You are on page 1of 6

NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA BÒ SÁT

1. Bò sát cổ nhất
Các loài Bò sát cổ có lẽ là Captorhinomorpha.
Hóa thạch của chúng tìm thấy ở địa tầng cuối kỉ Thạch thần. Tuy đã có nhiều đặc điểm
của Bò sát nhưng chúng vẫn còn giữ nhiều đặc điểm của Lưỡng cư: cổ chưa rõ ràng và
chỉ có một đốt, một đốt sống chậu; răng nhọn, dài, còn cấu tạo răng rối.
Sọ còn nhiều chi tiết giống ếch nhái giáp đầu, được phủ kín bởi những tấm xương bì.
Captorhinomorpha có thể coi là tổ tiên của tất cả các nhóm Bò sát sau này. Như vậy, từ
những hóa thạch này, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng Bỏ sát bắt nguồn từ
Lưỡng cư răng rối (Labyrinthodontia) vào kỉ Pecmi cách ngày nay khoảng 280 triệu năm.
2. Điều kiện sống vào cuối đại cổ sinh
Vào kỉ Pecmi, vỏ Trái Đất có những biến đổi địa chất quan trọng. Khí hậu ẩm và ám ở kỉ
Thạch thán phổ biến trên phần lớn bề mặt Trái Đất, rất thích hợp cho Lưỡng cư đã trở
nên khô, nóng. Nhiều vùng lớn trở thành sa mạc. Giới thực vật ở đầm lầy phong phủ ở kỉ
Thạch thán bị tuyệt diệt gần hết. Hoàn cảnh đó rất thuận lợi cho sự phát triển của Bò sát.
3. Hướng tiến hóa
Từ tổ tiên chung, sự tiến hóa của Bò sát theo hướng ngày càng có đời sống hoạt động
mạnh mẽ: chi dài ra, số đốt sống chậu tăng lên, hộp sọ nhẹ dần do các xương đầu tiêu
giảm, hình thành các hố thái dương, bảo đảm nơi ẩn của cơ nhai khi hoạt động bắt mồi.
Sự giảm giáp sọ tiến hành theo hai cách chủ yếu:
- Cách thứ nhất là hình thành một hố thái dương, giới hạn bởi một cung thái dương
ở phía trên hoặc phía bên.
- Cách thứ hai là hình thành hai hố thái dương, giới hạn bởi hai cung thái dương,
cung dưới và cung trên.
 Toàn bộ Bò sát, cả Bò sát hóa thạch và Bò sát hiện tại có thể phân thành bốn nhóm
và sáu lớp phụ khác nhau.
a) Nhóm không hố thái dương (Anapsida)
Gồm một lớp phụ thằn lằn sọ đủ (Cotylosauria) trong đó bao gồm cả Captorhinomorpha,
có cấu tạo còn giữ nhiều nét nguyên thủy của lưỡng cư giáp đầu, sọ chưa hình thành hố
thái dương).
Bộ xương và ảnh của Thằn lằn sọ đủ Pareiasaurus
(Theo…)
Thằn lằn sọ đủ phát triển mạnh nhất vào giữa kỉ Pecmi, thích ứng với nhiều điều kiện
sống khác nhau, do không phải cạnh tranh với những Động vật Có xương sống trên cạn
khác nên chúng đã phát triển chuyển hóa thích nghi với các điều kiện sống đa dạng về
thức ăn và nơi ở, và đã cho nhiều nhóm Bò sát cổ khác.

Rùa là một trong những nhóm Bò sát cổ nhất, đại diện duy nhất của Bò sát sọ đủ còn
sống đến ngày nay.
Di tích hóa thạch rùa cổ (hình 8.31) được phát hiện ở kỉ Pecmi ở Nam Phi
Có sườn rộng tạo thành một tấm giáp lưng, yếm chưa hình thành, hàm có răng. Đến kỉ
Tam diệp, rùa có cấu tạo tương tự như ngày nay song hàm vẫn có răng.
b) Nhóm một cung trên (Euryapsida)
Gồm thằn lằn cổ ở biển, phân ra 2 lớp phụ:
- Thằn lằn cổ rắn (Plesiosauria) dài tới 2,5 đến 15m

- Thằn lằn vây cá (Ichthyosauria)


dài từ 1 đến 14m (hình 8.32). Cả
hai lớp phụ này đều bắt nguồn từ
thằn lằn sọ đủ kỉ Pecmi và phát triển phong phú vào kỉ Tam diệp đến kỉ Bạch phấn thì bị
tuyệt diệt hoàn toàn.

c) Nhóm một cung bên (Synapsida)


Gồm một lớp phụ Bò sát hình thú (Theromorpha) được hình thành vào kỉ Thạch thán.
Chúng có răng cấm trong lỗ chân răng song đốt sống còn lõm hai mặt. Đến cuối Tam
diệp, Bò sát hình thú bị tuyệt diệt và được thay bằng Bò sát răng thú. Bò sát răng thú
(Theriodontia) đã có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm, khẩu cái
thứ sinh xuất hiện, lỗi cầu phân đối xương răng rất lớn át các xương khác của hàm dưới.
Chúng gồm nhiều dạng khác nhau.

Hình: Bò sát hình thú (Theromorpha)


Các loài Bò sát hình thú và Bò sát răng thú đều bị tuyệt diệt vào cuối kỉ Tam diệp. Chắc
chắn một nhóm Bò sát hình thủ sản sinh ra tổ tiên của lớp Thú sau này.
d) Nhóm hai cung (Diapsida)
Gồm tất cả các loài Bò sát còn lại và được phân ra 2 lớp phụ: Thần lằn vảy và Thằn lằn
cổ.
- Lớp phụ thằn lằn vảy (Lepidosauria): Đại diện nguyên thủy nhất xuất hiện vào kỉ Pecmi
trên, sau này phát sinh ra Thằn lằn đầu mỏ (Rhynchocephalia) và Thằn lằn vảy chính thức
(Squamata).
Di tích hóa thạch của thằn lằn vảy được phát hiện vào kỉ Pccmi trên. Các dạng thằn lằn
đầu mỏ nguyên thủy được biết từ kỉ Tam điệp. Một số đã đặc biệt giống với Halleria
(Sphenodon).
Ngày nay Thằn lằn đầu mỏ chỉ còn lại một loài Hatteria phân bố ở New Zealand. Các
dạng thằn lằn vảy (Squamata) chỉ biết ở cuối kỉ Jura. Đến kỉ Bạch phấn thằn lằn vảy phân
hóa và phát sinh ra nhóm Thằn lằn trấn (Mosasauria). Đây là Bò sát ở biển có thân dài
như rắn (có loài dài tới 15m) và hai đối chỉ biến thành mái chèo. Đến cuối kỉ Bạch phấn,
Thằn lằn trấn bị tuyệt diệt. Sau đó ít lâu thì rấn được hình thành. Từ đó, Rắn (Serpentes)
và Thần làn (Lacertilia) phát triển đến ngày nay.
- Lớp phụ Thằn lằn cổ (Archosauria) phân hóa đa dạng và phong phú thành nhiều bộ Bò
sát và sống trong các môi trường khác nhau.
Nguyên thủy nhất thuộc Bộ răng huyệt (Thecodontia), xuất hiện ở kỉ Tam diệp.

Hình: Bộ răng huyệt (Thecodontia)


Cỡ không lớn nhưng chi sau rất dài, răng cấm trong lỗ răng.
Nhiều dạng sống trên cây.
Đáng chú ý là dạng Ornitosuchia nào đó hay dạng gần với nó có thể tiến hóa thành Chim.
Các nhóm khác sống ở môi trường khác nhau, phân hóa cho nhiều nhóm, một số nhóm
quá chuyên hóa đã tuyệt chủng ở kì Tam điệp.
Còn ba nhóm chính phát triển mạnh mẽ ở kỉ Jura và Bạch phấn.
Nhóm Bò sát ở nước sau này hình thành cá sấu (Crocodilia). Phát sinh từ kỉ Jura, cá sấu
đã có hình dạng cá sấu chính thức và tiến hóa dẫn dẫn suốt kỉ Bạch phấn tới dạng. ngày
nay.
Nhóm Bò sát thích nghi với bay trên không đã hình thành Thằn lằn bay (Pterosauria).
Hình: Thằn lằn bay (Pterosauria)
Chúng có những đặc điểm cấu tạo cơ thể để bay như đốt sống gần với nhau, xương lưỡi
hái lớn, chậu phức tạp, xương rỗng. Cánh có cấu tạo đặc biệt, xương ống tay, xương cổ
tay rất dài, ngón thứ tư cũng rất dài căng màng da.
Nhóm ở cạn hình thành Thằn lằn khổng lồ (Dinosauria) là nhóm Bò sát đa dạng và phong
phú nhất trong đại Trung sinh. Kích thước cơ thể biến đổi từ dạng nhỏ bằng con mèo đến
dạng khổng lồ dài 20 – 30m, nặng 10 – 30 tấn (hình 8.34). (Scan hình)
Thằn lằn khổng lồ chia ra hai bộ:
- Bộ hông thằn lằn (Saurischia) bao gồm những thằn lằn khổng lồ khởi thủy ăn thịt, sau
đó chuyển sang ăn cỏ. Đại diện bộ hông thằn lằn có: Thằn lằn sừng (Cerotosauria), Thằn
lằn sấm (Brontosaurus) dài 20m, nặng 30 tấn; Thằn lằn hai óc (Diplodocus) dài 20m....
(Quá tr quá đất hình)
- Bộ hông chim (Ornithischia) có đai hông giống chim. Bộ này gồm các loài thằn lần cỡ
không lớn bằng đại diện của bộ trên nhưng khá đa dạng. Đại diện bộ hồng chim có Thằn
lằn nhông (Iguanodon) cao tới 5 - 9m, chạy bằng hai chân sau; tê giác ba sừng
(Triceratops); thằn lằn gai sống (Stegosaurus)...
(Quá tr quá đất hình)

You might also like