You are on page 1of 22

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

-----------------

Đề tài
NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC VỊNH
HẠ LONG PHỤC VỤ CHO VIỆC QUẢN LÝ, PHÁT HUY
GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA DI SẢN
Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Công Thung

Báo cáo chuyên đề

ĐA DẠNG QUẦN XÃ SAN HÔ VỊNH HẠ LONG

Người thực hiện: ThS. Nguyễn Đăng Ngải

Hải Phòng, 2009


I. Mở đầu
Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã hai lần được Hội đồng Di sản thế
giới thuộc UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và
2000 về các giá trị cảnh quan tự nhiên, địa chất, địa mạo và đang đề xuất công
nhận giá trị đa dạng sinh học. Với 1969 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên một
diện tích rộng lớn khoảng 1553km2, trong đó chứa đựng nhiều hang động, tùng
áng, vũng vịnh, lạch triều, hồ nước mặn… đã tạo ra các sinh cảnh rất đặc trưng.
Các hệ sinh thái điển hình như rừng ngập mặn, rạn san hô, từng nhiệt đới, thảm
cỏ biển cũng đều hiện hữu ở đây càng tôn thêm giá trị hiếm có cho khu vực này.
Theo các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học ở khu vực Vịnh Hạ
Long cho thấy, có tới 111 loài cá (Quân, 2004), 552 loài động vật đáy (Thung,
2004), 102 loài rong (Tiến, 2004), 87 loài động vật phù du (Thu, 2004) và 200
loài thực vật phù du (Thuộc, 2004). Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao
như cá song, cá mú, cá hồng, cá giò, tôm sú, tôm rảo, mực, cua, ghẹ, tu hài. Đặc
biệt ở đây có đến 150 loài san hô trong đó bao gồm san hô cứng, san hô mềm,
san hô sừng và có cả san hô đen (Ngải, 2004).
Hiện nay, các hệ sinh thái ở vịnh Hạ Long đang bị suy thoái mạnh do các
hoạt động của con người đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước như rạn san hô.
Theo ước tính trong vòng một thập kỷ qua diện tích rạn san hô ở Hạ Long đã suy
giảm khoảng 2/3 và nhiều rạn hiện vẫn đang nằm trong tình trạng suy thoái
(Ngải 2004). Các nguyên nhân gây suy thoái san hô phần lớn do các yếu tố từ
phía con người như khai thác hải sản bằng các hình thức huỷ diệt, ô nhiễm môi
trường, hoạt động du lịch. Ngoài ra, còn do các yếu tố tự nhiên như bão gió,
nhiệt độ nước biển tăng cao cũng là các nguyên nhân làm chết san hô mà nguyên
nhân gián tiếp gây ra các hiện tượng đột biến đó cũng từ con người.
Nằm trong khuôn khổ của Đề án "Nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long phục vụ cho việc quản lý, phát huy giá trị đa dạng sinh học của di
sản" san hô là một hợp phần rất quan trọng trong vùng di sản, đây là yếu tố cơ
bản để tạo ra sự đa dạng sinh học cho vùng biển Hạ Long. Vì vậy báo cáo này sẽ
nêu lên hiện trạng của san hô (đa dạng loài, độ phủ, diện tích) và các nguyên
nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của rạn cũng như sự đa dạng sinh học, các giải
pháp khắc phục cho rạn san hô khu vực này.

1
II. Phương pháp nghiên cứu
Các chuyến khảo sát được thực hiện trên diện rộng vào hai năm 2007 và
2008 cùng với các thiết bị hiện đại như thiện bị lặn ngầm Scuba, máy quay
phim, máy chụp ảnh dưới nước, thiết bị đo sâu…
Vị trí và tọa độ các điểm khảo sát được thể hiện trong bảng 1 và hình 1.
Bảng 1. Tọa độ địa lý của các điểm khảo sát san hô

TT Địa điểm Tọa độ


1 Bắc Cống Đỏ 20052'59" - 107012'43"
2 Cặp La 20051'52" - 107013'51"
3 Cống Đỏ 20051'56" - 107012'58"
4 Trà Giới 20050'44" - 107012'55"
5 Cống Đầm 20050'44" - 107016'28"
6 Vạn Gió 20050'11" - 107017'02"
7 Vung Viêng 20050'41" - 107009'40"
8 Vụng Hà 20049'44" - 107010'01"
9 Lưỡi Liềm 20048'49" - 107010'22"
10 Giã Gạo 20048'30" - 107010'31"
11 Soi Ván 20050'13" - 107012'56"
12 Cống Lá 20045'08" - 107009'18"
13 Cọc Chèo 20046'35" - 107008'17"
14 áng Dù 20047'31" - 107008'22"
15 Hang Trai 20047'42" - 107008'09"
16 Bọ Hung 20050'37" - 107011'27"

2
Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm khảo sát

1. Điều tra sự phong phú về thành phần loài


- Thu thập mẫu vật: Sử dụng thiết bị lặn sâu Scuba thu mẫu san hô trên rạn từ
đới có san hô đến chân rạn. Đối với các loài san hô dạng khối phải sử dụng búa
đục để lấy mẫu. Mẫu được lấy tẩy hết phần thịt (có thể ngầm trong nước khoảng
5-7 ngày sau đó dùng vòi nước mạnh xịt vào sẽ sạch hết phần thịt hoặc dùng hoá
chất để tẩy), sau đó phơi nắng vài ngày cho mẫu khô và hết mùi và được phân
tích dựa trên các đặc điểm phân loại của từng loài.
- Quay phim, chụp ảnh: Sử dụng máy quay phim/máy chụp ảnh rất hữu ích cho
việc điều tra mức độ phong phú về thành phần loài. Tất cả các loài bắt gặp tại
hiện trường đều được chụp cận cảnh sao cho có thể nhận biết được các đặc điểm
phân loại một cách rõ ràng nhất.
- Phân tích mẫu vật:
- Mẫu thu được sẽ được phân loại dựa vào hình thái và cấu trúc bộ xương theo
hệ thống phân loại của Veron và Pichon (1976, 1978, 1980, 1982, 1986).

3
- Đối với phân loại trên hình ảnh, xác định thành phần loài dựa vào màu sắc và
hình thái theo hệ thống và tài liệu phân loại san hô sống của Veron 2000.

2. Xác định độ phủ và các kiểu dạng sống đáy


Sử dụng phương pháp Reefcheck (Hodgson, 2004) dùng 1 thước dây có
chiều dài 100m được trải song song với đường đẳng sâu trong khoảng từ 2 - 6m
(vì các rạn san hô ở Hạ Long đều hẹp và nông). Trên dây mặt cắt 100m được
chia làm 4 đoạn nhỏ, mỗi đoạn có chiều dài 20m và cách nhau 5m. Số liệu nền
đáy được ghi tại các điểm chạm của từng 0,5m một và bắt đầu từ 0 m đến 19,5,
từ 25 - 44,5m, 50 - 69,5 và từ 75 đến 94,5m các đoạn còn lại bỏ qua. Như vậy,
mỗi đoạn có 40 điểm chạm được xác định chất đáy và tổng số 160 điểm được
ghi trên mỗi dây mặt cắt.
Các hợp phần chất đáy được ghi chép bao gồm: San hô cứng (ký hiệu HC
và ghi rõ dạng sống bàn, cành, khối), San hô mềm (SC), san hô chết (DC), đá
(RC), vụn san hô (RB), cát (SD), bùn (SI), rong lớn (FS), hải miên (SP), các
sinh vật khác (OT). Mỗi hợp phần chất đáy được tính theo công thức sau:
Số điểm chạm trên mặt cắt
% độ phủ từng loại = ----------------------------------- x 100
160

3. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý trong các phần mềm Microsoft Excel,
Word, Acrview.

4
III. Kết quả nghiên cứu
1. Đa dạng thành phần loài
Kết quả phân tích mẫu vật và khảo sát tại hiện trường được thực hiện
trong các năm 2007 và 2008 tại trên toàn khu vực Hạ Long đã xác định được
tổng số 102 loài, 32 giống thuộc 11 họ của bộ san hô cứng Scleractinia. Như
vậy, tuy số lượng tuy không nhiều nhưng so với các khu vực tương đương ở phía
Bắc trong thời gian hiện nay như Cát Bà, Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Hòn Mê thì
khu vực vịnh Hạ Long vẫn là nơi có số lượng loài phong phú nhất. Trong cấu
trúc thành phần khu hệ, số loài tập trung phần lớn ở 3 họ là Faviidae,
Acroporidae, Poritidae, chiếm đến 58,8% tổng số.
Bảng 2. Số lượng giống, loài trong các họ và tỷ lệ phần trăm (%) của chúng
trong thành phần khu hệ

STT Giống Loài


Tên họ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Acroporidae 3 9.4 18 17.6
2 Poritidae 2 6.3 17 16.7
3 Siderastreidae 3 9.4 4 3.9
4 Agariciidae 2 6.3 4 3.9
5 Fungiidae 4 12.5 6 5.9
6 Oculinidae 1 3.1 2 2.0
7 Pectinidae 4 12.5 9 8.8
8 Mussidae 3 9.4 11 10.9
9 Merulinidae 2 6.3 2 2.0
10 Faviidae 7 21.9 25 24.5
11 Dendrophyliidae 1 3.1 4 3.9
Tổng 32 100 102 100

Từ kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy rằng họ Faviidae có số lượng
giống loài cao nhất (7 giống, 25 loài), tiếp theo là họ Acroporidae có 3 giống 18
loài, đứng thứ 3 là họ Poritidae chỉ có 2 giống nhưng có đến 17 loài. Có 2 họ chỉ

5
có 1 giống là Oculinidae và Dendrophyliidae trong đó họ Oculinidae có số loài
thấp nhất (2 loài). Còn lại các họ khác có số loài giao động từ 4 đến 11 loài.
Với số giống loài trên có thể thấy tỷ lệ san hô khối và phủ chiếm tỷ lệ khá
lớn trên 80% trong khi đó san hô cành chỉ có 1 giống duy nhất là Acropora với
10 loài chiến gần 10% (các vùng rạn khác tỷ lệ san hô cành chiếm từ 20-40%
tổng số loài). Như vậy, có thể thấy sự đơn điệu của rạn san hô ở khu vực này và
nó sẽ không tạo được sự đa dạng về kiểu dáng, kiểu hình hay tạo ra được các
tiểu sinh cảnh để hấp dẫn các sinh vật biến đến cư trú. Đặc biệt, ở đây mỗi rạn
thường có một loài chủ đạo chiếm ưu thế và có những rạn chỉ có 1 loài cũng
chiếm đến 90-95% diện tích chung của rạn.

2. Hình thái tập đoàn phổ biến trên các rạn


Trong 32 giống san hô ở trên chỉ có 1 giống Acropora trong họ
Acroporidae là có dạng cành và dạng bàn; một số giống dạng phiến là Pavona,
Echinopora, Podabacia; 1 giống có dạng nấm sống tự do là Fungia; một số loài
có dạng phủ còn lại đều có dạng khối. Do đó, trên hầu hết các rạn san hô ở khu
vực Hạ Long đều có dạng khối là phổ biến. Chỉ có rạn Trà Giới và Soi Ván là có
dạng san hô cành thống trị, chúng tạo thành các thảm san hô đơn loài, rạn Bọ
Hung và Cống Đỏ là tập hợp hỗn hợp của các dạng cành, khối, phiến, phủ.
Các dạng san hô khối phổ biến ở khu vực Hạ Long là các loài thuộc giống
Galaxea, Goniopora, Favia. Đặc biệt các rạn ở khu vực Hang Trai, Đầu Bê
giống Galaxea chiếm đến 60-80% độ phủ các giống khác có tỷ lệ thấp hơn rất
nhiều. Giống Favia rất phổ biến trên rạn và trong các vụng, tùng áng.
Kích thước của các tập đoàn san hô trên các rạn chủ yếu là cỡ nhỏ và
trung bình, phổ biến từ 20-50cm, rất ít tập đoàn có kích thước trên 1m.

3. Độ phủ của san hô


Do các rạn san hô ở Vịnh Hạ Long hiện nay phần lớn đều bị thu hẹp chỉ
là một dải san hô nhỏ và hẹp (chiều ngang khoảng 2-3m) nên việc khảo sát độ
phủ rất khó thực hiện, hoặc nêu có thì số liệu sẽ không đảm bảo chính xác. Do
vậy, các rạn có bề rộng >5m mới tiến hành khảo sát độ phủ. Tuy nhiên, số lượng
các rạn đạt đủ tiêu chuẩn như trên ở vịnh Hạ Long còn rất ít. Kết quả khảo sát
độ phủ bằng phương pháp reefcheck (2004) được thể hiện trên bảng sau:

6
Bảng 3. Độ phủ san hô sống tại các điểm khảo sát

Hợp phần đáy Cọc Chèo Áng Dù Cống đỏ


San hô cứng (HC) 53.75 23.75 33.125
San hô mềm (SC) 0 0.625 5
San hô mới chết (RKC) 4.375 0.625 0
Đá san hô (DC) 10 20.625 0
Rong lớn (FS) 0 0 0
Hải miên (SP) 1.875 1.25 7.5
Đá (RC) 23.75 10.625 16.875
Vụn san hô (RB) 1.25 0 32.5
Cát (SD) 2.5 7.5 0.625
Bùn (SI) 1.875 11.875 4.375
Như vậy trong 3 rạn được lựa chọn khảo sát có rạn Cọc Chèo là có độ phủ
thuộc loại rạn tốt, rạn Áng Dù và Cống Đỏ thuộc loại trung bình. Một số rạn
khác như Bù Xám, Bồ Hòn trước những năm trước san hô khá phát triển nhưng
đến nay san hô chết gần hết, trên rạn chỉ còn lại phần lớn là đá san hô chết và
đang dần dần bị bùn vùi lấp. Các rạn khác (bảng 1) nếu tính độ phủ ở những
chỗ có san hô là khá cao 60-70%, song con số này không đảm bảo tính chính
xác bởi chúng bị co hẹp lại thành một dải hoặc từng đám nhỏ làm mất cấu trúc
của rạn san hô.

4. Hình thái rạn


Các rạn san hô ở Hạ Long đều có dạng rạn viền bờ, song do địa hình
phức tạp nên hình thái của chúng cũng có sự khác nhau đáng kể, đặc biệt ở
những khu vực kín sóng hoặc trong các tùng áng rạn san hô chỉ là một dải hẹp
(bề ngang chỉ rộng khoảng 2-3m) chạy dọc theo mép đảo và nằm trong khoảng
độ sâu từ 0,2 - 3m so với 0mHĐ (Hình 2). Ở các áng kín như Bù Xám rạn san hô
bao quang tạo thành một vòng kép kín ôm lấy hồ nước ở giữa giống như dạng
atoll, kiểu này có thể gọi là giả atoll. Các rạn ở những nơi chịu tác động mạnh
của sóng thì thường rộng hơn (10 - 20m) và có dạng thoải đều đến độ sâu 5-6m
(Hình 3).

7
MÆt biÓn

§¸ san h« chÕt + 3m
c¸t

San h« sèng

Bïn

Hình 2. Mô phỏng mắt cắt ngang rạn san hô ở những khu vực kín

MÆt biÓn
10-20m

5-6m

Vôn san h« chÕt + c¸t San h« sèng Bïn

Hình 3. Mô phỏng mắt cắt ngang rạn san hô trong khu vực hở

5. Hiện trạng phân bố của san hô


5.1. Phân bố
Từ những năm 1997 trở về trước san hô phân bố hầu hết quanh các đảo đá
vôi trong vịnh Hạ Long, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm
Namg nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét. Vài năm trở lại đây do môi
trường bị ô nhiễm, sự tàn phá của con người cùng với nhiệt độ nước biển tăng
cao đã làm cho san hô ở vịnh Hạ Long thay đổi đáng kể về diện tích và phạm vi
phân bố. Hiện nay, các rạn san hô còn sót lại chỉ là một dải hẹp ven các đảo phía
ngoài như khu vực Cống Đỏ, Trà Sản, Vạn Gió, Bọ Hung, Hang Trai, Đầu Bê.
Các rạn san hô ở ven đảo phía bên trong đã bị chết toàn bộ hoặc số còn sót lại
không đáng kể (Hình 4).
Phân bố số lượng loài tại các rạn cũng có sự khác nhau đáng kể và nhìn
chung là thấp hơn so với các kết quả trước rất nhiều. Một số rạn có số loài cao là
Cọc Chèo, Cống Đỏ, Áng Dù, Cống Đầm, Lưỡi Liềm, Vung Viêng (31 - 37
loài), các rạn có số loài ít là Cặp La, Giã Gạo, Soi Ván, Vụng Hà, Trà Giới có 5
- 11 loài. Trong khi đó các kết quả khảo sát năm 1998 số loài trên mỗi rạn là khá

8
cao như Hang Trai 75 loài, Cống Lá 73 loài, Cống Đỏ 69 loài. Như vậy có thể
thấy sự suy giảm của san hô Vịnh Hạ Long đã đến mức báo động.

Hình 4. Hiện trạng phân bố san hô ở vịnh Hạ Long

5.2. Phân vùng san hô


Dựa vào kết quả khảo sát thực tế bằng phương pháp lặn ngầm trên hầu hết
các rạn san hô ở Vịnh Hạ Long có thể phân các rạn san hô này thành các khu
vực như sau:
- Khu vực 1. Khu vực có san hô đa dạng: đây là các khu vực có rạn san hô còn
tốt nhất hiện nay ở Hạ Long như Cống Đỏ, Bọ Hung, Soi Ván, Hang Trai. Rạn
phân bố rộng, số loài khá phong vì vậy cần phải bảo vệ tốt các khu vực này để
duy trì và cung cấp nguồn giống cho các khu vực lân cận.
- Khuc vực 2. Khu vực có rạn san hô đang bị suy thoái mạnh: đây là khu vực
trước kia có san hô khá phát triển nhưng do các tác động của môi trường và con
người nên chúng đang bị suy giảm rất nhanh chóng. Khu vực này thường là
những khu vực ở gần luồng tàu hoặc các đảo phía ngoài cùng.

9
- Khu vực 3. Khu vực san hô đã bị suy thoái: đây là khu vực san hô đã bị chết
hoàn toàn hoặc còn nhưng số lượng không đáng kể. Đây là các khu vực gần bờ
do tác động của khối nước từ lục địa cùng với sự hoạt động mạnh của tàu thuyền
làm san hô khu vực này bị chết và không có khả năng để phục hồi lại được do
chất đáy không còn phù hợp.

Hình 5. Phân vùng phân bố của san hô

6. Sự suy giảm của san hô vịnh Hạ Long


Vịnh Hạ Long là một khu vực chịu nhiều sự tác động mạnh nhất từ phía
con người như vận tải thuỷ, du lịch, đánh bắt hải sản, khai thác khoáng sản, rác
thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt… tất cả đều ảnh hưởng đến chất môi
trường nước của vịnh. Trong khi đó hệ sinh thái san hô rất nhạy cảm với chất
lượng môi trường nước. Chính vì vậy sự mất dần rạn san hô là một điều khó
tránh khỏi nếu như không có các biện pháp giảm thiểu các nguồn ô nhiễm và tác
hại đến rạn san hô.
Các kết quả nguyên cứu trước đây đã cho thấy sự suy giảm về số loài của
san hô rất lớn cách đây vài năm (Ngải, 2004). Kết quả nghiên cứu một số rạn
san hô trong 5 năm (1998-2003) ở Vịnh Hạ Long cho thấy sự suy giảm rất lớn

10
về số lượng loài, trung bình mỗi rạn mất tới 42,8%, trong đó một số rạn có sự
suy giảm rất lớn đó là Tùng Ngón, Hang Trai (61,3 - 71,8%), suy giảm thấp nhất
ở rạn Cống Híp và Cọc Chèo từ 13 - 17,2%.

Bảng 3. Biến đổi số lượng loài tại một số rạn điển hình trong các lần khảo
sát
TT Rạn Số loài khảo sát Số loài khảo Suy giảm (%)
năm 1998 sát năm
2002-2003
1 Cống Lá 73 39 46,6
2 Hang Trai 78 22 71,8
3 Cống Híp 46 40 13,0
4 Cống Đỏ 51 27 47,0
5 Tùng Ngón 75 29 61,3
6 Cọc Chèo 58 48 17,2
Trung bình 63,5 34,2 42,8
Nguồn: Nguyễn Đăng Ngải (2004)
Các kết quả khảo sát năm 2007-2008 cũng cho các kết quả tương tự. Năm
1998, số loài trung bình trên mỗi rạn san hô khu vực Hạ Long là 63,5 loài, đến
năm 2002-2003 số loài giảm xuống còn 34,2 loài và đến năm 2008 số loài chỉ
còn lại 22,4 loài. Như vậy, sau 10 năm (từ 1998 - 2008) số loài san hô ở đây đã
suy giảm tới giảm 64,8% (tức là gần 2/3). Hiện nay, rạn có số loài cao nhất ở
vịnh Hạ Long cũng chỉ có 37 loài trong khi các năm trước số loài đến 78 loài.
Về cấu trúc quần xã rạn san hô thấy rằng, cấu trúc thành phần loài kém
đa dạng hơn so với trước. Do sự biến động mạnh về môi trường đặc biệt là sự
tăng độ đục làm cho các loài không thích nghi được bị suy giảm dần như các
loài thuộc họ Acroporidae năm 1998 trong khu vực có 36 loài, năm 2003 chỉ còn
tìm thấy 18 loài và đến 2008 chỉ còn 10 loài. Một số loài có thể thích ứng được
với môi trường nước đục như Galaxea, Goniopora, Porites có số loài không
thay đổi (do có khả năng “tự làm sạch” nhờ xúc tu dài hoặc tạo màng nhầy
không cho trầm tích lắng đọng lên) phát triển mạnh và thống trị trên toàn rạn
(điển hình là các rạn ở khu vực Hang Trai, Đầu Bê).
Cũng tương tự, suy giảm về độ phủ và diện tích của san hô cũng đã được
ghi nhận từ những năm trước. Một số rạn có tỷ lệ suy giảm rất cao như Cống Đỏ
(86,7%), độ phủ san hô sống còn rất ít thay vào đó là đá san hô chết và bùn. Rạn
Cống Lá suy giảm đến gần 1/2. Một điều đáng chú ý là đã có sự biến đổi lớn về

11
cấu trúc quần xã san hô tại các rạn. Từ năm 1998 trở về trước giống Acropora
chiếm ưu thế trên toàn rạn trải rộng và vươn sâu. Đến nay giống nay đã chết gần
hết và thay vào đó là một số giống có khả năng chóng chịu với độ đục như
Galaxea, Goniopora, Porites… chiếm ưu thế và phát triển mạnh trên vùng nước
nông. Như vậy diện tích và sự phân bố theo độ sâu, mặt rộng của san hô bị thu
hẹp dần ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật khác thường sống gắn bó
trên rạn san hô.

7. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới rạn san hô khu vực Hạ Long
Có hai nguyên nhân chính làm suy giảm rạn san hô ở vịnh Hạ Long là
- Ô nhiễm môi trường nước: lớn nhất là độ đục tăng cao. Do mối quan hệ khăng
khít (không thể thiếu) giữa tảo cộng sinh và san hô nên để duy trì được mối quan
hệ này san hô cần cung cấp đủ ánh sáng cho tảo quang hợp. Khi lượng ánh sáng
không đủ mối quan hệ cộng sinh bị phá vỡ dẫn đến san hô bị chết. Trong khi đó
môi trước nước ở vịnh Hạ Long thường xuyên bị đục do các nguyên nhân như
khai thác than, lấp vịnh tạo quĩ đất, chặt phá rừng đầu nguồn… vào những ngày
trời mưa đất đá bị xói mòn sẽ được đưa xuống vịnh kết hợp với sự hoạt động
mạnh của tàu thuyền trên vịnh và sóng biển khuấy đục nền đáy. Tình trạng này
kéo dài trong một thời gian dài vượt quá ngưỡng chịu đựng dẫn đến san hô bị
chết trên diện rộng.
- Sự bùng phát của định hại ăn san hô: đây là một nguyên nhân làm suy giảm san
hô mới phát hiện từ năm 2006 (các năm trước chưa từng thấy), do sự phát triển
đột biến của ốc Drupella - một loài ốc chuyên ăn thịt san hô. Trên thế giới đã có
nhiều rạn san hô bị loài ốc này ăn và làm suy giảm nghiêm trọng diện tích và độ
phủ san hô dẫn đến giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi hải san tại khu vực đó.
Điển hình là tại vùng Ningaloo tây Australia sự gia tăng mật độ của Drupella từ
0,0002con/1m2 (vào những năm 1970) lên đến 1-2 con/m2 (năm 1997) thì nó đã
phá huỷ đến 90% diện tích san hô ở khu vực này (Saueracker, 1997). Trong khi
đó, mật độ ở rạn Cọc Chèo, Cống Lá rất cao (trung bình 40 con /m2, (năm 2007)
đây thực sự là mối nguy hại cho rạn san hô ở khu vực này. Chúng tập trung
thành từng nhóm ăn trực tiếp san hô giống như sao biển gai. Ghi nhận ban đầu ở
rạn Cọc Chèo cho thấy có đến 20% san hô mới bị chết (bộ xương vẫn còn màu
trắng chưa bị trầm tích hoặc rong bao phủ). Ngoài ra ở rạn Cống Híp, Cống Lá,
Cống Đỏ, Trà Giới cũng phát hiện thấy sự xuất hiện của ốc Drupella nhưng với
mật độ thấp nên mức độ ảnh hưởng chưa lớn. Nguyên nhân của sự bùng phát
này là do khai thác quá mức các loài cá là địch hại của chúng như nhóm cá bò,
cá mó.

12
8. Cảnh báo xu thế của san hô vịnh Hạ Long trong tương lai
Các rạn san hô khu vực Hạ Long chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động
phát triển của con người, chủ yếu là là việc chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác
than, lấn biển, du lịch, đánh bắt hải sản, nuôi lồng bè... Với tốc độ phát triển như
hiện nay (kinh tế, khai thác, du lịch) các rạn san hô khu vực Hạ Long đang đứng
trước một nguy cơ diệt vong rất lớn nếu không có sự quản lý và định hướng phát
triển bền vững. Trong những lần khảo sát gần đây thấy rằng các rạn san hô bị
thu hẹp về phân bố mặt rộng, diện tích và độ sâu. Trên rạn có nhiều trầm tích
bùn bám lên cả san hô sống làm san hô bị “nghẹt thở” và chết, số lượng loài bị
suy giảm.
Cảnh báo trong một vài năm tới san hô ở vịnh Hạ Long vẫn tiếp tục bị
suy giảm cả về số loài, diện tích và phạm vi phân bố do chưa có tín hiệu tích cực
và động bộ về chiến lược bảo vệ môi trường vịnh trong khi các hoạt động đổ
thải từ khai thác, lấn biển, du lịch vẫn diễn ra ngày một mạnh mẽ. Một số họ có
khả năng chống chịu được với độ đục cao Poritidae, Faviidae, Mussidae,
Oculinidae ít có sự biến động về loài hơn các họ khác. Đồng thời rất khó có sự
phục hồi tự nhiên ở khu vực Vịnh Hạ Long do chất đáy và môi trường ngày
càng trở nên khắc nghiệt hơn đối với ấu trùng san hô. San hô sẽ chỉ còn phân bố
ở độ sâu nông hơn để có thể tiếp nhận được áng sáng trong khi san hô ở dưới
sâu 5-6m sẽ dần bị trần tích bùn vùi lấp và bị chết do không còn đủ ánh sáng cho
tảo quang hợp.

IV. Kết luận


Trong các chuyến khảo sát vào năm 2007 và 2008 trên toàn vịnh Hạ Long
đã xác định được hiện nay ở vịnh Hạ Long chỉ còn khoảng 102 loài san hô thuộc
11 họ, 32 giống. Trong đó số loài tập trung nhiều ở khu vực đảo Cống Đỏ, Hang
Trai. Trên các rạn san hô ở vịnh Hạ Long các giống loài san hô dạng khối chiếm
ưu thế, chỉ riêng 2 rạn Trà Sản và Soi Ván san hô cành lại chiếm ưu thế. Trong
thành phần cấu trúc khu hệ, họ Faviidae có số giống và số loài nhiều nhất (7
giống, 25 loài, chiếm 24,5% tổng số loài) sau đến họ Acroporidae (3 giống, 18
loài, chiếm 17.6% tổng số), đứng thứ 3 là họ Poritidae 2 giống, 17 loài. các họ
khác có số loài ít hơn nhiều, dao động từ 2-11 loài.
Nhìn chung các rạn san hô vùng biển Hạ Long đều thuộc vào loại rạn có
độ phủ trung bình hoặc nghèo nàn. Chỉ có duy nhất rạn Cọc Chèo có độ phủ
thuộc vào loại rạn tốt (53,7%). Phần lớn các rạn đều có chiều rộng hẹp (2-3) kéo
dài ven theo mép đảo (hay còn gọi là rạn viền bờ), với độ phủ khá cao nằm trong
khoảng độ sâu 0,5 đến 3m. Một số rạn nằm trong các áng kín bao quang một hồ
nước ở giữa thường gọi là kiểu rạn giả atoll.

13
Các rạn san hô ở Vịnh Hạ Long đã bị suy giảm mạnh mẽ về số lượng loài,
độ phủ và phạm vi phân bố. Các nghuyên nhân gay ra hiện tượng này chủ yếu là
sự ô nhiễm môi trường trong đó độ đục tăng cao được coi là nguyên nhân chính,
tiếp đến là sự phát triển của địch hại ăn san hô ngoài ra các hoạt độ khác từ con
người như đánh bắt hải sản, du lịch, nuôi lồng bè hoặc từ tự nhiên như nhiệt độ
nước biển tăng cao, bão cũng góp phầm làm suy giảm san hô ở Vịnh Hạ Long.

Tài liệu tham khảo

1. Lăng Văn Kẻn, 1991b. San hô đá và các rạn san hô ở quần đảo Cát Bà.
Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập I. NXB KHKT, tr. 146 - 151.
2. Lăng Văn Kẻn, 1994. Hiện trạng và xu thế phát triển của các rạn san hô vùng
Cát Bà - Long Châu (Hải Phòng). Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển,
tập II. NXB KHKT. tr. 126 - 130.
3. Phân viện Hải Dương học tại Hải Phòng, 1998. Nghiên cứu lập kế hoạch
quản lý môi trường vịnh Hạ Long, Việt Nam. Báo cáo kết quả khảo sát.
Phần V, Các chỉ thị sinh học. Lưu trữ tại Phân viện Hải Dương học tại Hải
Phòng.
4. Nguyễn Huy Yết, 1989. San hô và RSH bờ tây vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Hải
quân 6 (143). tr. 35 - 36.
5. Nguyễn Huy Yết, 1990. San hô cứng ven bờ tây vịnh Bắc Bộ, hiện trạng và
vấn đề bảo vệ tài nguyên RSH. Báo cáo của Hội nghị KHKT ngành Thuỷ sản
1986 - 1990. Hà Nội.
6. Nguyễn Huy Yết và nnk, 1991. Điều tra thống kê nguồn gien trên các rạn san
hô vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, đề xuất phương hướng sử dụng hợp
lý và bảo vệ nguồn lợi. Báo cáo khoa học lưu trữ tại Phân viện Hải Dương
học tại Hải Phòng.
7. Nguyễn Huy Yết, 1991a. Cấu trúc rạn và độ phủ san hô sống trên các rạn ven
bờ tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc về
Biển lần III, tập 1. Hà Nội, tr. 352 - 358.
8. Nguyễn Huy Yết và Lăng Văn Kẻn, 1995. Thành phần loài và sự phân bố
san hô của vịnh Hạ Long. Báo cáo của Hội nghị KH Sinh vật biển lần thứ I.
Nha Trang 10/1995.

14
9. Gomez E. D., Alcala A.C., 1984. Survey of Philippine coral reefs using
transect and quadrat techniques. UNESCO, 21. p. 57 - 69.
10. Veron J. E. N., Pichon M., 1976. Scleractinia of Eastern Australia. Part I -
Families Thamnastreiidae, Astrocoeniidae, Pocilloporidae. Australia
Institute Marine Science Monogr. Ser. Vol. 1, p. 1 - 86.
11. Veron J. E. N., Pichon M., Wijsman-Best M., 1977. Scleractinia of Eastern
Australia. Part II - Families Faviidae, Trachyphyllidae. Australia Institute
Marine Science Monogr. Ser. Vol. 3, p. 1 - 233.
12. Veron J. E. N., 1980. Hermatypic Scleractinia of Hong Kong an annotated
list of species. Procc. Fist Inter. Mar. Bio. Worshop, Hong Kong Uni. Press.
p. 111 - 125.
13. Veron J. E. N., Pichon M., 1980. Scleractinia of Eastern Australia. Part III -
Families Agariciidae, Siderastreidae, Fungiide, Oculinidae, Merulinidae,
Pectiniidae, Caryophylliidae, Dendrophylliidae. Australia Institute Marine
Science Monogr. Ser. Vol. 4, p. 1 - 422.
14. Veron J. E. N., Pichon M., 1982. Scleractinia of Eastern Australia. Part IV -
Families Poritidae. Australia Institute Marine Science Monogr. Ser. Vol. 5,
p. 1 - 159.
15. Veron J. E. N., Wallace C.C., 1984. Scleractinia of Eastern Australia. Part V
- Families Acroporidae. Australia Institute Marine Science Monogr. Ser.
Vol. 6, p. 1 - 485
16. Veron J. E. N., 1986. Corals of Australia and the Indo- Pacific. Argus and
Robertson Publ. Sydney, London, p. 1 - 664.
17. WWF Vietnam Marine Conservation Northern Survey Team, 1993. Survey
report on the Biodiversity, Resource Utilization and Conservation Potention
of Cat Ba Region, Hai Phong, North Viet Nam. P. 1 - 64.

15
DANH MỤC SAN HÔ HẠ LONG

TT Tên khoa học


Fam. Mussidae
1 Acanthastrea echinata
2 A. hillae
3 A. rotundoflora
4 Lobophyllia corymbosa
5 L. flabelliformis
6 L. hataii
7 L. hemprichii
8 L. robusta
9 Symphyllia agaricia
10 S. radians
11 S. recta
Fam. Acroporidae
12 Montipora spongodes
13 M. turgescens
14 M. undata
15 M. vietnamensis
16 Acropora digitifera
17 A. glauca
18 A. microphthalma
19 A. monticulosa
20 A. prostrata
21 A. pulchra
22 A. solitaryensis
23 A. spicifera

16
24 A. teres
25 A. tumida
26 Astreopora cucullata
27 A. expansa
28 A. myriophthalma
29 A. ocellata
Fam. Siderastreidae
30 Coscinaraea columna
31 C. exesa
32 Psammocora sp
33 Pseudosiderastrea tayami
Fam. Pectinidae
34 Echinophyllia aspera
35 E. echinata
36 E. echinoporoides
37 E. orpheensis
38 E. patula
39 Mycedium elephantotus
40 Oxypora lacera
41 Pectinia lactuca
42 P. paeonia
Fam. Faviidae
43 Cyphastrea serailia
44 Echinopora lamellosa
45 Favia danae
46 F. favus
47 F. maritima
48 F. helianthoides
49 F. lizardensis

17
50 F. maxima
51 F. speciosa
52 F. veroni
53 Favites abdita
54 F. acuticollis
55 F. chinensis
56 F. compliata
57 F. flexuosa
58 F. halicora
59 F. pentagona
60 Goniastrea aspera
61 G. australiensis
62 G. favulus
63 G. pectinata
64 Platygyra acuta
65 P. pini
66 P. ryukyuensis
67 Plesiastrea versipora
Fam. Oculinidae
68 Galaxea astreata
69 G. fascicularis
Fam. Poritidae
70 Porites densa
71 P. evermanni
72 P. lobata
73 P. lutea
74 Goniopora albiconus
75 G. colomna
76 G. djiboutiensis

18
77 G. fruticosa
78 G. lobata
79 G. stokesi
80 G. minor
81 G. norfolkensis
82 G. palmensis
83 G. pandoraensis
84 G. pendulus
85 G. stutchburyi
86 G. tenuidens
Fam. Merulinidae
87 Hydnophora exesa
88 Merulina ampliata
Fam. Fungiidae
89 Lithophyllon undulatum
90 Podabacia motuporensis
91 Sandalolitha dentata
92 S. robusta
93 Fungia fungites
94 F. repanda
Fam. Agariciidae
95 Pavona decussata
96 P. explanulata
97 P. varians
98 Pachyseris speciosa
Fam. Dendrophylliidae
99 Turbinaria mesenterina
100 T. peltata
101 T. reniformis

19
102 T. stellulata

20
MỤC LỤC

I. Mở đầu ..................................................................................................... 1
II. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2
1. Điều tra sự phong phú về thành phần loài .......................................... 3
2. Xác định độ phủ và các kiểu dạng sống đáy ...................................... 4
3. Xử lý số liệu ........................................................................................ 4
III. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 5
1. Đa dạng thành phần loài ..................................................................... 5
2. Hình thái tập đoàn phổ biến trên các rạn ............................................ 6
3. Độ phủ của san hô ............................................................................... 6
4. Hình thái rạn........................................................................................ 7
5. Hiện trạng phân bố của san hô ............................................................ 8
5.1. Phân bố ........................................................................................ 8
5.2. Phân vùng san hô ......................................................................... 9
6. Sự suy giảm của san hô vịnh Hạ Long ............................................. 10
7. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới rạn san hô khu vực Hạ Long ........ 12
8. Cảnh báo xu thế của san hô vịnh Hạ Long trong tương lai .............. 13
IV. Kết luận ............................................................................................... 13
Tài liệu tham khảo..................................................................................... 14
Phụ lục ....................................................... Error! Bookmark not defined.

You might also like