You are on page 1of 38

CÂY ĐÔ THỊ

Phần II MỘT SỐ LOÀI CÂY ĐÔ THỊ TRANG TRÍ


Bai 2: RONG
1. Khái niệm
2. Các họ chính
(Rong dùng trong bể thủy tinh và tiểu cảnh nước)

1. Tảo nâu: Phaeophyta


Rong sừng hươu (Fucus sp), cơ thể đa bào dạng hình cây, phân nhánh đôi, tuy
chưa có rễ nhưng chúng có khả năng bám vào đá nhờ giác tu, Dùng trong các
bể thủy tinh nuôi cá nước mặn.

Tảo sừng hươu, Rong sừng hươu (Fucus sp)


1. lộc giác - pellia endiviaefolia

2. Đại lộc giác đài – pellia endiviaefolia

4.Rong tản sừng hươu (Riccia):


Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh.
Nhược điểm: Cần nước sạch.
Muốn cây đẹp , nên tăng lượng CO2
để cây nhả nhiều bọt O2.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh hoặc làm
nền.

4. Rong sừng hươu Riccia


Choi - Dương xỉ
sừng hươu
(Riccia)

2.Họ Tóc tiên nước Hydrocharitaceae


Bộ Alismatales, ngành Magnoliophyta
Rong tóc tiên: (Vallisneria spiralis)
tk. rong mái chèo, tóc tiên nước, cây họ Tóc tiên nước (Hydrocharitaceae),
mọc chìm dưới nước, có thêm rễ ngắn nằm trong đất. Lá hình mái chèo, dài
ngắn tuỳ theo mực nước sâu hay nông, có thể dài tới 2 m, rộng 5 - 10 mm,
chóp lá tù hoặc có mũi nhọn. Rễ trắng, bám chặt vào lòng sông và mương
máng nên nước chảy mạnh cũng không trôi đi được. Thụ phấn nhờ nước; sau
khi thụ phấn, hoa cái xoắn lại, quả và hạt phát triển ở đáy nước, hoa cái nổi có
cọng xoắn, hoa đực đứt cuống nổi lên. Nguồn gốc ở Địa Trung Hải, nay mọc
rộng rãi ở các vùng ôn đới, một phần ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. RTT là
nguồn thức ăn xanh quan trọng cho lợn trong mùa đông.
RTT được dùng trong bể thủy sinh và tiểu cảnh nước làm giảm CO2 và
tăng O2 trong bể, làm tăng độ trong nước, làm chỗ dựa cho tôm cá, làm tăng
vẻ đẹp bể và tiểu cảnh khi nhìn từ trên hoặc nhìn ngang đặc biệt các bể hay
tiểu cảnh nước có dòng nước động.

Tóc tiên suối:


Ryptocoryne retrospiralis
(Quảng Ninh)

Trách tảo thấp, Tóc tiên ruộng


Ryptocoryne sp - Có phân bố khắp VN
theo tài liệu nói vùng Biên hoà ngày
trước dùng để làm rau ăn ghém, nhiệt
độ 18- 26oC ánh sáng trung bình -
mạnh - dễ trồng.
3. Họ Rong đuôi chồn
Haloragace
ae
Họ Rong đuôi chồn ( Haloragaceae)
bộ Saxifragales
ngành Magnoliophyta

Rong đuôi chồn đôi khi cũng được dùng để chỉ một vài loài trong họ Rong
đuôi chó

Họ Rong đuôi chồn ( Haloragaceae), đồng nghĩa: Cercodiaceae,


Myriophyllaceae) là một họ trong bộ Tai hùm (Saxifragales) của thực vật hai
lá mầm hạt kín. Trong hệ thống Cronquist, nó được đặt trong bộ Rong đuôi
chồn (Haloragales), nhưng trong hệ thống APG II, nó được đặt trong bộ
Saxifragales.

Rong xương cá gié (Myriophyllum spicatum)


Phân bố
Họ này gần như phân bố rộng khắp toàn cầu, ngoại trừ các vùng sa mạc khô
cằn. Trung tâm đa dạng về loài nằm ở Australia và Nam bán cầu nói chung.
Miêu tả
Các loài trong họ này
là thực vật sống lâu
năm, đôi khi là thực vật
một năm, và chủ yếu là
rậm lá, mặc dù có một
vài loài là cây thân gỗ.
Một số loài là thực vật
sống trên đất liền còn
chủ yếu là thực vật
thủy sinh nước ngọt.
Lá có khía hay xẻ thùy
sâu, mọc đối hay mọc
vòng. Chúng chủ yếu
là cây đơn tính cùng gốc với các hoa gần như luôn luôn là nhỏ, đối xứng xuyên
tâm. Chúng chỉ có 1 noãn trên mỗi lá noãn. Bầu nhụy là dạng quả tụ và đính
trên bầu (thể sinh dục cái bên ngoài).
Công thức hoa: or
Các chi
Trong họ này có 8-9 chi với khoảng 145 loài:
• Glischrocaryon (bao gồm cả Loudonia)
• Gonocarpus
• Haloragis (bao gồm cả Meionectes): rong đuôi chồn
• Haloragodendron, chứa 5 loài cây bụi đặc hữu Australia.
• Laurembergia
• Meziella
• Myriophyllum, 60 loài rong xương cá thủy sinh
• Proserpinaca
• Vinkia
Các chi trước đây thuộc họ Cercodiaceae và Myriophyllaceae hiện nay là một
phần của họ Haloragaceae. Bên cạnh đó, chi Gunnera trước đây bị gộp trong
họ này.
La hán
La hán xanh.
Cabomba
caroliniana var.
caroliniana
Tên gọi khác:
rong đuôi chồn.
ưu điểm: dễ
trồng, dễ chăm
sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, cần phải
có dòng chảy nhẹ trong bể.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.

La hán đỏ: Giống như la hán xanh nhưng cần ánh sáng mạnh để đạt
được màu đỏ vốn có của cây.

Cabomba caroliniana var. caroliniana

Ngoài làm thức ăn gia súc, Rong đuôi chồn được dùng trong bể thủy
sinh và tiểu cảnh nước làm giảm CO2 và tăng O2 trong bể, làm tăng độ trong
nước, làm chỗ dựa cho tôm cá, làm tăng vẻ đẹp bể và tiểu cảnh khi nhìn từ trên
hoặc nhìn ngang.
4.Họ Rong đuôi chó ( Ceratophyllaceae)
Bộ Súng Nymphaeales
Ngành: Magnoliophyta

Là một họ thực vật có hoa chỉ chứa một chi duy nhất là Ceratophyllum. Chi
này phân bổ rộng khắp thế giới, nói chung hay được tìm thấy trong các loại ao,
hồ, đầm lầy cũng như các dòng suối chảy chậm tại khu vực nhiệt đới và ôn đới
và hay được thả trong các bể cá cảnh.
RONG ĐUÔI CHÓ: (Ceratophyllum demersum; tk. rong đuôi chồn, cỏ khét),
loài cây thuộc họ Rong đuôi chó (Ceratophyllaceae). Thân thảo, mềm, không
có rễ, dài 30 - 50 cm, phân nhánh nhỏ dài, mọc lơ lửng trong nước. Lá mọc
vòng 4 - 12, vò ra có mùi khét đặc biệt, phiến lá chia nhỏ ra thành bản hình sợi
chỉ có gai. Hoa nhỏ, mọc ở nách lá, không có cuống. Quả hình trứng dẹt, mang
2 sừng ở gốc. Ở Việt Nam, RĐC mọc ở các ao hồ, mương máng. Phát triển
mạnh nhất vào tháng 6 - 7 và từ tháng 9 thì lụi dần. RĐC được dùng làm thức
ăn cho lợn.
(Ceratophyllym demersum
Rong cá vàng)

Rong đuôi chó.


Ceratophyllum demersum
– mọc khắp các sông hồ -
đầm VN, dễ trồng Các loài
trong chi Ceratophyllum
mọc hoàn toàn dưới mặt
nước, thông thường (mặc
dù không phải luôn luôn)
trôi nổi trong môi trường
sống của chúng. Thân cây
có thể dài tới 1 m trong
nhiều bể cá cảnh. Chúng
không chịu được sự khô
hạn. Tại các khoảng dọc
theo các đốt của thân cây
chúng sinh ra các vòng lá
màu xanh lục sáng, thường
là hẹp bản và tạo nhánh.
Các lá phân nhánh này khá
giòn và cứng. Chúng
không có rễ, nhưng đôi khi
phát triển các lá bị biến đổi
có bề ngoài tựa như rễ, với mục đích neo đậu cả cây xuống đáy nước. Hoa nhỏ
và không hấp dẫn, với hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Chúng sinh sống
tốt trong môi trường nhiều ánh sáng. Mặc dù có thể sống được trong môi
trường ít ánh sáng nhưng tốc độ phát triển rất chậm. Ở nhiệt độ thấp chúng
cũng phát triển chậm và tạo ra các lá dày hơn, tạo ra bề ngoài giống như một
loài khác. Trong ao hồ nó tạo thành các chồi dày vào mùa thu và chìm xuống
đáy tạo ra cảm giác như thể nó bị sương giá làm chết nhưng khi mùa xuân đến
thì các chồi này sẽ phát triển trở lại dạng thân dài và dần dần phủ kín ao hồ
Việc nhân giống chúng khá dễ dàng. Chỉ với một mẩu nhỏ thân cây thì cuối
cùng nó cũng sẽ phát triển thành một cây mới. Nó tiết ra các chất có độc tính
đối với các loài tảo (hành vi cảm nhiễm) và trong điều kiện thích hợp với nó
thì gần như nó ngăn cản một cách có hiệu quả sự phát triển của các loại tảo.
Do bề ngoài của chúng cũng như khả năng tạo ra nhiều ôxy, nên người ta hay
sử dụng chúng trong các bể nuôi cá cảnh.

Quan hệ và phân loại Ceratophyllum demersum


Các loài trong chi
Ceratophyllum được
coi là đủ đặc biệt để
có thể xếp nó vào một
họ riêng của chính nó
là họ:
Ceratophyllaceae,
mặc dù quan hệ chính
xác của nó với các
loài, chi, họ thực vật
hạt kín khác vẫn chưa
được sáng tỏ. Trong
hệ thống Cronquist
người ta cho rằng nó
có quan hệ họ hàng
gần với họ Họ Súng
(Nymphaeaceae) và đặt nó trong bộ Bộ Súng (Nymphaeales), nhưng các
nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nó không có quan hệ họ hàng gần với họ
Nymphaeaceae hay bất kỳ họ thực vật đang tồn tại nào khác. Một số nghiên
cứu phát sinh loài ban đầu cho rằng nó là nhóm chị em với các thực vật hạt kín
khác, nhưng các nghiên cứu mới hơn lại cho rằng nó hoặc là nhóm chị em với
thực vật một lá mầm (monocots) hoặc là với thực vật hai lá mầm thật sự
(eudicots). Hệ thống APG II đặt họ này trong bộ của chính nó với danh pháp
khoa học là Ceratophyllales[5].

Sự phân chia họ này thành các loài vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, nhưng
người ta cho rằng có ít nhất là 5 loài chính là:

• Ceratophyllum demersum L. - rong đuôi chó thông thường hay rong


đuôi chó cứng
• Ceratophyllum echinatum A.Gray - rong đuôi chó không gai
• Ceratophyllum muricatum Cham. -rong đuôi chó gai
• Ceratophyllum platyacanthum Cham.
• Ceratophyllum submersum L. – rong đuôi chó nhiệt đới hay rong đuôi
chó mềm
mặc dù có trên 30 tên gọi loài
khác cũng đã được miêu tả,
nhưng phần nhiều trong số này
có lẽ chỉ là các biến thái của 5
loài nói trên. Trong số này,
Ceratophyllum demersum là phổ
biến rộng nhất, với sự phân bố
toàn cầu; các loài khác chỉ sinh
sống trong phạm vi hạn hẹp hơn.
Tên gọi rong đuôi chồn hay cỏ
khét đôi khi cũng được áp dụng
cho một số loài trong họ này, chẳng hạn cho Ceratophyllum sp.
RĐC được dùng trong bể thủy sinh và tiểu cảnh nước làm giảm CO2 và
tăng O2 trong bể, làm tăng độ trong nước, làm chỗ dựa cho tôm cá, làm tăng
vẻ đẹp bể và tiểu cảnh khi nhìn từ trên hoặc nhìn ngang.
5.Họ Rong Ly (Lentibulariaceae)
Họ này gồm các loài cỏ thủy sinh hay hoại sinh mọc nơi ẩm ướt trên đá, nhiều
thứ không nhận ra nếu không có các cọng hoa tí xíu vươn lên. Cây thường gặp
nhất là cây rong Trứng (rong Ly) mọc dưới ruộng hay ao đầm. Họ
Lentibulariaceae có gần 20 loài ở VN.

1. Utricularia aurea
Lour. : rong Ly hoa vàng, rong Trứng,
Nhỉ cán vàng
Cây gặp trên ruộng khắp Bắc Nam, gọi là
rong Trứng vì trong lá có những phao nhỏ

RL được dùng làm thức ăn gia súc, được dùng trong bể thủy sinh và tiểu
cảnh nước làm giảm CO2 và tăng O2 trong bể, làm tăng độ trong nước, làm
chỗ dựa cho tôm cá, làm tăng vẻ đẹp bể và tiểu cảnh khi nhìn từ trên hoặc nhìn
ngang.

6. Họ Rong lá ngò
Cabombaceae
Họ Rong lá ngò ( danh pháp khoa học :
Cabombaceae) là một
họ thực vật có hoa . Họ
này được một số nhà
phân loại thực vật công
nhận.
Hệ thống APG II năm
2003 (không thay đổi từ
hệ thống APG năm 1998)
không công nhận họ này
mà đưa các loài thuộc họ
này vào trong họ Súng
(Nymphaeaceae). Tuy
nhiên APG II cũng cho
phép tách ra như là một
sự lựa chọn tùy ý. Trong
trường hợp tách ra thì họ này không được đặt trong bộ nào mà được coi như là
một trong những dòng giống cơ bản nhất trong nhánh thực vật hạt kín . Tuy
vậy, nhưng một số nhà khoa học đang sử dụng hệ thống APG II lại đặt họ này
trong bộ Súng (Nymphaeales).
Họ này bao gồm 2 chi là Brasenia với 1 loài (rau nhút hay thuần thái,
Brasenia schreberi) và Cabomba , với khoảng 7 loài thực vật thủy sinh với tên
gọi phổ biến là rong lá ngò.

Cabomba aquatica.

Cabomba sp

RLN được dùng làm thức ăn gia súc, được dùng trong bể thủy sinh và
tiểu cảnh nước làm giảm CO2 và tăng O2 trong bể, làm tăng độ trong nước,
làm chỗ dựa cho tôm cá, làm tăng vẻ đẹp bể và tiểu cảnh khi nhìn từ trên hoặc
nhìn ngang.
Cabomba sp

7. Họ Rong mái chèo


Potamogetonaceae
(Alismatales)
Họ Rong mái chèo hay họ Nhãn tử (danh pháp khoa học:
Potamogetonaceae) là một họ thực vật có hoa. Họ này được nhiều nhà phân
loại học công nhận.

Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi so với hệ thống APG năm 1998),
cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Trạch tả (Alismatales) của nhánh
monocots=[thực vật một lá mầm]. Họ này bao gồm cả các loài trong họ
Zannichelliaceae, nhưng không bao gồm chi Ruppia hiện nay được tách ra
thành họ riêng là Ruppiaceae. Trong phạm vi họ Potamogetonaceae thì sự
phân hóa có thể đã bắt đầu khoảng 25 triệu năm trước (Janssen & Bremer,
2004).

Các loài trong chi Potamogeton là nguồn thức ăn quan trọng cho vịt tại Bắc
Mỹ. Sự thụ phấn chéo diễn ra nhờ gió hay do phấn hoa trôi nổi trên mặt nước.
Có sự biến thiên lớn trong phiến lá, bao gồm cả các lưỡi bẹ (thường được gọi
là các lá kèm), cũng như của hình dạng lá trong loài cũng như giữa các loài;
một vài đơn vị phân loại nhỏ trong chi Potamogeton có lá dị hình, với các lá
mọc ngầm và lá nổi trên mặt nước là khác nhau về hình dáng. Trong chi
Potamogeton quả nổi và có khả năng quang hợp.

Chi Zannichellia có lẽ chỉ có liên quan yếu trong phạm vi họ


Potamogetonaceae (Les và ctv. 1997). Chi Potamogeton có thể là cận ngành
hay đa ngành (Les & Haynes, 1995).

Theo định nghĩa này thì họ chứa vài chi (đáng chú ý là Potamogeton) với tổng
cộng khoảng 100 loài thực vật thủy sinh sống lâu năm. Các phiến lá của chúng
hoặc là nổi hoặc là chìm dưới mặt nước, thân của chúng thường kết nối với
nhau. Hoa là dạng bội số bốn: công thức hoa là [4;0;4;4] (lá đài; cánh hoa; nhị;
lá noãn). Quả là dạng quả hạch nhỏ hay quả bế.

Các chi

• Groenlandia
• Potamogeton (bao gồm cả Coleogeston, Spirillus, Stuckenia): Khoảng
60 loài rong mái chèo
• Zannichellia (bao gồm cả Algoides, Althenia, Lepilaena, Pseudalthenia,

Potamogeton crispus

Potamogeton natans
RMC được dùng làm thức ăn gia súc, được dùng trong bể thủy sinh và
tiểu cảnh nước làm giảm CO2 và tăng O2 trong bể, làm tăng độ trong nước,
làm chỗ dựa cho tôm cá, làm tăng vẻ đẹp bể và tiểu cảnh khi nhìn từ trên hoặc
nhìn ngang.

8. Họ Thủy ung, Rong Liễu -


Aponogetonaceae
(Bộ Alismatales)
Cây thảo mền trong nước ngọt, thân rễ nhiều tinh bột . Trong vài chục thập
niên vừa qua, họ này được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp.
Lá đơn, hình dải, cuống dài, mọc cụm, ở thân. Các lá đơn, mọc so le,
thuộc dạng dị hình, nghĩa là các lá nổi và lá ngầm dưới nước có hình dạng
khác nhau. Lá chứa các khí khổng, phiến lá chứa các tinh thể oxalat canxi.
Hoa lưỡng tính, M3. P1-2-3: A 6 xếp 2 vòng, hoặc nhiều xếp 4-5 vòng.
Bầu trên, 2-9 lá noãn, thường 3-6 lá noãn, mỗi lá noãn 2-8 noãn. Quả đại, phôi
thảng, không có nội nhũ. VN có 1 chi: Aponogeton với 47 loài. Các loài gặp
với biệt danh là Choi. Quyết…
Hệ thống APG II năm 2003 (không đổi từ hệ thống APG năm 1998) cũng công
nhận họ này và đặt nó trong bộ Trạch tả (Alismatales) của nhánh
monocots=[thực vật một lá
mầm]. Họ này chỉ chứa một
chi là Aponogeton với
khoảng 40-45 loài thực vật
thủy sinh, phân bổ tại khu
vực nhiệt đới Cựu thế giới.

Aponogeton distachyus

Hoa lưỡng tính, mọc thành


cụm, thông thường chồi lên
trên mặt nước thành 1-3
cành hoa. Hoa có mật hoa,
thụ phấn nhờ côn trùng. Quả
là dạng quả đại không có
nhiều cùi thịt. Hạt không có nội nhũ mà chứa tinh bột.

Các loài Choi và Tiêu thảo được dùng làm thức ăn gia súc, được dùng
trong bể thủy sinh và tiểu cảnh nước làm giảm CO2 và tăng O2 trong bể, làm
tăng độ trong nước, làm chỗ dựa cho tôm cá, làm tăng vẻ đẹp bể và tiểu cảnh
khi nhìn từ trên hoặc nhìn ngang.
Một loài tiêu thảo tìm thấy ở thượng nguồn suối thuộc Thừa Thiên Huế

Choi lá nhỏ - Aponogeton robernonii


Choi - Dương xỉ lá hẹp Aponogeton

Choi - Dương xỉ Philipine (Aponogeton sp)

Aponogetonaceae
Tiêu thảo
Aponogeton
crispus
Apo

nogetaceae
Tiêu thảo Aponogeton crispus
Tiêu thảo
Aponogeton natans
11. Be thuy tinh Rong tao

13. Dương xỉ Châu Phi


9. Họ Ráy: Araceae
Bộ Arales
Lớp Liliopsida
Chi Cryptocoryne và Anubias
-Thân củ
-Rễ chùm
-Lá đơn có cuống xốp dài
-Cụm hoa : Bông mo, Hoa đơn tính cùng mo, P0A6-1. P0G_(3-
1)/3-1/1-n, Quả bế, mọng.
Chi Cryptocoryne và Anubias có nhiều loài thực vật thủy sinh phổ biến

Cryptocoryne....... tìm thấy vùng Tây nguyên

Tiêu thảo lá hẹp Cryptocoryne x willisii 'lucens'

dải lụa đỏ nhăn lá hẹp - Trong chi


Cryptocoryne....... tìm thấy vùng Tây
nguyên ánh sáng trung bình đến mạnh,
nhiệt độ từ 18- 28oC mọc chậm lá nhăn
đều, màu đẹp, dễ trồng
Cryptocoryne
Dải lụa lá hẹp tìm thấy ở Hoà bình-
ánh sáng trung bình- nhiệt độ 15- 26oC
mọc chậm - dễ trồng

Cryptocoryne sp
Cryptocoryne sp( Choi lá xoăn)
C. sp
Tiêu thảo mũi tên
Cryptocoryne wendtii 'Mi Oya' Choi lá to
Anubias barteri var. Barteri - Choi rết

Cryptocoryne pontederiifolia
lagenandra ovata

anubias heterophylla
anubias barteri var.glabra "Wave Leaf":

anubias sp
anubias barteri var.nana:

6. anubias barteri var.nana "Petite":

anubias sp."Gabon":
Choi và Tiêu thảo của họ Ráy được dùng trong bể thủy sinh và tiểu cảnh
nước làm giảm CO2 và tăng O2 trong bể, làm tăng độ trong nước, làm chỗ dựa
cho tôm cá, làm tăng vẻ đẹp bể và tiểu cảnh khi nhìn từ trên hoặc nhìn ngang.
Be Ca Canh
1) Phần cứng : bể, hệ thống chiếu sáng, hệ thống lọc, hệ thống làm mát nước,
hệ thống khí CO2, thiết bị an toàn điện.
_ Bể : thích hợp cho người mới vẫn là các bể nhỏ khoảng 75cm x 40cm x 45cm (dài,
rộng, cao) (hợp với 2 bóng đèn chiếu sáng dài 6 tấc bán phổ biến), hoặc bể 40cm x
20cm x 30cm (hợp với 1 bóng 3 tấc rưỡi cũng có bán phổ biến). Các kích thước này đều
có thể làm kính 5 ly để giảm thiểu chi phí, tuy nhiên có một lời khuyên là không nên
trang trí bằng đá quá nặng. Bể làm phải có kiềng chắc chắn nhưng phần kiềng đừng
làm quá rộng vì sẽ che mất ánh sáng vào nước làm giảm quang hợp, Kiểu kiềng thích
hợp cho các bể nhỏ vừa nêu là kiểu tam giác gắn vào góc bể, vừa thẩm mỹ vừa ít che
sáng.
_ Hệ thống chiếu sáng : bố trí thoáng cao khỏi mặt nước để dễ dàng cho các thao tác
như trồng tỉa cây, mặt khác ánh sáng tỏa đều khắp bể tránh được hiện tượng tụ sáng
không đều ở từng khu vực bể. Theo kinh nghiệm cho thấy một hệ thống đèn treo cách
mép bể tối thiểu 12cm là tối ưu nhất vì dễ dàng cho thao tác trồng tỉa và vệ sinh bể,
không vướng víu, tách điện xa khỏi nước giảm nguy hiểm.
_ Hệ thống lọc : phần này các bạn mới chơi thủy sinh thường phạm phải sai lầm vì
không hiểu rõ tầm quan trọng của nó đối với 1 bể thủy sinh. Theo huunguyen đây là
phần cứng đáng để đầu tư nhất, vì nước trong bể có trong xanh hay không và hệ vi sinh
có phát triển tốt hay không cũng là nhờ dàn lọc. Nếu có kinh phí thì đầu tư 1 cái lọc
ngoài hàng hiệu, nếu ít kinh phí thì làm 1 cái lọc ngoài như anh hovaten đã giới thiệu.
Bản thân huunguyen thì thấy kiểu lọc hiệu quả nhất vẫn là kiểu lọc tràn dán kèm theo
bể, có thể đặt làm luôn khi đặt làm bể. Đối với các bể nhỏ nếu thấy đặt lọc tràn trong
bể choáng thể tích bể thì chịu khó nhờ thợ khoan thủng kính bể 1 lỗ 21mm lắp co và
ống nước vào rồi lôi hẳn cái lọc tràn này ra khỏi bể và muốn giấu nó ở đâu cũng được
(theo kiểu các bể chơi cá biển vẫn làm) , có thể đặt bên cạnh hay giấu nó dưới gầm bàn
nơi đặt bể với các hình minh họa như sau :
đặt bên dưới dàn chân sắt :

bên dưới gầm chân của bể nhỏ 30x30x30 cm


bên cạnh bể :

Kiểu lọc này cũng ít tốn kém kinh phí, thuận tiện vệ sinh, ổn định mực nước trong bể
( khi cạn nước thì chỉ cạn trong dàn lọc còn mực nước trong bể vẫn giữ không đổi ),
công dụng thì hệt như cái lọc ngoài hàng hiệu vậy vì muốn để chỗ nào cũng được hết,
và một điều hết sức quan trọng là hệ vi sinh trong lọc phát triển rất nhanh chóng, làm
màu nước bể mau trong xanh, huunguyen đang dùng kiểu lọc này cho toàn bộ các bể
của mình và rất ưng ý về nó, cảm giác hệt như đang xài lọc ngoài hàng hiệu vậy. Trên
diễn đàn đã có nhiều bài viết về hệ vi sinh trong bể thủy sinh nên huunguyen không
nêu rõ ở đây vì thực chất đây là một vấn đề hết sức phức tạp nếu nghiên cứu kỹ, theo
kinh nghiệm bản thân của huunguyen thì chỉ cần có một hệ thống lọc với những tiêu
chuẩn đã nêu trong những bài viết đã được anh em trên diễn đàn đánh giá cao thì vấn
đề vi sinh trong bể chỉ còn là vấn đề thời gian để vi sinh phát triển, để thúc đẩy quá
trình phát triển của vi sinh cũng đã có những cách làm rất đơn giản đã nêu trong những
bài viết trước nhân tiện đây huunguyen cũng xin nhắc lại 2 cách làm hiệu quả và đơn
giản như sau :
+ xin một ít nước ( vài lít ) từ một bể khác đã có hệ vi sinh phát triển tốt với màu nước
thật trong xanh rồi đổ vào bể của mình.
+ dùng những bịch bột hay cục vi sinh có bán sẵn trên thị trường với giá dao động
khoảng 10k đến 20k là đủ dùng cho một bể lớn khoảng 1m2x45cmx45cm.
_ Hệ thống làm mát nước : chỉ cần một quạt nhỏ cho 1 bể dành cho người mới có thể
giảm được tối đa 3 độ C làm cho nước mát hơn, thuận tiện cho các bạn vừa thích muôi
cây vừa thích nuôi rêu trong bể.
_ Hệ thống khí CO2 : đây có lẽ là phần cứng làm cho nhiều người mới chơi thủy sinh bỏ
cuộc vì thiếu kinh phí đầu tư 1 bình khí. Nếu là người mới chơi thì lời khuyên vẫn là phải
có khí CO2 cho bể mới đảm bảo cây sống khỏe được, có thể tự chế CO2 theo cái bài viết
đã có trong diễn đàn. Huunguyen cũng từng chứng kiến các bể không có CO2 cây vẫn
tươi tốt, tuy nhiên để có được một bể không dùng CO2 thì không phải chuyện dễ dàng.
Vì theo huunguyen được bết các bể không có CO2 thì đa số các cây có trong bể đều
khai thác từ tự nhiên hoặc được chủ nhân thuần hóa dần dần để nuôi trồng trong môi
trường đặc biệt của họ, nếu bỏ công sức đi tìm kiếm các loài thủy sinh về trồng thì còn
tốn kém hơn kinh phí để mua hẳn một bình CO2 nữa đấy, chưa kể đến những bí quyết
về phân nền và dinh dưỡng phức tạp. Lời khuyên là vẫn phải có khí CO2 cung cấp cho
các bể thủy sinh vì đa số các cây người mới chơi mua được trên thị trường đều đã và
đang sống trong những bể có CO2. Nên mua nhiều bình CO2 nhỏ thay vì mua một bình
CO2 lớn vì việc chia dây ra cho nhiều bể thực chất rất khó vì lượng CO2 vào các bể sẽ
chẳng thể nào đều nhau được.
_ Thiết bị an toàn điện : cái này rất quan trọng nha, hầu hết các bể huunguyen được
tham quan đều thiếu mất phần tối quan trọng này. Không hiểu sao do quá chủ quan mà
các bạn chơi lâu năm và nhiều kinh nghiệm đôi khi thiếu hẳn phần này nhỉ. Có khó gì
đâu, nếu có kinh phí thì đầu tư hẳn 1 bộ CB chống giật rồi đấu điện theo sơ đồ đính kèm
thiết bị nối đến tất cả các thiết bị có nguy cơ rò điện trong nhà. Nếu tiết kiệm chi phí và
tìm được 1 chỗ thích hợp trên sàn nhà thì ra mấy tiệm bán dụng cụ mua ngay 1 cây cọc
bằng đồng (hay sắt) nhọn dài 2m giá khoảng 25k (cọc này thường nối với cây thu lôi
trên mái nhà có các tên thông dụng cọc tiếp đất, cọc te (terre)) đóng thẳng xuống sàn
nhà bằng búa, chỉ vài nhát búa đầu qua xà bần là khó còn khi đến lớp đất bên dưới thì
nó sẽ chạy tọt xuống nền, sau đó có thể vô tư nối đến nước trong bể, máy giặt, tủ lạnh
… cách này đang được huunguyen sử dụng. Nếu thấy vẫn còn khó thì chỉ cần 1 cây đinh
3 phân bằng nhôm (hay sắt) loại đinh đóng tường đóng xuống đất hoặc chân tường (nhớ
là chân tường chứ đừng đóng vào vách tường nhé) rồi nối dây vào nước trong dàn lọc
vẫn có thể tránh được dòng điện rò ra từ cái bơm đấy, cách này dùng nối mass cho vỏ
CPU máy tình cũng được. Cố gắng đừng chủ quan nhé, vì các máy bơm rất dễ rò điện ra
môi trường nước, lúc nào cũng để 1 bút thử điện bên cạnh bể và sẽ có ngày các bạn thử
nước trước khi cho tay vào bể và thấy bút đỏ lên. Có nhiều ý kiến cho rằng thấy cá còn
bơi là biết chứ cần gì phải dùng bút thử điện, huunguyen xin nhắc các bạn rằng nếu chỉ
có dây nóng của nguồn điện máy bơm rò điện vào nước thì cá vẫn bơi lội tung tăng
trong bể đấy, vì xem như đẳng thế nên không giật, nhưng nếu có người đang đứng trên
mặt đất và cho tay vào nước thì cả người và cá trong bể đều bị giật, do dòng điện chảy
qua người về nơi có điện thế thấp hơn là mặt đất, giải thích hiện tượng này bằng một thí
nghiệm đơn giản như sau : ngồi trên ghế gỗ rút chân lên khỏi đất và cho tay vào 1 trong
2 lỗ cắm điện sẽ thấy không bị giật lưu ý : ai không hiểu rõ về điện xin đừng thử.
Hãy cố gắng chút nữa để bản thân và tất cả những người trong nhà được an toàn, nhất
là an toàn cho những em nhỏ rất thích cho tay vào bể. Nhớ không lầm thì năm 2005
báo Tuổi Trẻ hay Thanh Niên có đăng tin 1 người chết do điện rò từ máy bơm trong bể
cá, người này bị điện giật dính vào mặt nước và toàn thân vẫn vắt trên thành bể (cái
kiềng này cũng chắc thật ), đáng tiếc quá !

2) Phần mềm : nước, nền, cây, các vật trang trí.


_ Nước : sử dụng nước máy là tốt nhất (phải qua bể chứa tối thiểu 24h rồi sử dụng cho
bể cá), nếu muốn dùng nước giếng thì phải kiểm tra trước bằng cách cho cá hay tép vào
nuôi trước, nếu thấy cá tép khỏe mạnh có màu sắc tốt thì xem như nuôi trồng thủy sinh
được.
_ Nền : hiện tại vẫn đang có hai xu hướng làm nền cho bể, có thể là phân tự trộn hoặc
mua nền dạng hạt nền công nghiệp của Nhật, Đài Loan ,Thái, Trung Quốc, Đức …
huunguyen xin chia sẻ các kinh nghiệm với các bạn như sau :
+ Nền trộn : tự trộn nền là một việc làm mất nhiều thời gian và công sức tuy nhiện sẽ
đem lại cho các bạn thích tìm tòi nghiên cứu những kinh nghiệm rất thú vị, đặc biệt với
những người đã có kinh nghiệm chơi bonsai hay phong lan thì sẽ rất thú vị, tăng thêm
vốn kiến thức tích lũy từ thực nghiệm, nhìn ngắm cây thủy sinh phát triển trong môi
trường do chính mình tạo ra rất hồi hộp, chưa kể đến lợi ích kinh tế cho những bạn có
điều kiện kinh tế thấp. Với bất cứ một công thức nền trộn nào huunguyen chỉ xin có một
kinh nghiệm chia sẻ với các bạn đó là về quá trình ngâm ủ phân nền, đây là một quá
trình không thể thiếu đối với các nền tự trộn. Cách là đơn giản là sử dụng một xô nước
lớn hay một thùng sơn nước có nắp đạy kín, sau khi trộn xong nền thì ngâm ngập nước
nền trộn vào xô với thời gian tối thiểu 10 ngày ( hoặc lâu hơn càng tốt) sau đó mới đem
ra sử dụng, cứ 3 ngày thì dùng tay hay muỗng khuấy đều hỗn hợp một lần. Đây là vấn
đề ít thấy đề cập trong các bài viết về nền tự trộn nhưng theo huunguyen thì đây là một
việc làm tuy đơn giản nhưng lại rất cần thiết đấy, còn tác dụng của nó thì chắc không
cần phải nêu kỹ hơn vì chỉ đơn giản là phân hủy (làm cho hoai đi ) tất cả những chất
khó tiêu ( khó hấp thụ trực tiếp) vốn dĩ tồn tại trong các nguyên liệu trộn nền.
+ Nền công nghiệp : chất lượng rất đảm bảo, bền, độ thẩm mỹ cao, tốn rất ít thời gian
và công sức để thực hiện 1 bể theo ý muốn. Một lời khuyên nhỏ cho các bạn dùng các
loại nền công nghiệp hoặc các chất dinh dưỡng bổ sung dạng phân nước hay phân nhét
là hãy đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, nếu là một bộ phân nền có uy tín
và chất lượng cao thì khi mua sản phẩm sẽ thấy trên bao bì có in hướng dẫn sử dụng
hoặc đọc trên các website giới thiệu của chính hãng về các loạt sản phẩm này. Hãy đọc
và tham khảo thật kỹ để sử dung thật hiệu quả chúng vì kinh phí đầu tư ban đầu cho
một bộ phân nền này không phải rẻ. Nếu chỉ setup một bể với nhu cầu thưởng thức của
cá nhân thì các bạn hãy sử dụng một bộ phân nền sao cho hợp lý để tránh lãng phí. Đã
có nhiều bạn chơi do không tham khảo kỹ liều lượng và công dụng nên sau khi setup
hoàn chỉnh một bể chơi cá nhân xảy ra tình trạng phải thay nước liên tục mỗi ngày do
thừa dinh dưỡng vì châm quá nhiều phân nước trong khi các hạt nền còn ở giai đoạn có
trữ lượng dinh dưỡng cao, việc làm này thiết nghĩ rất tốn hao công sức và gây thiệt hại
kinh tế lớn và chỉ thích hợp với những bể có ý định dự thi hay triển lãm nên phải bón
thúc cho cây phát triển thật nhanh và căng khỏe. Huunguyen đã từng được chứng kiến
một bể thủy sinh với kích thước khá to 2,5mx0,8mx0,6m mà lượng phân nền sử dụng
rất tiết kiệm chỉ khoảng 15 lít aquasoil của ADA (một hãng sản xuất loạt phân nền công
nghiệp nổi tiếng đang được các tay chơi thủy sinh lâu năm rất ưa chuộng), phần còn lại
chỉ là sạn sỏi trang trí và bổ sung thêm phân nước rất dè xẻn với tiêu chí về dinh dưỡng
là thà thiếu một chút còn hơn dư, mà cây cối trong bể này vẫn phát triển rất tốt. Vốn dĩ
nền công nghiệp được sản xuất với mục tiêu tiết kiệm thời gian và công sức cho người
chơi nên việc thay nước cho bể mỗi ngày hay thậm chí mỗi tuần là một việc làm không
nên. Một trở ngại lớn mà nhiều người vướng phải khi đọc hướng dẫn sử dụng của các
loại phân công nghiệp là “tiếng Anh nên lười đọc quá “, huunguyen đang biên dịch lại
các hướng dẫn sử dụng của bộ nền và phân nước của ADA nếu các anh em nào có nhã ý
hợp tác để mở topic riêng cho phần này thì cứ pm trực tiếp cho mình nha, hy vọng có
thêm ngày nghỉ để hoàn thành sớm cho cả làng mình dễ đọc.
_ Cây : cây thủy sinh và các loài thủy sinh vật nói chung đều rất đẹp, mỗi loài có một
nét đẹp rất riêng. Tuy nhiên để thưởng thức hết vẻ đẹp của chúng thì điều quan trọng
phải nói đến ở đây là việc sắp đặt và bố trí chúng cho thật hợp lý trong một bể thủy
sinh, có vài điểm cần lưu ý như :
+ Các bạn mới chơi nên tham khảo trước các bài viết về các loại cây dễ nuôi trồng đã
có rất nhiều trên diễn đàn trước khi mua. Chú ý lựa chọn mua nguồn cây thật sạch
không nên mua cây đã bị nhiễm rêu hại.
+ Tham khảo thật kỹ các bài viết và nhận dạng được các loại rêu hại để tránh được
nguy cơ bị rêu xâm hại cho bể.
+ Phân bố loại cây cho phù hợp với ánh sáng phân bố trong bể ( có loại rất ưa sáng, có
loại chỉ cần ít sáng ). Nên hoạch định theo khu vực và phát họa (vẽ sơ ra giấy, ai vẽ xấu
cũng nên vẽ để hoạch định cụ thể) trước khi bắt tay vào setup.
+ Lựa chọn loài thủy sinh phù hợp với nhiệt độ trong bể.
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cây đến khi đạt được bố cục trong ý tưởng thì chỉ cần
duy trì dinh dưỡng cho cây sống ổn định, không nên bón thúc cho cây tăng trưởng
mạnh làm hỏng bố cục.
_ Các vật trang trí : những vật trang trí hợp với một thủy sinh cảnh nhất vẫn là đá và
lũa, có vài điểm theo huunguyen thấy là đáng quan tâm như sau :
+ Đá : phải biết quan sát và nhận xét các chủng loại và xuất xứ của đá trước khi dùng
là một điểm cần lưu ý, vì các nguy cơ bị nhiễm rêu hại hoặc nhiễm các chất có hại từ đá
là một mối nguy hiểm mà những người chơi nghiệp dư ít quan tâm và xem thường. Việc
này các bạn cứ trực tiếp hỏi những người có kinh nghiệm về đá sẽ được hướng dẫn cụ
thể, đây là một vấn đề khá phức tạp đòi hỏi một quá trình nghiên cứu lâu dài nên
huunguyen khuyên các bạn nên tham khảo thật kỹ trước khi sử dụng chất liệu đá để
trang trí cho bể thủy sinh, việc này tuy thoạt nghĩ thì rất dễ nhưng thực sự rất phức tạp.
Lấy ví dụ : có những cục đá nhiễm chì sau khi cho vào bể một thời gian thì thấy cá tép
chết dần không rõ nguyên nhân, cây cối tàn lụi mặc dù ánh sáng, CO2 và dinh dưỡng
đầy đủ, hay những tảng đá có quá nhiều chất vôi thì nguy cơ bể bị bám đầy rêu vàng là
không tránh khỏi chưa kể môi trường nước cũng bị ảnh hưởng. Những ví dụ trên có được
là do thực nghiệm nếu có gì sai sót xin các anh em có nghiên cứu kỹ về đá bổ sung
thêm và chỉnh sửa giúp.
+ Lũa (gỗ chìm nói chung): có những cách xử lý lũa rất khác nhau đối với những người
có kinh nghiệm, nhưng huunguyen thấy cách xử lý đơn giản nhất vẫn là ngâm thật lâu
và luộc thật nhiều lần. Còn chất liệu gỗ thì rất đa dạng và phong phú, nhìn chung nếu
làm cho gỗ chìm được, bề mặt gỗ trơ không xì nhớt hay ra màu trong bể thì đều làm vật
trang trí trong thủy sinh cảnh được

You might also like