You are on page 1of 11

9.5.2.

Chuyển vận của chim

a, Chuyên vận bay ở chim

Bộ cánh là cơ quan chủ yếu nâng chim bay.

- Các dạng cánh cơ bản:

A. Cánh hình elip, bay chậm (Giẻ quạt) ; B. Cánh hơi thuôn, bay nhanh vừa
(Nhạn);

C. Cánh hẹp, bay lướt (Hải âu) ; D. Cánh rộng, bay cao (Ưng);

1. Các khe cánh rộng; 2. Cánh hình elip; 3. Bờ trước mỏng;

4. Cánh cong về phía sau; 5. Mút cánh thon, không có khe cánh;

6. Cánh hẹp; 7. Không có khe cánh; 8. Cánh rộng; 9. Có các khe cánh hẹp;

10. Bờ cánh trước dày, vồng lên

- Các kiểu bay cơ bản:


+ Bay chèo liên tục
+ Bay chèo – lướt
+ Bay lướt động
+ Bay lướt tĩnh
- Cấu tạo:

Dạng Kiểu Cấu tao cánh Đặc điểm bay Phổ biến ở
cánh bay các loài
Cánh Bay Tỷ lệ chiểu dài so Tuỳ theo loài, cỡ lớn Vit trời, sẻ,
dạng elip chèo với chiều rộng và dạng cánh gõ kiến, giẻ
liên tục không lớn, cánh có quạt, ác là,
nhiều khe hở giữa …
các lông sơ cấp.

Cánh bay Bay Cánh hơi quặt về Đập cánh ít Nhạn biển,
nhanh chèo – phía sau, đầu cánh én, nhạn,…
lướt nhọn, mặt cánh
tương đối phẳng,
tỷ lệ chiều dài so
với chiều rộng vừa
phải, không có khe
hở giữa các lông
cánh sơ cấp.
Cánh bay Bay Tỷ lệ chiều dài so Lợi dụng sự thay đổi Hải Âu
lướt lướt với chiều rộng lớn, của tốc độ gió, điều
động cánh hẹp ngang, chỉnh góc đọ của cáh
không có khe hở, để bay lướt nhanh, lên
có biến đổi theo cao, xuống thấp và rẽ
nguyên tắc khí phải hay trái.
động học cao nhất.
Cánh bay Bay Cánh có bề rộng Lợi dụng các dòng khí Chim ưng,
cao lướt lớn, có khe hở, đối lưu để nâng cánh kền kền, cắt
tĩnh khung cánh vồng chim; hao phí một số diều, ….
lên rõ ràng. năng lượng để dương
cánh.

b, Trèo

- Là cách chuyển vận khởi thuỷ của chim.


- Cấu tạo: chân sau có móng khoẻ với hai ngón hướng trước và hai ngón
hướng sau; giò, ống chân ngắn lại.
+ Vẹt: dùng mỏ quặp vào cành cây để lấy chỗ tựa, rồi dùng chân trèo .
+ Gõ kiến: nhảy trên than cây, vuốt sắc nhọn bám chặt vào vỏ cây.
+ Én: 4 ngón chân hướng về phía trước, có vuốt sắc, rất ngắn và yếu để bám
vào vách đá.
c, Đi và chạy

- Là cách chuyển vận trên đất của hầu hết các loài chim.
- Phân loại:
+ Chim nước (Cốc, Le, Vịt, Ngỗng, Ngan…) : đi chậm chạp, nặng nề
+ Chim đồng lầy (diệc trắng lớn, cò, chim sẻ bờ biển…) và chim ở cạn (Đà
điểu, cánh cụt…) : đi giỏi
+ Chim có chân cao, ngón chân dài, mảnh ( Diệc, Rẽ, Gà nước…): lủi rất
nhanh

d,

Bơi và lặn

- Phổ biến ở các loài chim kiếm ăn ở nước: Cốc, Le, Pinguin…
- Phân loại:
+ Theo cách tiếp cận với nước:
 Từ không trung lao xuống nước: Hải âu, Báo bão, Nhàn biển…
 Từ không trung hạ xuống bờ rồi đi dần xuống nước: Rẽ, Vịt, Cốc...
+ Theo mức độ thích nghi với chuyển vận bơi và lặn:
 Đi giỏi,, ít bơi, chân thiếu màng da: Rẽ…
 Đi kém, bay giỏi, bơi, giỏi, chân có màng da nhưng không lặn, hoặc
lặn rất kém: Vịt, Ngan, Ngỗng, Bồ nông…
 Đi kém, bay kém, bơi giỏi, lặn giỏi, chân có màng da: Cốc, Le…

9.5.3. Hoạt đông ngày và mùa

- Do khả năng kiếm thức ăn của chúng quyết định.

- Căn cứ vào thời gian hoạt động trong ngày:

+ Nhóm chim ngày: hoạt động từ lúc Mặt Trời mọc tới lúc Mặt Trời lặn.

Chim ăn sâu bọ: chích choè, chào mào, sáo, chèo bẻo…

Chim ăn hạt, quả: vẹt, sẻ, gà…

Chim ăn thịt ngày: cắt, diều hâu…

Chim ăn cá: Bói cá, bồng chanh…


+ Nhóm chim đêm: hoạt động vào ban đêm.

Chim ăn thịt đêm (cú vọ, thù thì,…): mắt lớn có khả năng nhìn trong tối, tai
phát triển rất thính, long mềm giúp chim bay không có tiếng động, có màu
xám.

Một số chim nước: diệc, vạc, sếu,


ngỗng…

+ Nhóm chim hoàng hôn:

Chim ăn sâu bọ bay: muỗi, bướm đêm

Một số loài chim ăn cá, tôm: cò lửa


9.5.4. Sự di cư

a, Hiện tượng di cư của chim:

- Là sự di chuyển theo mùa có quy luật giữa vùng sinh sản mà hè và cùng trú
đông.
- Giúp chim tránh được điều kiện khí hậu khắc nghiệt và có thể sống trong
điều kiện khí hậu thuận lợi , nguồn thức ăn phong phú.
- Tạo điều kiện tối ưu cho sinh sản và nuôi dưỡng chim non.
- Làm tăng khoảng không rộng lớn, làm giảm sự cạnh tranh lãnh thổ.
b, Tác nhân kích thích sự di cư của chim:
- Ngày dài, ngắn, nhiệt độ => hoạt động nội tiết bất thường => sự di cư của
chim.
- Độ dài ngày tăng => thuỳ trước tuyến yên hoạt động => hoocmon kích thích
sinh dục => sự thay đổi phức tạp về tập tập tính, sinh lí => tuyến sinh dục
phát triển, tích luỹ mỡ, tập tính khoe mẽ, ghép đôi, chăm sóc chim non, chim
trú đông bay trở về phương Bắc.
c, Nguồn gốc sự di cư:
Là một tập tính của nhiều loài chim.
- Giả thuyết thứ nhất:
+ Xưa chim đã phân bố trên toàn bộ Bắc bán cầu vào thời kì khí hậu ấm,
thức ăn nhiều.
+ Thời kì băng hà, chim di chuyển xuống phương nam.
+ Băng hà rút, chim quay trở lại phương Bắc vào mùa xuân ấm; tới mùa
đông chúng di cư về phương nam.
- Giả thuyết thứ hai:
+ Quê hương cổ xưa của chim là vùng nhiệt đới.
+ Một số chim di chuyển lên phương Bắc đế tránh sự đông nghịt và cạnh
tranh vùng sinh sản; quay trở lại quê hương sau khi đã sinh sản và con cái đã
phát triển đầy đủ.
d, Đường di cư:
- Hầu hết theo hướng bắc nam, theo mốc bờ biển, sông…
- Thời gian di cư tuỳ loài
+ Chim nước thường di cư trong thời gian ngắn, di cư cả ngày đêm.
+ Chim bé di cư ban đêm, ban ngày kiếm ăn.
+ Loài khác kéo dài thời gian vì vằ di cư vừa kiếm mồi.
- Đường di cư có thể rộng hoặc hẹp.
- Độ cao di cư tuỳ loài: 90% chim bay cao dưới 1500m.
- Khoảng cách đường di cư tuỳ loài
- Nhiều loài di cư theo loài, đồng loạt; loài khác di cư con trước, con sau, theo
gia đình.
e, Định hướng trong di cư:
- Hầu hết nhờ thị giác, sử dụng kết hơp các tín hiệu môi trường => nhận biết
các mốc địa hình và theo đường đi quen thuộc.
- Khi di cư vượt biển, chim định hướng nhờ cảm nhận từ trường Trái Đất; nhờ
định hướng góc phương vị ánh sáng mặt trời ban ngày và các ngôi sao lớn
vào ban đêm.
9.5.5. Thức ăn
- Quyết định phần lớn đặc điểm sinh thái học của chim.
- Là nguyên nhân khởi đầu của sự di cư; ảnh hưởng tới độc mắn đẻ, phân bố
địa lí và phát tán của chim.
- Do sự trao đổi năng lượng mạnh mẽ => chim ăn rất nhiều.
+ Chim nhỏ, chim non ăn nhiều hơn chim lớn, vì tốc độ trao đổi chất của
chim nhỏ lớn hơn chim lớn rất nhiều.
- Sự tiêu hoá tiếp diễn nhanh chóng
- Gồm 3 nhóm chính:
+ Nhóm chim ăn động vật: ăn các loài động vật khác
 Chim ăn thịt (các loài ăn thịt động vật có xương sống): mắt rất tinh;
chân khoẻ; vuốt sắc; mỏ quặp, sắc.
 Chim ăn xác động vật (ăn thịt các xác động vật khác): kền kền
 Chim ăn cá: pinguin, bồ nông, cốc, mòng biển, hải âu, bói cá, sả, ó cá,

 Chim ăn sâu bọ: cú muỗi, gõ kiến, cu cu, nhạn, chèo bèo…
+ Nhóm chim ăn thực vật:
 Chim ăn hạt (bộ Sẻ): mỏ ngắn, khoẻ.
 Chim ăn quả: chào mào, hồng hoàng, niệc, cu xanh, vẹt,…
 Chim hút mật hoa: bé nhỏ, bay giỏi, bay tại chỗ rất lâu, lưỡi dài, mỏ
dài, cong.

+ Nhóm chim ăn tạp:


 Gồm các loài chim ăn động vật, thực vật và xác động vật.

You might also like