You are on page 1of 32

ĐỘNG VẬT

LÀM THUỐC
SLIDESMANIA
THÀNH VIÊN NHÓM

1 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 121001181 Soạn động vật Ve sầu

2 Phạm Khánh Linh 121000632 Soạn động vật Tê tê

3 Nguyễn Thị Trúc Ly 121000937 Soạn động vật Cá quả

4 Phạm Thanh Minh 121001363 Soạn động vật Bọ ngựa

5 Nguyễn Thị Na 121000508 Soạn động vật Cá ngựa


SLIDESMANIA

1
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

Động vật làm thuốc

Cá ngựa Cá quả Ve sầu

Tê tê Bọ ngựa
SLIDESMANIA
CÁ NGỰA
1. Danh pháp
Tên khoa học: Hippocampus spp.
Họ: Cá chìa vôi (Syngnathidae)
Tên khác: Hải mã, Thủy mã
SLIDESMANIA
2. Mô tả
Thân dẹt, khá dày, cấu tạo bởi các đốt
xương vòng dài 5 – 20 cm, có loài dài
đến 30 cm. Đầu giống đầu ngựa nằm
ngang vuông góc với thân hoặc gập
xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ
dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có
vây to, bụng phình không có vây, vây
ngực nhỏ, vây hậu môn rất nhỏ.
SLIDESMANIA
Cá ngựa đực có túi ở bụng để hứng
trứng do cá cái đẻ vào. Khi bơi lượn
trong nước, nhất là lúc vào mùa sinh
đẻ cá ngựa sẽ thay đổi màu sắc.
Tháng 3 đến tháng 7 là mùa sinh đẻ.
Ở Việt Nam, cá ngựa có ở dọc bờ
biển các tỉnh phía nam.
SLIDESMANIA
3. Bộ phận dùng
Toàn bộ con cá ngựa (bỏ ruột).

4. Thành phần hóa học:


Chủ yếu là protid và lipid.
SLIDESMANIA
5. Công dụng

● Chữa thần kinh suy nhược, cơ thể yếu mệt, đau lưng mỏi gối, nhất
là ở người cao tuổi.
● Phụ nữ đau bụng, khó mang thai. Hỗ trợ tăng cường chức năng
sinh lý nam.
● Chữa hen xuyễn, phế quản.
● Trị mụn nhọt, lở loét.
Chú ý: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
SLIDESMANIA
6. Chế phẩm
SLIDESMANIA
CÁ QUẢ
1. Danh pháp
Tên khoa học: Ophicephalus maculatus Lacépède.
Họ: Cá quả (Ophicephalidae).
Tên khác: Cá chuối, cá lóc, cá chuối hoa.
SLIDESMANIA
2. Mô tả
• Thân tròn, dài 30 - 50cm, phần gần đuôi dẹt,
vây lưng và vây hậu môn kéo dài đến tận
đuôi, vây đuôi tròn xòe rộng, các vây không
có gai cứng.
• Miệng cá rộng, hàm dưới nhô ra, hai hàm
răng nhuyễn và sắc nhọn.
• Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống
khá lâu trong điều kiện nước thiếu oxy.
• Là loài cá nước ngọt, có môi trường sống đa
dạng, chủ yếu ở vùng nước nông, gần bờ ao,
hồ, ruộng, đầm.
• Là loài cá dữ, háo ăn, nhất là khi nuôi con.
• Mỗi năm cá đẻ trứng 4 - 5 lần.
SLIDESMANIA
3. Bộ phận dùng
Cá quả được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lệ ngư. Thịt cá được
dùng chủ yếu. Còn dùng mật cá.

4. Thành phần hóa học


Thịt cá có 18,2% protid, 2,7% lipid, các muối Ca 90 mg%, P 240 mg%, sắt 2,2
mg% và cung cấp cho cơ thể 100 calo trong 100g thịt.
SLIDESMANIA
5. Công dụng
• Chữa mồ hôi trộm.
• Chữa lở ngứa kinh niên.
• Chữa viêm họng thể nguy cấp
• Chữa nhọt trong tai.
• Chữa sốt cao, háo khát, bí đái do thận hư.
SLIDESMANIA
6. Một số bài thuốc
Chữa nhọt trong tai:
Thịt cá quả 250g, cá mực 200g, đậu phụ 50g, trám muối (thanh quả) 4 quả. Cá
quả, cá mực làm sạch cho vào nồi cùng trám muối; ninh nhừ, cho đậu phụ vào
đun sôi là được. Ăn cả nước lẫn cái, ăn trong ngày.

Chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi:


Lấy cá quả (1 con), làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá Ké Đầu Ngựa
vào. Buộc chặt. Sau đó, lấy lá ké bọc xung quanh mình cá, đốt lửa cho đến khi
lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Ăn hết thịt cá trong một ngày. Dùng 2 - 3 ngày.

Chữa sốt cao, háo khát, bí đái do thận hư:


Cá quả (1 con) làm sạch, nấu chín với đậu phụ (250 g). Ăn vào hai bữa cơm.
SLIDESMANIA
VE SẦU
1. Danh pháp
Tên khoa học: Cryptotympana japonica Kate.
Họ: Ve Sầu (Cicadirae).
Tên gọi khác: Thuyền thoái, Kim thiền.
SLIDESMANIA
2. Mô tả
Loài côn trùng có vỏ cứng và có cánh với kích
thước 3 - 4 cm chiều dài. Đầu to có mắt kép
lớn, râu ngắn. Ngực và lưng hơi gồ lên. Bụng
có mút nhọn chia 5 - 6 đốt, đốt thứ nhất của ve
sầu đực hai bên có cơ quan phát tiếng kêu màu
vàng. Cánh dạng màng xếp úp hình mái nhà.
Toàn thân màu nâu vàng. Ve sầu phân bố ở
nhiều nơi, chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Sống trên
cây to, thường thấy vào mùa hè. Ve sầu đẻ
trứng, nở thành ấu trùng sống ở dưới đất bò
lên cây rồi lột xác thành ve sầu trưởng thành.
SLIDESMANIA
3. Bộ phận dùng
Xác ve sầu: Khi dùng cho xác ve sầu
vào nước sôi, đem phơi khô ngắt bỏ
đầu và chân.

4. Thành phần hóa học


Xác ve sầu chứa Chitin, hợp chất có nitơ
(các dẫn chất N-acetyldopamin).
SLIDESMANIA
5. Công dụng:
• Xác ve sầu dùng chữa sốt, ho, mất
tiếng, viêm tai giữa, chống co thắt.
• Tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, tiêu
thũng, thúc sởi, kinh phong co giật,
chữa ghẻ lở, mụn nhọt, rôm sẩy, tính
tình cáu gắt,…
Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng.
SLIDESMANIA
6. Chế phẩm
Đông trùng hạ thảo Ve sầu.
Công dụng: Giãn nở mạch máu, cải thiện tuần hoàn, tăng cường chức
năng hệ tim mạch. Ngoài ra có thể dùng ngâm rượu.
SLIDESMANIA
TÊ TÊ
1. Danh pháp
Tên khoa học: Manis pentadactyla L.
Họ: Tê tê (Manidac)
Tên khác: Con trút, lăng lý, prên pui.
SLIDESMANIA
2. Mô tả
• Thân dài 30 - 40 cm, đuôi dài khoảng
20 - 25 cm, đuôi dài gần bằng thân,
thuôn nhọn, nặng 5 - 7 kg.
• Đầu bẹt, mõm nhọn, không răng, lưỡi
mảnh, dài, mắt nhỏ, tai không có vành.
• Bốn chân ngắn, bàn chân trước có 5
ngón, 3 ngón giữa có vuốt dài và cong,
vuốt chân trước dài hơn vuốt chân sau.
• Toàn thân và đuôi trừ phần bụng có phủ
một lớp vảy sừng xếp thành nhiều hàng,
màu nâu xám hoặc đen xám.
SLIDESMANIA
• Ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh miền
núi và trung du ở miền Bắc, các tỉnh
Tây Nguyên, miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long ở miền Nam.
• Tê tê sống hoang ở vùng rừng núi
thấp, ẩn nấp trong các hốc cây, hang
đất, có khả năng bò trên cạn, leo cây
và lội nước.
• Thức ăn của tê tê là kiến, mối, ong,
côn trùng.
• Mùa sinh sản vào tháng 1 - 3, mỗi lứa
đẻ 1 con.
SLIDESMANIA
3. Bộ phận dùng
• Vảy tê tê (Xuyên sơn giáp): vảy rời
đã khô từng chiếc là loại 1, vảy còn
dính trên tấm da là loại 2.
• Thịt và mật tê tê.

4. Thành phần hóa học


Chưa nghiên cứu.
SLIDESMANIA
5. Công dụng
• Vảy tê tê: chữa tắc tia sữa, tăng tiết sữa, chữa tai chảy mủ, ù tai, làm
thuốc cầm máu, chữa tràng nhạc, chữa sưng tấy.
• Thịt tê tê: ít được làm thuốc ở Việt Nam, chủ yếu là làm món ăn. Ở
Trung Quốc, thịt tê tê ninh nhừ, thêm muối chữa viêm da dị ứng; phối
hợp xuyên khung và dương quy thành thuốc tăng tiết sữa.
• Mật tê tê: chữa hen.
SLIDESMANIA
6. Một số bài thuốc
Chữa rắn độc cắn:
Vảy tê tê (20 g), giun đất (20 g sao vàng), hạt mã tiền (6 g đã chế biến để giảm
độc), phèn chua phi (2 g). Tất cả giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml,
uống 1 lần.
Chữa bỏng, lở loét:
Dùng vảy tê tê (40 g), gạo cẩm (40 g, rang cháy đen) tán nhỏ rồi trộn đều, rắc
lên vết thương nhiều lần trong một ngày.
Thuốc tăng tiết sữa:
Dùng vảy tê tê khoảng 15 g, lõi thông thảo 10 g, sắc chung với nhau uống 2
lần/1 ngày. Hoặc vảy tê tê 20 g thiên hoa phấn 20 g, băm nhỏ rồi hầm nhừ với
chân giò lợn ăn cả cái lẫn nước.
Chú ý: Do bị săn bắt rất nhiều hằng năm nên số lượng tê tê giảm
SLIDESMANIA

sút rõ rệt. Trở thành đối tượng quý, hiếm và có nguy cơ bị tiệt chủng,
được đưa vào Sách Đỏ quốc gia đề bảo vệ triệt để.
BỌ NGỰA
1. Danh pháp
Tên khoa học: Mantis religiosa L.
Họ: Bọ ngựa (Mantidae).
Tên khác: Bù cào, cào cào, đường lang, ngựa trời.
SLIDESMANIA
2. Mô tả
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai
cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai
cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước
trên đầu mút, cánh có màu xanh lá cây nhạt
hoặc nâu nhạt. Đốt ngực trước dạng ống kéo dài
và ở phía trong các xương chậu của đôi chân
trước có 1 chấm đen, thường với một điểm nâu
sáng ở chính giữa. Đôi chân trước có dạng lưỡi
kiếm, bờ trong có răng. Con cái thường lớn hơn
con đực. Màu sắc thay đổi theo màu của nơi ở,
màu thường xuất hiện: xanh lá cây, màu cỏ úa
hoặc vàng, nâu.
SLIDESMANIA
3. Bộ phận dùng
• Cả con bọ ngựa bắt về, vặt bỏ đầu, chân,
cánh và ruột đem rang vàng cho có mùi thơm
rồi tán bột.

• Tổ Bọ ngựa

4. Thành phần hóa học


Tổ bọ ngựa chứa chứa: protid, lipid, Ca và Sắt.
SLIDESMANIA
5. Công dụng
• Cả con bọ ngựa được dùng chữa viêm
họng, trĩ, kinh phong.

• Tổ bọ ngựa chữa mồ hôi trộm, đái nhiều lần


nhất là về đêm, di tinh, liệt dương, xuất tinh
sớm, đau lưng, khí hư, trẻ em đái dầm,
người cao tuổi đái són.

• Trị mụn nổi có mũ ở trẻ em.


SLIDESMANIA
6. Bài thuốc
Chữa hóc xương cá:
Tổ bọ ngựa cây dâu (30 g), giã nhỏ sắc với giấm uống.

Chữa đái dầm:


Tổ bọ ngựa (12 g), đảng sâm (12 g), phá cố chỉ (12 g), ích chí nhân (8 g),
thỏ ty tử (8 g), ba kích (8 g) sắc uống.

Chữa bạch đới khí hư:


Tổ bọ ngựa cây dâu tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ mỗi lần uống (8 g) với
nước gừng.
SLIDESMANIA
Tài liệu tham khảo
Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.1213-1214. (Tê Tê)

Cây thuốc và động vật làm thuốc tập 2, tr. 1226 – 1227. (Ve sầu)
Cây thuốc và động vật làm thuốc tập 1, tr. 1077 – 1079. (Bọ ngựa)
Cây thuốc và động vật làm thuốc tập 1, tr. 1089 – 1090. (Cá quả)
Cây thuốc và động vật làm thuốc tập 1, tr.1084 – 1085. (Cá ngựa)
SLIDESMANIA

30
Thank you!

Do you have any questions?


SLIDESMANIA

You might also like