You are on page 1of 11

DANH LỤC CÁC LOÀI THÚ NHỎ Ở VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY,

TỈNH KON TUM

Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Trường Sơn


Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Mở đầu

Theo Quyết định số 103/Qđ/TTg ngày 30/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã chính
thức chuyển hạng khu BTTN Chư Mom Ray thành Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom
Ray. VQG Chư Mom Ray có tổng diện tích là 56.621 ha. VQG Chư Mom Ray nằm
phía tây Tỉnh Kon Tum, trong vùng tây Tây Nguyên, gần với vùng ngã ba biên giới
Việt Nam, Lào và Campuchia. VQG thuộc các xã Rờ Kơi, Sa Sơn, Sa Nhơn, Ya Xier
và Mo Rai, huyện Sa Thầy, và xã Sa Loong, Po Y, thuộc huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon
Tum. Phía tây VQG giáp gianh với VQG Virachey của Campuchia. VQG Chư Mom
Ray có 2 kiểu rừng chính là rừng thường xanh đất thấp, phân bố ở độ cao dưới 1.000
m, và kiểu rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 1000m. Thêm vào đó, có
một vài khu vực nhỏ hơn thuộc kiểu rừng nửa rụng lá đất thấp, phân bố ở độ cao dưới
700 m. Diện tích còn lại của VQG là vùng phân bố các dạng thảm thực vật thứ sinh
gồm Diện tích lớn rừng tre nứa, khu vực trảng cỏ ở trung tâm vườn đã được phát
triển do hậu quả của việc rải chất độc màu da cam dọc theo tuyến đường Hồ Chí
Minh trong kháng chiến chống Mỹ.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray được biết đến là nơi có tính đa dạng động vật cao. Đặc
biệt VQG có nhiều loài thú lớn quý hiếm có giá trị bảo tồn cao và đang được quan
tâm bảo tồn ở phạm vi quốc gia và toàn cầu như Bò tót, Bò rừng, Chà vá chân đen,
Chà vá chân xám, Chà vá chân nâu, Vượn, Khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài,
Hổ, Báo hoa mai, Nai, Gấu ngựa, Gấu chó….

Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các tài liệu liên quan đến các loài thú nhỏ (Bao
gồm 5 bộ: bộ Nhiều răng Scandenta, bộ Chuột voi Erinaceomorpha bộ Chuột
chù Soricomorpha bộ Dơi Chiroptera và bộ Gậm nhấm Rodenta) đã được ghi
nhận tại khu vực VQG Chư Mom Rây. Báo cáo này nhằm tổng hợp các thông tin và
đa dạng các loài thú nhỏ, chuẩn xác tên loài, hệ thống phân loại…phù hợp với hệ
thống phân loại đang được sử dung rộng rãi trên thế giới để các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước tiện sử dụng và thông tin cho nhau, tránh những bất cập trong
công việc. Báo cáo hướng tới nhiều đối tượng người đọc trong đó bao gồm những
người làm công tác bảo tồn sẽ có được thông tin hữu ích về giá trị đa dạng sinh học
của các loài thú ở VQG Chư Mom Ray và chia sẻ các ý tưởng đề xuất về mặt quản
lý, bảo tồn đa dạng sinh học các loài thú nói chung và các loài thú nhỏ nói riêng.

Sơ lược về tình hình nghiên cứu thú nhỏ tại VQG Chư Mom Ray

1
Có thể nói những nghiên cứu đầu tiên về khu hệ thú ở khu vực Chư Mom Ray được
bắt do Đào Văn Tiến và Trần Hồng Việt vào năm 1984 ở Sa Thầy. Dựa trên kết khảo
sát và một số thông tin của các tác giả nước ngoài đã thống kê được 85 loài và phân
loài thú, trong số đó có 43 loài thú nhỏ (gồm 4 loài thú Ăn sâu bọ, 6 loài Dơi và 33
loài Gậm nhấm).

Năm 1995 có dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, Đỗ Tước, Ngô
Tự đã tiến hành khảo sát về động vật rừng nhằm đánh giá tình trạng quần thể và phân
bố một số loài có ý nghĩa bảo tồn và sưu tầm một số mẫu vật bổ sung cho những dẫn
liêu trước đây. Năm 2000, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự tham gia khảo sát khu hệ
động vật ở Chư Mom Rây đã thống kê được 95 loài và phân loài thú.

Kết quả nghiên cứu về dơi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và VQG Chư Mom
Ray vào năm 2004-2005, Vũ Đình Thống và CS đã ghi nhân được 14 loài dơi ở VQG
Chư Mom Ray.

Từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006, trong khuôn khổ Dự án bảo vệ rừng và
phát triển Nông thôn, Đỗ Tước và cộng sự đã thống kê được 115 loài và phân loài
thú, trong đó có ghi nhận và bổ sung 13 loài dơi và 6 loài gậm nhấm (Đỗ Tước và
CS, 2006).
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài gậm nhấm ở VQG Yok Đôn và VQG Chư Mom
Ray, năm 2007 Lê Vũ Khôi và CS. đã ghi nhận 32 loài gậm nhấm ở VQG Chư Mom Ray
(Lê Vũ Khôi và CS, 2007)

Kết quả điều tra đa dạng các loài thú Khu vực xã Rờ Kơi vùng đệm của VQG Chư
Mom Ray và các khu vực quanh trạm Đắk Tao thuộc vùng lõi VQG Chư Mom Ray
năm 2008-2010 của Nguyễn Trương Sơn đã ghi nhận được 83 loài thú thuộc 27 họ,
10 bộ trong đó có 49 loài thú nhỏ thuôc 11 ho, 4 bộ (Nguyễn Trường Sơn và CS,
2010).

I . Phương pháp nghiên cứu thú nhỏ


1.1. Điều tra phỏng vấn

Phương pháp này được sự dụng nhằm đánh giá về mặt định tính. Đối tượng được
chọn lựa phỏng vấn gồm các cán bộ kiểm lâm, nhân viên của các KBTTN, những
người dân địa phương, những người trước đây thường xuyên đi săn, bẫy bắt thú.
Hình thức phỏng vấn có thể là đơn lẻ hoặc một nhóm người để thu thập thông tin
được chính xác. Để đảm bảo tính chính xác, sử dụng một số phương tiện hỗ trợ điều tra
như: bộ mẫu các loài thú nhỏ nhồi bông (thú ăn sâu bọ, chuột, sóc,…), các tấm da thú,
bộ ảnh màu các loài thú có các đặc điểm đặc trưng làm phương tiện trực quan khi phỏng
vấn. Ngoài ra, chúng tôi đã kết hợp các kiến thức về hình thái ngoài, tên địa
phương, đặc điểm sinh học của những loài dễ bị nhầm lẫn, để từng bước sàng lọc
và khẳng định lại chính xác hơn các thông tin. Trong thời gian điều tra phỏng vấn ở
các gia đình dân địa phương, việc xác định tên loài thú còn được xác định dựa trên
những thú nuôi hoặc các di vật của thú (da, đuôi, lông thú…) còn được lưu giữ trong
dân.
1.2. Quan sát theo tuyến

2
Các nhóm khảo sát đi dọc theo các tuyến đường mòn. Các loài thú nhỏ được xác định
bằng quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc ống nhòm, qua tiếng kêu, dấu chân và
các dấu hiệu khác.
1.3. Phương pháp thu thập mẫu vật
1..3.1. Phương pháp thu thập mẫu dơi

- Thu thập mẫu dơi bằng Lưới mờ: Lưới mờ có kích thước khác nhau (6 x 3m, 9 x
3m) đã được sử dụng. Lưới được đặt ngang qua các đường mòn, suối hay gần vị trí
xác định có thể có dơi cư trú như các hang động. Lưới có thể được đặt riêng biệt ở
nhiều các địa điểm khác nhau để tăng hiệu quả thu thập mẫu vật. Lưới thường được
mở ra từ 18:00 đến 23:00 và từ 4:00 - 5:00 sáng khi dơi bay ra khỏi hoặc về nơi chú
ngụ.

- Thu thập mẫu dơi bằng Bẫy thụ cầm: Bẫy thụ cầm có kích thước 1,2 m x 1,5 m. Ưu
điểm của bẫy thụ cầm là không làm chấn thương dơi, tuy nhiên, khi nhiều loài dơi
cùng vào bẫy chúng sẽ cắn nhau gây thương tích hoặc có một số loài dơi ăn thịt sẽ ăn
những loài dơi nhỏ. Bẫy được đặt ngang các lối mòn giao nhau trong rừng, trước cửa
rừng, ngang các suối cạn, suối nhỏ hẹp có tán cây khép kín ở phía trên hay trước các
cửa hang nhỏ là những nơi dơi thường bay đi kiếm ăn.
 Khảo sát các hang động:
Địa điểm và thông tin của các hang động được tìm hiểu qua dân địa phương. Vợt
cầm tay sẽ được sử dụng để thu thập mẫu dơi nếu có dơi bên trong.
1.3.2. Phương pháp thu thập mẫu gặm nhấm:

Sử dụng để thu thập mẫu vật và giám sát theo tuyến đối với các loài sóc (sóc bay vào
ban đêm và sóc cây vào ban ngày).

Các loại bẫy được sử dụng để thu thập các loài thú nhỏ đặc biệt là các loài gặm
nhấm. Tại mỗi địa điểm đặt bẫy, các đường cắt ngang đã được xác định cho mỗi loại
sinh cảnh khác nhau. Mỗi một đường ngang có thể đặt 20-50 bẫy với khoảng cách
các bẫy từ 5-10m. Một số bẫy được đặt ở trên cây cách mặt đất khoảng 5-10m để thu
thập các loài sóc. Bẫy được đặt tại các điểm nghiên cứu khoảng 4-6 ngày và thường
xuyên được kiểm tra vào sáng sớm khoảng 7-8giờ và thay mồi vào sẩm tối. Mồi
được sử dụng có khi là mồi tự chế hoặc là các loại hoa quả có mùi vị hấp dẫn.
1.3.3. Phương pháp thu thập thú ăn sâu bọ:

3
Thu thập mẫu vật các loài thú ăn sâu bọ bằng 2 loại bẫy chuyên dụng:

Bẫy hố: có đường kính khoảng 15cm và được đào sâu so với mặt đất khoảng 20cm.
Bẫy thường được đặt ở khu vực có thảm mục dày hoặc những khu vực bằng phẳng
có nhiều cây gỗ mục.

Bẫy ống: được đặt dọc theo lối mòn của chuột chũi cách mặt đất khoảng 2-3cm. Các
lối mòn được chọn để đặt bẫy thường cắt ngang qua đường mòn và ở độ cao từ 800-
1270m. Bẫy ống được làm bằng nhựa, với đường kính 5cm và chiều dài 10cm và chỉ
có 1 lối đi vào. Bẫy được chế tạo bởi Gorman and Stone (1990). Khi chuột chui vào
ống nhân tạo qua một dây thép uốn tròn theo đường tròn của ống nhựa. Dây theo
được gắn vào lẫy bật và cần bật. Khi chuột đạp vào lẫy bật thì cần bật mở ra kéo thít
dây thép vào cơ thể chuột chũi. Chuột chũi hoạt động cả ngày và đêm nên có thể thu
thập được mẫu ở các thời gian khác nhau vào ban ngày hoặc ban đêm.
1.4. Phân tích và định loại mẫu vật

Trên thực địa: Các thông tin cần thu thập cho mẫu vật thu được trên thực địa, gồm:
Cân trọng lượng cơ thể và đo và ghi các chỉ số đặc trưng cho phân loại (chiều dài
thân, dài đuôi, dài tai, dài bàn chân sau…) tình trạng sinh dục, mô tả hình dạng
ngoài, chụp ảnh nhận diện, lấy da và sọ để định loại.

Trong phòng thí nghiệm: Phân tích đặc điểm hình thái ngoài và định loại mẫu vật đến
loài hoặc phân loài.

Các tài liệu sử dụng định loại: Cao Văn Sung và CS.( 1980), Lunde D. and N.T. Son
( 2001), Lekagul et al., (1977, Corbet G.B., et al., (1992, Bate P., et al.(1997),
Borissenko A.V., et al. (2003), Thomas, N. (2003).

Sắp xếp hệ thống phân loại thú theo Danh lục thú thế giới của Don E Wilson and Dee
Ann M.Reeder (2005), tên tiếng việt theo Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam
của Đặng Ngọc Cần và CS. (2008), Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh (2009).

1.5. Các loài ưu tiên bảo tồn:

Những loài bị đe dọa diệt vong cấp quốc gia và cấp toàn cầu (Sách Đỏ Việt Nam
2007, Nghị định 32/2006/NĐ-CP và Danh lục Đỏ IUCN 2010).

Những loài đặc trưng của vùng nghiên cứu và đang bị đe dọa diệt vong trong nước và
trên toàn cầu (ưu tiên đặc biệt).

II. Danh lục các loài thú nhỏ ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

4
Trên cở sở các nguồn tài liệu thu thập được liên quan đến nghiên cứu về thú ở VQG
Chư Mom Ray, cũng như trực tiếp điều tra khảo sát, đã thống kê 69 loài thú nhỏ
thuộc 12 họ, 5 bộ (Bảng 1).

Trong số 69 loài đã ghi nhận thì số loài chiếm ưu thế thuộc bộ Gậm nhấm Rodentia
(37 loài, 4 họ), tiếp theo là bộ Dơi Chiroptera (23 loài, 4 họ), bộ Chuột chù
Soricomorpha (6 loài, 2 họ), bộ Nhiều răng Scandenta ( 2 loài,1 họ) và bộ Chuột voi
Erinaceomorpha chỉ có 1 loài,1 họ.
Bảng 1. Danh lục các loài thú nhỏ ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray

TT Tên phổ thông Tên khoa học Tư liệu Nguồn


I. BỘ NHIỀU RĂNG SCANDENTIA Wagner, 1855
1. Họ Đồi Tupaiidae Gray, 1825
1. Đồi Tupaia belangeri (Wagner, 1841) M V,S
2. Nhen Dendrogale murina (Schlegel and M V, H
Müller, 1843)
II. BỘ CHUỘT VOI ERINACEOMORPHA
Gregory, 1910
2. Họ Chuột voi Erinaceidae G. Fischer, 1814
3. Chuột voi đồi Hylomys suillus Müller, 1840 M V
III. BỘ CHUỘT SORICOMORPHA Gregory,
CHÙ 1910
3. Họ Chuột chù Soricidae G. Fischer, 1814
4. Chuột chù đuôi đen Crocidura attenuata Milne- M S
Edwards, 1872
5. Chuột chù đuôi trắng Crocidura fuliginosa (Blyth, M,TL V
1855)
6. Chuột chù nâu xám Crocidura indochinensis M,TL V
Robinson and Kloss, 1922
7. Chuột chù nhà Suncus murinus (Linnaeus, 1766) M,TL V
8. Chuột chù nước Chimarrogale himalayica (Gray, M V
1842)
4. Họ Chuột chũi Talpidae G. Fischer, 1814
9. Chuột chũi răng nhỏ Euroscaptor parvidens (Miller, M S
1940)
IV. BỘ DƠI CHIROPTERA Blumbach,
1779
5. Họ Dơi quả Pteropodidae Gray, 1821
10. Dơi chó cánh ngắn Cynopterus brachyotis (Müller, M V,S
1838)
11. Dơi chó cánh dài Cynopterus sphinx (Vahl, 1797) M H,S

5
12. Dơi quả không đuôi Megaerops niphanae Yenbutra M H,Tu
lớn and Felten, 1983
6. Họ Dơi lá mũi Rhinolophidae Gray, 1825
13. Dơi lá đuôi Rhinolophus affinis Horsfield, M S,Th
1823
14. Dơi lá sa-đen Rhinolophus chaseli M S
Sanborn,1939
15. Dơi lá mũi ô-gút Rhinolophus lepidus Blyth, 1844 M Th
16. Dơi lá tai dài Rhinolophus macrotis Blyth, M Th
1844
17. Dơi lá mũi phẳng Rhinolophus malayanus Bonhote, M Th, S
1903
18. Dơi lá péc-xôn Rhinolophus pearsonii Horsfield, M Th
1851
19. Dơi lá mũi nhỏ Rhinolophus pusillus Temminck, M Th,S
1834
20. Dơi lá mũi sa-men Rhinolophus shameli Tate, 1943 M Th, S
21. Dơi lá trung hoa Rhinolophus sinicus Andersen, M S
1905
7. Họ Dơi nếp mũi Hipposideridae Lydekker, 1891
22. Dơi nếp mũi tro Hipposideros ater Templeton, M Th
1848
23. Dơi nếp mũi xám Hipposideros larvatus (Horsfield, M Th, S
1823)
24. Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomona K. M Th,S
Andersen, 1918
8. Họ Dơi muỗi Vespertilionidae Gray, 1821
25. Dơi chân đệm thịt Tylonycteris pachypus TL V,H
(Temminck, 1840)
26. Dơi rô-bút Tylonycteris robustula Thomas, M Th, S
1915
27. Dơi tai cánh ngắn Myotis horsfieldii (Temminck, ??? ???
1840)
28. Dơi tai sọ cao Myotis siligorensis (Horsfield, M Th,V
1855)
29. Dơi mũi ống tai tròn Murina cyclotis Dobson, 1872 M Th, S
30. Dơi mũi ống lông Murina tubinaris (Scully, 1881) M Th
chân
31. Dơi mũi nhẵn xám Kerivoula hardwickii (Horsfield, M Th,S
1824)
32. Dơi mũi nhẵn lớn Kerivoula titania Bates, Struebig, M Th, S
Hayes, Furey, Mya, Thong, Son,
6
Harrison, Csorba, Francis, 2007
V. BỘ GẶM NHẤM RODENTIA Bowdich, 1821
9. Họ Sóc Scỉuridae Fischer de Waldheim,
1817
33. Sóc đen Ratufa bicolor (Sparrman, 1778) M,QS V,K,S
34. Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger (Hodgson, M,QS V,S,K,
1836) Tu
35. Sóc bay bé Hylopetes spadiceus (Blyth, M,QS V,H,K,Tu
1847)
36. Sóc bay trâu Petaurista philippensis (Elliot, M V,K,Tu
1839)
37. Sóc đỏ Callosciurus finlaysonii M,QS V,Tu,K,
(Horsfield, 1823) S
38. Sóc chân vàng Callosciurus flavimanus M,QS Tu, S
Geoffroy, 1831
39. Sóc mõm hung Dremomys rufigenis (Blanford, M V,K,S
1878)
40. Sóc vằn lưng Menetes berdmorei (Blyth, 1849) M,QS V,Tu,K,S
41. Sóc chuột lửa Tamiops rodolphii (Milne- M,QS V,Tu,K
Edwards, 1867)
10. Họ Dúi Spalacidae Gray, 1821
42. Dúi mốc lớn Rhizomys pruinosus (Blyth, 1851) M H,K,
.
43. Dúi mốc lớn má vàng Rhizomys sumatrensis (Raffles, M H,K,
1821)
11. Họ Chuột Muridae Illiger, 1811
44. Chuột đất lớn Bandicota indica (Bechstein, M H,S
1800)
45. Chuột đất bé Bandicota savilei Thomas,1916 M K
46. Chuột mốc bé Berylmys berdmorei (Blyth, M Tu,K, S
1851)
47. Chuột cây Chiromyscus chiropus (Thomas, M V,K
1891)
48. Chuột nhắt cây Chiropodomys gliroides (Blyth, QS H,Tu,T
1856)
49. Chuột vàng Hapalomys delacouri Thomas, QS H,K
1927
50. Chuột núi đuôi dài Leopoldamys sabanus (Thomas, M V
1887)
51. Chuột xu-ri lông mềm Maxomys moi (Robinson and M K
Kloss,1922)

7
52. Chuột xu-ri Maxomys surifer (Miller, 1900) M V,K,S
53. Chuột nhắt đồng Mus caroli Bonhote, 1902 M,QS H,Tu,K
54. Chuột nhắt hoẵng Mus cervicolor Hodgson, 1845 M V,K
55. Chuột cúc Mus cookii Ryley, 1914 M V,K
56. Chuột nhắt nhà Mus musculus Linnaeus, 1758 QS H,Tu,K
57. Chuột nhắt nương Mus pahari Thomas, 1916 M,TL V,K
58. Chuột hươu bé Niviventer fulvescens (Gray, M K,S
1847)
59. Chuột lang-bi-an Niviventer langbianis (Robinson M V,K
et Kloss, 1922)
60. Chuột núi đông dương Niviventer tenaster (Thomas, M V
1916 )
61. Chuột rừng đông Rattus andamanensis (Blyth, M S
dương 1860)
62. Chuột bụng bạc Rattus argentiventer (Robinson M S
et Kloss, 1916)
63. Chuột lắt Rattus exulans (Peale, 1848) M,QS V,H,Tu,K
64. Chuột đồng bé Rattus losea (Swinhoe, 1871) M V,Tu,K
65. Chuột bóng Rattus nitidus (Hodgson, 1845) M,QS V,H,
Tu,K
66. Chuột thường Rattus rattus (Linnaeus, 1758) M V,K,S
67. Chuột nhà Rattus tanezumi Temminck, 1844 M V,S
12. Họ Nhím Hystricidae G. Fischer, 1817
68. Đon Atherurus macrourus (Linnaeus, M V,K,S
1758)
69. Nhím đuôi ngắn Hystrix brachyura Linnaeus, M V,K
1758
Ghi chú: M Mẫu vật QS: Quan sát TL: Tài liệu tham khảo
- V: Dẫn liệu Đào Văn Tiến, Trần Hồng Việt, 1986
- H: Dẫn liệu của Đặng Huy Huỳnh, 2000
- Ta: Dẫn liệu của Nguyễn Minh Tâm và Lê Vũ Khôi, 2005
- Th: Dẫn liệu Vũ Đình Thống và CS.2005.
- Tu :Dẫn liệu Đỗ Tước và CS,2006
- K: Dẫn tư liệu của Lê Vũ Khôi và CS.2007.
- S: Dẫn liệu Nguyễn Trường Sơn và CS, 2010.

8
Trong số các loài thú nhỏ đã được ghi nhận ở VQG đã xác định 6 loài thuộc diện ưu
tiên bảo tồn (bảng 2), trong đó có 4 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007) vơíi 3 loài
được xếp hạng sẽ nguy cấp (VU): Sóc đen Ratufa bicolor, Sóc bay đen trắng
Hylopetes alboniger và Sóc bay trâu Petaurista philippensis, loài Sóc đỏ
Callosciurus finlaysonii thuộc hạng ít nguy cấp . Thuộc Danh lục đỏ thế giới (IUCN,
2010) có 2 loài: Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger xếp hạng nguy cấp (EN) và
Chuột chũi răng nhỏ Euroscaptor parvidens được cho IUCN đánh giá ở mức DD,
thiếu dẫn liệu. Loài này được ghi nhận ở gần trạm Đăk Tao, vùng lõi của VQG.
Trước đây loài đã từng được xếp hạng rất nguy cấp ở quy mô toàn cầu. VQG Chư
Mom Ray có 2 loài Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger và Sóc bay bé Hylopetes
spadiceus thuộc nhóm IIB (Hạn chế khai thác sử dụng) của Nghị Định 32/2006/NĐ-
CP của Chính phủ (Bảng 2)
Bảng 2. Danh sách các loài thú nhỏ hiếm ở VQG Chư Mom Ray

TT Tên loài SĐVN NĐ32 IUCN


1. Chuột chũi răng nhỏ Euroscaptor parvidens DD
2. Sóc đen Ratufa bicolor VU
3. Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger VU IIB EN
4. Sóc bay bé Hylopetes spadiceus IIB
5. Sóc bay trâu Petaurista philippensis VU
6. Sóc đỏ Callosciurus finlaysonii LR
Tổng 4 2 2
Ghi chú: NĐ 32: Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP , ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ: IIB- Hạn chế
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam (2007): VU: sẽ nguy cấp; LR: ít nguy
cấp. IUCN: Danh lục Đỏ IUCN (2010): EN: nguy cấp, DD: chưa đủ tư liệu.
Trên đây là kết quả ghi nhận được các loài thú nhỏ trên cở sở tổng hợp các nguồn tài liệu đã
nghiên cứu trước đây cũng như thời gian khảo sát cập nhập trong thời gian gần đây cho
thấy, khi phạm vi nghiên cứu được mở rộng, cùng với duy trì được các cuộc nghiên cứu bổ
sung thì tiềm năng đa dạng các loài thú nhỏ ở VQG Chư Mom Ray vẫn còn nhiều hứa hẹn
đối các nhà nghiên cứu phân loại học các loài thú nhỏ.

Tài liệu tham khảo

1. Bates P. J. J., Harrison D. L. 1997: Bats of the Indian subcontinent. Harrison


Zoological Museum, Sevenoaks, UK, 258pp.
2. Borissenko A. V., S. V. Kruskop, 2003: Bats of Vietnam and Adjacent
Territories, an Identification Manual. Zoological Museum of Moscow, Russia.
3. Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bù Kính.1980.Những loài gặm nhấm ở
Việt Nam.Hà Nội, 201 tr.
4. Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính. 1980. Những loài gặm nhấm ở
Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 201 trang.CSorba G., Ujhelyi P., Thomas
N. 2003: Horseshoe Bats of the World. Alana Books, Sropshire.

9
5. Corbet, G. B., Hill, J. E. 1992. The mammals of the Indomalayan region: a
systematic review. Oxford University Press, UK.
6. Csorba, G., Ujhelyi, P. and Thomas, N. 2003. Horsehoe Bats of the World
(Chiroptera: Rhinolophidae). Alana books, Bishop's Castle, U.K., 160pp
7. Đào Văn Tiến và Trần Hồng Việt. 1984. Danh sách thú huyện Sa Thầy tỉnh
Kon Tum. Tạp chí Sinh học: 6 (1):28-30.
8. Đặng Huy Huỳnh.2000. Khảo sát đánh giá Khu hệ động vật Vườn quốc gia
Chư Mom Ray. Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông thôn.
9. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn
Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên, Nguyễn Minh Tâm.2008. Động vật chí Việt
Nam: Tập 25, lớp thú. Nhà Xuất bản khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 362 trang.
10. Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân
Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida
Akiko, Sasaki Motoki, 2008. Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Viện
Nghiên cứu Linh trưởng, Nhật Bản và Phòng Động vật học, Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật. Sakkado Book Saller. 400pp.
11. Đỗ Tước, Ngô Tự. 1995. Khu hệ và nguồn lợi rừng khu Bảo tồn thiên nhiên
Chư Mom Ray. Tài liệu Viện Điều tra Quy hoạch Rừng.
12. Đỗ Tước, Lê Mạnh Tuấn.2004. Chuyên đề điều tra rừng VQG Chư Mom
Ray.Tài liệu Viện Điều tra Quy hoạch Rừng.
13. Đỗ Tước, Đặng Thăng Long, Nguyễn Hải Hà. 2006. Báo cáo khảo sát thú
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Trung tâm Hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên và Phát
triển cộng đồng.
14. IUCN. 2010. 2010 IUCN Red List of Threatened Species.
<http://www.iucnredlist.org> Downloaded on 16 July 2010.
15. Francis C. M., 2008: A guide to the mammals of Southeast Asia. Princeton
University Press: 392 pp.
16. Lekagul and J.A. McNeely.1977: Mammals of Thailand. Bangkok, Thailand.
17. Lunde D. P. and N. T. Son. 2001. An Indentification Guide to the Rodent of
Vietnam. American Museum of Natural History, 80pp.
18. Lê Vũ Khôi, Hoàng Trung Thành, Nguyễn Minh Tâm.2007. Đa dạng thành
phần loài gậm nhấm (Rodentia) ở Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đăk Lăk) và
Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum).Hội Nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái tài
nguyên sinh vật lần thứ 2. Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội:380-385
19. Nguyễn Trường Sơn, Đặng Huy Phương, Lê Xuân Cảnh.2010. Các loài thú
ghi nhận được ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum) và Khu bảo tồn
thiên nhiên Sông Thanh. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội.
20. Trần Hồng Việt. 1994. Danh sách các loài thú hiện biết ở Tây nguyên.Tạp chí
Sinh học: 16 (4): 1-8.
21. Sách đỏ Việt Nam. 2007. Phần I. Động vật. Nhà xuất bản Khoa học và Công
nghệ, Hà Nội.
22. Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến, Lê Vũ Khôi, Hoàng Trung Thành. 2005. Đa
dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và Vườn quốc gia Chư Mom
10
Ray (tỉnh Kon Tum). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống.
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 305-308.
Wilson, D. E., Reeder, D. A. (eds). 2005. Mammal species of the World: a taxonomic
and geographic reference. The John Hopkins University Press, Baltimore, U.S.A. Pp.
312-529.

Hà nội ngày 9 tháng 3 năm 2011


Người viết tổng quan

TS. Đặng Ngọc Cần

11

You might also like