You are on page 1of 7

Họ và tên: Lê Đức Sơn

Lớp: k61-CNSH
Mã SV: 16000615

Báo cáo thực tập


Bài 3: Phòng thí nghiệm mô phỏng : Tiến hóa thằn lằn
Phần 1 : dạng hình sinh thái(Ecomorph)

Câu 1:

- Khi bắt đầu bài thí nghiệm : tiêu chí được sử dụng để chia nhóm thằn lằn là: độ
dài chi sau và màu sắc cơ thể

Sự phân loại các loài thằn lăn khi mới bắt đầu

- Sau khi chia nhóm, các tiêu chí được sửa lại như sau:

+ Độ dài chi sau  tỉ lệ độ dài chi sau/ độ dài cơ thể

+ Độ dài đuôi  tỉ lệ độ dài đuôi/ độ dài cơ thể

+ Số lượng vẩy trên ngón chân.

- Lý do:
+ Tiêu chí màu sắc không đủ sức thuyết phục trong phân loại các loài thằn lằn
vì đôi khi, thằn lằn có thể thay đổi màu sắc của mình. Ví dụ: loài thằn lằn sống
ở trên cây có mày xanh nhưng cũng có thể chuyến sang màu nâu giống với loài
thằn lằn dưới đất.
+ Phải dựa vào tiêu chí độ dài đuôi và độ dài chân, tuy nhiên ta không thể đo
trực tiếp rồi kết luận ngay loài nào lớn hơn loài nào được mà phải sử dụng tỉ lệ
chiều dài chi sau / chiều dài cơ thể, tỉ lệ đuôi / chiều dài cơ thể. Bởi lẽ, ngay cả
trong cùng 1 loài vẫn tồn tại sự khác biệt về kích thước cơ thể, tùy thuộc vào
giới tính và độ tuổi. Những cá thể có kích thước cơ thể lớn thì chi và đuôi sẽ
dài hơn cá thể có kích thước cơ thể nhỏ. Vì vậy, các tỉ lệ về số đo giúp đánh giá
chính xác sự sai khác về độ dài chi, đuôi giữa các cá thể thằn lằn. Cho biết
những số liệu đó có giá trị phân loại thực sự hay không, giúp hạn chế sự ảnh
hưởng của kích thước cơ thể khi tiến hành so sánh.
+ Số lượng vảy trên ngón chân giúp phản ánh được chiều dài ngón chân  biết
được tập tính hoạt động, môi trường sống của cá thể đó. Tùy môi trường sống,
mà thằn lằn có những đáp ứng, đặc điểm thích nghi khác nhau  quan trọng
cho phân loại.

Câu 2.

Ví dụ về đặc điểm thích nghi của loài thằn lằn A.Coelestinus và A.Evermanni thuốc
nhóm hình thái Trunk - crown anoles.

Những loại thằn lằn này thường sống ở trên cây, do vậy, chúng cần phải di chuyển
linh hoạt trên các cành cây mà không bị rơi xuống đất. Những ngón chân dài sẽ là trở
thủ đắc lực, giúp chúng đi lại vô cùng nhanh nhẹn trên những ngọn cây. Chính vì vậy,
thông qua đột biến và chọn lọc tự nhiên đã taoọ nên những loài thằn lằn sống trên cây
với đặc điểm chung là có ngón chân khá dài. Đặc điểm này được thể hiện qua số
lượng vảy ở ngón chấn của chúng. Ngón chân càng dài thì số lượng vảy càng nhiều.

Câu 3

Các loài thằn lằn sống trong cùng 1 phần của môi trường sống thì có các đặc điểm
giống nhau vì :

Các loài thằn lằn này chịu các áp lực chọn lọc giống nhau, do đó chúng sẽ tiến hóa
theo cùng 1 hướng.Chọn lọc tự nhiên ưu tiên ưu tiên giữ lại những kiểu gen quy định
kiểu hình (các đặc điểm giải phẫu cơ thể) phù hợp với môi trường sống.

 Các loài thằn lằn khác nhau phải mang những đặc điểm cơ thể nhất định để cơ thể
tồn tại được ở cùng 1 điều kiện môi trường sống.
Câu 4:

- Loài sinh thái là một tập hợp sinh vật thích nghi với một ổ sinh thái xác định. Để
khai thác có hiệu quả ổ sinh thái đó, loài phải có một đặc điểm hoặc một loạt đặc
điểm thích nghi về hình thái sinh lí, tập tính phù hợp với các điều kiện lí hóa, nguồn
thức ăn, kẻ thù tiêu diệt, đối thủ cạnh tranh trên địa bàn chúng sống.

- Vd: nhóm hình thái – sinh thái: Trunk – crown gồm những loài thằn lằn chủ yếu
trên cây (A.Coelestinus và A.Evermanni). Đặc điểm hình thái nổi bật nhất là số lượng
vảy ở chân khá lớn hay ngón chân của chúng khá dài, thích nghi với hoạt động di
chuyển trên cành cây.

Câu 5:

- Điểm khác biệt giữa loài và nhóm hình thái :

+ Loài ( loài sinh học): các cá thể cùng loài có khả năng giao phối, sinh ra thế hệ
mới và cách ly sinh sản với các cá thể thuộc loài khác.

+ Nhóm hình thái – sinh thái: gồm những cá thể thuộc nhiều loài khác nhau , nhưng
có những đặc điểm hình thái và ổ sinh thái mà chúng sinh sống giống nhau.

Câu 6:

- Nhóm hình thái sinh thái trunk – crown với đặc điểm hình thái đặc trưng.

- Những loài thằn lằn thuộc nhóm hình thái này thường sống và hoạt động trên thân
cây , ngọn cây.

- Đặc điểm gan bàn chân lớn giúp tăng khả năng bám vào cây, giúp giữ thăng bằng
và hỗ trợ thằn lằn di chuyển tốt hơn.

Phần 2 : Phát sinh chủng loại

Câu 1:

- Trong phần này, thông tin được sử dụng để xác định những dạng thằn lằn giống
nhau là đoạn trình tự miDNA có chứa gen ND2 mã hóa enzyme NADH
dehydrogenase subunit 2 và 5 gen mã hóa cho tRNA. Những trình tự này tuy không
tham gia quy định các tính trạng đã tiến hành so sánh trong phần 1. Nhưng rất hữu
dụng để xây dựng các cây phân loại: sơ đồ đó thể hiện mối liên hệ tiến hóa giữa 8
loài thằn lằn.
Câu 2:

- Dựa vào kết quả thu được ở phần này thì các loài thằn lằn có kích thước cơ thể
giống nhau không có quan hệ gần gũi với nhau.

Kích thước cơ thể của các loài thằn lằn không nói lên mối quan hệ gần gũi giữa các
loài đó.

- Ví dụ: loài thằn lằn Anolis pulchellus và Anolis olssoni, chúng đều thuộc nhóm
Grass-bush anoles và có đuôi khá dài. Tuy nhiên, dựa theo cây phát sinh chủng loại
thì 2 loài này lại ở 2 nhánh khá xa nhau. Vậy nên, kích thước cơ thể giống nhau
không phản ảnh mối quan hệ gần gũi giữa các loài đó.

Câu 3:

Từ hình 1 và hình 2 trong nội dung bài học, ta có thể đưa ra những kết luận:
- Các loài thằn lằn Anolis sống trên cùng một đảo có mối quan hệ tiến hóa gần
gũi hơn so với các loài thằn lằn có cùng đặc điểm hình thái sinh thái sống ở các
đảo khác.
- Trên cùng một hòn đảo, có thể có nhiều nhóm hình thái khác nhau
- Mặc dù sống ở các đảo khác nhau, tuy nhiên các quần thể thằn lằn trên ở mỗi
đảo lại có những đặc điểm giống với những quần thể thằn lằn trên đảo khác.
- Quá trình tiến hóa của thằn lằn trên các đảo là độc lập với nhau, tuy nhiên, kết
quả vẫn tạo ra các loài thằn lằn có đặc điểm hình thái sinh thái giống nhau.
Như vậy, dù ở vị trí địa lý khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm
thích nghi tương tự nhau do cùng có chung một điều kiện sống.
Những loài thằn lên sống trên cùng một khu vực địa lỹ sẽ có quan hệ gàn gữi với
nhau hơn.

Câu 4:

- Tiến hóa hội tụ là sự tiến hóa một cách độc lập của các loài với những áp lực chọn
lọc tương tự nhau, hình thành nên các đặc điểm thích nghi giống nhau ở các loài khác
nhau.

- Ví dụ: Thằn lằn A.evermanni (Puerto Rico), A.arahami (Jamaica), A.porcatus


(Cuba) và A.chlorocyanus (Hispaniola). Mặc dù không có quan hệ gần gũi với nhau,
sống trên 4 đảo khác nhau nhưng lại thuộc cùng nhóm hình thái sinh thái (Trunk –
crown anoles). Có thể giải thích là các loài thằn lằn này sống trong những môi trường
tương tự nhau, chịu các áp lực chọn lọc giống nhau, do vậy, chúng đã tiến hóa theo
cùng một hướng và có được các đặc điểm giải phẫu như nhau.
Ảnh 1: Kết quả đo độ dài cơ thể của các loài thằn lằn

Ảnh 2: Dựa vào kết quả vừa đo để phân loại lại các loài thằn lằn vào các nhóm phù
hợp.
Ảnh 3: Biểu đồ thể hiện sự phân loại các loài thằn lằn vào các nhóm sinh thái dựa.

You might also like