You are on page 1of 61

Chƣơng 4.

CÁC PHÂN LỚP CỦA LỚP MỘC LAN


(MAGNOLIOPSIDA)
Tóm tắt nội dung
Ngành Mộc lan là ngành lớn nhất và đa dạng nhất, có trên 250.000 loài, chiếm ưu
thế trong giới Thực vật, phân bố khắp nơi trên Trái Ðất. Theo hệ thống của Takhtajan
(2009), ngành này được chia thành 2 lớp: lớp Mộc lan và lớp Hành. Lớp Mộc lan có 8
phân lớp, có những đặc điểm sau:.
Phân lớp Mộc lan (Magnoliidae) gồm những loài có những tính chất nguyên thủy
về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản; cây gỗ hay thảo, thường có tế bào tiết tinh
dầu trong nhu mô; mạch chưa có hoặc có bản ngăn hình thang; hoa thường lưỡng tính,
có các thành phần nhiều, bất định, xếp xoắn, xoắn vòng; bộ nhụy thường có lá noãn rời.
Bộ Amborellales được xem là bộ nguyên thủy nhất.
Phân lớp Mao lương (Ranunculidae) rất gần gũi phân lớp Mộc lan với hoa còn
nguyên thủy, thành phần nhiều, lá noãn rời (Ranunculaceae). Tiến hóa hơn phân lớp
Mộc lan với cây phần lớn thuộc dạng thân cỏ, không có tế bào tiết trong lá và thân, lá
thường ít khi nguyên, các tiết mạch có bản ngăn đơn, màng hạt phấn 3 rãnh.
Phân lớp Sau sau (Hamamelididae) gồm chủ yếu các cây thân gỗ; mạch với bản
ngăn hình thang; hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió, hoa nhỏ,
lưỡng tính hay đơn tính; bao hoa đơn hay tiêu giảm trở thành hoa trần, nhị thường 1 - 2
đôi khi nhiều; lá noãn thường hợp; hạt có phôi to, có hay không có nội nhũ.
Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae) phần lớn cây thân cỏ, ít khi là cây bụi, cây
nhỡ. Hoa thường nhỏ, tiến tới đơn tính, cánh rời hay không cánh, có khi cánh dính.
Tính chất đặc trưng của phân lớp là thường có ngoại nhũ và phôi cong. Ðây là một
phân lớp nhỏ đứng giữa một bên là phân lớp Sau sau có hoa thích nghi với lối thụ phấn
nhờ gió và một bên là các phân lớp Sổ và Hoa hồng có hoa thích nghi với thụ phấn nhờ
sâu bọ. Các bộ nguyên thủy có bộ nhụy lá noãn rời thể hiện sự gần gũi của phân lớp
Cẩm chướng với phân lớp Mao lương (đi ra từ phân lớp Mao lương).
Phân lớp Sổ (Dilleniidae) là một phân lớp lớn, rất đa dạng, bao gồm các dạng cây
gỗ, cây bụi, cỏ; hoa chủ yếu tiến hóa theo hướng thụ phấn nhờ sâu bọ, thường lưỡng
tính; cánh rời hoặc hợp ở gốc. Các bộ có tổ chức thấp có lá noãn rời, mạch có bản
ngăn hình thang, biểu hiện tính chất gần gũi với bộ Mộc Lan của phân lớp Mộc lan.
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) cũng là phân lớp lớn và đa dạng: cây bụi, cây gỗ,
dây leo, cây thảo; hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ; hoa
mẫu 5 với lối đính noãn trung trụ; nhị nhiều phát triển hướng tâm, tiến đến còn 1 vòng
nhị; bộ nguyên thủy có lá noãn rời, phần lớn lá noãn hợp, giảm còn 1 lá noãn.
Phân lớp Cúc (Asteridae) gồm phần lớn là cây thân cỏ, ít khi cây bụi hay cây gỗ
nhỏ; mạch có bản ngăn đơn; hoa thường lưỡng tính, đều, mẫu 5, 4 vòng; tràng thường
hợp; nhị 5 tự do hay đính trên ống tràng; bộ nhụy luôn hợp lá noãn, số lá noãn 2 – 5;
noãn 1 vỏ bọc; hạt thường có nội nhũ. Đỉnh cao của phân lớp là họ Cúc (Asteraceae).
Phân lớp Hoa môi (Lamiidae) gồm cây gỗ, cây bụi và cỏ; mạch có bản ngăn đơn;
lá thường mọc đối; hoa lưỡng tính, đều đến không đều, mẫu 5, 4 vòng; tràng hợp, nhị 5,
4, 2; bộ nhụy 2 lá noãn hợp, bầu trên hay bầu dưới; noãn 1 vỏ bọc. Họ Hoa môi
(Lamiaceae) của phân lớp là họ tiến hóa cao theo hướng thụ phấn nhờ côn trùng.
Đặc điểm chính của một số bộ, họ cũng như một số loài quan trọng, có giá trị kinh
tế của mỗi phân lớp được giới thiệu.

57
4.1. PHÂN LỚP MỘC LAN (MAGNOLIIDAE)
4.1.1. Đặc điểm chung
Cây gỗ hay thảo, thường có tế bào tiết tinh dầu trong nhu mô; mạch chưa có hoặc
có bản ngăn hình thang; hoa thường lưỡng tính, có các thành phần nhiều, bất định, xếp
xoắn, xoắn vòng; bộ nhụy thường có lá noãn rời.
4.1.2. Phân loại
Phân lớp Mộc lan gồm 5 liên bộ, 17 bộ. Trong đó, liên bộ Súng (Nymphaeanae)
gồm nhiều họ cổ xưa bắt đầu là họ Amborellaceae đến họ Ceratophyllaceae.
4.1.2.1. Bộ Amborellales
Bộ chỉ có 1 họ Amborellaceae.
Họ Amborellaceae
Họ chỉ có 1 loài Amborella trichopoda Baill.
Amborella trichopoda là dạng cây bụi hay cây gỗ nhỏ thường xanh ở đảo New
Caledonia (Nam Thái Bình Dương), xuất hiện cách đây khoảng 130 triệu năm. Gỗ chưa
có mạch thông. Lá đơn, mọc cách, với mép lá có khía răng cưa và hơi gợn, dài khoảng
8–10cm. Hoa đơn tính, khác gốc thành cụm hình chùm – xim. Bao hoa chưa phân hóa
thành đài và tràng, xếp xoắn. Hoa đực có nhiều nhị (12 - 21) xếp xoắn. Hoa cái thường
có 5 lá noãn rời, đôi khi còn có 1 - 2 nhị bất thụ. Quả mọng màu đỏ, chứa một hạt dài 5–
8 mm.

Hình 59. Loài Amborella trichopoda Baill.


1. Cành mang quả 2. Hoa cái 3. Nhị và nhụy 4. Quả
5. Cành mang hoa đực 6. Nụ hoa 7. Bao hoa đực 8. Hoa đực 9. Nhị
(Nguồn: http://plantlife.ru/books/item)
4.1.2.2. Bộ Súng (Nymphaeales)
Đặc điểm chung
Bao gồm những cây thân cỏ, sống ở nước, lá chìm trong nước hoặc nổi trên mặt
nước. Bó mạch kín, xếp lộn xộn, gỗ chưa có mạch thông. Bộ này gần gũi với lớp Một lá
mầm như có bó mạch xếp lộn xộn, hoa mẫu 3, hai lá mầm dính nhau.
Phân loại
Bộ Súng có 4 họ nhỏ: Hydropeltidaceae, Cabombaceae, Nymphaeaceae và
Barclayaceae.

58
Ở nước ta gặp đại diện của 3 họ: Cabombaceae, Nymphaeaceae và Barclayaceae.
Ta chỉ xét một họ.
Họ Súng (Nymphaeaceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ lâu năm, sống ở nước, có thân rễ lớn. Lá lớn nổi trên mặt nước, hình
khiên, có cuống dài. Hoa to, đơn độc, lưỡng tính, đều. Bao hoa kép gồm nhiều mảnh.
Nhị nhiều xếp xoắn, có sự chuyển tiếp từ nhị sang cánh hoa. Bộ nhụy gồm nhiều lá
noãn có khi rời nhưng thường dính lại. Quả kép, hạt nhỏ, phôi nhỏ.
Hoa thức:  K4 – 5 C A G()
Số loài và phân bố
Họ Súng có 5 chi với khoảng 75 loài phân bố gần khắp thế giới. Ở Việt Nam gặp 3
chi với khoảng 6 loài.
Một số đại diện
Súng đỏ (Nymphaea rubra Roxb. ex Andrews): thân rễ phù thành củ, mang lá với
phiến nổi trên mặt nước. Hoa to, đẹp, đều, lưỡng tính, 4 lá đài, nhiều cánh hoa xếp
xoắn, nhiều nhị xếp xoắn, bầu trung do nhiều lá noãn hợp. Hạt có ngoại nhũ và nội nhũ.
Trồng làm cảnh trong ao, hồ hoặc mọc hoang.

A
B

D
Hình 60. Cấu tạo hoa ở họ Súng (Nymphaeaceae)
A. Lá và hoa B. Hoa cắt dọc C. Sự chuyển đổi từ nhị sang cánh hoa D. Hoa đồ
Sen hoàng hậu hay Sen nia (Victoria amazonica (Poepp.) J.C. Sowerby): lá rất to,
phiến rộng đến 1 – 2m, mặt dưới đỏ có nhiều gân lồi, bìa lá vảnh lên trông giống chiếc
nia; hoa lớn 20 – 40cm, nở vào ban đêm, nhiều cánh hoa màu trắng. Cây nhập nội, trồng
làm cảnh.
4.1.2.3. Bộ Mộc lan (Magnoliales)
Đặc điểm chung
Phần lớn cây thân gỗ to, có dây leo gỗ; thường xanh, đôi khi rụng lá; chưa có mạch
thông hay mạch thông có các bản ngăn rất xiên và hình thang. Lá mọc cách, đơn,

59
nguyên, có hay không có lá kèm. Trong thân và lá có tế bào tiết chất thơm. Hoa to,
lưỡng tính, đơn độc; thụ phấn nhờ côn trùng; thành phần hoa nhiều, nhị nhiều, thường
có hình bản 3 gân, chưa phân hóa rõ chỉ nhị và bao phấn, màng hạt phấn kiểu 1 rãnh
nguyên thủy; bộ nhụy thường có lá noãn rời, chưa hình thành vòi và đầu nhụy rõ rệt. Ở
Degeneriaceae lá noãn chưa khép kín hoàn toàn.

Hình 61. Loài Degeneria


vitiensis L.W.Bailey & A.C.Sm.
1. Cành mang hoa
2. Hoa cắt dọc
3. Nhị
4. Nhụy
5. Quả
(Nguồn: http://dic.academic.ru)

Phân loại
Bộ Mộc lan có 2 họ: họ Magnoliaceae và họ Degeneriaceae. Ở nước ta gặp đại diện
của họ Magnoliaceae.
Họ Mộc lan (Magnoliaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ lớn, mạch có bản ngăn hình thang; lá nguyên, mọc cách gân lông chim; lá
kèm bao lấy chồi, sớm rụng, để lại vết sẹo; trong thân và lá thường có tế bào tiết mùi
thơm.
Bao hoa chưa phân hóa thành đài, tràng hoặc gồm một số mảnh hơi phân hóa khác
nhau (thường 3 vòng 3). Nhị nhiều, xếp xoắn, hình bản; màng hạt phấn kiểu 1 rãnh
nguyên thủy; lá noãn nhiều, rời. Đầu, vòi nhụy cũng chưa phân hóa rõ. Quả rời hay quả
kép. Hạt có nội nhũ phẳng, trơn.
Hoa thức  P3+3+3 A G
Số loài và phân bố
Họ Mộc lan có 15 chi với khoảng 240 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới
Bắc bán cầu, thường tập trung ở Ðông Nam Á và Ðông Nam Hoa Kỳ. Ở nước ta hiện có
10 chi với gần 50 loài.
Một số đại diện
Dạ hợp (Magnolia coco (Lour.) DC.): cây có hoa to, màu trắng thơm, ban đêm
khép lại. Cây được trồng làm cảnh.
Vàng tâm (Manglietia fordiana (Oliv.) Hu): cây to, gỗ màu vàng nhạt, thơm, không
bị mối mọt, dùng trong xây dựng và làm đồ đạc quí giá, đồ mỹ nghệ.

60
Mỡ (Magnolia obovata Thunb.): cây to cao trên 10m, gỗ nhẹ, mềm thơm, dùng làm
bút chì, gỗ dán, đồ mỹ nghệ. Mỡ là cây ưa sáng, mọc nhanh có thể trồng rừng. Gặp phổ
biến ở Bắc Bộ.
Ngọc lan trắng (Michelia alba DC.): hiện được trồng nhiều ở các đình chùa, công
viên vì có hoa thơm, để làm cảnh, lấy bóng mát; hoa cất lấy dầu thơm để chế nước hoa.

Hình 62. Loài Mộc lan (Magnolia grandiflora L.)


1. Cành mang hoa 2. Quả 3. Hoa đồ
(Nguồn: http://plantlife.ru)
4.1.2.4. Bộ Na (Annonales)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi hay dây leo gỗ; mạch có bản ngăn hình thang (họ Eupomatiaceae)
hoặc thủng lỗ đơn; lá đơn nguyên không có lá kèm.
Cụm hoa xim hoặc đơn độc; thường lưỡng tính. Bao hoa mẫu 3. Nhị nhiều. Bộ
nhụy nhiều lá noãn rời.
Bộ rất gần với Magnoliaceae trong cấu tạo gỗ.
Phân loại
Bộ có 2 họ: Eupomatiaceae và Annonaceae. Ở nước ta chỉ có 1 họ Annonaceae.
Họ Na (Annonaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ to, nhỏ hoặc cây bụi, có khi dây leo; lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá
kèm; lá thường có lông, ít ra cũng ở đường gân giữa.
Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc, mẫu 3. Đài gồm 3 mảnh rời, đôi khi hơi dính lại ở
gốc; tràng C3+3, có khi C3 cánh dầy nạc và lớn (chi Na). Nhị nhiều xếp xoắn, chỉ nhị
ngắn, trung đới kéo dài và loe ở đỉnh; hạt phấn 1 rãnh. Lá noãn nhiều, rời, xếp xoắn.
Quả kép dạng đầu hoặc quả rời thắt lại theo các hạt thành các ngấn. Hạt có phôi nhỏ,
nội nhũ lớn và nhăn nheo (xếp nếp).
Hoa thức:  K3 C3 + 3 A G
Số loài và phân bố
Hơn 128 chi và hơn 2.400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới.

61
Ở nước ta có khoảng 29 chi với 179 loài, phần lớn là cây mọc hoang ở các rừng thứ
sinh, một số loài cây trồng vì có mùi thơm, dáng đẹp hoặc lấy quả.
Một số đại diện
Na hay Mãng cầu ta (Annona squamosa L.): cây có kích thước trung bình, hoa có
cánh dày, màu lục; quả kép, nhiều múi, ăn ngon. Hạt tán nhỏ có thể dùng để diệt chí, lá
dùng để làm thuốc chữa sốt rét (nhưng độc, theo kinh nghiệm dân gian). Ở miền Nam
có một thứ Na hay Mãng cầu dai có thịt quả thơm ngọt, dai hơn Na thường và khó tách
riêng từng múi như Na; ở miền Bắc hiện cũng trồng nhiều Na dai.
Mãng cầu xiêm (A. muricata L.): cây cao 4 – 6m, lá dài, nhẵn, cuống lớn. Quả kép
lớn, hơi hình tim có gai mềm, ăn được, vị chua và mùi thơm. Cây mọc ở Nam Bộ và
được gây trồng ở vùng Tây Nguyên.
Bình bát (A. glabra L.): cây mọc hoang hay trồng ở vùng nước lợ, chua phèn có tác
dụng chống sạt lở.
Ngọc lan tây hay Hoàng lan (Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Thoms.): cây to,
cành mềm, mọc ngang; hoa to mọc thành cụm, cánh hoa dài mỏng, màu vàng lục, rất
thơm có thể cất nước hoa. Cây trồng ở quanh nhà, trong công viên, lấy bóng mát và lấy
hoa. Cây có chứa tinh dầu y lang - y lang dùng làm nước hoa.
Giẻ (Desmos cochinchinensis Lour.): cây bụi, sống dựa, cành dài mềm, hoa rất
thơm hơi giống hoa Công chúa. Cây mọc hoang dại trong các rừng thưa (Phú Thọ, Vĩnh
Phúc , Thái Nguyên , Lạng Sơn,...).
4.1.2.6. Bộ Long não (Laurales)
Đặc điểm chung
Cây gỗ to, vừa hay nhỏ, ít khi cây thảo (dây tơ xanh); lá mọc cách, đôi khi đối,
không có lá kèm; trong thân và lá có tế bào tiết chất thơm.
Bộ Long não có quan hệ với bộ Mộc lan vì có những tính chất giống nhau trong cấu
tạo gỗ (không có mạch thông hoặc mạch có bản ngăn đơn), cấu tạo hoa (hạt phấn 1
rãnh, một số có bộ nhụy lá noãn rời) nhưng bộ Long não tiến hóa hơn ở chỗ có hoa kiểu
vòng, mẫu 3, các nhị và mảnh bao hoa dính nhau ở gốc thành một ống ngắn, số lá noãn
giảm, có khi dính.
Phân loại
Bộ này gồm 8 họ: Monimiaceae, Idiospermaceae, Calycanthaceae,
Atherospermataceae, Siparunaceae, Gomortegaceae, Hernandiaceae và Lauraceae.
Ở ta gặp đại diện của 4 họ: Monimiaceae, Calycanthaceae, Hernandiaceae và
Lauraceae.
Họ Long não (Lauraceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ lớn hay nhỏ, rất ít khi là dây leo (Cassytha). Lá mọc cách, ít khi mọc đối,
nguyên, gân lá hình lông chim, ở gốc lá có 3 gân chính; không có lá kèm. Trong thân lá
có tế bào tiết dầu thơm.
Hoa nhỏ, mọc thành cụm hình chùy, xim hay tán giả ở đầu cành hay nách lá. Hoa
thường lưỡng tính, có khi đơn tính; bao hoa chưa phân hóa 2 vòng, mỗi vòng 3 mảnh.
Nhị 9, xếp 3 vòng, đôi khi có thêm một vòng nhị lép ở trong cùng, gốc nhị thường mang
2 túi mật, bao phấn 2 - 4 ô, mở bằng lỗ có nắp đậy; hạt phấn 1 rãnh. Bộ nhụy thường chỉ

62
có 1 lá noãn (đôi khi 3, hợp thành bầu một ô). Quả hạch hay quả mọng, có khi đài tồn
tại bao quanh quả, hoặc đế hoa lớn bao lấy quả trông như bầu dưới.
Hoa thức  P3+3 A3+3+3 G(1 - 3)

Hình 63. Long não (Cinnamomum Hình 64. Hồ tiêu (Piper nigrum L.)
camphora (L.) Presl.) 1. Cành mang quả 2. Cụm hoa
1. Cành mang hoa 2. Hoa nguyên 3. Nhị 4. Quả 5. Quả cắt dọc
3. Hoa cắt dọc 4. Nhị 5. Quả (Nguồn: http://foc.eflora.cn)
(Nguồn: http://www.zhiwutong.com)
Số loài và phân bố
Họ Long não có khoảng 54 chi với trên 2.500 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, nhất là ở Ðông Nam Á và Brazil.
Ở nước ta hiện biết 21 chi với khoảng 245 loài.
Một số đại diện
Long não (Cinnamomum camphora (L.) Presl.): cây gỗ cao 10 - 15m, lá có mùi
thơm, 3 gân chính hình cung; hoa nhỏ, màu vàng lục. Cây mọc dại và cũng được trồng ở
nhiều nơi để lấy bóng mát. Gỗ cất lấy tinh dầu long não.
Quế thanh (C. obtusifolium (Roxb.) Nees.): cây to, lá dài tới 12 - 15cm, rộng 5 -
6cm, gân lá rất lồi ở mặt dưới. Vỏ thơm dùng làm thuốc chữa đau bụng và cất lấy tinh
dầu. Các loài Quế trong vỏ thân đều chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt là andehyt cinamic,
có tính chất kích thích tiêu hóa, hô hấp nên có thể dùng làm thuốc hồi sinh như Nhân
sâm.
Xá xị (C. parthenoxylon (Jack) Meisn.): cây gỗ cao 12 - 18m, hoa trắng hơi thơm.
Cây có nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào; nhiều nhất ở Lâm Đồng, Đồng
Nai, Sông Bé. Ở nước ta, trước đây chỉ thấy khai thác lấy gỗ, dùng trong xây dựng và
đóng đồ dùng. Gần đây ở các tỉnh phía Nam, nhân dân một số vùng khai thác Xá xị,
chưng cất từ vỏ thân và gỗ thân một loại tinh dầu mùi thơm rất giống mùi nước uống xá
xị (loài Xá xị (Smilax regelii Killip & C.V.Morton) thuộc họ Smilacaceae được chế biến
nước giải khát Sarsi)

63
Tơ xanh (Cassytha filiformis L.): là loài duy nhất có dạng thân cỏ leo. Thân của nó
giống như Tơ hồng nhưng có màu lục. Tơ xanh không có lá hoặc lá giảm thành vảy,
thường bán ký sinh trên các cây khác ở vùng đồi, rừng thứ sinh. Lá và quả có thể cất
dầu thơm dùng trong công nghiệp và y học.
Bơ (Persea americana Mill.): cây nguyên sản ở Châu Mỹ nhiệt đới, được nhập
trồng ở nước ta (vùng Lâm Ðồng, Cao Bằng, Lạng Sơn) để lấy quả. Quả dạng quả Lê,
khi chín màu tím, ăn ngon, có vị béo.
4.1.2.7. Bộ Tiêu (Piperales)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ, đứng hoặc leo, đôi khi bì sinh; lá hình tim, có lá kèm.
Hoa trần, đơn tính hoặc có khi lưỡng tính, giảm thành phần cấu tạo hoa..
Nguồn gốc
Bộ gần gũi với bộ Mộc lan: màng hạt phấn 1 rãnh, lá noãn còn rời (họ Giấp cá);
nhưng đã tiến hóa xa hơn: cây thân cỏ, hoa thích nghi với sự thụ phấn nhờ gió nên trở
thành hoa đơn tính và trần, thành phần hoa giảm.
Bộ Tiêu cũng có quan hệ với bộ Long não thông qua họ Hoa sói (Chloranthaceae)
trong bộ Long não.
Bộ có hoa mẫu 3, bó mạch xếp rãi rác, vì thế bộ Hồ tiêu có quan hệ với Một lá
mầm
Phân loại
Bộ có 5 họ: Lactoridaceae, Saururaceae, Piperaceae, Peperomiaceae và
Aristolochiaceae. Ở ta có 4 họ: Saururaceae, Piperaceae, Peperomiaceae và
Aristolochiaceae . Ta chỉ xét họ Tiêu.
Họ Tiêu (Piperaceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ, có khi leo bò trên vách đá hay bám trên các cây khác nhờ rễ móc.
Thân, lá có mùi thơm cay. Lá hình tim, có lá kèm. Trong thân, bó mạch xếp lộn xộn.
Hoa nhỏ, cụm hình bông; hoa thường đơn tính (có lưỡng tính), trần, mẫu 3. Hoa
đực có 6 nhị (có khi 3); hoa cái có bộ nhụy gồm 3 - 1 lá noãn hợp, bầu trên, 1 ô, 1 noãn
thẳng ở đáy. Quả nạc. Hạt có phôi rất bé, có nội nhũ và ngoại nhũ.
Hoa thức:  ♀ P0 A6 – 3
 ♂ P0 G(3 – 1)
Số loài và phân bố
Họ Tiêu gồm 7 chi với khoảng 1.100 loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Trong nước,
hiện nay biết 2 chi và gần 44 loài.
Một số đại diện
Tiêu (Piper nigrum L.): dây leo mềm dẻo, có thân già hóa gỗ; cụm hoa là bông gồm
các hoa trần được bao bởi lá bắc lớn, lưỡng tính, có 2 nhị, bầu trên do 3 lá noãn hợp, có
1 noãn đính đáy. Quả mọng, nhỏ, hình cầu, chứa một hạt khi khô có màu nâu đen và ở
ngoài nhăn nheo (ta vẫn gọi là hạt tiêu vỏ). Nếu quả được thu hái lúc chưa chín, ngâm
và chà ra để tách vỏ rồi phơi khô, ta được tiêu sọ màu trắng nhạt. Hạt Tiêu dùng làm gia
vị, làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng. Tiêu được trồng rất nhiều ở vùng Nam
Bộ, nhất là ở đảo Phú Quốc. Tinh dầu có nhiều ở lá và vỏ quả 1,5 - 2,2%. Trong hạt có

64
2 alcaloit là piperin (C17H19O3N) và chavixin (C17H19O3N) (chavixin là đồng phân
piperin). Chất cay của Tiêu là chavixin.
Trầu không (P. bettle L.): dây leo lên giàn, được trồng phổ biến ở nhiều nơi để lấy
lá ăn trầu hay dùng làm thuốc sát trùng, viêm chân răng có mủ.
Lá lốt (P. lolot C.DC): mọc dại ở dưới tán rừng, có lá hơi giống lá Trầu không.
Cây được dùng làm gia vị.

4.2. PHÂN LỚP MAO LƢƠNG (RANUNCULIDAE)


4.2.1. Đặc điểm chung
Rất gần gũi phân lớp Mộc lan với hoa còn nguyên thủy, thành phần nhiều, lá noãn
rời (Ranunculaceae). Phân lớp Mao lương tiến hóa hơn phân lớp Mộc lan với cây phần
lớn thuộc dạng thân cỏ, không có tế bào tiết trong lá và thân, lá thường ít khi nguyên,
mạch có bản ngăn đơn, màng hạt phấn 3 rãnh.
4.2.2. Phân loại
Phân lớp gồm 12 bộ: Platanales, Proteales, Nelumbonales, Eupteleales,
Lardizabalales, Menispermales, Berberidales, Ranunculales, Circaeasterales,
Papaverales, Glaucidiales và Paeoniales. Ở nước ta gặp đại diện của 8 bộ: Platanales,
Proteales, Nelumbonales, Lardizabalales, Menispermales, Berberidales, Ranunculales
và Papaverales.
4.2.2.1. Bộ Sen (Nelumbonales)
Đặc điểm chung
Bộ này rất gần với bộ Súng về hình dạng bên ngoài của cây và hoa.
Phân loại
Bộ Sen chỉ gồm 1 họ Sen (Nelumbonaceae).
Họ Sen (Nelumbonaceae)
Đặc điểm chung
Sen là những cây sống ở nước, có thân rễ to chìm dưới đáy. Lá hình lọng, cuống
dài.
Ðài và tràng ít phân biệt, nhiều mảnh xếp xoắn, màu hồng hay trắng, càng vào phía
trong kích thước càng nhỏ dần. Nhị nhiều xếp xoắn, một số nhị có thể biến thành cánh
hoa. Trung đới của bao phấn kéo dài ra thành một phần phụ màu trắng gọi là gạo sen
dùng để ướp chè. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nhau nằm trong một đế hoa loe thành
hình nón ngược (gọi là gương sen). Mỗi lá noãn có 1- 2 noãn nhưng sau chỉ có 1 noãn
phát triển thành hạt. Hạt không có nội nhũ, phôi màu lục mang 2 lá mầm dày và 4 lá
non xếp gấp ở trong.
Hoa thức:  K2 – 3 C A G
Số loài và phân bố
Họ Sen có 1 chi Sen (Nelumbo) và 2 loài gần nhau là Sen trắng (N. lutea Willd.
(Pers.)) và Sen đỏ (N. nucifera Gaertn.), phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu
Á, Australia và Bắc Mỹ.
Ở nước ta có loài Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) mọc hoang ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và được trồng trong ao, hồ để lấy hoa, quả. Hầu hết các bộ phận của cây

65
Sen đều có giá trị sử dụng như: hoa làm cảnh, trang trí, thờ cúng; hạt làm mứt, nấu chè,
làm thuốc; ngó sen (tức thân rễ) làm gỏi và có tính an thần; gạo sen để ướp chè, ...

Hình 65. Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) Hình 66. Mao lƣơng (Ranunculus
1. Lá 2. Thân rễ 3. Hoa sceleratus L.)
4. Gương sen mang các bế quả 1. Cây Mao lương 2. Hoa
(Nguồn: http://www.hear.org) 3. Các quả rời 4. Quả bế
(Nguồn: http://www.phytoimages.siu.edu)
4.2.2.2. Bộ Dây mối (Menispermales)
Bộ chỉ có 1 họ.
Họ Dây mối (Menispermaceae)
Đặc điểm chung
Cây leo, thân thường sần sùi, có nhiều sẹo lá. Rễ đôi khi phình ra thành củ. Lá
nguyên mọc cách; gân chân vịt hay hình cung; cuống lá thường phình to, có u ở gốc.
Hoa đơn tính, khác gốc, mẫu 3, kiểu vòng. Hoa đực có 6 nhị, xếp thành 2 vòng.
Hoa cái có 6 - 1 lá noãn rời. Quả thường mọng, hạt hình thận, phôi cong.
Hoa thức:  ♂ K3+3 C3+3 A3+3  ♀ K3+3 C3+3 G6 - 1
Số loài và phân bố
Họ có 71 chi và 450 loài phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta hiện
biết 18 chi khoảng 40 loài.
Một số đại diện
Dây Sương sâm lông (Cissampelos pareira L. var. hirsuta (Buch.-Ham. ex DC.)
Ferman): dây leo thảo, có thân và nhánh có lông mềm; lá có phiến xoan hình tim,
thường hơi có lông mịn ở cả hai mặt. Vò lá làm sương sâm ăn mát.
Củ bình vôi (Stephania rotunda Lour.): dây leo có rễ phình to thành củ vùi dưới đất
một nữa giống hình cái bình vôi, ruột màu vàng, thơm. Lá mọc cách, có cuống dài,
phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn. Hoa nhỏ, khác gốc, màu vàng cam tập
hợp thành tán kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ, một hạt, hình móng ngựa, có
gai. Cây dùng làm thuốc an thần, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày, ho, hen.

66
Dây Kí ninh (Tinospora crispa (L.) Hook. f. & Thomson): dây leo gỗ, thân xù xì
như da cóc, lá hình xoan ngược hay hình thuôn, mọc cách, mép nguyên. Cây rất đắng
như thuốc Kí ninh, dùng để chữa bệnh sốt rét.
4.2.2.3. Bộ Mao lương (Ranunculales)
Đặc điểm chung
Ða số là cây thân cỏ. Lá đơn xẻ thùy hay kép. Hoa lưỡng tính có khi đơn tính, kiểu
xoắn vòng.
Bộ Mao lương có quan hệ với bộ Hồi trong phân lớp Mộc lan. Họ nguyên thủy nhất
của Mao lương có nhiều đặc điểm gần với họ Hồi.
Phân loại
Bộ Mao lương có 2 họ: Hydrastidaceae và Ranunculaceae. Ở nước ta gặp 1 họ
Ranunculaceae.
Họ Mao lƣơng (Ranunculaceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ đứng hay leo. Không có mô tiết trong thân lá. Lá đơn nguyên hay xẻ
thùy, có bẹ to.
Hoa lưỡng tính, đều hay không đều, mọc đơn độc hay thành cụm, đế hoa lồi. Đài 4
- 5 mảnh, dạng cánh, đôi khi có màu giống cánh hoa; tràng 5 cánh có khi biến thành vảy
tuyến. Nhị nhiều xếp xoắn. Bộ nhụy lá noãn nhiều, rời, xếp xoắn hay thành hình sao.
Quả kép gồm nhiều quả đóng. Hạt có phôi nhỏ và nội nhũ lớn.
Hoa thức:  K4-5 C5 A G hay  K5 C0 A G1
Số loài và phân bố
Mao lương là một họ lớn, có tới 65 chi.
Một số đại diện
Dây ông lão (Clematis smilacifolia Wall.): dây leo, lá kép có 3 lá chét, gốc hình
tim. Cụm hoa ở nách lá, có 3 hoa. Quả đóng, xếp thành hình sao trên một cuống chung,
các quả mang vòi nhụy tồn tại, có lông dài màu trắng như đầu tóc bạc của cụ già. Rễ
được dùng sắc nước uống chữa đau lưng, nhức mỏi.
Hoàng liên (Coptis chinensis Franch.): cỏ có thân rễ, lá mọc từ thân rễ. Hoa màu
trắng. Thân rễ dùng làm thuốc chữa đau mắt, ỉa chảy, kiết lị. Mọc ở Lào Cai, Hà Giang,
dưới tán rừng ẩm, thường xanh. Ðây là loài cây thuốc quí đang bị khai thác nhiều.
Mao lương (Ranunculus sceleratus L.): cỏ mọc dại ở bờ ao, bờ ruộng, hoa nhỏ,
màu vàng. Là loại cỏ dại độc cho gia súc.
4.2.2.4. Bộ Á phiện (Papaverales)
Bộ Á phiện rất gần với bộ Mao lương về mặt sinh hóa vì trong nhiều cây có chất
papaverin, ngoài ra màng hạt phấn cũng có 3 hay nhiều rãnh.
Bộ Á phiện có 4 họ: Papaveraceae, Pteridophyllaceae, Hypecoaeceae và
Fumariaceae. Ở ta chỉ có 2 họ: Papaveraceae và Fumariaceae.
Họ Á phiện (Papaveraceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ, thường có ống hay tế bào tiết nhựa mủ màu vàng. Lá mọc cách, đơn,
xẻ thùy, không có lá kèm.

67
Hoa lớn, mọc đơn độc, đều, lưỡng tính. Ðài 2 - 3 mảnh, sớm rụng. Tràng 4 - 6 cánh
hoa, xếp 2 vòng thường có màu đẹp. Nhị nhiều, xếp thành nhiều vòng. Bộ nhụy 2 hay
nhiều lá noãn hợp, bầu trên, đính noãn bên. Quả mở bằng lỗ ở đỉnh. Hạt có phôi nhỏ,
nội nhũ nạc hay có dầu.
Hoa thức:  K2 C2+2 A G(2 - )
Số loài và phân bố
Họ bao gồm 26 chi và hơn 250 loài, phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, nhất là ở vùng
ôn đới và cận nhiệt đới, một số ít ở Châu Mỹ nhiệt đới.
Ở nước ta gặp 3 chi với 4 loài.
Một số đại diện
Gai cua hay Mùi cua (Argemone mexicana L.): cây có nhựa mủ mùi cua đồng; lá
có nhiều gai; 6 cánh hoa màu vàng, sớm rụng. Quả mở, màu lục, cũng nhiều gai. Hạt có
chất dầu để tẩy nhưng độc. Cây mọc dại ven bờ đê, bãi hoang.
Á phiện (Papaver somniferum L.): cây cao 1,5 – 2m, lá lớn, mọc cách. Hoa có 4
cánh mỏng màu trắng, hồng hay vàng đẹp; bộ nhụy do 8 – 12 lá noãn hợp, một ô, nhiều
noãn. Quả mở, chứa nhiều loại ancaloit như: morphin, codein, papaverin, thebain,
narcotin,... Thuốc phiện có tác dụng chữa đau bụng, gây ngủ nhẹ, làm giảm đau. Tuy
nhiên cũng là những chất gây nghiện rất nguy hiểm, cấm trồng.

Hình 67. Á phiện (Papaver somniferum L.)


1. Cành mang hoa 2. Quả 3. Hoa đồ
(Nguồn: http://upload.wikimedia.org/)

4.3. PHÂN LỚP SAU SAU (HAMAMELIDIDAE)


4.3.1. Đặc điểm chung
Phân lớp Sau sau bao gồm chủ yếu các cây thân gỗ, ít khi thân cỏ (Pachysandra);
mạch với bản ngăn hình thang.
Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió, hoa nhỏ, lưỡng tính
hay đơn tính; bao hoa đơn hay tiêu giảm trở thành hoa trần, nhị thường 1 - 2 đôi khi
nhiều; lá noãn thường hợp. Hạt có phôi to, có hay không có nội nhũ.

68
4.3.2. Phân loại
Phân lớp gồm 4 liên bộ, 12 bộ: Trochodendrales, Cercidiphyllales, Myrothamnales,
Hamamelidales, Daphniphyllales, Balanopales, Buxales, Fagales, Betulales (Corylales),
Casuarinales, Myricales và Juglandales. Ở nước ta gặp đại diện của 8 bộ:
Hamamelidales, Daphniphyllales, Buxales, Fagales, Betulales (Corylales), Casuarinales,
Myricales và Juglandales
4.3.2.1. Bộ Sau sau (Hamamelidales)
Đặc điểm chung
Cây gỗ to hay vừa. Lá nguyên hay xẻ thùy, phần lớn có lá kèm. Các yếu tố mạch
phần lớn có bản ngăn hình thang. Hoa đơn tính hay lưỡng tính hợp thành cụm hoa hình
đuôi sóc hay hình đầu. Có hay không có cánh hoa; thụ phấn nhờ gió. Bộ nhụy có 2, 3, 4
lá noãn hợp. Hạt có phôi to, nội nhũ ít.
Phân loại
Bộ có 2 họ: Hamamelidaceae và Altingiaceae; đều gặp ở nước ta. Ta chỉ xét 1 họ.
Họ Tô hạp (Altingiaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ to, thân thường có ống tiết nhựa thơm, chồi nhiều vảy bọc. Lá đơn nguyên
hay xẻ thùy chân vịt, mọc cách, có lá kèm sớm rụng.
Hoa đơn tính cùng gốc, tập trung thành hình đầu hoặc bông ngắn. Hoa đực trần có 4
- 5 nhị. Hoa cái không cánh, có 2 lá noãn hợp thành bầu giữa 2 ô, mỗi ô có 1 hay nhiều
noãn. Quả phức gồm nhiều nang. Hạt thường có cánh.
Số loài và phân bố
Họ có 3 chi, 17 loài. Nước ta có 2 chi với 8 – 9 loài.
Một số đại diện
Tô hạp cao (Altingia excels Noronha): có nhựa dùng làm hương liệu, trị ho cơn,
hen suyễn, sôi ñờm.
Sau sau (Liquidambar formosana Hance): có nhựa thơm, có tính chất sát khuẩn và
làm vết thương mau lành.
4.3.2.2. Bộ Dẻ (Fagales)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, ít khi cây bụi, thường xanh hay rụng lá. Hoa đơn tính cùng gốc ít khi khác
gốc, không cánh hoa, thụ phấn nhờ gió hay côn trùng thứ sinh. Hoa đực tập hợp thành
bông đuôi sóc, hoa cái thành cụm với 1 - 3 hoa. Hạt có phôi to, ít nội nhũ. Bộ có quan
hệ với bộ Sau sau (Hamameliales).
Phân loại
Bộ này có 2 họ: Fagaceae và Nothofagaceae. Ở ta chỉ có họ Fagaceae.
Họ Dẻ (Fagaceae)
Đặc điểm chung
Cây to, lá đơn nguyên hay xẻ thùy, mọc cách, có lá kèm, thường xanh hay rụng lá.
Các yếu tố mạch có bản ngăn hình thang hay đơn.

69
Hoa mọc thành cụm hình xim, các xim này họp thành đuôi sóc. Hoa nhỏ đơn tính,
cùng gốc hay đôi khi khác gốc, không cánh hoa, thụ phấn nhờ gió hay nhờ côn trùng thứ
sinh; đài 6 (đôi khi 5 - 7) xếp hai vòng. Ở hoa đực có 6 - 12 nhị (có khi có nhiều hơn);
màng hạt phấn 3 hay nhiều rãnh. Hoa cái thường có 3 lá noãn hợp thành bầu dưới, 3 ô,
mỗi ô chứa 2 noãn; hạt có phôi to và không nội nhũ. Quả và có khi cả hoa thường được
bọc trong một đấu có nguồn gốc từ tổng bao; đấu có thể bọc một phần hoặc gần hết quả.
Hoa thức:  ♀ K3 + 3 G(3)
 ♂ K5 – 7 A6 – 12
Số loài và phân bố
Họ Dẻ có 9 chi với khoảng 1.000 loài, phổ biến ở các vùng cận nhiệt đới và ôn đới
của cả hai bán cầu. Ở nước ta hiện nay biết 5 chi với khoảng 210 loài. Nhiều loài trong
họ này cho gỗ tốt, vỏ có nhiều tanin, quả ăn được.
Một số đại diện
Dẻ Cao Bằng hay Dẻ pồ tấu (Castanea mollissima Blume): mỗi đấu thường có 2
quả, khi chín tách ra thành 4 mảnh, mặt ngoài đấu có gai. Cây được đưa vào trồng ở
Cao Bằng để lấy quả ăn.
Dẻ gai (Castanopsis boisii Hick. & A. Camus): có gai, gỗ tốt, quả luộc ăn bùi.
Ðược trồng nhiều ở Bắc Giang, Quảng Ninh. Nhiều loài Dẻ khác nhau cũng cho gỗ tốt.
Sồi sừng (Lithocarpus corneus (Lour.) Rehder): đấu hình bán cầu, có nhiều vẩy to
và hợp nhau. Quả ăn được. Cây có ở miền Bắc và miền Trung.
Ở miền Nam nước ta có nhiều loài Sồi thường mọc ở độ cao 800 - 2000m trên rừng
Tây Nguyên nhu Sồi đấu to (Quercus macrocalyx Hickel & A. Camus). Ở vùng Thừa
Thiên có loài Sồi tre (Quercus myrsinifolia Blume), lá hẹp như lá tre.

Hình 68. Sồi (Quercus robur L.)


1. Cành mang bông đực
2. Hoa đực
3. Hoa cái
4.Quả
(Nguồn: http://www.bsu.ru/content)

70
4.3.2.3. Bộ Phi lao (Casuarinales)
Bộ này chỉ có 1 họ Phi lao (Casuarinaceae).
Họ Phi lao (Casuarinaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, lá tiêu giảm, cành nhỏ giống như Cỏ tháp bút. Ở mỗi đốt mang 1 vòng lá
dạng vảy nhỏ và dính liền nhau ở gốc. Hoa đơn tính cùng gốc, ít khi khác gốc.
Hoa trần. Hoa đực xếp thành bông đuôi sóc ở đầu cành, chỉ có một nhị với 4 lá bắc
con. Bông phân thành đốt và mấu. Tại mỗi mấu có 6 hoa đực mọc vòng có các lá bắc
dính lại. Hoa cái hợp thành cụm hình đầu, có 2 lá bắc bao ngoài; bầu 2 ô do 2 lá noãn
hợp thành, nhưng chỉ có một ô sinh sản mang vài noãn thẳng về sau chỉ một trong các
noãn đó biến đổi thành hạt. Quả phức hình trụ ngắn gồm nhiều quả đơn là các bế quả,
mỗi bế quả có 2 lá bắc nhỏ hóa gỗ bao ngoài. Hạt có phôi to, không nội nhũ.
Hoa thức:  ♂ P0 A1  ♀ P0 G(2)
Số loài và phân bố
Họ Phi lao có 4 chi với khoảng 96 loài phân bố từ Châu Ðại Dương đến miền Nam
Châu Á. Ở nước ta gặp 1 loài nhập nội là loài Phi lao (Casuarina equisetifolia L.)
thường được trồng ở vùng đất cát ven biển để hạn chế tác hại của gió bão.

Hình 69. Phi lao


(Casuarina equisetifolia L.)
1. Cành Phi lao
2. Hai vòng hoa đực
3. Hoa cái
4. Hoa đồ của vòng hoa đực
5. Quả phức
(Nguồn: http://www.bsu.ru/content)

4.4. PHÂN LỚP CẨM CHƢỚNG (CARYOPHYLLIDAE)


4.4.1. Đặc điểm chung
Phần lớn cây thân cỏ, ít khi là cây bụi, cây nhỡ. Hoa thường nhỏ, tiến tới đơn tính,
cánh rời hay không cánh, có khi cánh dính. Tính chất đặc trưng của phân lớp là thường
có ngoại nhũ và phôi cong.

71
Ðây là một phân lớp nhỏ đứng giữa một bên là phân lớp Sau sau có hoa thích nghi
với lối thụ phấn nhờ gió và một bên là các phân lớp Sổ và Hoa hồng có hoa thích nghi
với thụ phấn nhờ sâu bọ. Các bộ nguyên thủy có bộ nhụy lá noãn rời thể hiện sự gần gũi
của phân lớp Cẩm chướng với phân lớp Mao lương (đi ra từ phân lớp Mao lương).
4.4.2. Phân loại
Phân lớp Cẩm chướng có 3 liên bộ, với 6 bộ: Caryophyllales, Physenales,
Polygonales, Plumbaginales, Tamaricales và Nepenthales. Ở Việt Nam gặp 5 bộ (trừ
Physenales).
4.4.2.1. Bộ Cẩm chướng (Caryophyllales)
Đặc điểm chung
Phần lớn có dạng thân cỏ, mạch có sự thủng lỗ đơn. Hoa lưỡng tính, ít khi đơn tính;
bao hoa đơn hoặc kép; thích nghi với thụ phấn nhờ sâu bọ hay nhờ gió tùy thuộc từng
họ. Hạt phần lớn có phôi cong, thường có ngoại nhũ.
Phân loại
Ðây là một bộ lớn, có tới 21 họ. Ở ta gặp 11 họ, với một số họ họ phổ biến như họ
Cactaceae, Amaranthaceae, Portulacaceae, Caryophyllaceae,....
Họ Hoa giấy (Nyctaginaceae)
Hoa giấy (Bougainvillea spectabilis Willd.): cây gỗ, nhánh trường, có hoa mọc từng cụm 3
cái một, bên ngoài có 3 lá bắc mỏng có màu như cánh hoa.
Họ Rau sam (Portulacaceae)
Có hoa không cánh, lá đài giống màu cánh hoa, quả hộp.
Các loài phổ biến như: Rau sam (Portulaca oleracea L.), Hoa mười giờ (P. grandiflora
Hook.), Sâm đất (Talinum patens (L) Willd.).
Họ Mồng tơi (Basellaceae)
Hoa nhỏ mọc thành bông, không có cánh hoa, đài có màu. Cây quen thuộc trong họ này là
Rau mồng tơi (Basella rubra L.).
Họ Xƣơng rồng (Cactaceae)
Đặc điểm chung
Cây mọng nước, lá tiêu giảm biến thành gai; thân thường có màu lục, hình trụ, hình
nhiều cạnh, hình cầu hoặc hình bản dẹp. Cây sống thích nghi với môi trường khô nóng.
Hoa to, đơn độc, hoa đều. Thành phần hoa xếp xoắn hoặc xoắn vòng,các bộ phận
của hoa không cố định; nhị nhiều, màng hạt phấn 3 hay nhiều rãnh; bộ nhụy gồm 3 hay
nhiều lá noãn, thường dính lại thành bầu dưới, 1 ô trong chứa nhiều noãn, đính noãn
bên. Quả mọng. Hạt với phôi thẳng hoặc cong, có ngoại nhũ.
Hoa thức:  K C A G(3 – )
Số loài và phân bố
Họ Xương rồng có tới 100 chi, hơn 1.500 loài, phân bố ở vùng khô nóng châu Mỹ.
Nhiều cây trong họ này có hoa đẹp được nhập nội trồng làm cảnh, làm hàng rào hoặc
lấy quả.
Một số đại diện
Quỳnh (Epiphyllum oxypetalum (DC.) Haw.): cành mọng nước, giẹp như lá có gân
giữa cứng, mép uốn lượn, khía tròn. Hoa nở về đêm (hiện nay có giống ra hoa nở cả ban
ngày), có mùi thơm, cánh hoa dài màu trắng, xếp xoắn, có nhiều nhị, bầu có vòi nhụy
dài màu trắng.

72
Thanh long (Hylocereus undatus (Haw.) Britton & Rose): cành giẹp, quả chín có
ruột trắng hay đỏ. Thanh long có nguồn gốc từ Trung Mĩ, được người Pháp nhập vào
Việt Nam cách đây khoảng 100 năm, hiện được trồng nhiều ở Bình Thuận, Long An,
Tiền Giang. Quả Thanh long có vị ngọt, hơi chua, được biết đến là loại quả mát, có tác
dụng thanh nhiệt; ngoài ăn trực tiếp có thể chế biến các món chè, nộm rất ngon và bổ
dưỡng.
Xương rồng bà (Opuntia monacantha (Wild.) Haw.): còn gọi là cây Vợt gai, có
nguồn gốc châu Mỹ, được nhập vào nước ta thế kỷ XVII, nay mọc hoang nơi đất cát
ven biển miền Trung nước ta.
Càng cua (Zygocactus truncatus (Haw.) K. Schum.): có cành giẹp, phân nhánh, có
đốt, có răng ở mép như càng con cua, hoa đẹp, màu hồng ở đầu cành non.

Hình 70. Thanh long (Hylocereus


undatus (Haw.) Britton & Rose)
1. Cành mang hoa
2. Hoa cắt dọc
3. Quả nguyên và cắt dọc
(Nguồn: http://plantgenera.org)

Họ Cẩm chƣớng (Caryophyllaceae)


Đặc điểm chung
Cây thân cỏ, thường phân nhánh đôi; lá đơn, nguyên mọc đối, có cuống hay không,
không có lá kèm.
Cụm hoa thường là xim 2 ngả. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4 hay 5. Các lá đài thường
dính. Cánh hoa rời, đôi khi có cánh kép. Nhị gấp đôi số cánh hoa, xếp 2 vòng. Bộ nhụy
gồm 3 - 5 lá noãn hợp thành bầu trên, 1 ô với lối đính noãn trung trụ, vòi nhụy rời. Quả
khô mở hay quả mọng. Hạt có phôi cong, có ngoại nhũ.
Hoa thức:  K4 – 5 C4 – 5 A4 – 5 + 4 – 5 G(3 – 5)
Số loài và phân bố
Họ Cẩm chướng có 104 chi và 2.400 loài, phân bố chủ yếu ở Bắc Bán Cầu, tập
trung nhiều ở vùng Ðịa Trung Hải, một số ít ở Nam Bán Cầu và vùng núi cao nhiệt đới.
Ở Việt Nam gặp 11 chi với 25 loài.
Một số đại diện
Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.): có hoa đẹp, được ưa chuộng.

73
Cẩm chướng nhung (D. barbatus L.): hoa có màu tím nhung, đẹp.

Hình 71. Cẩm chƣớng (Dianthus)


1. Cành mang hoa 2. Hoa cắt dọc 3. Hoa đồ
Họ Rau dền (Amaranthaceae)
Cây thân cỏ, hoa nhỏ, không cánh, đài khô xác có khi có màu.
Một số cây thường gặp như: Rau dền tía (Amaranthus tricolor L.), Rau dền cơm (A. viridis
L.), Rau dền gai (A. spinosus L.), Cúc bách nhật (Gomphrena globosa L.), Rau diệu
(Alternanthera sessilis (L.) DC.).
4.4.2.2. Bộ Rau răm (Polygonales)
Bộ quan hệ với bộ Cẩm chướng (đặc biệt với họ Rau sam và họ Mồng tơi) vì có
cùng màng hạt phấn 3 rãnh, lá kèm tạo thành bẹ chìa và không có cánh hoa. Nhưng bộ
Rau răm có hạt không có ngoại nhũ, còn nội nhũ giàu chất dinh dưỡng bao quanh phôi
thẳng hoặc cong. Có lẽ bộ Rau răm bắt nguồn từ tổ tiên chung với Cẩm chướng.
Bộ này chỉ có 1 họ.
Họ Rau răm (Polygonaceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ hoặc cây bụi, đôi khi là dây leo. Lá thường mọc cách, các lá kèm ở gốc
lá dính lại với nhau thành một ống gọi là bẹ chìa (tính chất đặc trưng để nhận biết họ).
Cụm hoa kép gồm nhiều xim. Hoa nhỏ thường lưỡng tính ít khi đơn tính, đều, mẫu
3. Hoa không có cánh, đài gồm 3 - 6 mảnh, màu lục, trắng, đỏ hồng, rời nhau hay dính,
tồn tại ở quả. Bộ nhị 6 xếp thành 2 vòng; đôi khi có 9 nhị (chi Rheum). Bộ nhụy gồm 3
lá noãn, ít nhiều dính lại, bầu trên chứa một noãn thẳng ở đáy. Quả đóng, hạt có phôi
thẳng và nội nhũ bột lớn.
Hoa thức:  K3 – 6 C0 A3 + 3 G(3)
Số loài và phân bố
Họ Rau răm có 54 chi và khoảng 1.100 loài, phổ biến ở khắp nơi trên thế giới,
nhưng chủ yếu là vùng ôn đới. Ở nước ta gặp 11 chi với khoảng 45 loài, phần lớn mọc
dại.
Một số đại diện

74
Dây tigôn (Antigonon leptopus Hook. & Arn.): dây leo, nhiều năm nhờ có củ, phát
hoa có vòi ở chót, chùm kép to, hoa có 5 đài đỏ hay trắng, nhị 8, dính nhau ở gốc, bầu
nhụy có 3 cạnh, 3 vòi nhụy. Cây mọc hoang hay trồng làm cảnh.
Nghể nước (Persicaria hydropiper (L.) Spach): cây thảo, mọc thẳng, cao 40–70cm,
nhiều cành, không lông, nở rộng ra tại các đốt; lá có vị tương tự như Tiêu; cụm hoa mọc
đầu cành hay ở nách lá, dạng bông, rủ xuống. Nghể nước mọc ở các vùng đất ẩm thấp,
ven sông rạch.
Nghể lông (Persicaria lapathifolia (L.) Delarbre): cây thảo, có nhiều lông, thân có
rãnh dọc, bẹ chìa dài bằng lóng, đầy lông, có sọc dọc, hoa tập hợp thành bông ở ngọn,
đơn hay thành đôi, gồm nhiều hoa màu trắng. Cây mọc hoang ở ven sông, rạch.
Hà thủ ô đỏ (Reynoutria multiflora (Thunb.) Moldenke): dây leo, sống nhiều năm,
lá hình tim hẹp, cuống lá màu đỏ tím, mọc cách, lá kèm mỏng; hoa mọc thành chùm
kép. Rễ Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ gan thận, bổ máu, mạnh gân xương, nhuận tràng,
làm đen tóc.
Rau răm (Persicaria odorata (Lour.) Soják): cây thảo, bẹ chìa ngắn, trồng làm rau
gia vị. Loài đặc hữu của Đông Dương.

Hình 72. Nghể nƣớc (Persicaria Hình 73. Nắp ấm


hydropiper (L.) Spach) (Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce)
(Nguồn http://luirig.altervista.org) 1. Dạng chung 2. Hoa đực 3. Hoa cái
(Nguồn: http://delta-intkey.com)
4.4.2.3. Bộ Nắp ấm (Nepenthales)
Bộ gồm phần lớn là cây thảo, dây leo trên cạn hay thủy sinh. Cây bắt côn trùng hay
không. Hoa thường lưỡng tính, đôi khi đơn tính (Nepenthaceae), mẫu 4 -5, ít khi mẫu 3.
Bộ nhụy 2 -5 lá noãn hợp, ít khi 3 -4 hoặc 6.
Bộ có quan hệ với bộ Caryophyllales với tế bào tiết plumbagin, naphthaquinone và
hạt có nội nhũ bột.
Bộ có 5 họ: Ancistrocladaceae, Dioncophyllaceae, Nepenthaceae, Drosophyllaceae
và Droseraceae. Những họ có ở nước ta: Ancistrocladaceae, Nepenthaceae và
Droseraceae

75
Họ Nắp ấm (Nepenthaceae)
Đặc điểm chung
Cây bụi, ít phân nhánh. Lá cây có cấu tạo đặc biệt thích ứng với việc bắt sâu bọ:
cuống của lá kéo dài rồi phình ra ở đầu thành một cái túi, còn phiến lá thành nắp. Ở đáy
túi có các enzyme do các tuyến ở thành túi tiết ra, có khả năng tiêu hóa được sâu bọ khi
chúng rơi vào túi.
Cụm hoa hình chùm, mọc ở ngọn thân. Hoa đơn tính khác gốc, có mùi hôi, 4 lá dài,
không cánh hoa; nhị nhiều, dính thành ống; bầu nhụy có 3 - 4 ô do 3 - 4 lá noãn hợp.
Quả mở 3 - 4 mảnh, nhiều hạt.
Hoa thức:  ♂ K4 A()  ♀ K4 G(3-4)
Số loài và phân bố
Họ này chỉ có 1 chi Nepenthes (Nắp ấm) với trên 75 loài phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới châu Á, phần lớn sống ở vùng đầm lầy, chúng cũng sống ở chỗ đất thiếu đạm
như những cây trong họ Bắt ruồi.
Một số đại diện
Ở nước ta gặp 3 loài cùng có tên Nắp ấm gặp ở các đầm lầy nghèo dinh dưỡng
Trung và Nam Bộ.
Nắp ấm (Nepenthes anamensis Macfarl.)
Nắp ấm (N. mirabilis (Lour.) Druce)
Nắp ấm (N. thorelii H. Lec.)

4.5. PHÂN LỚP SỔ (DILLENIIDAE)


4.5.1. Đặc điểm chung
Ðây là một phân lớp lớn, rất đa dạng, bao gồm các dạng cây gỗ, cây bụi, cỏ. Hoa
chủ yếu tiến hóa theo hướng thụ phấn nhờ sâu bọ. Hoa thường lưỡng tính, Cánh rời
hoặc hợp ở gốc. Các bộ có tổ chức thấp có lá noãn rời, mạch có bản ngăn hình thang,
biểu hiện tính chất gần gũi với bộ Mộc lan của phân lớp Mộc lan.
4.5.2. Phân loại
Phân lớp gồm 7 liên bộ, 30 bộ, trong đó ở nước ta gặp đại diện 23 bộ: Dilleniales,
Theales, Balsaminales, Hypericales, Ochnales, Ericales, Diapensiales, Polemoniales,
Lecythidales, Styracales (Ebenales), Sapotales, Primulales, Violales (Passiflorales),
Elaeocarpales, Cucurbitales, Acaniales, Tropaeolales, Caricales, Moringales, Capparales
(Resedales, Brassicales), Malvales, Urticales, Euphorbiales
Sau đây ta chỉ xét một vài bộ chính.
4.5.2.1. Bộ Sổ (Dilleniales)
Đặc điểm chung
Bộ Sổ có quan hệ với bộ Mộc lan qua tính chất lá noãn rời, bao hoa xếp xoắn, nhị
nhiều và có lá kèm sớm rụng. Nhưng bộ Sổ có màng hạt phấn 3 rãnh, không có tế bào
tiết trong thân và lá.
Phân loại
Bộ có 1 họ.
Họ Sổ (Dilleniaceae)

76
Đặc điểm chung
Cây gỗ đôi khi là cây bụi leo. Lá mọc cách, đơn nguyên, mép lá thường có răng
cưa, gân nối hình lông chim; lá kèm sớm rụng.
Hoa thường khá lớn, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Bao hoa xếp xoắn, đài hoa 5 mảnh
thường tồn tại trên quả. Tràng gồm 5 cánh hoa mỏng, rời nhau và sớm rụng. Nhị nhiều,
xếp nhiều vòng. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời hay dính lại một ít (riêng ở chi
Tetracera chỉ có một lá noãn). Vòi nhụy hoàn toàn rời hay dính lại ở gốc, phần trên tự
do và bằng với số lá noãn. Qủa đại hoặc quả mọng nhiều ngăn, nhiều hạt; hạt có phôi
thẳng và nhỏ, giàu nội nhũ.
Hoa thức:  K5 C5 A G
Số loài và phân bố
Họ Sổ có 12 chi và khoảng 400 loài phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và một phần
cận nhiệt đới của cả 2 bán cầu. Ở Việt Nam có 2 chi, 15 loài.
Một số đại diện
Số bà (Dillenia indica L.): cây cao tới trên 10m, vỏ dễ tróc thành từng mảng. Quả
có vị chua, ăn được. Lá dùng chữa bệnh ho, sốt, đầy bụng. Cây thường mọc ở ven suối.
Chạc chìu hay Tứ giác (Tetracera scandens (L.) Merr.): cây leo gỗ, cành non và lá
thường ráp; thân dai bền, dùng làm dây buộc; lá dùng làm giấy ráp. Cây mọc phổ biến ở
rừng thưa, ven rừng vùng trung du cả nước.

Hình 74. Số bà (Dillenia indica L.) Hình 75. Chè (Camellia sinensis (L.) Kuntze)
(Nguồn: http://www.zhiwutong.com) 1. Cành mang hoa 2. Hoa cắt dọc
3. Bầu nhụy cắt ngang 4. Quả
(Nguồn:http://www.efloras.org)
4.5.2.2. Bộ Chè (Theales)
Đặc điểm chung
Là bộ lớn, bao gồm chủ yếu các cây gỗ, cây bụi, ít khi dây leo gỗ. Hoa lưỡng tính,
đều, ít khi không đều. Bao hoa xoắn vòng hoặc vòng, phần lớn mẫu 5. Đài và tràng hoa

77
thường rời. Nhị nhiều. Bộ nhụy lá noãn hợp. Bộ có quan hệ gần gũi với bộ Sổ với tính
chất màng hạt phấn 3 rãnh, nhị nhiều, đài tồn tại nhưng tiến bộ hơn là lá noãn hợp.
Phân loại
Bộ Chè gồm 7 họ: Stachyuraceae, Sladeniaceae, Pentaphylacaceae,
Ternstroemiaceae, Theaceae, Oncothecaceae và Caryocaraceae. Ở ta có 4 họ:
Stachyuraceae, Pentaphylacaceae, Ternstroemiaceae, Theaceae.
Họ Chè (Theaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ hay cây bụi; lá mọc cách, đơn nguyên và không có lá kèm; trong lá thường
có tế bào đá phân nhánh (chi Chè).
Hoa lưỡng tính, thường mọc đơn độc. Ðài gồm 5 lá đài không bằng nhau, tồn tại
trên quả. Tràng gồm 5 - 9 cánh rời. Nhị nhiều phát triển ly tâm. Bộ nhụy do 3 - 5 lá
noãn hợp thành bầu trên, số ô tương ứng với số lá noãn, trong mỗi ô có 2 hay nhiều
noãn, đính noãn trung trụ. Quả mở, có một hay nhiều hạt. Hạt không có nội nhũ, phôi
lớn.
Hoa thức:  K5 – 7 C5 – 9 A G(3 - 5)
Số loài và phân bố
Họ Chè có 9 chi, khoảng 460 loài, phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới của cả 2 bán cầu, đặc biệt ở Đông và Đông Nam Á. Ở Việt Nam có 5 chi với
trên 45 loài.
Một số đại diện
Chè hay Trà (Camellia sinensis (L.) Kuntze): cây mọc dại, thường trồng để lấy lá
tươi nấu nước uống hoặc chế biến theo những quy trình nhất định thành nước chè.
Trong lá Chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các
alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin, các vitamin C, B1, B2, B3 và các
enzim. Nước chè có tác dụng giải nhiệt, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, trị nhức đầu,
chóng mặt, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư và có tính sát khuẩn. Do đó, dùng lá Chè
nấu nước để rửa vết bỏng hay lở loét. Ở các tỉnh miền Bắc, ở độ cao trên 1.000m có thứ
Chè Shan tuyết (Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam.) mọc hoang trong
rừng, cây cao đến 10m, là loại Chè ngon, thượng hạng. Ở Lâm Đồng, giống Chè Ô long
được trồng nhiều và chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP để tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu.
Hải đường (Camellia amplexicaulis (Pit.) Cohen-Stuart): cây cao đến 3m, được
trồng làm cảnh do có hoa to màu đỏ, đẹp, nở vào dịp Tết Nguyên Đán.
4.5.2.3. Bộ Ban hay bộ Thành ngạnh (Hypericales)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ. Trong cây có ống tiết nhựa. Lá mọc đối. Hoa
đều, lưỡng tính; nhị nhiều; bộ nhụy có 3 – 5 (có khi 20 hay hơn) lá noãn hợp, bầu trên,
đính noãn trung trụ.
Phân loại
Bộ có 4 họ: Bonnetiaceae, Clusiaceae, Hypericaceae và Elatinaceae. Việt Nam có
cả 4 họ này.
Họ Măng cụt (Clusiaceae)
Đặc điểm chung

78
Cây gỗ hay cây bụi, thường xanh, có cành mọc ngang. Trong nhiều bộ phận của cây
có ống tiết nhựa mủ màu vàng hay vàng lục. Lá mọc đối, không có lá kèm.
Hoa thường lưỡng tính, đôi khi đơn tính khác gốc hay đa tính. Ðài gồm 2 - 6 mảnh,
tồn tại trên quả. Tràng gồm 2 - 6 cánh hoa (có khi nhiều hơn). Nhị nhiều, con số không
nhất định và tập hợp thành bó. Bộ nhụy gồm 3 - 5 (có khi tới 15) lá noãn hợp, ít khi là 1,
bầu trên, mỗi ô của bầu có 1 hay nhiều noãn. Quả mở vách hay quả mọng. Hạt thường
nhiều, không có nội nhũ, có khi có áo hạt bao ngoài.
Hoa thức:  K2 – 6 C2 – 6 A G(3 - 5)

Hình 76. Mù u (Calophyllum inophyllum L.) Hình 77. Măng cụt (Garcinia
(Nguồn: http://database.prota.org) mangostana L.)
(Nguồn: http://plantlife.ru)
Số loài và phân bố
Họ Măng cụt gồm 28 chi hơn 470 loài phân bố trong giới hạn các nước nhiệt đới
ẩm. Ở Việt Nam có 4 chi: Calophyllum, Garcinia (bao gồm Ochrocarpus), Kayea,
Mesua; khoảng 45 loài.
Một số đại diện
Mù u (Calophyllum inophyllum L.): cây gỗ lớn, có quả hạch hình cầu chứa 1 hạt với
lá mầm lớn và nhiều dầu, dùng làm dầu thắp sáng, làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Gặp
nhiều Mù u ở ven kênh rạch Nam Bộ.
Măng cụt (Garcinia mangostana L.): có quả tròn, khá to, mang đài tồn tại, vỏ quả
dày. Khi chín quả có màu tím sẫm, áo hạt màu trắng, thơm, ngọt, ăn ngon. Vỏ quả chứa
chất tanin nên được dùng chữa bệnh tiêu chảy, kiết lị. Cây được trồng nhiều ở miền
Nam, nổi tiếng là măng cụt Lái Thiêu (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương).
4.5.2.4. Bộ Thị (Ebenales hay Styracales)
Đặc điểm chung
Bộ Thị đi ra từ bộ Chè, bao gồm các cây gỗ hay cây bụi; lá mọc cách, ít khi đối;
hoa thường lưỡng tính, đều, cánh hợp; 2 vòng nhị; bộ nhụy có 5 lá noãn hợp, đính noãn
trung trụ.
Phân loại
Bộ có 3 họ: Styracaceae, Symplocaceae và Ebenaceae. Cả 3 họ đều có ở nước ta.
Sau đây ta xét 1 họ.

79
Họ Thị (Ebenaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ hay cây bụi; lá đơn nguyên, mọc cách; chồi búp do lá non xếp úp lên nhau,
có lông óng ánh.
Hoa đơn tính khác gốc. Hoa đực mọc thành cụm hình xim ở nách lá. Hoa cái mọc
đơn độc. Ðài hợp có 3 - 6 thùy, tồn tại ở quả. Tràng hợp có 3 - 6 thùy, cuộn lại hoặc
xếp vào trong nụ. Nhị bằng số mảnh bao hoa và xếp 2 vòng. Bộ nhụy gồm 2 - 8 lá noãn
hợp thành bầu trên, nhiều ô, nhiều vòi nhụy, mỗi ô chứa 1 - 2 noãn đảo. Quả thường
mọng, mang đài tồn tại. Hạt có vỏ mỏng và có nội nhũ sừng.
Hoa thức:  ♀ K(3 – 6) C(3 – 6) G(2 – 8)
 ♂ K(3 – 6) C(3 – 6) A6 – 12
Số loài và phân bố
Họ này gồm 4 – 5 chi và gần 500 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
(trừ châu Ðại Dương ) và Bắc Mỹ. Ở nước ta có 2 chi (Diospyros và Maba) và khoảng
60 loài, nhưng phổ biến là chi Diospyros.
Một số đại diện
Thị (Diospyros decandra Lour.): cây gỗ nhỏ, hoa trắng vàng, 4 đài tồn tại ở quả rất
thơm, hạt cứng có nội nhũ sừng. Cây được trồng nhiều trong các làng bản miền Bắc,
nhất là đồng bằng Bắc bộ. Quả ăn được, thịt nhiều xơ, vị nhạt, màu vàng nhạt. Loài cây
đặc hữu của Đông dương.
Hồng (D. kaki L.): trồng nhiều ở Lâm Đồng để lấy quả.
Mun (D. mun A. Chev ex Lecomte): cây gỗ cao tới trên 10m, cho gỗ quý, màu đen,
không bị mọt, dùng làm đũa, đồ mỹ nghệ.

Hình 78. Thị (Diospyros virginiana Hình 79. Dầu con rái (Dipterocarpus alatus
Lour.) Roxb. ex G.Don)
(Nguồn: http://delta-intkey.com) 1. Cành mang hoa 2. Hoa 3. Quả
(Nguồn: http://forskning.ku.dk)
4.5.2.5. Bộ Bầu bí (Cucurbitales)
Bộ Bầu bí gồm một số họ tập trung ở vùng nhiệt đới. Bộ đa dạng, gồm cây gỗ, cây
bụi, cây thân cỏ đứng hay leo.

80
Bộ gồm 4 họ: Cucurbitaceae, Datiscaceae, Tetramelaceae và Begoniaceae. Ở nước
ta gặp đại diện của 3 họ: Cucurbitaceae, Datiscaceae và Begoniaceae.
Họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
Đặc điểm chung
Dây leo nhờ tua cuốn hoặc bò trên mặt đất. Lá mọc cách, cuống dài, phiến lá
thường chia thùy chân vịt; không có lá kèm. Thân và lá thường phủ lông cứng nhất là
khi còn non.
Số loài và phân bố
Họ Bầu bí gồm tới 123 chi và khoảng 900 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới của cả 2 bán cầu. Ở nước ta có 23 chi: Actinostemma, Benincasa,
Citrullus, Coccinia, Cucumis, Cucurbita, Diplocyclos, Gomphogyne,
Gymnopetalum,Gynostemma, Hemsleya, Hodgsonia, Lagenaria, Luffa, Momordica,
Mukia, Neoalsomitra, Sechium, Solena, Thladiantha, Trichosanthes, Zanonia, Zehneria
và gần 53 loài, phần lớn là những cây trồng cho quả hoặc làm rau.

Hình 80. Bí đỏ (Cucurbita pepo L.)


1. Cành mang hoa 2. Bộ nhụy 3. Bầu nhụy cắt ngang 4. Bộ nhị
5. Hoa đồ hoa cái 6. Hoa đồ hoa đực 7. Quả
(Nguồn: http://static.squarespace.com)
Một số đại diện
Dưa hấu (Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum & Nakai): dây leo một năm, có nhiều
lông, tua cuốn chẻ 2 – 3, lá xẻ 5 thùy, hoa màu vàng đơn tính cùng gốc; quả rất to, hình
cầu hoặc hình trứng dài, nhẵn, vỏ ngoài màu lục đen sẫm, nhiều khi có vân dọc màu lục
nhạt, thịt quả màu đỏ hay vàng, giàu dinh dưỡng.
Dưa chuột (Cucumis sativus L.): dây leo một năm, tua cuốn đơn; lá có 5 thùy; hoa
đơn tính mọc ở nách lá, màu vàng; quả mọng có nhiều u nhỏ.
Bí đao hay Bí xanh (Benincasa hispida Cogn.) : dây leo, quả nấu canh, chế biến
nước giải khát.

81
Bí rợ hay Bí đỏ (Cucurbita maxima Duchesne): dây leo to, thân có lông cứng, lá có
thùy; tua cuốn chia nhiều nhánh; quả rất to (đến 200 – 300 kg) tròn dẹt có thùy, vàng
cam.
Bí ngô (Cucurbita pepo L.): giống loài Bí rợ, nhưng nhỏ hơn, tua cuốn chẻ 2 - 4;
quả tròn hay dẹt hoặc trụ dài, cuống quả hơi phù.
Bầu (Lagenaria siceraria (Molina) Standl.): dây leo thảo có tua cuốn phân nhánh,
phủ nhiều lông mềm màu trắng; lá hình tim không xẻ thùy hoặc có thùy; hoa đơn tính
cùng gốc, màu trắng, quả tròn hay dài thẳng hoặc thắt eo.
Mướp đắng hay Khổ qua (Momordica charantia L.): dây leo bằng tua cuốn, thân có
góc cạnh, lá mọc cách, phiến lá hình tim xẻ 5 – 7 thùy, mép khía răng cưa to; hoa màu
vàng nhạt; quả có nhiều u nổi màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang màu vàng rồi đỏ.
4.5.2.6. Bộ Màn màn (Capparales)
Đặc điểm chung
Bộ xuất phát từ bộ Hoa tím, gần gũi với bộ Hoa tím không chỉ về cấu tạo của bộ
nhụy mà còn ở nhiều dấu hiệu khác (như tuyến mật cũng từ đế hoa phát triển lên, noãn
cấu tạo giống nhau,...). Bộ gồm những cây gỗ nhỏ hoặc cây thân cỏ.
Phân loại
Bộ gồm 12 họ: Capparaceae, Cleomaceae, Brassiaceae, Resedaceae,
Gyrostemonaceae, Pentadiplandraceae, Koeberliniaceae, Bataceae, Salvadoraceae,
Tovariaceae, Setchellanthaceae và Emblingiaceae. Ở ta gặp đại diện của 3 họ:
Capparaceae, Cleomaceae, Brassiaceae, Salvadoraceae. Sau đây ta chỉ xét họ Cải.
Họ Cải (Brassicaceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ sống hàng năm, rất hiếm khi là cây nửa bụi hoặc cây bụi. Lá đơn mọc
cách không có lá kèm.
Hoa tập hợp thành cụm hoa chùm đơn hay chùm kép hoặc hình ngù không có lá
bắc. Hoa thường nhỏ, đều, mẫu 4. Đài 4 mảnh xếp 2 vòng chéo chữ thập. Tràng có 4
cánh, xen kẽ với đài, thường có các màu khác nhau (trắng, vàng, hồng hay tím nhạt).
Nhị 6, trong đó 2 nhị ở vòng ngoài thường có chỉ nhị ngắn hơn 4 nhị ở vòng trong. Bộ
nhụy gồm 2 lá noãn hợp, bầu trên, 1 ô, về sau có một vách ngăn giả mọc ra từ mép dính
của 2 lá noãn chia bầu thành 2 ô, mỗi ô chứa hai hoặc nhiều noãn đảo hay cong. Quả
thuộc loại quả cải. Hạt có phôi lớn và cong, không nội nhũ hoặc nghèo nội nhũ.
Hoa thức:  K2+2 C4 A2+4 G(2)
Số loài và phân bố
Họ Cải là một họ lớn với hơn 337 – 368 chi và khoảng 3.200 loài, phân bố chủ yếu
ở Bắc bán cầu, đặc biệt ở vùng Ðịa Trung Hải, Tây và Trung Á. Ở nước ta có 6 chi
khoảng 20 loài. Nhiều loài được trồng làm rau xanh.
Một số đại diện
Su hào (Brassica oleracea L. var. caulorapa DC.): trồng nhiều ở Lâm Đồng để lấy
thân củ.
Cải bắp (B. oleracea L. var. capitata L.): trồng lấy lá.
Súp lơ hay cải hoa (B. oleracea L. var. botrytis L.): trồng lấy cụm hoa.

82
Cải soong (Nasturtium officinale R.Br.): thân bò rồi đứng, lá xẻ lông chim, cánh
hoa trắng. Cây có nhiều vitamin, iôt, sắt. Cây trồng làm rau xanh đồng thời cũng là vị
thuốc giải độc, bỗ dưỡng, ngăn ngừa ung thư.
Cải củ (Raphanus sativus L. var. longipinnatus L.H. Bailey): cây thảo có rễ củ
trắng, lá xẻ thùy lông chim. Trồng lấy lá làm rau lúc nhỏ hay lấy rễ củ để làm thực
phẩm.
Mù tạt (moutard, mustard) là loại gia vị được chế biến từ một số cây thuộc họ
Brassicaceae như: Brassica juncea (L.) Czern., Wasabia japonica (Miq.) Matsum.

Hình 81. Hoa, quả và hoa đồ của Brassicaceae


1. Cụm hoa 2. Hoa 3. Bộ nhụy và nhị 4. Hoa đồ 5. Quả chín
(Nguồn: http://www.wildflowers-and-weeds.com)
4.5.2.7. Bộ Bông (Malvales)
Đặc điểm chung
Bao gồm những cây khá đa dạng: gỗ lớn, gỗ nhỏ, bụi hoặc đôi khi là thân cỏ. Bộ
Bông sớm đi ra từ bộ Hoa tím vì có nhiều điểm chung với họ Mùng quân trong bộ này,
chúng cũng gần gũi với các đại diện nguyên thủy của bộ Chè. Trong bộ, họ Quả hai
cánh trước đây được xếp vào bộ Chè, điều này cũng thể hiện mối quan hệ giữa Bông và
Chè.
Phân loại
Bộ có 16 họ: Muntingiaceae, Tiliaceae, Dipterocarpaceae, Monotaceae,
Sarcolaenaceae, Neuradaceae, Sterculiaceae, Diegodendraceae, Sphaerosepalaceae,
Bombacaceae, Malvaceae, Bixaceae, Cochlospermaceae, Cistaceae, Tepuianthaceae,
Thymelaeaceae; trong đó có 8 họ gặp đại diện ở ta: Muntingiaceae, Tiliaceae,
Dipterocarpaceae, Sterculiaceae, Bombacaceae, Malvaceae, Bixaceae, Thymelaeaceae.
Họ Quả hai cánh hay họ Dầu (Dipterocarpaceae)
Đặc điểm chung

83
Cây gỗ lớn, thân thẳng phân cành muộn, trong thân có ống tiết nhựa dầu (thường
dùng để trét thuyền ). Lá đơn, mọc cách, lá kèm sớm rụng.
Hoa đều, mẫu 5. Đài gồm 5 lá đài dính ở phần dưới, khi hình thành quả, một số lá
đài lớn lên cùng với quả làm thành cánh (thường là 2 cánh nên mới có tên là họ Quả hai
cánh). Tràng gồm 5 cánh hoa, tiền khai hoa vặn. Nhị 15, ít khi 5 hoặc có khi nhiều; chỉ
nhị rời hay dính lại với nhau ở dưới. Bộ nhụy 3 lá noãn hợp, bầu trên dính với ống đài
giống bầu dưới, 1 vòi nhụy. Bầu 3 ô, trong mỗi ô có 2 noãn đảo. Quả có 2 - 5 cánh. Hạt
thường không có nội nhũ.
Hoa thức:  K(5) C5 A5 -  G(3)
Số loài và phân bố
Họ Quả hai cánh gồm 13 chi, hơn 500 loài, phân bố chủ yếu trong rừng nhiệt đới
Châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam có 6 chi trên 45 loài phân bố nhiều ở miền Nam. Rất
nhiều loài trong họ này là những cây gỗ tốt, được dùng đóng tàu, thuyền, làm cầu và các
công trình xây dựng khác.
Một số đại diện
Dầu nước hay Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don): cây gỗ lớn, cao
tới 40m, phân cành muộn; lá có lông mềm ở mặt dưới, cuống dài 3 - 4cm, có lông mịn;
lá kèm có màu đỏ nhạt, thường rụng; hoa khá lớn, không cuống, tập hợp thành chùm
đơn hay phân nhánh; quả 2 cánh lúc non có màu đỏ tươi, lúc già màu nâu. Cây trồng
nhiều ở ven đường các tỉnh Nam Bộ.
Dầu trà beng (D. obtusifolius Teijsm. ex Miq.): cây gỗ lớn đến 25m, rụng lá, đầu lá
gần tròn, quả tròn. Nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Dầu lông (D. intricatus Dyer): nhiều ở rừng khộp Tây Nguyên, cao 30m, chồi non
có nhiều lông bao phủ, quả nhăn nheo, có 2 cánh.
Chò nâu (D. retusus Blume): cành nhẵn, lá lớn hình trái xoan, mép hơi lượn, quả có
hai cánh bằng nhau. Cây mọc chủ yếu ở rừng miền Bắc. Ở Hà Nội, Chò nâu được trồng
gần lăng Hồ Chủ Tịch .
Sao đen (Hopea odorata Roxb.): cây cao 30m, lá nhỏ, quả nhỏ gần tròn mang 2
cánh, phân bố chủ yếu ở rừng Nam Bộ, được trồng ở ven đường.
Chò chỉ (Shorea sinensis Wang Hsie.): quả có 3 cánh lớn, 2 cánh nhỏ. Thường mọc
trong các khu rừng già (như Vườn Quốc gia Cúc Phương).
Họ Bông (Malvaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi hoặc cỏ. Lá mọc cách, đơn nguyên hoặc chia thùy nhiều hay ít, có
lá kèm. Thân, lá thường có lông đa bào hình sao.
Hoa thường mọc đơn độc ở nách lá, đôi khi hợp thành cụm hình xim, hoa đều. Đài
5, rời hoặc dính nhau ở gốc, nhiều khi còn có thêm vòng đài phụ cấu tạo bởi các lá bắc
con xếp xít vào hoa, có khi đài phụ phát triển to hơn đài chính (như ở cây Bông vải).
Tràng có 5 cánh rời, tiền khai hoa vặn. Nhị 2 vòng, do phân nhánh mà thành nhiều nhị,
chỉ nhị dính thành 1 ống bao quanh nhụy; bao phấn một ô, mở dọc; hạt phấn thường lớn
và có gai. Bộ nhụy gồm 2 – 5 (có khi nhiều hơn) lá noãn hợp thành bầu trên, số ô tương
ứng với số lá noãn, mỗi ô chứa một đến nhiều noãn. Quả khô, mở. Hạt thường có lông
màu trắng bạc; nội nhũ dầu.
Hoa thức:  K5 C5 A() G(5)

84
Số loài và phân bố
Họ Bông có khoảng 111 chi và 1.600 loài, phân bố khắp nơi, trừ các vùng lạnh,
nhưng phần lớn tập trung ở vùng nhiệt đới. Nước ta có 17 chi khoảng 65 loài.
Một số đại diện
Bông vải (Gossypium arboreum L.): lá có thùy giữa dài hơn thùy bên một ít, 3 lá
đài phụ có khía cạn và dính nhau ở đáy.
Bông hải đảo (G. barbadense L.): lá phân thùy, 3 lá đài phụ xẻ thùy sâu, cánh hoa
vàng, tâm đỏ.
Bông luồi (G. hirsutum L.): lá có thùy, 3 lá đài phụ xẻ thùy sâu.
Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.): mọc hoang hay trồng để chế biến trà bụp giấm
kích thích tiêu hóa, hoạt huyết, lợi tiểu, lợi mật.
Râm bụt (H. rosa-sinensis L.): cây có hoa đẹp, ống chỉ nhị dài. Cây trồng làm cảnh
hay làm hàng rào vùng nông thôn.
Sâm bố chính (H. sagittifolius Kurz.): dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ
sốt.
Tra làm chiếu (H. tiliaceus L.): cây bụi, hoa vàng, mọc hoang ven sông, gò cao ở
vùng rừng ngập mặn.

Hình 82. Râm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.) và hoa đồ


(Nguồn: http://www.tramil.net/fototeca)
4.5.2.8. Bộ Gai (Urticales)
Đặc điểm chung
Cây thân gỗ đôi khi thân cỏ; thường có lá kèm.
Hoa đơn tính hay lưỡng tính (Ulmaceae); hoa có đài, không tràng; bộ nhụy có 1 đến
2 lá noãn hợp, bầu trên, 1 ô, 1 noãn.
Phân loại
Bộ Gai trước đây được xếp vào phân lớp Sau sau (Hamamelididae) gồm các bộ có
hoa thích nghi với thụ phấn nhờ gió cùng với các bộ Sau Sau sau (Hamamelididae), bộ
Phi lao (Casuarinales). Tuy nhiên bộ Gai rất gần với bộ Bông (Malvales) đặc biệt họ Du

85
(Ulmaceae) với họ Cò ke (Tiliaceae) đều có sợi trong vỏ cây. Bộ Gai tiến hóa tiêu giảm
thành phần hoa và xuất phát từ tổ tiên chung với Tiliaceae.
Bộ Gai có 5 họ: Ulmaceae, Moraceae, Cannabaceae, Cecropiaceae, Urticaceae,
trong đó 4 họ có đại diện ở nước ta: Ulmaceae, Moraceae, Cannabaceae và Urticaceae.
Họ Dâu tằm (Moraceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ hay cây bụi, thường xanh hay rụng lá. Cây thường có nhựa mủ trắng như
sữa. Lá mọc cách, đơn; lá kèm bọc lấy chồi, sớm rụng để lại vết sẹo; trong lá thường có
tinh thể canxi oxalat.
Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc, hợp thành cụm hoa xim, bông đuôi sóc hay
hình đầu nằm trên một trục chung lồi (như Mít, Dâu ta) hay lõm bọc lấy hoa ở bên trong
(như Sung, Ngái). Đài có 2 – 4 mảnh, không có tràng. Nhị bằng số lá đài và mọc đối
diện với lá đài. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn mà một thường sớm tiêu giảm, bầu 1 ô chứa 1
noãn đảo hay cong, bầu trên, đôi khi là bầu dưới. Quả phức do nhiều quả đơn dính lại
với nhau. Hạt phần lớn có nội nhũ, đôi khi không có.
Hoa thức:  ♀ K2 – 4 G(2)  ♂ K2 – 4 A2 – 4

Hình 83. Dâu tằm (Morus alba L.)


1. Cành mang bông đực 2. Bông đực 3. Hoa đực
4. Cành mang bông cái 5. Bông cái 6. Hoa cái
(Nguồn: http://www.cuniculture.info/Docs/Elevage/)
Số loài và phân bố
Dâu tằm là một họ lớn gần tới 37 chi, 1.200 loài, phân bố ở các nước nhiệt đới, một
số ít ở ôn đới. Ở nước ta hiện biết trên 11 chi gần 120 loài, phân bố rộng rãi khắp nước.
Một số đại diện
Mít (Artocarpus heterophyllus Lam.): cây gỗ cao 8 – 12m, hoa đơn tính cùng gốc,
quả phức to 30cm, dài 60cm. Cây trồng lấy quả chín, quả non dùng như rau hay hầm.
Mít tố nữ (Artocarpus integer (Thunb.) Merr.): có quả phức nhỏ hơn quả Mít (dài
độ 25 – 30cm, rộng 10cm), ít múi hơn nhưng múi dày và thơm.
Sung (Ficus racemosa L.): cây gỗ lớn, có nhựa mủ trắng; lá thường có nhiều nốt
sần do côn trùng thuộc họ Psyllidae gây ra. Cụm hoa gọi là sung với trục lõm hình chén
có dạng quả tròn với lỗ nhỏ ở trên và thường bị những vảy bịt lại. Trong sung có nhiều

86
hoa nhỏ với hoa đực ở phía trên, gần lỗ; hoa cái ở phía dưới. Hoa đực có 2 – 4 lá đài,
nhỏ, 2 nhị; hoa cái mang 4 lá đài, do 1 lá noãn; vòi nhụy mọc từ đáy bầu noãn. Ở Sung,
hoa cái chín trước hoa đực (khi Sung còn non) và được côn trùng Ceratosolen hay
Blastophaga thụ phấn.
Vả (F. auriculata Lour.): lá to, gần như tròn; quả to, khi chín có màu đỏ tía, ăn
ngọt.
Nhiều loài khác cũng thuộc chi Ficus rất phổ biến ở nước ta để lấy bóng mát, làm
cảnh, làm bonsai như: Ða búp đỏ (F. elastica Roxb.); Ða lá tròn (F. bengalensis L.);
Sanh (F. benjamina L.); Si (F. retusa L.); Ðề (F. religiosa L.).
Dâu tằm (Morus alba L.): cây nhỏ, lá đơn có khi xẻ thùy, mép có răng cưa. Quả
phức gồm nhiều quả nhỏ có các mảnh bao hoa mọng nước, khi chín chuyển màu hồng
rồi màu mận chín. Cây trồng lấy lá nuôi Tằm, quả làm nước giải khát. Rễ và lá Dâu tằm
dùng làm thuốc an thần.
4.5.2.9. Bộ Thầu dầu (Euphorbiales)
Đặc điểm chung
Bộ Thầu dầu có quan hệ gần gũi với bộ Bông (họ Trôm) ở chỗ có lông đa bào phân
nhánh, cấu tạo của nhụy. Các đại diện nguyên thủy của bộ Thầu dầu cũng gần với bộ
Hoa tím (họ Mùng quân). Từ đó ta có thể nghĩ rằng bộ Thầu dầu đi ra từ những dạng
nào đó nằm giữa họ Mùng quân (bộ Hoa tím) và bộ Bông.
Phân loại
Bộ Thầu dầu có 5 họ: Phyllanthaceae, Putranjivaceae, Picrodendraceae,
Euphorbiaceae và Pandaceae. Ở ta chỉ gặp đại diện của 4 họ: Phyllanthaceae,
Putranjivaceae, Euphorbiaceae và Pandaceae; trong đó họ Thầu dầu có nhiều loài
thường gặp, quan trọng.
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi, cỏ, đôi khi thân mọng nước hoặc có nhựa mủ. Lá mọc cách hoặc
mọc đối; đơn nguyên hoặc xẻ thùy; gân lông chim hay chân vịt; thường có lá kèm, đôi
khi lá kèm biến thành gai.
Hoa tập hợp thành cụm hoa chùm, đôi khi là chuỳ. Hoa đơn tính, cùng gốc hay
khác gốc. Hoa đều, thường mẫu 5, ít khi mẫu 3. Bao hoa kép hay đơn (chỉ có đài), đôi
khi hoàn toàn không có bao hoa. Nhị từ nhiều đến 5 hoặc giảm chỉ còn 1. Trong hoa
đực thường có dấu vết của nhụy. Bộ nhụy luôn luôn gồm 3 lá noãn hợp lại với nhau
thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô chứa 1 hay 2 noãn đảo. Noãn thường có mồng. Quả mở thành
3 hay 6 mảnh vỏ, đôi khi là quả mọng hoặc quả hạch. Hạt thường có nội nhũ dầu.
Hoa thức:  ♀ K0 – 5 C0 – 5 G(3)
 ♂ K0 – 5 C0 – 5 A1 – 
Số loài và phân bố
Thầu dầu là một họ lớn có gần 276 chi và khoảng 6.000 loài, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới, nhưng các đại diện thân cỏ cũng gặp ở vùng ôn đới; trung tâm phân bố
chủ yếu của họ ở Nam Mỹ nhiệt đới, châu Phi nhiệt đới, Đông và Đông Nam Châu Á ,
trong đó những đại diện nguyên thủy nhất tập trung ở Đông Nam Á. Nhiều chi trước
đây thuộc họ Euphorbiaceae nay được tách thành họ Phyllanthaceae. Ở nước ta có 62
chi, gần 400 loài.

87
Một số đại diện
Xương rồng (Euphorbia antiquorum L.): thân có 3 cạnh, có nhựa mủ trắng, lá sớm
rụng, lá kèm biến thành gai. Cây trông giống với Cactaceae, được trồng làm hàng rào.
Xương rắn (E. milii Des Moul.): thân mọng nước có mủ trắng, lá kèm biến thành
gai; hoa nhỏ tập hợp thành cụm hoa hình chén ngoài có 2 - 3 lá bắc màu đỏ, vàng, xanh.
Cụm đơn có 1 hoa cái ở giữa, chung quanh có 5 hoa đực.
Cao su (Hevea brasiliensis (Willd. ex A.Juss.) Müll.Arg.): cây cao đến 30m, lá kép
có 3 lá chét, rụng lá, có ống nhựa mủ chủ yếu ở libe, nằm xoắn ốc theo chiều kim đồng
hồ trên thân cây, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Cây công nghiệp quan
trọng, thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng Đông Nam Bộ. Khi cây đạt 5 năm tuổi
thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ trắng (latex) và khai thác đến khi cây 30 năm
tuổi.
Khoai mì (Manihot esculenta Crantz): cây bụi, cao đến 3m; lá xẻ thùy chân vịt
thành 5 - 9 thùy; rễ củ chứa nhiều tinh bột.
Thầu dầu (Ricinus communis L.): cây bụi, lá xẻ thùy chân vịt, cụm hoa với hoa cái
ở trên, hoa đực ở dưới. Cây trồng lấy hạt làm dầu nhớt.

Hình 84. Cụm hoa của chi Euphorbia


1. Hoa đực 2. Hoa cái 3. Trục cụm hoa 4. Lá bắc
5. Tuyến mật 6. Cuống hoa đực 7. Cuống hoa cái 8. Bầu nhụy
(Nguồn: http://www.euphorbiaceae.org)

4.6. PHÂN LỚP HOA HỒNG (ROSIDAE)


4.6.1. Đặc điểm chung
Phân lớp lớn và đa dạng: cây bụi, cây gỗ, dây leo, cây thảo; hoa tiến hóa theo hướng
thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ; hoa mẫu 5 với lối đính noãn trung trụ; nhị nhiều
phát triển hướng tâm, tiến đến còn 1 vòng nhị; bộ nguyên thủy có lá noãn rời, phần lớn
lá noãn hợp, giảm còn 1 lá noãn.
4.6.2. Phân loại
Phân lớp Hoa hồng hình thành nhiều nhóm bộ với các nhánh tiến hóa khác nhau.
Phân lớp gồm 7 liên bộ, 28 bộ. Ở ta có 21 bộ: Anisophylleales, Saxifragales,
Podostemales, Vitales, Rosales, Chrysobalanales, Myrtales, Fabales, Polygalales,
Oxalidales (Connarales), Sapindales, Sabiales, Rutales, Geraniales, Zygophyllales,

88
Linales, Malpighiales, Celastrales, Santalales, Balanophorales và Rhamnales.
4.6.2.1. Bộ Cỏ tai hổ (Saxifragales)
Đặc điểm chung
Phần lớn là cây thân cỏ; thường không có lá kèm, lá đơn; bộ nhụy có lá noãn rời tiến
tới lá noãn hợp.
Phân loại
Bộ gồm tới 10 họ: Tetracarpaeaceae, Aphanopetalaceae, Penthoraceae,
Crassulaceae, Haloragaceae, Gunneraceae, Saxifragaceae, Grossulariaceae,
Pterostemonaceae, Iteaceae. Ở nước ta gặp đại diện của 5 họ: Penthoraceae,
Crassulaceae, Haloragaceae, Saxifragaceae, Iteaceae.
Họ Thuốc bỏng (Crassulaceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ, thân và lá thường mọng nước thích nghi với điều kiện sống khô hạn
(trong dịch tế bào chứa nhiều axit hữu cơ, lỗ khí ít và nằm sâu, biểu bì có sáp...). Lá
mọc đối hay mọc cách, không có lá kèm.
Hoa thường mọc thành cụm xim ở đầu cành. Hoa đều, có 4 – 5 lá đài rời hay hợp
thành ống ngắn, cánh hoa rời hay hợp thành ống có 4 - 5 tai. Nhị bằng hay gấp đôi số
cánh hoa, khi có 4 – 5 nhị thì xen kẽ với cánh hoa. Bộ nhụy có 3 – 5 lá noãn rời hay
dính một ít ở gốc. Quả đại. Hạt nhỏ có nội nhũ
Hoa thức:  K4 – 5 C4 - 5 A4 - 10 G3 – 5
Số loài và phân bố
Họ có 41 chi, 1.600 loài phân bố khắp nơi, nhưng chủ yếu ở vùng ấm, khô. Nước ta
có 4 chi trên 10 loài.
Một số đại diện
Thuốc bỏng hay Sống đời (Kalanchoe pinnata (Lam.) Oken): trồng làm cảnh,
thường được chưng vào dịp Tết mang ý nghĩa tượng trưng. Cây Thuốc bỏng sinh sản
sinh dưỡng bằng chồi ở mép lá.
Nhiều loài khác trong chi Kalanchoe thường mang tên Trường sinh (hay Sống đời)
cũng đều là những cây mọng nước, có hoa đẹp, trồng làm cảnh.
Hoa đá hay Liên đài (Echeveria secunda Booth ex Lindl.): cây nhỏ, lá dày màu lục
bạc, đầu lá có gai nhỏ, lá xếp thành hình hoa thị.
4.6.2.2. Bộ Hoa hồng (Rosales)
Đặc điểm chung
Phần lớn là cây gỗ. Lá đơn đến lá kép, có lá kèm. Bộ nhụy có lá noãn rời tiến đến lá
noãn hợp.
Bộ Hoa hồng có liên hệ với họ Sổ trong bộ Sổ thông qua phân họ Spiraeoideae
(thuộc họ Hoa hồng ) và cũng liên hệ với các họ nguyên thủy của bộ Cỏ tai hổ, có
nguồn gốc chung với bộ này nhưng tiến hóa hơn bộ Cỏ tai hổ (như hạt không có hoặc
nghèo nội nhũ, mạch gỗ có sự thủng lỗ đơn, ...).
Phân loại
Bộ có 2 họ: Rosaceae, Quillajaceae; ở ta chỉ có 1 họ Rosaceae.
Họ Hoa hồng (Rosaceae)

89
Đặc điểm chung
Cây gỗ thường xanh hay rụng lá, cây bụi, cỏ nhiều năm. Lá mọc cách hay mọc đối,
đơn hoặc kép; có lá kèm.
Hoa đều, lưỡng tính, đơn độc hay thành cụm. Đế hoa lồi (Rubus) hay bằng (Malus)
hoặc lõm hình chén (Rosa) phần trên dính với gốc đài và cánh hoa. Bao hoa mẫu 5 đôi
khi mẫu 3 - 4 hoặc nhiều hơn 5. Nhị thường nhiều phát triển hướng tâm, có khi có số
lượng cố định (5 hoặc 10) hoặc tiêu giảm xếp vòng. Bộ nhụy có lá noãn rời hay hợp lại
có 5 lá noãn ở Pirus, 1 lá noãn ở Prunus. Trong mỗi lá noãn hoặc mỗi ô của bầu có 1
vài noãn đảo hay cong. Quả gồm nhiều bế quả rời nhau hoặc quả mọng kiểu táo hay quả
hạch. Hạt thường không nội nhũ.

Hình 85. Hoa cắt dọc ở họ Hoa hồng


A. Chi Rosa B. Chi Malus C. Chi Fragaria D. Chi Prunus
Số loài và phân bố
Họ Hoa hồng có 111 chi và 3.500 loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt
đới Bắc bán cầu; ở ta gặp đại diện của 20 chi khoảng 130 loài.
Một số đại diện
Dâu tây (Fragaria vesca L.): cây nhập nội, trồng nhiều ở Đà Lạt; thân thảo bò; hoa
to, có 5 cánh trắng, nhị nhiều; đế hoa lồi to, phát triển thành quả kép giả mang nhiều bế
quả.
Hoa hồng (Rosa chinensis Jacq.): hoa to, đế hoa lõm hình chén, có nhiều cánh do
nhị biến đổi thành.
Táo tây (Malus domestica Borkh.): quả ngon, được ưa chuộng. Hiện ở ta nhập quả
Táo tây từ Trung Quốc, Mỹ, New Zealand,…
Lê (Pyrus communis L.): thịt quả giả trắng, mọng nước, có nhiều tế bào đá.
Mơ (Prunus armeniaca L.): trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, quả làm nước giải
khát, làm rượu.
Anh đào (Prunus cerasoides D. Don): còn gọi là Mai anh đào Đà Lạt, cây có hoa
đẹp, trồng làm cảnh.
Ðào (Prunus persica (L.) Batsch): có hoa đẹp, nở vào Tết nguyên đán; quả hạch có
một rãnh dọc; trồng và mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc.
Mận (Prunus salicina Lindl.): trồng nhiều ở các tính phía Bắc, có quả làm mứt.
4.6.2.3. Bộ Sim (Myrtales)
Đặc điểm chung
Phần lớn là cây thân gỗ hoặc cây bụi, đôi khi cây thân cỏ, có libe trong.
Hoa theo mẫu 5 hoặc 4. Bộ nhụy có các lá noãn hợp, 1 đầu nhụy, 1 vòi nhụy.
Bộ Sim có quan hệ với bộ Cỏ tai hổ và đi ra từ bộ này. Bộ có quan hệ với bộ Hoa

90
hồng thể hiện ở chỗ họ Bằng lăng (Lythraceae) và họ Mua (Melastomaceae) có đế hoa
lõm hình chén, nhị còn nhiều.
Phân loại
Bộ Sim là bộ lớn của vùng nhiệt đới, gồm 14 họ: Alzateaceae, Rhynchocalycaceae,
Geissolomataceae, Penaeaceae, Oliniaceae, Combretaceae, Crypteroniaceae,
Memecylaceae, Melastomataceae, Lythraceae, Trapaceae, Onagraceae, Myrtaceae,
Vochysiaceae; trong đó 8 họ: Combretaceae, Crypteroniaceae, Memecylaceae,
Melastomataceae, Lythraceae, Trapaceae, Onagraceae, Myrtaceae có ở nước ta.
Họ Bàng (Combretaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ lớn, đôi khi cây bụi hoặc cây leo. Lá nguyên, không có lá kèm, mọc đối, mọc
cách, hay mọc vòng.
Cụm hoa hình bông hay hình chùm ở đầu cành hay nách lá thường buông thõng
xuống. Hoa lưỡng tính (đôi khi đơn tính). Ðài gồm 5 lá, đài dính ở dưới. Tràng gồm 5
cánh (có khi không có), rời nhau, dễ rụng. Nhị thường gấp đôi số cánh hoa xếp thành 2
vòng, vòng ngoài có thể tiêu giảm. Hoa phần lớn có đĩa mật ở bên trong vòng nhị. Bộ
nhụy gồm 5 lá noãn hợp, làm thành bầu dưới có một ô với 2 - 5 noãn đảo. Quả mở hay
quả hạch thường có cạnh ở rìa, chỉ có một hạt không nội nhũ.
Hoa thức:  K(5) C5 A5 + 5 G(5)
Số loài và phân bố
Họ Bàng có khoảng 14 chi với 500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Nước ta hiện biết có 5 chi khoảng 30 loài.
Một số đại diện
Trâm bầu (Combretum quadrangulare Kurz): cây gỗ nhỏ hay bụi, cành biến thành
gai, quả có 4 cánh.
Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd.): cây bụi, là cây ngập mặn chính thức, mọc
nơi đất cao ít ngập triều, hoa trắng.
Bàng (Terminalia catappa L.): cây mọc hoang hay trồng ở vùng ven biển, có cành
mọc thành vòng có nhiều tầng. Cây rụng lá vào mùa khô. Hoa không có cánh, nhị 10.
Họ Sim (Myrtaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ hoặc cây bụi. Lá mọc đối, đơn nguyên, không có lá kèm, có túi tiết tinh dầu.
Cấu tạo giải phẫu thân có vòng libe bên trong, mạch có bản ngăn đơn.
Cụm hoa chùm ở nách hoặc đầu cành, đôi khi hoa mọc đơn độc, mẫu 5 hoặc 4. Hoa
có 4 – 5 lá đài dính lại với nhau ở dưới hình chén. Cánh hoa có 5, rời và đính trên mép
ống đài. Nhị rất nhiều, xếp không theo một qui luật nhất định, thường cuộn lại trong nụ,
phát triển hướng tâm, chỉ nhị rời hay dính nhau ở phần dưới thành ống ngắn (chi
Melaleuca). Bộ nhụy có 5, 4 hay 2 (Eugenia) lá noãn hợp, bầu dưới, đính noãn trung
trụ, một vòi nhụy, một đầu nhụy. Quả mọng hay quả thịt, thường do đế hoa phát triển;
cũng có khi là quả khô mở (chi Eucalyptus); quả mang đài tồn tại. Hạt không có nội
nhũ.
Hoa thức:  K(4-5) C4-5 A G(2-4-5)
Số loài và phân bố
Họ Sim là một họ lớn, gồm khoảng 131 chi và gần 4.000 – 4.600 loài, phân bố chủ

91
yếu ở các nước nhiệt đới, cả Châu Ðại Dương. Ở nước ta có 13 chi với trên 100 loài.
Một số đại diện
Sim tím (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.): cây bụi; lá có 3 gân và mặt dưới
có nhiều lông nhung trắng; hoa to màu tím; quả mọng màu tím có đài tồn tại, mang
nhiều lông, được chế biến làm nước giải khát, rượu Sim.
Bạch đàn trắng hay Khuynh diệp (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.): cây có nguồn
gốc từ Australia, được nhập trồng ở nước ta nơi đất chua phèn. Lá có tinh dầu, gỗ làm
bột giấy.
Ổi (Psidium guajava L.): cây cho quả, được trồng nhiều ở Tiền Giang.
Tràm (Melaleuca cajuputi Powell): cây gỗ hay bụi, được trồng hay mọc hoang thành
rừng trên vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gỗ làm cừ, bột giấy. Tràm
dạng cây bụi, trong lá có nhiều tinh dầu, được chế biến thành tinh dầu Tràm trị cảm sốt,
ho, xua đuổi côn trùng.
Mận (Syzygium samarangense (Blume) Merr. & L.M. Perry): cây gỗ nhỏ, trồng lấy
quả.

Hình 86. Tràm (Melaleuca leucadendra (L.) L.)


A. Cành mang hoa, quả B. Hoa C. Hoa cắt dọc D. Quả
1. Cánh hoa 2. Đài 3. Chỉ nhị 4. Bó chỉ nhị
5. Vòi nhụy 6. Ống đài 7. Bầu nhụy
(Nguồn: http://www.anbg.gov.au/myrtaceae/600/Melaleuca_leucadendra.jpg)

92
Hình 87. Sim tím (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.)
(Nguồn: https://www.flickr.com/photos)

4.6.2.4. Bộ Đậu (Fabales)


Đặc điểm chung
Bộ Đậu có quan hệ chặt chẽ với bộ Cỏ tai hổ và bắt nguồn từ bộ này, nhưng bộ Đậu
tiến hóa hơn nhiều, đặc biệt trong cấu tạo của hệ thống dẫn và của hạt (mạch luôn luôn
có bản ngăn đơn và hạt không hay rất nghèo nội nhũ).
Phân loại
Bộ Đậu chỉ có 1 họ Ðậu (Fabaceae) với 3 phân họ rất gần nhau.
Họ Đậu (Fabaceae)
Đặc điểm chung
Rất đa dạng: cây gỗ lớn, trung bình hay nhỏ, cây bụi hoặc cây thân cỏ. Cây leo gỗ
hoặc dây leo. Lá mọc cách, kép lông chim (đôi khi kép chân vịt) hoặc lá đơn thứ sinh
(do sự tiêu giảm của một số lá chét), thường có lá kèm. Mạch gỗ có bản ngăn đơn. Rễ
có nốt sần.
Cụm hoa hình bông, chùm, chùy hay đầu. Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều, mẫu
5. Đài có 5 rời hay hợp. Cánh hoa có 5, rời với tiền khai hoa van hay tiền khai hoa thìa
hoặc tiền khai hoa cờ. Nhị thường 10, xếp 2 vòng, mỗi vòng 5; màng hạt phấn 3 rãnh -
lỗ. Bộ nhụy gồm 1 lá noãn với nhiều noãn đảo hay cong.
Quả Đậu, phôi lớn và thẳng. Hạt không nội nhũ (Faboideae) hoặc nội nhũ kém phát
triển (Mimosoideae, Caesalpinioideae).
Số loài và phân bố
Họ Đậu có 786 chi và trên 17.500 - 18.000 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới; ở
nướcta có 90 chi; trên 450 loài.
Họ Đậu được chia làm 3 phân họ.
Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae)
Đặc điểm chung
Phần lớn là cây thân gỗ hay cây bụi, đôi khi thân cỏ. Thân đôi khi có gai. Lá kép
lông chim 1- 3 lần, lá chét nhỏ, lá kèm hình sợi hay biến thành gai.

93
Hoa thường nhỏ, mọc thành cụm hoa hình bông hay co ngắn thành hình đầu. Hoa
đều, thường mẫu 5 (có khi mẫu 4 như ở loài Mimosa pudica). Ðài 5 mảnh nhỏ, rời nhau
hay dính lại. Tràng 5 cánh rời nhau, tiền khai hoa van. Nhị có thể bằng số cánh (ở
Mimosa), gấp đôi (ở Leucoena) hay nhiều (ở Acacia, Albizzia, Pithecellobium). Lá noãn
thường là một (chỉ ở một số chi nguyên thủy số lá noãn mới nhiều hơn).
Quả khô, kiểu quả đậu, thẳng hoặc cong, có khi đứt thành từng đoạn ngăn giữa các
hạt.

4
Hình 88. Trinh nữ (Mimosa pudica L.)
1. Cành mang hoa 2. Hoa 3. Quả 4. Hoa đồ
(Nguồn: http://luirig.altervista.org)
Số loài và phân bố
Ở nước ta có khoảng 15 chi với 65 loài.
Một số đại diện
Keo lưỡi liềm hay Keo bông vàng (Acacia aneura Benth.): cây gỗ nhỏ, sinh trưởng
mạnh, lá hình liềm. Cây được trồng để lấy gỗ làm bột giấy.
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.): cây gỗ cao 30m, lá ngắn và to hơn Keo
bông vàng. Cây được trồng thành rừng để làm bột giấy, ván sàn.
Keo giậu (Leucaena leucocephala (Lam.) de Wit.): còn gọi là Bình linh, cây gỗ nhỏ
hay bụi, lá kép lông chim 2 lần, cụm hoa hình đầu trắng; quả dẹp, hạt giống ve chó. Lá
có nhiều protein được sử dụng làm bột thức ăn gia súc. Keo giậu có chứa độc tố
mimosin nên chỉ sử dụng dưới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dưới 10% đối
với lợn và dưới 5% đối với gia cầm. Tuy nhiên ở nhiều vùng thì Keo giậu là loài thực
vật xâm hại.
Xấu hổ hay Trinh nữ (Mimosa pudica L.): mọc hoang, có nhiều gai nhỏ, lá kép lông
chim 2 lần, cụp lại khi có sự va chạm; cụm hoa hình đầu, quả có ngấn.
Mai dương (Mimosa pigra L.): loài ngoại lai xâm hại, sinh trưởng mạnh trên vùng
đất ngập nước. Thân và lá có nhiều gai cứng, quả có nhiều lông ngứa.
Rau rút (Neptunia oleracea Lour.): cây thảo, sống dưới nước, thân có phao xốp; lá
kép lông chim hai lần; hoa hợp thành đầu, màu vàng. Cây được trồng làm rau để nấu

94
canh chua.
Căm xe (Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub.): cây gỗ lớn, rụng lá; lá kép lông chim 2 lần;
cụm hoa đầu, màu vàng; gỗ cứng, chắc.
Phân họ Vang (Caesalpinioideae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ hoặc cây bụi, đôi khi là cây thân cỏ. Lá kép lông chim 1 - 2 lần có khi chỉ
gồm một đôi lá chét dính nhau, trông như 1 lá đơn có khía sâu ở giữa, lá kèm thường
sớm rụng.
Cụm hoa hình chùm hoặc ngù. Hoa phần lớn không đều. Ðài 5 mảnh, đôi khi 4 hoặc
0, rời cũng có khi 2 mảnh ở phía sau dính lại. Tràng với số cánh hoa bằng số lá đài, có
khi không có, các cánh hoa thường không bằng nhau, tiền khai hoa thìa. Bộ nhị ít khi đủ
10, thường giảm còn 8, 7,... xếp 2 vòng. Bộ nhụy có 1 lá noãn, bầu trên, chứa 1 hay
nhiều noãn đảo. Quả đậu
Số loài và phân bố
Ở Việt Nam hiện biết 22 chi với trên 120 loài.
Một số đại diện
Ban trắng hay Móng bò hoa trắng (Bauhinia acuminata L.): cao 8m, tán tròn, lá hơi
hình tim; hoa trắng, to, có 10 nhị.
Ban tím (B. purpurea L.): hay Móng bò tím, có hoa tím, được trồng làm cảnh và lấy
bóng mát.
Tô mộc hay Vang (Caesalpinia sappan L.): cây gỗ cao 7 - 10m; thân có gai; lá kép
lông chim 2 lần; quả hóa gỗ, có sừng ở đầu, chứa 4 hạt dẹt. Thường dùng trị tiêu chảy,
kiết lị, chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế, sản hậu ứ huyết, bụng trướng đau; dùng
ngoài, sắc rửa vết thương. Tô mộc là loại thuốc cầm máu thích hợp dùng cho phụ nữ sau
khi sinh, máu ra quá nhiều và tử cung ra máu.
Muồng hoàng yến hay Osaka vàng (Cassia fistula L.): cây có lá kép lông chim 1 lần
chẵn, có 3 - 8 cặp lá chét, rụng lá vào mùa khô, mùa mưa đến cây ra hoa đồng loạt cùng
với lá non, hoa mọc thành chùm dài khoảng 30 – 40cm buông rũ xuống.
Muồng hoa vàng (C. surattensis Burm. f.): cây gỗ nhỏ 5 – 7m; lá kép lông chim 1
lần, có 6 - 9 cặp lá chét, có 2 - 3 tuyến trên cuống; cụm hoa chùm, quả dẹp. Cây thường
được trồng làm cảnh ở công viên vì ra hoa quanh năm.
Phượng vĩ (Delonix regia (Hook.) Raf.): trồng lấy bóng mát và có hoa đẹp.
Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.): cây cao 30m, lá kép lông chim 2 lần, cây
cho gỗ tốt, màu nâu đỏ, dùng đóng bàn ghế.
Gụ mật hay gõ mật (Sindora siamensis Miq.): gỗ tốt, màu nâu xẫm, không bị mối,
mọt.
Me (Tamarindus indica L.): cây gỗ thường xanh, cao 20 - 30m, lá kép lông chim 1
lần với 10 – 40 cặp lá chét. Cây được trồng để lấy bóng mát, lấy quả hay lá non.

Phân họ Đậu (Faboideae) hay phân họ Cánh bƣớm (Papalioideae)


Đặc điểm chung
Ðây là phân họ lớn và tiến hóa nhất trong họ Đậu. Phần lớn cây thân cỏ, ít khi là
cây gỗ hoặc cây bụi. Lá chét lông chim nhiều khi chỉ có 3 – 1 lá chét, lá kèm có khi rất
lớn, ôm lấy cuống lá (đậu Hà Lan).

95
Cụm hoa thường hình chùm, hoa không đều. Ðài 5 mảnh thường dính nhau. Tràng 5
cánh không đều nhau, tiền khai hoa cờ: cánh cờ (ở trên) lớn nhất, có màu sắc đẹp hơn
và ở ngoài cùng, 2 cánh bên nhỏ hơn, trong cùng là hai cánh thìa dính lại thành lòng
máng mang nhị và nhụy. Nhị 10, thường có 9 chiếc dính lại với nhau ở phần chỉ nhị
thành 1 bó bao quanh nhụy, 1 chiếc rời hoặc có khi cả 10 chiếc dính lại. Bộ nhụy 1 lá
noãn, bầu 1 ô, mang 2 dãy noãn đảo hay cong. Quả đậu. Hạt không có nội nhũ, phôi
cong, 2 lá mầm dày và lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng.

A B
Hình 89. Osaka đỏ (Erythrina crista-galli L.)
A. Các thành phần cấu tạo hoa B. Hoa đồ
Phân họ có hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ, thể hiện ở những đặc điểm
sau: hoa thường lớn, có màu đẹp dễ hấp dẫn sâu bọ, nhất là cánh cờ. Hầu hết hoa đều có
tuyến mật ở góc bầu nhụy. Cách sắp xếp của các thành phần trong hoa khá đặc biệt: nhị
và nhụy nằm trong một lòng máng cong hình cung (do 2 cánh thìa dính lại). Khi sâu bọ
đậu vào hoa, 2 cánh bên bật ra để lộ cánh thìa và khi chúng tách hai cánh thìa để thò vòi
vào hút mật thì các hạt phấn từ các bao phấn đã chín sẽ dính vào mình của chúng. Từ
hoa này, sâu bọ bay sang hoa khác để hút mật sẽ mang theo cả hạt phấn để rơi vào đầu
nhụy của hoa đó. Hiện tượng tự thụ phấn không xảy ra vì đa số các loài có nhị chín
trước nhụy.
Số loài và phân bố
Ở Việt Nam tìm thấy khoảng 90 chi trên 450 loài.
Một số cây làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vì quả và hạt chứa nhiều chất đạm,
chất dầu; nhiều cây cho gỗ tốt; một số cây làm thuốc, làm cảnh, lấy bóng mát. Ngoài ra
còn nhiều cây làm thức ăn cho gia súc; làm phân xanh cải tạo đất vì nhiều loài cây ở rễ
có nốt sần trong đó có vi khuẩn Rhizobium cộng sinh, giúp tăng độ phì cho đất.
Một số đại diện
Ðậu phọng (Arachis hypogaea L.): lá kép hình lông chim, có 4 lá chét, cây trồng lấy
hạt làm thực phẩm. Hoa tự thụ phấn (hoa ngậm), sau khi thụ tinh phát triển thành một
dạng quả đậu nằm trong đất do cuống quả dài ra.
Đậu tương hay Đậu nành (Glycine max (L.) Merr.): cây thực phẩm, giàu đạm, được
chế biến thành đậu phụ, nước tương, ép thành dầu Đậu nành. Trong hạt Đậu tương có

96
protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na,
S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F. Ngoài ra, Đậu tương được coi là một nguồn cung cấp
protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các acid amin không thay thế cần thiết
cho cơ thể. Các thực phẩm làm từ Đậu tương chứa tỉ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể
thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật.
Đậu Hà Lan (Pisum savitum L.): trồng ở vùng lạnh, lấy quả làm rau.
Đậu xanh (Vigna radiata (L.) R.Wilczek): cây thảo mọc đứng, lá kép có 3 lá chét,
quả hình trụ thẳng; hạt hình tròn hơi thuôn, màu xanh, ruột màu vàng.
Sắn dây (Pueraria lobata (Willd.) Ohwi): dây leo, lá kép lông chim có 3 lá chét, rễ
củ lớn dùng làm nước giải khát.
Vông đồng hay Osaka đỏ (Erythrina crista-galli L.): cây gỗ nhỏ, lá có 3 lá chét, hoa
màu đỏ thắm mọc thành chùm ở ngọn cành.
Trắc Nam Bộ hay Cẩm lai Nam Bộ (Dalbergia cochinchinensis Pierre): cây gỗ lớn,
lá kép lông chim lẻ một lần, có 5 – 9 lá chét; quả dẹt thường chứa 1 hạt; gỗ tốt dùng
đóng đồ đạc.
Cẩm lai (D. bariensis Pierre, D. dongnaiensis Pierre, D. fusca Pierre): gỗ tốt, có vân
đẹp, dùng đóng bàn ghế cao cấp.
Trắc Bắc Bộ (Sưa đỏ, Trắc thối, Huỳnh đàn) (D. tonkinensis Prain): cây gỗ vừa, lõi
gỗ đỏ tốt, lá kép lông chim có 7 – 11 lá chét, quả có mùi thối. Gỗ cây Sưa là một trong
những loại gỗ quý, hiếm ở nước ta, có giá trị kinh tế cao. Gỗ thuộc loại nặng, cứng, có
vân đẹp, mùi thơm đặt biệt.
Điên điển (Sesbania javanica Miq. f): cây mọc hoang, hoa dùng làm rau.
So đũa (S. grandiflora (L.) Pers.): trồng lấy lá nuôi gia súc, hoa làm rau, thân cây
làm Nấm mèo.
Sục sạc (Crotalaria) làm phân xanh, đang được gây trồng nhiều.
4.6.2.5. Bộ Bồ hòn (Sapindales)
Đặc điểm chung
Bộ này có nhiều đặc điểm gần với bộ Cam, phân biệt với bộ Cam ở chỗ không có
mô tiết trong thân và lá, hoặc một số đại diện có đối xứng 2 bên, số lượng nhị và lá noãn
giảm đi. Bộ Bồ hòn cũng đi ra từ bộ Cỏ tai hổ.
Phân loại
Bộ gồm 5 họ, ở nước ta có cả 5 họ: Staphyleaceae, Tapisciaceae, Sapindaceae,
Hippocastanaceae, Aceraceae.
Họ Bồ hòn (Sapindaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ lớn, gỗ nhỏ hoặc cây bụi, rất ít khi là cây thân cỏ leo. Lá đơn hoặc kép lông
chim, mọc cách. Phần lớn không có lá kèm (trừ ở chi Cardiospermum).
Hoa nhỏ tập hợp thành cụm hoa hình chùm hay hình chùy. Phần lớn hoa đều, nhưng
một số hoa không đều. Ðài có 5 lá đài. Tràng có 5 cánh, mặt trong của các cánh hoa
thường có những vảy hoặc chùm lông, đôi khi không có cánh hoa. Nhị 2 vòng 5 hoặc
chỉ còn một vòng. Trong hoa thường có đĩa mật hình vòng. Bộ nhụy 3 – 1 lá noãn hợp,
bầu trên, bầu 1 - 3 ô nhưng chỉ có một ô phát triển. Quả khô mở hay quả thịt. Hạt không
có nội nhũ, nhiều khi có cơm dầy ở ngoài (áo hạt) thường mọng nước.

97
Hoa thức:  K5 C5 A5 + 5 G(3 - 1)
Số loài và phân bố
Họ Bồ hòn là một họ lớn có khoảng 130 chi và tới khoảng 1.500 loài, phân bố ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt ở Châu Á và Châu Mỹ.
Ở nước ta hiện biết 24 chi, khoảng 70 loài.

Hình 90. Nhãn (Dimocarpus longan Lour.)


A. Cành mang quả B. Hoa cái
C. Hoa đực
(Nguồn: http://www.efloras.org/)
A
Một số đại diện
Nhãn (Dimocarpus longan Lour.): trồng nhiều nơi ở nước ta với một số giống Nhãn
nổi tiếng có cơm dày, thơm, ngon như Nhãn lồng Hưng Yên, Nhãn xuồng cơm vàng,
Nhãn tiêu da bò. Hoa Nhãn đơn tính hay lưỡng tính. Hoa đực có 7 – 8 nhị xếp thành
một vòng trên đế hoa; hoa cái có nhụy do 2 lá noãn hợp, 2 ô, bầu nhụy có nhiều lông tơ,
đầu nhụy có hai thùy. Thông thường chỉ có một ô phát triển thành quả.
Vải (Litchi sinensis Sonner): cây ăn quả được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, đặc
biệt ở Hải Dương và Bắc Giang với giống Vải thiều có hương vị thơm và ngọt.
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.): trồng nhiều ở miền Nam để lấy quả. Quả
Chôm chôm có nhiều vitamin C và các khoáng chất như canxi, photpho,... Quả có thể
ăn tươi, hoặc đóng hộp.
4.6.2.6. Bộ Cam (Rutales)
Đặc điểm chung
Chủ yếu cây gỗ, cây bụi, rất ít khi cây thảo. Lá kép lông chim, không có lá kèm.
Trong cây có mô tiết.
Trong hoa thường có đĩa mật nằm giữa bộ nhị và bộ nhụy. Có 2 vòng nhị. Bộ nhụy
đôi khi có lá noãn rời, đa số là lá noãn hợp thành bầu trên, đính noãn trung trụ, có nhiều
ô, 1 vòi nhụy và 1 đầu nhụy.
Bộ Cam có quan hệ trực tiếp với bộ Cỏ tai hổ.
Phân loại
Bộ gồm 13 họ: Rutaceae, Cneoraceae, Simaroubaceae, Picramniaceae,
Leitneriaceae, Surianaceae, Irvingiaceae, Kirkiaceae, Pteroxylaceae, Meliaceae,
Burseraceae, Anacardiaceae, Podoaceae. Ở ta có đại diện của 6 họ: Rutaceae,
Simaroubaceae, Surianaceae, Irvingiaceae, Meliaceae, Burseraceae, Anacardiaceae.
Họ Cam (Rutaceae)
Đặc điểm chung

98
Phần lớn là cây gỗ hay cây bụi, ít khi là cây thân thảo. Lá thường mọc cách, lá kép,
đôi khi chỉ có 1 lá chét (lá Bưởi). Trên lá có nhiều túi tiết dầu thơm. Thân cây nhiều khi
có gai và trong phần vỏ cũng có túi tiết.
Cụm hoa hình xim, chùm hoặc ngù. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5 hoặc mẫu 4. Ðài
gồm các mảnh dính nhau ở phía dưới. Cánh hoa rời hoặc hơi dính ở dưới. Nhị có số
lượng gấp đôi số cánh hoa hoặc nhiều gấp 3 - 5 lần, chỉ nhị có thể rời hoặc dính thành
nhiều bó. Bộ nhụy thường gồm 4 - 5 lá noãn hợp, nhưng cũng có khi đến 15 - 20 (một
số loài trong chi Citrus), ngược lại cũng có khi tiêu giảm còn 1 lá noãn (Clausena,
Fortunella). Các lá noãn dính nhau tạo thành bầu trên với 1 vòi nhụy, 1 đầu nhụy
(Citrus) hay có khi chỉ dính nhau ở phần dưới còn phần trên tự do (Ruta, Evodina); bầu
có số ô tương ứng với số lá noãn, trong mỗi ô có 2 hàng noãn hay 2 noãn, đính noãn
trung trụ. Trong hoa thường có đĩa mật nằm ở gốc bầu. Quả đa dạng: quả mở (Ruta) hay
quả mọng kiểu Cam Quýt. Hạt có phôi lớn, thẳng hoặc cong, có nội nhũ nạc hoặc không
có nội nhũ.
Hoa thức:  K4 – 5 C4 – 5 A8 – 10 –  G(4 – 5 – )

Hình 91. Chanh giấy (Citrus aurantiifolia (Christm.) Swingle)


1. Cành mang hoa 2. Hoa cắt dọc 3. Bộ nhị 4. Bộ nhụy 5. Quả cắt ngang
(Nguồn: http://delta-intkey.com/angio/images/rutac318.gif)
Số loài và phân bố
Họ Cam là họ lớn, có khoảng 160 chi và trên 1800 loài, phân bố rộng rãi ở vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới, chỉ một số ít ở vùng ôn đới, đặc biệt có nhiều ở Nam Phi và
Australia. Ở nước ta hiện biết 29 chi với 110 loài. Nhiều loài trong họ này cho quả có
giá trị và được trồng ở nhiều nơi, một số loài khác cho tinh dầu.
Một số đại diện
Bưởi (Citrus maxima (Burm.) Merr.): có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, được
trồng để lấy quả. Hiện có nhiều giống Bưởi nổi tiếng ở nước ta như: Bưởi Đoan Hùng
(Phú Thọ), Bưởi Tân Triều (Biên Hòa), Bưởi Diễn (Hà Nội), Bưởi Thanh Trà (Huế),
Bưởi da xanh (Bến Tre), Bưởi năm roi (Vĩnh Long),...

99
Cam sành (Citrus nobilis Lour.): cây được trồng nhiều nơi ở Việt Nam với nhiều
giống khác nhau. Giống Cam sành không hạt LĐ6 được Viện Cây ăn quả miền Nam tạo
ra (năm 2010) bằng chiếu xạ gây đột biến từ giống Cam sành có hạt được trồng nhiều ở
miền Nam.
Chanh giấy (Citrus aurantiifolia (Christm.) Swingle): cây bụi, nhiều cành, nhiều
gai, cuống lá gần như không có eo lá; quả thường nhỏ, vỏ mỏng hình trái xoan, nhiều
nước, rất chua. Khi chín, vỏ quả còn xanh hoặc chỉ hơi vàng.
Chanh núm (Citrus limon (L.) Osbeck) có quả chín hình trái xoan vàng, thơm, nhiều
nước, vỏ dày, có núm ở phía đuôi.
Quýt (Citrus reticulata Blanco): quả nhỏ có nhiều múi (9 - 13 múi), vỏ dễ bóc, hạt
nhỏ, lá mầm xanh lục.
Họ Xoài (Anacardiaceae)
Đặc điểm chung
Các loài trong họ này là cây gỗ, bụi hoặc dây leo thân gỗ; lá thường kép một lần
lông chim, mọc cách; cây có nhựa mủ. Hoa của cây trong họ nhỏ, đều, mẫu 5; bộ nhụy
thường gồm 5 lá noãn hợp, đôi khi lá noãn 1 hoặc 3 làm thành bầu có 1 – 3 – 5 ô, mỗi ô
1 noãn. Trong hoa có đĩa mật nằm dưới và bao quanh nhụy. Quả của cây trong họ
thường là quả hạch hay quả mọng. Hạt có nội nhũ hay không có nội nhũ.
Hoa thức:  K5 C5 A5 G(1 – 3 – 5)
Số loài và phân bố
Họ có 75 - 78 chi, 600 - 900 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Việt Nam có 23
chi, khoảng 70 loài.
Một số đại diện
Xoài (Mangifera indica L.): cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam. Giống Xoài
cát Hòa Lộc (Tiền Giang) rất nổi tiếng, quả có trọng lượng 350 – 450 g, thuôn dài, khi
chín vỏ có màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi, cấu trúc thịt chắc, mịn và ít xơ, vị
ngon và thơm.
Điều hay Ðào lộn hột (Anacardium occidentale L.) trồng nhiều ở vùng Đông Nam
Bộ. Quả giả (cuống quả) rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi, hoặc ép lấy dịch cho lên
men làm rượu nhẹ, nước giải khát lên men. Quả thật là quả đóng mang hạt hình thận có
giá trị cao, được rang hoặc dùng tươi trong chế biến bánh, kẹo.
4.6.2.7. Bộ Lanh (Linales)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi, dây leo gỗ hoặc cây thảo. Mạch thủng lỗ hình thang. Lá mọc cách,
ít khi mọc đối, đơn nguyên; có hay không có lá kèm. Hoa lưỡng tính, ít khi đơn tính;
mẫu 5, đôi khi mẫu 4; đài và tràng rời. Bộ nhụy 2 – 5 (hoặc 20) lá noãn hợp, bầu trên, ít
khi bầu giữa. Quả thường quả hạch, đôi khi quả nang.
Bộ Lanh bắt nguồn từ đại diện nguyên thủy của bộ Cam (Rutales) với mạch thủng
lỗ hình thang.
Phân loại
Bộ có 7 họ: Hugoniaceae, Linaceae, Ctenolophonaceae, lxonanthaceae,
Humiriaceae, Erythroxylaceae và Rhizophoraceae. Ở nước ta có 4 họ: Linaceae,
lxonanthaceae, Erythroxylaceae và Rhizophoraceae. Ta chỉ xét họ Rhizophoraceae.
Họ Đƣớc (Rhizophoraceae)

100
Đặc điểm chung
Cây thân gỗ lớn, nhỏ hay bụi, thường mọc thành rừng ở vùng ven biển, cửa sông,
cùng với các loài trong một số họ khác tạo thành rừng ngập mặn (mangrove forest). Lá
đơn, mọc đối, phiến lá thường dầy. Lá kèm to, thường bọc lấy chồi non, sớm rụng. Bó
dẫn không có libe trong.
Cây thường có hệ rễ khí sinh phát triển: đó là những rễ hô hấp mọc trồi lên khỏi mặt
đất hoặc những rễ chống mọc từ thân hay cành đâm xuống đất; những rễ này vừa có
chức năng hô hấp, dự trữ khí vừa có chức năng chống đỡ trong điều kiện bùn lầy, ngập
mặn, thiếu oxy.
Hoa mọc thành cụm hình xim ở nách lá. Hoa lưỡng tính (đôi khi đơn tính), đều, mẫu
4 hay mẫu 5. Đài có 4 – 14 lá đài hợp. Tràng có số cánh bằng số thùy của đài, nhỏ,
mảnh, ngắn hơn đài, rời nhau, dễ rụng. Nhị nhiều hoặc gấp đôi số cánh hoa. Bộ nhụy
gồm 2 – 4 (thường là 2) lá noãn hợp lại thành bầu giữa hay bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 2 noãn.
Vòi nhụy đơn, đầu nhụy chia thùy nhỏ. Quả mang đài tồn tại. Ðặc biệt, những cây sống
ở đầm lầy có hạt nảy mầm ngay trên cây mẹ (gọi là hiện tượng sinh con) thành một trụ
mầm dài 10 – 50cm. Khi rơi xuống đất bùn, trụ mầm cắm vào đất và phát triển ngay
thành cây con. Trụ mầm là hình thức phát tán thích nghi của cây với điều kiện sống ở
bãi lầy ven biển.
Hoa thức:  K(4 – 14) C4 – 14 A8 –  G(2)
Số loài và phân bố
Họ Ðước gồm khoảng 15 chi với 140 loài, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, trong
đó có 4 chi gặp ở vùng bờ biển. Ở nước ta gặp 5 chi với 15 loài, chủ yếu mọc ở rừng
ngập mặn ven biển (trừ một loài thuộc chi Carallia và 1 loài của chi Anisophyllea mọc
ở rừng trong đất liền).
Một số đại diện
Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume): cây gỗ, cao đến 30m, rễ chống phát triển,
cao đến 3 m; hoa nhỏ, cụm xim 2 hoa, có 4 lá đài màu vàng lục; 4 cánh hoa màu trắng,
sớm rụng; trụ mầm dài 15 – 25cm, màu nâu, đôi khi có màu đỏ cam hay xanh lục. Cây
có gỗ cứng, nặng, dùng làm cừ, cột, đóng bàn ghế v.v… Than hầm cho nhiệt lượng cao
rất được ưa chuộng. Loài Đước đôi có nhiều ở rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ.
Ðưng hay Ðước bộp (R. mucronata Lam.): cây to hơn Đước đôi, cụm hoa xim kép,
trụ mầm dài 40 – 50cm. Loài Đước bộp có ở rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ.
Ðước vòi (R. stylosa Griff.): cây nhỏ hơn và giống với Đước bộp, trụ mầm dài 25 –
35cm. Có ở rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, và được trồng ở Cần Giờ.
Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam.): cây gỗ cao đến 30 m; có rễ đầu gối; hoa
đơn độc ở nách lá, có 12 - 14 lá đài màu đỏ và đài tồn tại với quả; trụ mầm hình trụ, dài
15 - 25cm. Cây mọc ở rừng ngập mặn ven biển nước ta.
Vẹt khang (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.): cây gỗ, cao đến 25m, có bạnh vè,
đôi khi có rễ chống nhỏ ôm lấy gốc; hoa đơn độc hay có khi 2 - 3 hoa ở nách lá; 10 - 12
lá đài vàng lục hay xanh; trụ mầm dài 6 - 8cm. Cây phân bố vùng nước lợ ở Nam Bộ.
Dà vôi (Ceriops tagal (Perr.) C.B.Rob.): cây gỗ nhỏ, cao từ 10 - 15m, gốc có bạnh
vè nhỏ, hoa hợp thành xim kép có 6 hoa ở nách lá; trụ mầm dài 15 - 5cm.

101
Hình 92. Ðƣớc đôi (Rhizophora apiculata Blume)
1. Cành mang hoa 2. Trụ mầm 3. Hoa 4. Nhụy
5. Lá đài 6. Cánh hoa 7. Bầu nhụy cắt dọc 8. Bầu nhụy cắt ngang
(http://wetlands.or.id/images/mangrove)

4.7. PHÂN LỚP CÚC (ASTERIDAE)


4.7.1. Đặc điểm chung
Phần lớn là cây thân cỏ, ít khi cây bụi hay cây gỗ nhỏ. Mạch có bản ngăn đơn.
Hoa thường lưỡng tính, đều, mẫu 5, 4 vòng; tràng thường hợp; nhị 5 tự do hay đính
trên ống tràng; bộ nhụy luôn hợp lá noãn, số lá noãn 2 - 5. Noãn 1 vỏ bọc. Hạt thường
có nội nhũ.
4.7.2. Phân loại
Phân lớp gồm 2 liên bộ, 14 bộ: Desfontainiales, Bruniales, Loasales
(Hydrangeales), Cornales, Garryales, Eucommiales, Dipsacales, Aquifoliales, Apiales,
Rousseales, Campanulales, Stylidiales, Phellinales (Alseuosmiales), Asterales. Ở nước
ta có 10 bộ: Loasales (Hydrangeales), Cornales, Garryales, Eucommiales, Dipsacales,
Aquifoliales, Apiales, Campanulales, Stylidiales, Asterales.
4.7.2.1. Bộ Hoa tán (Apiales)
Đặc điểm chung
Cây gỗ nhỏ, cây bụi hoặc cỏ. Lá đơn hay lá kép.
Hoa mẫu 5, 4 vòng, thành phần hoa giảm; trong hoa có đĩa mật.
Phân loại
Bộ có 9 họ: Pennantiaceae, Griseliniaceae, Aralidiaceae, Toricelliaceae,
Melanophyllaceae, Pittosporaceae, Araliaceae, Myodocarpaceae, Apiaceae. Nước ta có
5 họ: Aralidiaceae, Toricelliaceae, Pittosporaceae, Araliaceae, Apiaceae.

102
Họ Nhân sâm hay họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Đặc điểm chung
Thường là cây gỗ, đôi khi là cây bụi. Lá kép chân vịt, hay lông chim nhiều lần, mọc
cách, gốc cuống lá phình thành bẹ ôm lấy thân; lá kèm khi rụng để lại vết sẹo rõ trên
cành. Rễ phình lên giống hình người. Cây có tinh dầu thơm.
Cụm hoa tán hay chùm tán. Hoa giống với Apiaceae. Bầu dưới có 2 - 5 ô hoặc nhiều
ô. Quả mọng hay quả hạch.
Hoa thức:  K5 C5 A5 G(2)

Hình 93. Nhân sâm (Panax ginseng Wall. ) Hình 94. Nhân sâm Việt Nam
(Nguồn: http://www.omafra.gov.on.ca) (Panax vietnamensis Ha & Grushv.)
(Nguồn: http://farm.vtc.vn/media)
Số loài và phân bố
Họ có 47 chi với 1.350 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở
nước ta có khoảng 19 chi, gần 120 loài. Nhiều loài trong họ này là cây thuốc quý, được
dùng làm thuốc bổ.
Một số đại diện
Sâm Triều Tiên hay Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.): cây cao 50cm, mang 4 - 5
lá kép chân vịt thành vòng, có rễ củ hình người.
Sâm Việt Nam hay Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha & Grushv.): loài đặc hữu
của nước ta, phân bố ở dãy núi Ngọc Linh (Quảng Nam, Kontum). Những kết quả
nghiên cứu hóa học cho thấy thân rễ Sâm Việt Nam chứa tinh dầu, phytosterol, saponin
(hơn 50 hợp chất), đường khử, hợp chất uronic và hợp chất polyacetylen; trong đó
saponin chiếm tỉ lệ cao và được xem là nhóm hoạt chất quan trọng. Các kết quả nghiên
cứu dược lý đã khẳng định sự tương tự về mặt tác dụng dược lý của Sâm Việt Nam so
với Sâm Triều Tiên.
Tam thất (Panax pseudoginseng Wall.): rễ củ có màu đen, có tác dụng cầm máu, bổ
máu, bổ dưỡng.
Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss): mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc
nước ta, vỏ thân và rễ dùng làm thuốc bổ, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đau
nhức xương khớp, lá dùng làm trà uống, lá tươi bó gãy xương.

103
Họ Hoa tán (Apiaceae)
Đặc điểm chung
Cây thân cỏ một năm hay nhiều năm, thường có lóng rỗng, có khe dọc lõm. Lá mọc
cách không có lá kèm, cuống lá phía dưới rộng ra thành bẹ lá ôm lấy một phần của đốt
thân. Lá đơn, phiến lá rất ít khi nguyên, thường xẻ lông chim 1 - 2 lần hay nhiều lần.
Trong thân và lá có ống tiết dầu thơm. Mạch với bản ngăn thủng lỗ đơn.
Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa hình tán kép, ít khi là tán đơn, có những lá bắc nhỏ
mọc vòng làm thành tổng bao, còn từng hoa không có lá bắc riêng. Hoa về cơ bản là
đều, nhưng đôi khi những hoa ở phía ngoài của tán có cánh hoa ở ngoài to hơn, làm cho
hoa trở nên không đều, còn những hoa ở trong tán vẫn là hoa đều. Hoa lưỡng tính, mẫu
5, có 4 vòng. Đài có 5 răng nhỏ hình vảy, đôi khi không có. Tràng có 5 cánh, tiền khai
van, thường có màu trắng, hồng nhạt hay vàng nhạt. Nhị 5, có 1 vòng, xen kẽ với cánh
hoa, chỉ nhị dài đính vào đĩa mật ở trên đỉnh bầu. Bộ nhụy 2 lá noãn hợp, bầu dưới, 2 ô,
mỗi ô chứa 1 noãn; có hai vòi nhụy và 2 đầu nhụy, gốc vòi nhụy thường phình to dính
với đĩa mật.
Hoa thích nghi cao với sự thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa tập hợp thành cụm hoa tán,
những cánh hoa ngoài tán phát triển để hấp dẫn sâu bọ, đĩa mật ở trên đỉnh bầu không
cản trở sâu bọ đi tới hoa, nhị chín trước nhụy nên buộc phải thụ phấn chéo.
Quả thuộc loại quả đóng. Mặt ngoài của quả thường có cạnh lồi dọc, đôi khi phát
triển lớn thành cánh, hoặc trên cạnh lồi lại có những cạnh nhỏ nữa. Hình dạng của quả
rất thay đổi và là cơ sở để phân loại cây, còn hoa ít thay đổi hơn. Hạt nằm sát hay dính
vào vỏ quả và có nội nhũ lớn.
Hoa thức:  K5 C5 A5 G(2)
Số loài và phân bố
Hoa tán là một họ lớn có khoảng 435 chi và trên 3.200 loài, phân bố rộng rãi khắp
nơi, nhưng chủ yếu ở vùng ôn đới, một số ít có ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện biết
20 chi, trên 30 loài, nhiều loài làm rau thơm.
Một số đại diện
Rau cần tây (Apium graveolens L.): cây thảo, lá xẻ thùy, cụm hoa tán kép, hoa nhỏ
màu trắng nhạt.
Cà rốt (Daucus carota L.): cây thảo sống 2 năm; lá xẻ thùy; cụm hoa tán kép, trong
mỗi tán, hoa ở giữa không sinh sản và có màu tím, các hoa sinh sản ở chung quanh có
màu trắng hay hồng. Rễ củ màu đỏ cam, chứa nhiều vitamin A.
Rau cần nước (Oenanthe javanica (Blume) DC.): cây thảo, thân rỗng, có đốt và
khía dọc, lá xẻ thùy lông chim 1 - 2 lần. Cụm hoa tán kép, hoa màu trắng. Cây được
trồng ở mương, ruộng để làm rau.
Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.): thân thảo bò, lá có cuống dài, phiến lá gần
hình tim, mép có răng. Cụm hoa tán đơn. Mọc hoang và trồng làm rau, cây có tác dụng
giải nhiệt, giải độc.
Thìa là (Anethum graveolens L.): cây thảo, lá xẻ lông chim 3 lần, các phiến nhỏ
hình sợi. Cụm hoa tán kép, hoa màu vàng. Cây có tinh dầu thơm, dùng làm rau gia vị.

104
Hình 95. Cà rốt (Daucus carota L.)
1. Lá 2. Cụm hoa 3. Hoa 4. Hoa cắt dọc 5. Quả
6. Quả cắt ngang 7. Quả cắt dọc 8. Hoa đồ
(Nguồn: http://www.briargate.org/herbs/images/Britton-Brown/Daucus_carota.gif)
4.7.2.2. Bộ Cúc (Asterales)
Bộ này có 5 họ: Goodeniaceae, Brunoniaceae, Menyanthaceae, Calyceraceae,
Asteraceae. Sau đây ta chỉ xét họ Cúc (Asteraceae).
Họ Cúc (Asteraceae hay Compositae)
Đặc điểm chung
Chủ yếu là cây thân thảo, sống hàng năm hay sống dai. Lá thường mọc cách và
không có lá kèm, lá đơn nguyên hoặc chia thùy. Trong thân và rễ của một số loài có ống
tiết nhựa mủ trắng, có chứa chất inulin. Mạch thường có bản ngăn đơn.
Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa hình đầu hay đầu trạng, hoặc hình rổ (tập hợp các
hình đầu thành chùm hay ngù). Phía ngoài đầu có các lá bắc xếp xít nhau làm thành
tổng bao. Tổng bao có thể xếp một hàng hoặc nhiều hàng, màu lục (dạng lá) hoặc màu
khác, hình dạng rất khác nhau. Số hoa trong một đầu cũng thay đổi, có thể rất nhiều, lên
đến hàng ngàn hoa (như ở loài Hướng dương Helianthus annuus), hay rất ít hoa.
Hoa của họ Cúc về cơ bản là hoa lưỡng tính nhưng đôi khi do nhị hoặc nhụy không
phát triển mà trở thành hoa đơn tính hoặc hoa vô tính (không có cả nhụy và nhị), những
hoa này thường ở phía ngoài của đầu. Ðài thường biến thành chùm lông tơ và tồn tại ở
quả, cũng có khi là những vẩy hoặc răng ở mép trên của bầu, hoặc hoàn toàn không có
đài. Chùm lông (đài) có tác dụng giúp cho sự phát tán quả và cùng với tổng bao, nó còn
bảo vệ cho những phần bên trong của hoa. Tràng với 5 cánh hoa dính lại, đính ở phía
trên bầu và phần dưới của ống tràng bao bọc lấy gốc vòi nhụy và tuyến mật. Tràng có
nhiều dạng khác nhau: hình ống với 5 thùy bằng nhau hay hình phễu với 5 thùy bằng
hoặc không bằng nhau và tràng hình lưỡi do ống tràng kéo dài ra thành một hay hai bản
phẳng, trên đầu chẻ thành những răng (số lượng tương đương với số cánh hoa). Nhị 5,
chỉ nhị tự do, các bao phấn dính nhau làm thành một ống bao lấy vòi nhụy, bao phấn mở
phía trong theo khe nứt dọc. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợp lại thành bầu dưới, 1 ô và 1
noãn; vòi nhụy đơn; đầu nhụy chia 2 - 3, phía dưới đầu nhụy thường mang chùm lông
và có khi còn phồng lên có tác dụng quét hạt phấn. Ở gốc của bầu nhụy có tuyến mật.
Noãn đảo, 1 vỏ bọc. Quả bế, chứa một hạt, quả thường có chùm lông do đài tồn tại, để
phát tán. Hạt có phôi thẳng và lớn, không có nội nhũ.

105
Hoa của họ Cúc có cấu tạo thích nghi với sự thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa nhỏ xếp xít
nhau trên cụm hoa đầu, nhờ vậy một con côn trùng đến có thể thụ phấn cho rất nhiều
hoa. Trong cụm hoa đầu có sự phân hóa các hoa: hoa ở ngoài nở trước, to hơn, không
đều, thường hình lưỡi, hai môi, có khi trở nên đơn tính hoặc vô tính, có màu đẹp làm
nhiệm vụ hấp dẫn sâu bọ. Các hoa ở giữa nhỏ, nở sau thường là hoa hình ống, lưỡng
tính, làm nhiệm vụ sinh sản. Ngoài ra, trong hoa sinh sản có nhị chín trước nhụy. Lúc
nhị chín, bao phấn mở ra thì vòi nhụy còn nằm ở gốc ống tràng, sau đó mới bắt đầu lớn
lên và dài ra, khi chui qua ống các bao phấn thì chùm lông tơ ở phía dưới sẽ quét lấy các
hạt phấn, lúc này hai đầu nhụy vẫn còn khép lại. Các hạt phấn sẽ được côn trùng mang
đi thụ phấn cho các hoa khác và lúc bấy giờ hai đầu nhụy mới mở ra để tiếp nhận hạt
phấn của hoa khác do sâu bọ mang tới.
Hoa thức hoa bìa: ↑ ♀ K0 C(3) G(2)
Hoa thức hoa giữa:  K0 C(5) A(5) G(2)

14

15

Hình 96. Hoa và quả của họ cúc (Asteraceae)


1, 2: Cụm hoa cắt dọc 3, 4, 5: Hoa hình ống 6,7,8: Hoa hình lưỡi
9,10: Quả có chùm lông 11, 12, 13: Quả có gai
14. Hoa đồ hoa hình lưỡi 15. Hoa đồ hoa hình ống
Số loài và phân bố
Họ Cúc tiến hóa rất cao cả về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản, là họ lớn
nhất, bao gồm tới 1.600 chi với hơn 23.000 loài, phân bố ở khắp mọi nơi trên Trái Đất,
sống được ở rất nhiều môi trường khác nhau. Ở nước ta có 125 chi và trên 350 loài,
phân bố rộng rãi từ vùng ven biển đến các vùng núi cao tới 3.000m.
Một số đại diện
Cúc đồng tiền (Gerbera piloselloides (L.) Cass.): lá lớn có thùy, lá mọc hình hoa
thị, cụm hoa có nhiều màu khác nhau trên trục dài 30 – 50cm.

106
Hướng dương (Helianthus annuus L.): cây thảo một năm, cao 1 - 3m; lá to hình tim,
mọc cách, có cuống dài; cụm hoa đầu trạng lớn, hoa bìa hình lưỡi màu vàng, các hoa
lưỡng tính ở giữa màu tím hồng. Cây trồng lấy hạt để ăn, lấy dầu do có nhiều dầu béo.
Cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.): cây thảo, sống một hay nhiều năm, mọc đứng
hay mọc bò, cao 30 - 40 cm; thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông
cứng; lá mọc đối, mép có khía răng rất nhỏ, lá vò ra đen như mực; cụm hoa hình đầu,
hoa bìa màu trắng; quả bế, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh. Cây dùng làm thuốc cầm máu,
hạ nhiệt, làm lành vết thương, làm tăng tiết mật; trị bệnh gan, viêm ruột, lỵ, nấm da,
eczema, làm thuốc cầm máu, hạ nhiệt.
Actisô (Cynara scolymus L.): cây có nguồn gốc Địa Trung Hải, được nhập trồng ở
vùng núi cao nước ta như Sa Pa, Đà Lạt, lấy lá và cụm hoa làm thuốc chữa bệnh mát
gan, giải nhiệt, giải độc hay cụm hoa làm thực phẩm.
Bồ công anh (Lactuca indica L.): cây thân cỏ cao đến 1m, có nhựa mủ trắng; lá có
nhiều hình dạng khác nhau, cụm hoa màu vàng. Lá dùng làm rau, làm thuốc bổ, chữa
mụn nhọt, áp xe vú, tắc sữa.
Cứt lợn (Ageratum conyzoides (L.) L.): cây thảo một năm có mùi hôi, cao 30 –
50cm; lá mọc đối, có nhiều lông; cụm hoa rổ, hoa nhỏ màu tím hay trắng; quả bế, màu
đen. Cây dùng nấu nước tắm trị ngứa, lá chữa viêm xoang mũi.
Cỏ Lào hay Yên bạch (Chromolaena odorata (L.) King & H. Rob.): cây thảo mọc
thành bụi; lá mọc đối, mép có răng, có 3 gân chính; cụm hoa hình chùy, cánh hoa màu
tím nhạt; quả bế có chùm lông. Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới, được nhập vào
nước ta để làm phân xanh, sau đó phát tán tự nhiên và là cây chỉ thị cho vùng đất sau
nương rẫy. Cỏ Lào được dùng để cầm máu, chữa ghẻ lở, nhọt độc.
Vạn thọ (Tagetes erecta L.): cây thảo một năn, cao 50 - 80cm cao; lá xẻ lông chim,
mọc đối; cụm hoa hình đầu ở ngọn, hoa bìa hình lưỡi màu vàng, hoa giữa nhỏ, hình
ống; quả bế có 1 – 2 vảy ngắn. Cây trồng để lấy hoa cúng hoặc chưng bàn thờ vào ngày
Tết, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ.
Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.): cây thảo một năm, cao khoảng 1m, thân có rãnh
dọc; lá xẻ lông chim, mọc cách, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông; cụm
hoa hình rổ. Trong thân và lá có chứa tinh dầu; lá dùng làm thuốc điều kinh, chữa ho,
cảm cúm.
Cúc hoa vàng hay Kim cúc (Chrysanthemum indicum L.): cây thảo, mọc đứng cao
khoảng 50 – 100cm; lá xẻ thùy, mép có nhiều răng; cụm hoa hình đầu, ở nách lá hay ở
đỉnh cành, các hoa bìa hình lưỡi, các hoa giữa hình ống, màu vàng; quả bế, có chùm
lông.
Cải cúc hay Cúc tần ô (Chrysanthemum coronarium L): cây thảo một năm, lá xẻ
lông chim; cụm hoa ở nách lá, các hoa ở bìa có tràng màu trắng ở ngoài (chiếm 2/3
tràng) và vàng sẫm ở trong (1/3 tràng), các hoa ở giữa màu vàng lục, thơm. Cây trồng
làm rau ăn.

4.8. PHÂN LỚP HOA MÔI (LAMIIDAE)


4.8.1. Đặc điểm chung
Phân lớp gồm cây gỗ, cây bụi và cỏ. Mạch có bản ngăn đơn. Lá thường mọc đối.
Hoa lưỡng tính, đều đến không đều, mẫu 5, 4 vòng; tràng hợp, nhị 5, 4, 2; bộ nhụy 2 lá
noãn hợp, bầu trên hay bầu dưới. Noãn 1 vỏ bọc.

107
4.8.2. Phân loại
Phân lớp có 6 bộ: Rubiales (Gentianales), Solanales, Boraginales, Oleales,
Lamiales, Hydrostachyales.
4.8.2.1. Bộ Cà phê (Rubiales) hay bộ Long đởm (Gentianales)
Đặc điểm chung
Cây đa dạng, lá thường mọc đối, mạch gỗ với bản ngăn đơn.
Hoa đều, mẫu 5, tràng 5 hợp, tiền khai hoa vặn. Bộ nhụy 2 lá noãn hợp, bầu trên
hay bầu dưới.
Phân loại
Bộ có 11 họ: Gelsemiaceae, Loganiaceae, Strychnaceae, Antoniaceae, Spigeliaceae,
Dialypetalanthaceae, Rubiaceae, Theligonaceae, Gentianaceae, Geniostomaceae,
Apocynaceae. Ở nước ta gặp đại diện của 6 họ: Gelsemiaceae, Strychnaceae,
Spigeliaceae, Rubiaceae, Gentianaceae, Apocynaceae (bao gồm cả họ Asclepiadaceae
trước đây).
Họ Cà phê (Rubiaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi, cây thảo hay dây leo. Lá mọc đối, luôn có lá kèm.
Hoa tập hợp thành cụm hình xim, đôi khi hình đầu, mẫu 5 hoặc 4, đài và tràng đều
hợp. Tràng có tiền khai hoa thường vặn, đôi khi van hay lợp; một vài trường hợp số
thùy của tràng có thể lên tới 8 - 10. Nhị 4 - 5, đính vào ống tràng hoặc họng tràng. Bộ
nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 2 ô; 1 vòi nhụy mảnh, 2 đầu nhụy. Mỗi ô
của bầu chứa một đến nhiều noãn đảo hay thẳng. Quả mọng, quả hạch hay quả khô. Hạt
thường có phôi thẳng, có nội nhũ hoặc đôi khi không có.
Hoa thức:  K(5) C(5) A5 G(2)
Số loài và phân bố
Họ Cà phê là một họ lớn (sau họ Cúc) có tới trên 650 chi và 13.000 loài, phân bố ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít khi ôn đới. Ở nước ta, hiện biết 90 chi với khoảng
430 loài, thường gặp nhiều trong rừng, tạo nên thành phần chủ yếu của tầng cây thấp.
Họ có nhiều loài có giá trị kinh tế: nước giải khát, làm thuốc, làm cảnh.
Một số đại diện
Cà phê chè (Coffea arabica L.), Cà phê vối (Coffea canephora Pierre ex A.
Froehner) và Cà phê mít (Coffea liberica var. dewevrei (De Wild. & T.Durand) Lebrun)
là 3 loài được trồng nhiều ở Tây Nguyên để lấy hạt làm nước giải khát, có tác dụng sảng
khoái, chống buồn ngủ vì có cafein,… Tuy nhiên, dùng thường xuyên với liều cao có
thể gây nghiện, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim
mạch.
Trang (Ixora) gồm các loài và thứ có hoa đẹp để làm cảnh: Trang đỏ (I. coccinea
L.), Trang trắng (I. nigricans R.B. ex Wight & Arn.).
Mơ lông hay Mơ tam thể (Paederia foetida L.): mọc hoang và trồng để lấy lá làm
rau, làm thuốc giải độc, trị kiết lị, giảm đau và lở ngứa.
Canh-ki-na (Cinchona pubescens Vahl): loài được bác sĩ Yersin nhập nội trồng ở
Hòn Bà, hiện được trồng ở Lâm Đồng để làm thuốc trị bệnh sốt rét do trong cây có
nhiều loại ancaloit khác nhau, trong đó quan trọng nhất là quinin.
Nhàu (Morinda citrifolia L.): cây gỗ nhỏ, mọc hoang ở ven bờ sông, rạch, ao. Quả

108
dùng làm thuốc trị huyết áp cao, phong thấp. Lá có hàm lượng protein 4 - 6%, được
dùng làm rau.
Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi, cỏ hoặc dây leo; trong cây thường có nhựa mủ trắng; lá đơn
thường mọc đối hoặc mọc vòng, không có lá kèm.
Hoa đơn độc hoặc tập hợp thành cụm hoa xim. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, trừ bộ
nhụy gồm 2 lá noãn (đôi khi 3 - 5), hoa đều. Tràng có 5 cánh hợp hình ống, có phần
phụ hình vảy hoặc lông ở bên trong ống tràng hay có tràng phụ, tiền khai vặn. Nhị 5, chỉ
nhị đính vào ống tràng, hạt phấn rời nhau hay hạt phấn dính với nhau 4 chiếc một hoặc
tất cả các hạt phấn dính với nhau thành khối phấn. Bộ nhụy 2 lá noãn thường chỉ hợp ở
đầu và vòi nhụy, còn bầu nhụy thì thường rời. Trong mỗi ô của bầu nhụy có từ 2 đến
nhiều noãn đảo. Quả thường gồm 2 quả đại, có khi là quả hạch (như ở cây Thông thiên).
Hạt có phôi nhỏ và có nội nhũ, có cánh hay chùm lông tơ để phát tán.
Hoa thức:  K(5) C(5) A5 G(2)
Số loài và phân bố
Họ lớn tới gần 432 chi và hơn 5.100 loài phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới . Ở nước ta tìm thấy khoảng 100 chi, với trên 280 loài.

Hình 97. Trúc đào (Nerium oleander L.)


(Nguồn: http://www.plants.csdb.cn/eflora)
Một số đại diện
Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G.Don): cây thảo cao 40cm, không có nhựa mủ.
Cây được dùng trị cao huyết áp, bệnh tiểu đường, điều kinh, chữa tiêu hóa kém, ung thư
máu, ung thư phổi. Cây có hoa đẹp, được ưa chuộng trồng làm cảnh, viền lối đi.
Trúc đào (Nerium oleander L.): cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi, trong lá có các
glycoside như: oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin. Chất neriolin được
dùng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim. Tuy nhiên,
oleandrin và neriin có thể gây trụy tim mạch; vỏ cây chứa rosagenin, có các tác động
tương tự như strychnin. Trúc đào có hoa đẹp, nhưng không nên trồng ở công viên,
trường học.
Sứ đỏ hay Sứ cùi (Plumeria rubra L.): có dáng đẹp, có nhựa mủ trắng, đầu lá nhọn;
hoa có 5 cánh màu đỏ ửng vàng, thơm. Cây được trồng làm cảnh, lấy bóng mát.

109
Sứ Thái lan hay Hồng sa mạc (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.): cây có
nguồn gốc từ các đảo San hô ở vùng Trung Đông, thích nghi với điều kiện khô hạn. Cây
có hoa đẹp, nhiều màu khác nhau, có dáng đẹp, được ưa chuộng làm bonsai.
Mai chiếu thủy (Wrightia religiosa (Teijsm. et Binn.) Hook.f.): cây gỗ, lá nhỏ hình
thuôn; hoa nhỏ, có 5 cánh màu trắng giống hoa Mai, có mùi thơm, có cuống dài, uốn
cong xuống đất. Cây được ưa chuộng để làm bonsai.
Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.): dây leo quấn, có nhựa mủ
trắng, rễ củ hình trụ. Rễ củ được dùng thần kinh suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, tăng
cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối; lá dùng chữa mẩn ngứa, rắn cắn.
Thiên lý (Telosma cordata (Burm.f.) Merr.): dây leo quấn, cành non có lông mịn,
mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa thơm. Thường trồng leo lên giàn, lấy hoa làm rau,
làm thuốc an thần, bổ dưỡng, trị đau lưng, nhức mỏi.
Bồng bồng (Calotropis gigantea (L.) Dryand.): cây bụi nhỏ, cao 1 – 2m, có nhựa mủ
trắng, lá to phủ đầy sáp trắng, cụm hoa xim kép. Bồng bồng mọc hoang ở vùng đất cát
ven biển nước ta, có thể dùng làm phân xanh; lá dùng trị ho, hen suyễn, lở ngứa.

Hình 98. Cà phê chè (Coffea arabica L.) Hình 99. Hoa đồ của Ixora
1. Cành mang hoa 2. Hoa
3. Quả cắt ngang 4. Hạt cắt ngang
(Nguồn: http://www.ethnopharmacologia.org)
4.8.2.2. Bộ Cà (Solanales)
Đặc điểm chung
Bộ đa dạng với cây thảo, cây bụi, cây gỗ hoặc có khi kí sinh (họ Cuscutaceae). Có
libe trong. Hoa đều, mẫu 5, tràng thường cuộn lại trong nụ; bộ nhụy thường 2 lá noãn
hợp, đôi khi 5 với mỗi ô thường có nhiều noãn, hiếm khi 1 noãn.
Phân loại
Bộ gồm 9 họ: Solanaceae, Nolanaceae, Sclerophylacaceae, Duckeodendraceae,
Goetzeaceae, Hydroleaceae, Convolvulaceae, Cuscutaceae, Humbertiaceae ; trong đó 4
họ có đại diện ở nước ta: Solanaceae, Hydroleaceae, Convolvulaceae, Cuscutaceae.
Họ Cà (Solanaceae)
Đặc điểm chung
Họ Cà là một trong những họ nguyên thủy của bộ Cà. Cây thân thảo, cây bụi, đôi
khi cây leo hoặc cây gỗ nhỏ. Lá mọc cách, không lá kèm, lá đơn nguyên hoặc chia thùy.

110
Thân và cuống lá có vòng libe trong, một số cây có ống tiết chất nhầy. Trong thân và
quả có các chất ancaloit (solanin, nicotin, atropin, hioxiamin, scopalamin,...).
Cụm hoa thường là xim mọc ở nách lá. Hoa lưỡng tính, đều. Đài 5, hợp, thường tồn
tại ở quả. Tràng hình bánh xe hoặc hình ống, 5 thùy bằng nhau. Nhị 5, xếp xen kẽ với
các thùy của tràng, chỉ nhị đính trên ống tràng. Một số trường hợp bao phấn xếp sát
cạnh nhau thành ống bao quanh vòi nhụy (chi Solanum). Bao phấn mở lỗ ở đỉnh hay
bằng đường nứt dọc. Bầu trên, 2 ô, nhưng cũng có khi 3 - 5 ô hoặc nhiều hơn (Cà chua),
mỗi ô có nhiều noãn, giá noãn trung trụ phát triển lớn. Quả mọng hoặc quả nang. Hạt có
nội nhũ nạc.
Hoa thức:  K(5) C(5) A5 G(2)
Số loài và phân bố
Họ Cà có khoảng 92 chi và gần 2.300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
và cả ở vùng ôn đới. Ở Việt Nam có 16 chi và gần 50 loài.
Một số đại diện
Khoai tây (Solanum tuberosum L.): thân thảo, cao 50cm ; có hai loại cành, cành ở
trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; cành nằm trong đất màu vàng, phình to lên thành
củ chứa nhiều chất dự trữ. Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao.
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.): cây trồng để lấy quả, có nhiều giống
khác nhau. Trong quả Cà chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như
carotene, lycopene, vitamin và kali.
Ớt cay (Capsicum frutescens L.): có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện có nhiều giống Ớt
được trồng ở nước ta như: Ớt chỉ thiên, Ớt sừng trâu, Ớt hiểm, Ớt chili… để làm gia vị.
Trong quả Ớt có capsaicin, tinh dầu, vitamin A, B1, B2, C,… Quả có tác dụng làm nóng
và gây tê cục bộ, kích thích lưu thông máu và tái tạo mô.
Ớt ngọt (Capsicum annuum L.): trồng nhiều ở Đà Lạt để làm rau, quả có vị ngọt,
hơi cay.
Cà độc dược (Datura metel L.): thân thảo, cao 1 - 2m, sống quanh năm; lá đơn,
nguyên hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều nhau; hoa mọc đơn độc ở nách lá với
cánh hoa màu trắng hay vàng, dính liền nhau thành hình phễu; quả hình cầu, mặt ngoài
có nhiều gai mềm. Trong cây có chứa nhiều ancaloit chủ yếu là scopolamin có tác dụng
ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Tuy nhiên, Cà
độc dược là cây độc, làm giãn đồng tử, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô,
khô cổ đến mức không nuốt, không nói được, có thể gây tử vong do hôn mê.
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.): cây thảo, sống hàng năm, lá to không cuống, cụm
hoa chùy ở ngọn; tràng màu trắng, hồng hoặc tím nhạt; quả nang. Lá có nicotin độc, gây
bệnh tim mạch, ung thư phổi.

111
Hình 100. Khoai tây
(Solanum tuberosum L.)
1. Cành mang hoa 2. Thân củ
3. Quả nguyên 4. Quả cắt dọc
5. Hoa đồ
(Nguồn: http://upload.wikimedia.org)

Họ Bìm bìm hay họ Khoai lang (Convolvulaceae)


Đặc điểm chung
Chủ yếu là cây thân thảo dạng dây leo, nhưng cũng có một số loài ở dạng cây gỗ
hay cây bụi. Thân của chúng thường quấn lại (convolvere: quấn/cuốn lại). Lá đơn, mọc
cách, phiến nguyên hoặc xẻ thùy chân vịt hay lông chim. Trong thân có vòng libe trong,
nhiều loài có tuyến tiết nhựa mủ trắng.
Hoa thường khá lớn, lưỡng tính, đều, mẫu 5. Đài 5, rời. Tràng hợp thường hình
phễu hơi chia 5 thùy. Nhị 5, chỉ nhị dính vào ống tràng và xếp xen kẽ với các thùy của
tràng. Trong hoa thường có tuyến hay đĩa mật. Bộ nhụy gồm 2 (ít khi 3 - 5) lá noãn hợp
thành bầu trên, có 2 ô với mỗi ô có 1 noãn. Quả nang, ít khi là quả mọng hoặc quả hạch.
Hạt có phôi lớn với lá mầm xếp nếp bao chung quanh bằng nội nhũ sụn cứng.
Hoa thức:  K(5) C(5) A5 G(2)
Số loài và phân bố
Họ Khoai lang khá lớn với gần 56 chi và 1.700 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới. Ở
nước ta hiện biết 20 chi, khoảng 100 loài, trong đó chi Ipomoea lớn nhất với trên 40
loài, phân bố rộng rãi trong cả nước.
Một số đại diện
Rau muống (Ipomoea aquatica Forssk.): mọc bò ở mặt nước hoặc trên cạn; thân
rỗng; hoa to, có màu trắng hay hồng tím; quả nang tròn. Cây mọc hoang hay trồng làm
rau.
Khoai lang (I. batatas (L.) Lam.): cây thân thảo, bò; lá hình tim xẻ 3 thùy; rễ củ có
hàm lượng đường cao > 4%, 1,3% protein là nguồn lương thực quan trọng, làm rau.
Rau muống biển (I. pes-caprae (L.) Sw.): cây thân thảo, bò; mọc hoang ở vùng đất
cát, ven biển. Cây dùng làm thuốc chữa cảm sốt, tê thấp, đau nhức; lá tươi giã nát đắp
lên các vết loét, mụn nhọt hay phơi khô, tán nhỏ rắc lên nơi bị bỏng. Cây có tác dụng
quan trọng trong việc bảo vệ đê biển, phát triển như một tấm lưới giữ cho đất không bị
xói lở, cuốn trôi.
4.8.2.3. Bộ Hoa môi (Lamiales)

112
Đặc điểm chung
Cây thân thảo hoặc thân gỗ. Lá thường mọc đối, mọc vòng. Hoa thường đối xứng 2
bên, phân hóa 2 môi. Đài hợp, tràng hợp. Nhị 4 hay 2. Bộ nhụy 2 lá noãn hợp, bầu 4 ô,
mỗi ô có nhiều noãn hay 1 noãn.
Phân loại
Bộ gồm 29 họ: Buddlejaceae, Polypremaceae, Tetrachondraceae, Calceolariaceae,
Stilbaceae, Scrophulariaceae, Bignoniaceae, Gesneriaceae, Plocospermataceae,
Carlemanniaceae, Globulariaceae, Plantaginaceae, Callitrichaceae, Hippuridaceae,
Pedaliaceae, Martyniaceae, Trapellaceae, Myoporaceae, Oftiaceae, Acanthaceae,
Avicenniaceae, Byblidaceae, Lentibulariaceae, Verbenaceae, Phrymataceae,
Cyclocheilaceae, Nesogenaceae, Symphoremataceae, Lamiaceae. Ở nước ta gặp đại
diện của 15 họ: Buddlejaceae, Scrophulariaceae, Bignoniaceae, Gesneriaceae,
Carlemanniaceae, Plantaginaceae, Pedaliaceae, Martyniaceae, Myoporaceae,
Acanthaceae, Avicenniaceae, Lentibulariaceae, Verbenaceae, Symphoremataceae,
Lamiaceae.
Họ Ô rô (Acanthaceae)
Đặc điểm chung
Phần lớn là cây thảo nhiều năm, đôi khi cây bụi, rất ít khi cây gỗ. Lá mọc đối,
không có lá kèm (vài loài trong chi Acanthus có lá kèm). Nhiều loài trong lá và thân có
túi đá. Một số cây có gai.
Hoa mọc thành cụm hình xim hay chùm, đôi khi đơn độc. Hoa không đều. Đài 5,
hợp, có khi 2 môi. Tràng 5, hợp, có 2 môi. Nhị 4 hoặc 2, đính vào ống tràng. Bộ nhụy 2
lá noãn hợp, bầu trên, có 2 ô, mỗi ô chứa 2 hay nhiều noãn. Quả nang. Hạt có cuống
hóa gỗ, thường không nội nhũ.
Hoa thức : ↑ K(5) C(5) A4-2 G(2)
Số loài và phân bố
Ô rô là một trong những họ lớn ở vùng nhiệt đới, gồm 240 chi và gần 4.000 loài, tập
trung chủ yếu ở Nam và Ðông Nam Á, châu Phi, Braxin và Trung Mỹ. Ở nước ta hiện
có 57 chi khoảng 195 loài.
Một số đại diện
Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.): cây bụi cao 0,5 - 1,5m, sống ở vùng rừng ngập
mặn; thân tròn, nhánh trườn; lá mọc đối chữ thập, có thùy đến phân thùy, mép có răng
cứng nhọn, đôi khi không; cụm hoa là bông ở chót nhánh, xếp 4 hàng; một phần cánh
môi màu xanh tím; quả nang.
Quả nổ (Ruellia tuberosa L.): cây thảo, cao 30 – 50cm, thân vuông, lá mọc đối; rễ
củ tròn dài, màu vàng nâu, mọc thành chùm; cụm hoa hình xim ở nách lá hoặc ở ngọn
thân, hoa to màu xanh tím; quả nang, khi chín có màu nâu đen. Cây được dùng chữa
cảm sốt, rễ củ làm thuốc bổ mát (nên còn gọi là Sâm tanh tách).
Quả nổ thân cao hay Thạch thảo tím (Ruellia simplex C.Wright): cây mới nhập nội
trồng làm cảnh, thân thảo, nhiều năm, cao đến 1m, có các lá hình mũi mác dẹt, nhọn
đầu, hoa dạng chuông, màu tím.
Dây bông xanh (Thunbergia grandiflora Roxb.): dây leo bằng thân quấn, lá mọc
đối, có 5 thùy, hoa to màu xanh tím mọc thành chùm. Dây bông xanh được trồng thành
giàn làm cảnh, ngoài ra nó còn là một vị thuốc chữa rắn cắn.

113
Hình 101. Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.) Hình 102. Loài Mấm biển
1. Cành mang hoa 2. Hoa (Avicennia marina (Forssk.) Vierh.)
3. Bộ nhị 4. Quả 1. Cành mang hoa 2. Hoa 3. Quả
(Nguồn: http://www.zhiwutong.com) (Nguồn: http://www.prota4u.info/plantphotos)
Họ Mấm (Avicenniaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, mọc ở bãi bồi ven sông, ven biển. Lá mọc đối, có tuyến tiết muối ở cả 2
mặt lá. Rễ hô hấp hình chông.
Hoa mọc thành cụm hình chùy (xim - bông), không đều, mẫu 4. Đài có 4 lá đài nhỏ,
hợp; tràng hợp, có 4 thùy bằng nhau; 4 nhị (2 dài, 2 ngắn); bầu nhụy có 4 ô, mỗi ô có 1
noãn. Quả nang, hình tim kéo dài, có 1 hạt. Quả bán thai sinh, cây mầm hình thành bên
trong vỏ quả với 2 lá mầm xanh, dày, rễ mầm có nhiều lông trắng.
Số loài và phân bố
Họ có 1 chi Avicennia với 8 loài, phân bố ở rừng ngập mặn vùng nhiệt đới. Nước ta
có 3 loài.
Một số đại diện
Mấm trắng (Avicennia alba Blume): cây tiên phong trên bãi bồi ven sông, ven
biển, trên đất bùn mềm nước mặn hay lợ; đôi khi mọc trên đất gò cao nước lợ, ít ngập
triều.
Mấm biển (Avicennia marina (Forssk.) Vierh.): cây gỗ tiên phong ở các bãi bồi có
nhiều cát, nước mặn.
Mấm đen (Avicennia officinalis L.): cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thích nghi với
đất sét chặt, nước mặn, ngập triều cao.
Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Đặc điểm chung
Cây gỗ, cây bụi hoặc cây thân thảo, thân non thường có 4 cạnh. Lá mọc đối hoặc

114
mọc vòng, đơn nguyên, xẻ thùy hoặc lá kép, không có lá kèm.
Hoa tập hợp thành cụm hình xim hay chùm. Hoa đối xứng 2 bên, bao hoa thường
theo mẫu 5 (có khi mẫu 4). Các cánh hoa không bằng nhau hoặc hai môi (môi trên hai
thùy, môi dưới ba thùy). Nhị 4 hay 2. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợp thành bầu trên, với
một vòi nhụy đính ở trên đỉnh bầu, bầu 2 ô nhưng thường có vách ngăn giả chia bầu
thành 4 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả hạch, hạt không nội nhũ.
Hoa thức: ↑ K(5) C(5) A4-2 G(2)
Số loài và phân bố
Họ Cỏ roi ngựa có 50 chi và gần 2.500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới, cũng là một ít đại diện ở vùng ôn đới. Nước ta có 17 chi, khoảng 100 loài.

Hình 103. Ngũ trảo (Vitex negundo L.)


1. Cành mang hoa 2. Hoa 3. Nhị 4. Nhụy 5. Bầu nhụy cắt ngang 6. Quả
(Nguồn: http://phylodiversity.net)

Một số đại diện


Thơm ổi hay Ngũ sắc (Lantana camara L.): cây bụi; lá có lông nhám thơm mùi ổi;
cụm hoa hình đầu, hoa có màu vàng, đỏ cam, màu trắng tuyền, màu hồng phấn, màu đỏ.
Cây được ưa chuộng vì có hoa đẹp, dễ trồng.
Ngũ trảo (Vitex negundo L.): cây gỗ nhỏ, lá kép chân vịt có 3 - 5 lá chét; hoa nhỏ,
nhiều, mọc thành chùm xim ở ngọn; quả mọng, màu đen hay vàng, lõm ở đỉnh, được
bao bởi đài đồng trưởng, chứa 4 hạt. Lá được dùng để trị cảm sốt, ho, giảm đau đầu.
Thanh quan hay Chuỗi ngọc (Duranta repens L.): cây bụi, cao 0,5 - 2m; lá nhỏ; cụm
hoa dạng chùy, tràng đối xứng 2 bên, màu xanh tím; có 4 nhị không đều nhau; quả hạch
chín màu vàng, nằm trong đài hoa, chứa 8 hạt.
Tếch hay Giá tị (Tectona grandis L.): cây gỗ lớn, cành non vuông; lá đơn to, mặt
dưới có lông vàng, mọc đối; hoa màu trắng tập hợp thành cụm hoa xim. Cây trồng thành
rừng để lấy gỗ cứng, không cong vênh, nứt nẻ, không bị mối mọt; dùng đóng bàn ghế,
tàu biển, toa xe và tà vẹt.
Họ Hoa môi hay họ Bạc hà (Lamiaceae hay Labiatae)
Đặc điểm chung
Phần lớn là cây thân thảo, thân và cành vuông 4 cạnh. Lá mọc đối, ít khi mọc vòng.
Trên thân và lá có lông tiết dầu thơm.

115
Hoa nhỏ mọc thành cụm hoa hình xim ở nách những lá bắc dạng lá hoặc lá sinh
dưỡng bình thường, nhiều khi các đôi xim 2 ngả (xim co) mọc đối nhau nên trông như
mọc vòng quanh cành. Hoa đối xứng hai bên, lưỡng tính, mẫu 5 hoặc 4. Ðài có các thùy
hoặc các răng không đều nhau, có khi 2 môi, tồn tại trên quả và bao lấy quả. Tràng luôn
luôn 2 môi với nhiều hình dạng khác nhau, có khi 2 thùy của môi trên dính lại với nhau
làm cho tràng trở thành 4 thùy. Bộ nhị có 4 nhị với 2 nhị dài, 2 nhị ngắn hoặc chỉ có 2
nhị còn 2 nhị lép (đôi khi không có), dính với ống tràng. Bộ nhụy 2 lá noãn hợp, bầu
trên, lúc đầu có 2 ô với 2 noãn trong mỗi ô, về sau xuất hiện vách ngăn giả chia bầu
thành 4 ô (bầu có 4 thùy), mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy bị chìm trong hốc giữa 4 thùy của
bầu, do đó vòi nhụy đính ở gốc bầu. Ðầu nhụy thường chia đôi. Quả bế, khi chín chia
thành 4 hạch nhỏ. Hạt không nội nhũ hoặc nội nhũ kém phát triển.
Hoa thức: ↑ K(5) C(5) A4-2 G(2)

Hình 104. Húng quế (Ocimum basilicum L.)


(Nguồn: http://catbull.com/alamut)
Số loài và phân bố
Họ Hoa môi là họ lớn, gồm 234 chi với gần 7.000 loài phân bố rộng rãi ở khắp nơi,
nhưng thường có nhiều ở vùng Ðịa Trung Hải và Trung Á. Ở Việt Nam hiện biết
khoảng trên 40 chi, trên 145 loài.
Ðây là một trong những họ có nhiều loài cho nhiều loại tinh dầu được dùng trong
điều chế nước hoa, trong y học dùng làm thuốc và nhiều cây được dùng làm rau sống.
Một số đại diện
Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl.): cây thảo một năm, có thân vuông, mọc
thẳng, cao khoảng 30 – 50cm; hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành xim ở đầu cành. Cây
chứa tinh dầu dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, trị ngứa, phụ nữ sau khi đẻ bị trúng phong,
băng huyết, rong kinh, thổ huyết, đại tiện ra máu, động thai ra máu…
Ích mẫu (Leonurus sibiricus L.): cây thảo một năm, cao 1m; thân vuông, ít phân
nhánh; lá mọc đối, có răng cưa rộng, các lá giữa dài, xẻ thùy, các lá ở ngọn ngắn, ít xẻ
hoặc nguyên; cụm hoa xim co, hoa trắng hồng hoặc tím hồng; quả nhỏ, có 3 cạnh. Cao
Ích mẫu dùng để chữa các bệnh rối loạn kinh nguyệt, ít kinh, vô kinh, đau bụng sau đẻ,
chữa sưng và đau do chấn thương ngoài.
Bạc hà (Mentha arvensis L.): cây thảo, cao khoảng 0,5m; thân vuông; lá mọc đối,
chéo chữ thập, mép có khía răng cưa; cụm hoa xim mọc vòng xung quanh nách lá; hoa

116
nhỏ, đài hình chuông, tràng hình ống màu trắng. Bạc hà chứa tinh dầu là menthol
(>70%) có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hóa, chữa hôi
miệng; ngoài ra còn dùng trong chế biến dược phẩm, bánh kẹo.
Húng quế (Ocimum basilicum L.): cây thân cỏ nhiều năm; thân vuông; lá mọc đối
có mùi thơm giống với Quế; cụm hoa xim ở ngọn cành, tràng màu trắng có 2 môi (1/4).
Cây trồng làm rau gia vị, cùng với Ngò gai dùng trong món phở; hạt (hạt é) làm nước
giải khát có tác dụng mát gan, giải nhiệt.
Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.): cây thảo nhiều năm, cao khoảng 1m; thân
cành màu đỏ tía, có lông; lá mọc đối, mép khía răng, thường có màu nâu đỏ, có lông ở
cả hai mặt; cụm hoa xim đứng gồm nhiều hoa màu trắng hay tím, có cuống dài, xếp
thành vòng 6 - 8 hoa; quả bế nhỏ. Cây có mùi thơm dịu, dùng làm thuốc chữa cảm sốt.
Tía tô (Perilla frutescens L.): cây thảo, cao 0,5 - 1m; lá mọc đối, mép khía răng,
mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám; hoa nhỏ
màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, 4 nhị không thò ra ngoài hoa; quả bế, hình cầu.
Toàn cây có tinh dầu thơm được dùng làm rau gia vị.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày đặc điểm chính của các phân lớp thuộc lớp Hai lá mầm.
2. Chứng minh họ Amborelaceae là họ nguyên thủy nhất của ngành Thực vật có
hoa.
3. Chứng minh họ Mộc lan (Magnoliaceae) là họ nguyên thủy của lớp Hai lá mầm.
4. Chứng minh họ hoa Môi (Lamiaceae) là họ tiến hóa cao theo hướng thụ phấn
nhờ côn trùng.
5. Chứng minh họ hoa Cúc (Asteraceae) là họ tiến hóa cao theo hướng thụ phấn
nhờ côn trùng.
6. Trình bày đặc điểm, phân loại và một số loài có giá trị của họ Đậu (Fabaceae).
7. Trình bày đặc điểm, phân loại và một số loài có giá trị của họ Bầu bí
(Cucurbitaceae).
8. Trình bày đặc điểm, phân loại và một số loài có giá trị của họ Cải
(Brassicaceae)
9. Trình bày đặc điểm, phân loại và một số loài có giá trị của họ Cà phê
(Rubiaceae).
10. Trình bày đặc điểm, phân loại và một số loài có giá trị của họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae)
11. Phân biệt cây Xương rồng 5 cạnh thuộc họ Cactaceae với cây Xương rồng 3
cạnh thuộc họ Euphorbiaceae?
12. Trình bày đặc điểm chính của các bộ thuộc các phân lớp của lớp Hai lá mầm.

117

You might also like