You are on page 1of 2

CHƯƠNG 3: PHÂN GIỚI THỰC VẬT BẶC CAO (Kormobionta)

NGÀNH DƯƠNG XỈ-POLYPODIOPHYTA


1.Đặc điểm chung
- Thể bào tử rất phát triển và đa dạng, gồm những cây thân gỗ và thân thảo, có thân rễ.
- Lá thường chia thùy nhiều lần, có hệ gân phân nhánh phức tạp, lá non thường
cuộn tròn ở đầu.
- Hệ thống dẫn: tiến hóa từ trung trụ nguyên sinh đến trung trụ hình ống và trung trụ
hình mạng.
- Túi bào từ tập hợp thành bông nằm ở đầu cành hoặc thành ổ túi bào tử có lớp áo
bao bọc nằm ở mặt duới lá, mép lá.
- Túi bào tử có vách dày hay mỏng. Trên vách có những tế bào chuyên hóa làm nhiệm
vụ phát tán bào tử.
- Những tế bào chuyên hóa thường xếp thành vòng gọi là vòng cơ có vách tế bào
dày lên hóa gỗ ở mặt trong và mặt bên.
- Vị trí và cách sắp xếp của vòng cơ đặc trưng cho từng nhóm Dương xỉ.
- Bào tử nảy mầm cho ra nguyên tản lưỡng tính hay đơn tính.
- Túi tinh thuờng trồi trên bề mặt mặt dưới của nguyên tản, chứa tinh trùng có nhiều
roi.
- Túi noãn hình chai ngắn cổ nằm sâu trong mô của nguyên tản.
- Sự thụ tinh cần đến nước của môi trường.
2. Phân loại
- Có khoảng 300 chi và hơn 10.000 loài.
- Có 3 lớp là các Dương xỉ đang sống hiện nay:
+ Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)
+ Lớp Tòa sen (Marattiopsida)
+ Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
- Có 2 lớp là những Dương xỉ cổ và đã bị tuyệt diệt, là tổ tiên của các Dương xỉ
ngày nay.
a.Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)
- Có bông bào tử
- Túi bào tử không cuống, vách dày gồm nhiều lóptế bào, không có vòng cơ.
- Bào tử giống nhau.
- Gồm 1 bộ Lưỡi rắn, 1 họ Lưỡi rắn và 3 chi:
-Chi Lưỡi rắn (Ophioglossum)
-Chi Quản trọng (Helminthostachys)
-Chi Âm địa (Botrychium)
* Chi Lưỡi rắn ( Ophioglossum)
Cỏ lưỡi rắn, Xà thiệt Ophioglossum petiolatum Hook.
- Thường gặp trên đất rừng và đồng bằng từ Sapa ( Lào Cai) tới Thừa Thiên- Huế
và Quảng Nam-Đà Nẵng.
- Dùng làm thước thanh nhiệt, giải độc, trị viêm phổ, đau dạ dày, trị rắn độc cắn: rết
cắn, mụn nhọt lở ngứa, gãy xương, sưng đau.
*Chi Quản trọng (Helminthostachys)
Quản trọng, Sâm rừng, Sâm bòng bòng Helminthostachys zeylanica (L.) Hook.
- Thường gặp ở các vừng núi Tây Bắn, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum.
- Dùng cho bệnh viêm gan mắt đỏ, chữa đau lưng, đau xương khớp, đau dâ thần
kinh tọa làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, chữa rắn, rết cắn và các loại côn trùng đốt,
giảm ho.
*Chi Âm địa (Botrychium)
Âm địa quyết ( Botrychium ternatum Sw.)
- Có ở các bãi cỏ rậm vùng Sapa.
- Dùng làm thuốc ho.

You might also like