You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN SINH HỌC

1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn và ý nghĩa thích nghi ở cạn
Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
Da khô có vảy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
Có cổ dài Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, bắt
mồi, rỉa lông
Mắt có mi cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, có nước mắt để giữ cho mắt không bị
khô
Màng nhĩ nằm trong hốc tai Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh
vào màng nhĩ
Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển
Bàn chân có 5 ngón vuốt Tham gia di chuyển trên cạn
2. Nêu đặc điểm của các bộ thú:
Bộ dơi:
- Đại diện: dơi ăn sâu bọ, dơi ăn quả...
- Đặc điểm:
+ Ăn sâu bọ, quả cây, dùng răng phá vỡ lớp vỏ sâu bọ, quả
+ Cơ thể thon, nhỏ
+ Chi trước biến thành cánh
+ Chi sau yếu, bám vào cành cây
+ Đuôi ngắn
+ Không có đường bay rõ rệt
Bộ cá voi:
- Đại diện: cá voi xanh, cá heo...
- Đặc điểm:
+ Thân hình thoi, thon dài, cổ ngắn
+ Chi trước biến đổi thành vây bơi
+ Chi sau tiêu biến
+ Đuôi biến đổi thành vây đuôi
+ Di chuyển bằng cách uốn mình thep chiều dọc
Bộ ăn thịt:
- Đại diện: hổ, mèo...
- Đặc điểm:
+ Răng cửa sắc nhọn
+ Răng nanh dài nhọn
+ Răng hàm có mấu dẹp, sắc
+ Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm
+ Không có tuyến mồ hôi, đa số có bộ não phát triển.
Các bộ móng guốc: Gồm những thú có kích thước lớn, số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối
mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
Gồm 3 bộ:
- Bộ Guốc chẵn: số ngón chân chẵn, đa số có sừng, đa số nhai lại.
+ Đại diện: trâu, bò...
- Bộ Guốc lẻ: số ngón chân lẻ ngón (ngựa) hoặc 3 ngón (tê giác), không có sừng (trừ tê
giác), không nhai lại.
+ Đại diện: ngựa, tê giác...
- Bộ Voi: có 5 ngón chân, có vòi, không sừng, không nhai lại.
+ Đại diện: voi Châu Á, voi Châu Phi...
3. Nêu các hình thức di chuyển và vai trò, ý nghĩa của cơ quan di chuyển:
- Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau như bò, đi, chạy,
nhảy, bơi, bay, … phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng.
+ Ví dụ: chim bay, cá bơi, rắn bò...
- Ý nghĩa của các hình thức di chuyển: giúp động vật tìm thức ăn, môi trường sống thích
hợp, sinh sản và lẩn trốn kẻ thù. Ngoài ra, còn giúp một số động vật di cư để tránh điều
kiện bất lợi của môi trường, tìm môi trường sống mới thích hợp hơn.
4. Hãy chứng tỏ rằng:
- Thằn lằn sinh sản tiến hóa hơn ếch đồng vì:
+ Thằn lằn thụ tinh trong còn ếch đồng thụ tinh ngoài
+ Thằn lằn phát triển trực tiếp còn ếch đồng phát triển qua biến thái
+ Trứng thằn lằn có nhiều noãn hoàng và có vỏ dai, trứng ếch đồng ít noãn hoàng và
không có vỏ dai
- Chim bồ câu sinh sản tiến hóa hơn thằn lằn vì:
+ Chim bồ câu biết ấp trứng còn thằn lằn không biết ấp trứng
+ Chim bồ câu biết chăm sóc con non còn thằn lằn thì không
+ Trứng chim bồ câu có vỏ đá vôi, còn trứng thằn lằn chỉ có vỏ dai
- Thú là lớp động vật sinh sản tiến hóa nhất vì:
+ Thú sinh sản thai sinh
+ Thú nuôi con bằng sữa mẹ do tuyến sữa tiết ra
5. Nêu đăc điểm hình thái, tập tính và ý nghĩa thích nghi với môi trường của:
- Động vật đới nóng sa mạc:

Đặc điểm hình thái Ý nghĩa thích nghi


Cấ Chân dài Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước
u nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
tạo Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Không bị lún, đệm thịt chống nóng
Bướu mỡ lạc đà Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
Màu lông nhạt, giống màu cát Giống màu của môi trường, lẩn tránh kẻ
thù
Tập Mỗi bước nhảy cao và xa Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
tính Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động vào ban đêm Để tránh nóng ban ngày
Khả năng đi xa Tìm nguồn nước
Khả năng nhịn khát Thích nghi với khí hậu quá khô, thời gian
tìm nước lâu
Chui rúc vào sâu trong cát Chống nóng
- Động vật đới lạnh:

Đặc điểm hình thái Ý nghĩa thích nghi


Cấ Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể
u Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét
tạo Lông màu trắng (mùa đông) Dễ lẫn với tuyết, lẩn tránh kẻ thù
Tập Ngủ trong mùa đông hoặc di cư Tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi
tính tránh rét ấm áp
Hoạt động về ban ngày trong mùa Tận dụng nguồn nhiệt
hạ
6. Đa dạng sinh học có lợi ích gì?
- Nguồn tài nguyên động vật đã cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm, sức kéo, dược liệu,
sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, có những loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật
có hại, có giá trị văn hóa, giống vật nuôi.
- Tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự phát triển bền
vững của đất nước chúng ta.
7. Nguyên nhân nào gây nên suy giảm đa dạng sinh học? Từ đó đề ra biện pháp bảo vệ
đa dạng sinh học:
- Nguyên nhân gây nên suy giảm đa dạng sinh học:
+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản
+ Môi trường sống của các loài động thực vật dần bị mất đi
+ Nạn săn bắt động vật hoang dã
+ Ô nhiễm môi trường từ chất thải, khói bụi của con người và thuốc trừ sâu
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Bảo vệ và trồng rừng để giữ gìn môi trường sống của động thực vật
+ Không săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm
+ Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên, vườn quốc gia để nuôi dưỡng các loài động vật
có nguy cơ tuyệt chủng
+ Tuyên truyền người dân cùng chung tay xử lý rác thải, khói bụi được thải ra ở cả đất
liền và vùng biển
8. Thế nào là các biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học
và nêu ưu điểm, hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng các loài sinh vật hoặc sản phẩm sinh vật để
tiêu diệt, hạn chế các loài sinh vật gây hại.
- Các biện pháp đấu tranh sinh học:
+ Sử dụng thiên địch
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại
- Ưu điểm:
+ Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại
+ Tránh gây ô nhiễm môi trường
- Hạn chế:
+ Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
+ Thiên địch không tiêu diệt được triệt để các sinh vật gây hại
+ Quá trình thực hiện lâu
+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

You might also like