tính rất phổ biến, được thể hiện trong cả vòng đời của
cơ thể.
D. cơ thể mới được tạo ra từ một tế bào hoặc một mô nào đó trên cơ thể mẹ.
Câu 12. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột, hành loạt cá thể động vật sinh sản
vô tính có thể bị chết là do
A. cơ thể sinh ra có sức sống yếu.
B. cơ thể sinh ra không có sức đề kháng.
C. khả năng thích nghi với điều kiện môi trường kém.
D. thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền
Câu 13. Hiện tượng tái sinh một cơ quan ở động vật không phải là hình thức sinh
sản vô tính vì
A. có sự kết hợp giao tử đực và cái.
B. có sự gia tăng số lượng cơ thể mới.
C. không có sự kết hợp giao tử đực và cái.
D. không có sự gia tăng số lượng cơ thể mới.
Câu 14. Ở động vật, giao tử cái có thể phát triển thành 1 cơ thể mà không qua thụ
tinh, đây là hình thức sinh sản
A. nảy chồi. B. phân mảnh C. trinh sinh. D. phân đôi.
Câu 15. Việc nuôi cấy da để chữa bệnh bỏng da ở người, là ứng dụng của hình
thức
A. sinh sản phân mảnh. B. sinh sản nảy chồi.
6
C. nuôi mô sống. D. nhân bản vô tính.
Câu 16. Hiện tượng chuyển nhân của một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã
mất nhân, rồi kích thích phát triển thành một phôi, từ đó làm cho phôi phát triển
thành cơ thể mới, được gọi là
A. trinh sản. B. phân đôi. C. nhân bản vô tính. D. nảy chồi.
Câu 17. Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp giống với sinh sản vô tính ở
động vật đa bào bậc cao là cơ thể mới được hình thành từ
A. một giao tử cái nhờ nguyên phân.
B. phôi nhờ quá trình nguyên phân.
C. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
D. một tế bào gốc ban đầu nhờ nguyên phân.
Câu 18. Hình thức trinh sinh khác với sinh sản nảy chồi là cơ thể mới được hình
thành từ
A. một giao tử đơn bội được thụ tinh.
B. một giao tử đơn bội không được thụ tinh.
C. một tế bào sinh dưỡng có khả năng biệt hóa.
D. một tế bào sinh dục có khả năng biệt hóa.
Câu 19. Trùng roi có hình thức sinh sản
A. trinh sinh. B. phân đôi. C. nảy chồi. D. phân mảnh.
Câu 20. Giun dẹp có hình thức sinh sản
A. nảy chồi, phân mảnh. B. phân mảnh, phân đôi.
C. nảy chồi, phân đôi. D. phân mảnh, trinh sinh.

You might also like