You are on page 1of 6

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT


-----------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐA DẠNG CÁC LOÀI THÚ NHỎ (DƠI, GẶM
NHẤM VÀ THÚ ĂN SÂU BỌ) TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Đức Tiến, Trịnh Việt Cường, Satoru Arai,
Satoshi Ohdachi, Shin-Ichiro Kawada, Tsuchiya Kimiyuki, Suzuki Hitoshi, Dai Fukui và
Nguyễn Trường Sơn

Xuân Sơn, 7.2012


Lời cảm ơn

Để hoàn thành đợt khảo sát này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị
sau đã tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn về mặt thủ tục giấy tờ cũng như cử cán bộ phối hợp
trong suốt thời gian khảo sát, gồm:
- Ủy ban nhân tỉnh Phú Thọ;
- Công An tỉnh Phú Thọ;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tinh Phú Thọ;
- Công Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ;
- Chi Cục lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ;
- Ban giám đốc Vườn quốc gia Xuân Sơn và cán bộ trạm bảo vệ rừng Xóm Dù, tỉnh Phú
Thọ;
- Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật;
- Ban Lãnh đạo Phòng Động vật học có xương sống.

1
I. Mở đầu:

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên khoa học giữa Viện Sinh thái và tài nguyên sinh
vật với trường Đại học Kyoto, Đại học Tokyo, Nhật Bản và Chương trình Động vật chí Việt
Nam, được sự đồng ý của Ủy Ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và các cơ quan chức năng của tỉnh,
Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã tiến hành tổ chức đợt nghiên cứu khảo sát đa dạng
sinh học các loài thú nhỏ (dơi, gặm nhấm và thú ăn sâu bọ) tại vườn quốc gia Xuân Sơn với
mục đích: Đánh giá đa dạng các loài dơi, gặm nhấm và thú ăn sâu bọ tại khu vực nghiên cứu.

II. Thành phần đoàn khảo sát


Thành phần đoàn khảo sát được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Thành phần đoàn khảo sát
1. TS. Đặng Ngọc Cần - Viện ST&TNSV - Trưởng đoàn
2. ThS. Nguyễn Trường Sơn - Viện ST&TNSV - Phó đoàn
3. CN. Phạm Đức Tiến - Viện ST&TNSV - Thành viên
4. CN. Trịnh Việt Cường - Viện ST&TNSV - Thành viên
5. CN. Nguyễn Xuân Nghĩa - Viện ST&TNSV - Thành viên
6. TS. Satoru Arai - Viện nghiên cứu virus quốc gia, - Thành viên
HC: MB 3565602. QT: Nhật Bản Nhật Bản
7. TS. Suzuki Hitoshi - Đại học Hokkaido, Nhật Bản - Thành viên
HC: TK 3067700. QT: Nhật Bản
8. TS. Tsuchiya Kimiyuki - Đại học Nông nghiệp Tokyo, - Thành viên
HC: TH 6511556. QT: Nhật Bản Nhật Bản
9. TS. Satoshi Ohdachi - Đại học Hokkaido, Nhật Bản - Thành viên
HC: TK 1955627. QT: Nhật Bản
10. TS. Shin-Ichiro Kawada. - Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Tokyo, - Thành viên
HC: TH 7564594. QT: Nhật Bản Nhật Bản
11. TS. Dai Fukui - Viện Tài nguyên sinh vật Hàn - Thành viên
HC: TK 3065987. QT: Nhật Bản Quốc
12. Ông Hoàng Kim Sơn - Cán bộ trạm QLBVR Xuân Sơn - Thành viên
13. Ông Nguyễn Văn Tuất - Cán bộ trạm QLBVR Xuân Sơn - Thành viên
14. Ông Hà Văn Đà - Cán bộ trạm QLBVR Xuân Sơn - Thành viên

III. Thời gian, địa điểm, phương pháp nghiên cứu


1. Thời gian và địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 24 tháng 06 đến ngày 04 tháng
07 năm 2012 trên địa bàn khu vực rừng xóm Dù, xóm Lạng, xóm Lấp thuộc vườn quốc gia
Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2. Phương ngháp nghiên cứu:
- Thu thập các loài chuột và chuột chù: sử dụng các loại bẫy lồng, bẫy hộp (có 3 kích thước
khác nhau) để thu thập mẫu vật. Tại mỗi điểm đặt bẫy, có thể đặt 50-100 bẫy với khoảng cách
các bẫy từ 5-10m, với tổng chiều dài tuyến bẫy khoảng 500-1000m. Bẫy được đặt ở trên cây
(cách mặt đất khoảng 3-5m để thu thập các loài sóc) hoặc dưới mặt đất để thu thập các loài

2
chuột, chuột chù và chuột chũi. Bẫy được đặt tại các điểm nghiên cứu khoảng 4-5 ngày và
thường xuyên được kiểm tra vào sáng sớm khoảng 7-8giờ và thay mồi vào sẩm tối. Mồi được
sử dụng có khi là mồi tự chế hoặc là các loại hoa quả tự nhiên có mùi vị hấp dẫn.
- Bẫy ống được đặt dọc theo lối mòn của chuột chũi cách mặt đất khoảng 2-3cm. Các lối mòn
được chọn để đặt bẫy thường cắt ngang qua đường mòn. Do Chuột chũi hoạt động cả ngày và
đêm nên có thể thu thập được mẫu ở các thời gian khác nhau vào ban ngày hoặc ban đêm.
- Lưới mở và bẫy thụ cầm dùng để thu thập các loài dơi. Lưới và bẫy được đặt ngang suôi, các
lối mòn trong rừng hay trước cửa các hang động. Lưới và bẫy được mở ra vào chiều muôn và
đóng lại vào sáng sớm hôm sau.
3. Phân tích mẫu vật và bảo quản tại phòng thí nghiệm:
Các mẫu thu thập được sẽ được tiến hành quan sát, mô tả, chụp ảnh, đo các thông số kỹ thuật.
Mẫu sẽ được thả lại vào tự nhiên sau khi đã được xác định chính xác loài. Các mẫu chưa xác
định được tên khoa học hay còn nghi ngờ sẽ được giữ lại làm tiêu bản và tiếp tục được phân
tích tại phòng thí nghiệm của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Đối với mẫu nhồi, mẫu sẽ
được lột da, tẩm hóa chất và nhồi thành mẫu nghiên cứu. Đối các mẫu ngâm cồn, mẫu sẽ được
định hình trong cồn 96% trong khoảng 12 giờ. Sau đó sẽ được chuyển sang cồn 70% để bảo
quản lâu dài, phục vụ công tác nghiên cứu sau này. Các mẫu sọ sẽ được bảo quản trong cồn và
sẽ tiếp tục phân tích tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
4. Thông tin về vị trí điều tra:
Sử dụng máy định vị toàn cầu cầm tay GPSmap 60CSx để ghi nhận toạ độ các vị trí điều tra.
Ngoài ra, máy cũng hộ trợ về độ cao tại các vị trí và địa điểm đặt lưới. Bên cạnh đó các địa
điểm điều tra cũng được mô tả sơ qua về sinh cảnh.
5. Tài liệu chính sử dụng:
- Tài liệu định tên khoa học loại: Corbet, G.B and J.B. Hill (1992); Lekagul B., McNeely
(1977); Cao Van Sung et al. (1980): Những loài gặm nhấm ở Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà
Nội; Lunde D. and Nguyen Truong Son (2001): An Identification Guide to the Rodents of
Vietnam; Động vật chí Việt Nam (2008) và Sách nhận diện các loài thú của khu vực đông nam
Á của Charles M. Francis (2008).
- Tài liệu định tên phổ thông loài: Đặng Ngọc Cần và nnk, 2008; Lê Vũ Khôi, 2000; Đặng Huy
Huỳnh, 1994.

IV. Kết quả nghiên cứu:


Trong suốt thời gian nghiên cứu, 73 mẫu vật đã được thu thập, trong đó dơi: 35 mẫu vật, gặm
nhấm: 15 mẫu vật và thú ăn sâu bọ: 23 mẫu vật. Qua phân tích định loại tại Viện Sinh thái và
tài nguyên sinh vật, đã xác định được 21 loài thú nhỏ thuộc 8 họ, 4 bộ. Danh sách thành phần
loài và số lượng mẫu được thể hiện ở bảng 3.

3
Bảng 3. Danh sách các loài thú nhỏ (Dơi, gặm nhấm và thú ăn sâu bọ) ghi nhận được tại
địa điểm nghiên cứu
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tư liệu Số
mẫu
I. BỘ NHIỀU RĂNG ERINACEOMORPHA Gregory, 1910
1. Họ Chuột voi Erinaceidae G. Fischer, 1814
1. Chuột voi đồi Hylomys suillus Müller, 1840 M 3
II. BỘ CHUỘT CHÙ SORICOMORPHA Gregory, 1910
2. Họ chuột chù Soricidae G. Fischer, 1814
2. Chuột chù Crocidura fuliginosa (Blyth, 1855) M 3
3. Chuột chù Crocidura attenuata Milne-Edwards, M 3
1872
3. Họ Chuột chũi Talpidae G. Fischer, 1814
4. Chuột chũi Euroscaptor subanura Kawada, M 2
Nguyen, Dang, 2012
III. BỘ DƠI CHIROPTERA Blumbach, 1779
4. Họ Dơi quả Pteropodidae Gray, 1821
5. Dơi chó cánh dài Cynopterus sphinx (Vahl, 1797). M 3
5. Họ Dơi lá mũi Rhinolophidae Gray, 1825
6. Dơi lá mũi nhỏ Rhinolophus pusillus Temminck, M 3
1834
7. Dơi lá péc-xôn Rhinolophus pearsonii Horsfield, M 3
1851
8. Dơi lá mũi rẻ quạt Rhinolophus marshalli Thonglongya, 1
1973
9. Dơi lá tô-ma Rhinolophus thomasi K. Andersen, M 2
1905
10. Dơi Rhinolophus malayanus Bonhote, M 2
1903
6. Họ Dơi nếp mũi Hipposideridae Lydekker, 1891
11. Dơi nếp mũi ba lá Aselliscus stoliczkanus (Dobson, M 2
1871)
12. Dơi nếp mũi xám Hipposideros larvatus (Horsfield, 3
1823)
13. Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomona K. Andersen, M 3
1918
4
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tư liệu Số
mẫu
7. Họ Dơi muỗi Vespertilionidae Gray, 1821
14. Dơi muỗi Myotis cf. annamiticus Kruskop and M 3
Tsytsulina, 2001
15. Dơi muỗi Myotis sp. M 1
16. Dơi mũi ống Murina cyclotis Dobson, 1872 M 1
17. Dơi mũi ống Murina sp. 1
IV. BỘ GẶM NHẤM RODENTIA Bowdich, 1821
8. Họ Chuột Muridae Illiger, 1811
18. Chuột mốc lớn Berylmys bowersi (Anderson, 1879) M 3
19. Chuột su-ri Maxomys surifer (Miller, 1900) M 1
20. Chuột bóng Rattus nitidus (Hodgson, 1845) M 3
21. Chuột thường Rattus rattus (Linnaeus, 1758) M 3
Ghi chú:
M: Mẫu
Các mẫu hiện đang được lưu giữ bảo quản tại Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật phục vụ
công tác nghiên cứu. 17 mẫu đã được chuyển giao lại cho Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú
Thọ phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày.

Xác nhận của cơ quan chủ quản Ngày tháng năm 2012
TM. Đoàn công tác

You might also like