You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG SINH

I. Lớp chim
Câu 1: Cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh chim→ quạt gió giúp chim bay,cản ko khí khi hạ cánh
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh,đi lại
-Có bộ vũ bao phủ cơ thể gồm lông ống và lông tơ
-Có mỏ sừng,hàm không có răng → đầu chim nhẹ
-Cổ dài,khớp với thân → phát huy vai trò của giác quan,rỉa lông,bắt mồi
Câu 2: Vai trò của động vật lớp chim
* Lợi ích
-Cung cấp thực phẩm (thịt vịt,trứng gà)
-Giúp tiêu diệt sâu bọ,gặm nhắm có hại (chim sâu,cú mèo..)
-Làm cảnh,làm đồ trang trí (vẹt,lông vịt,lông đà điểu,..)
-Chim được huấn luyện để săn mồi,phục vụ du lịch (chim ưng,đại bàn,vịt trời..)
-Giúp cây thụ phấn,phát tán nòi giống (bói cá,chim cu,..)
* Tác hại
-Ăn quả,ăn hạt,ăn cá (chim bói cá)
-Là động vật trung gian truyền bệnh (gà..)
Câu 3: Sự đa dạng cuả lớp chim
Hiện nay lớp chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ.Ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài.
-Lớp chim rất đa dạng về môi trường sống(trên cạn,dưới nước),tập tính sống(tập tính kiếm ăn,sinh sản) và cấu tạo thích nghi
-Chia làm 3 nhóm Chim chạy (đà điểu)
Chim bơi (chim cánh cụt)
Chim bay (chim ưng)
-Mỗi bộ chim đều có cấu tạo và thích nghi với môi trường sống của chúng
II. Lớp thú
Câu 1: Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống
-Cơ thể được bao phủ bởi bộ lông mao dày xốp → che chở,giữ nhiệt
-Chi trước ngắn,khỏe,có vuốt sắc → đào hang
-Chi sau dài,khỏe → chạy nhanh,bật nhảy xa
-Mùi thính,lông xúc giác nhạy bén → thăm dò thức ăn và môi trường
-Tai thỏ rất thính,có vành tai lớn,cử động được → định hướng âm thanh,phát hiện sớm kẻ thù
Câu 2: Vai trò của thú.Cho ví dụ
* Tác hại
-Cung cấp thực phẩm chính cho con người (thịt bò,thịt lợn)
-Cung cấp sức kéo (trâu,bò,ngựa)
-Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu,nhung nai)
-Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ (lông cừu,da hổ,sừng hưu)
-Cung cấp phân bón (phân trâu,phân bò)
-Tiêu diệt gặm nhấm (mèo)
-Là đối tượng nghiên cứu khoa học (chuột bạch)
-Phục vụ du lịch,giải trí,an ninh (cá heo,voi,chó)
* Tác hại: phá hoại đồ đạc,mùa màng,truyền bệnh (chuột đồng,dơi)
Câu 3:
I/ Bộ Dơi
Đại diện: Dơi ăn sâu bọ,dơi quả
Nơi sống: hang động,kẻ đá,trên cây
Đặc điểm cơ thể
+Chi trước biến đổi thành cánh da,màng cánh rộng,có lông mao thưa,bay thoăn thoắt
+Thân ngắn,chi sau nhỏ,yếu
+Răng nhọn,sắc
-Đẻ con,nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích: Dơi ăn sâu bọ phát tán hạt cây
Tác hại: Dơi ăn quả,dơi hút máu truyền bệnh
II/ Bộ cá voi
Đại diện: Cá voi xanh,cá heo
Nơi sống: ở biển
Đặc điểm cơ thể
+Cơ thể hình thoi có lớp mỡ dưới da dày
+Chi trước biến đổi thành vây bơi,chi sau tiêu giảm
-Đẻ con,nuôi con bằng sữa mẹ
-Có cơ quan thu phát sóng siêu âm
III/ Bộ ăn thịt
Đại diện: Mèo,hổ,chó sói,..
Đặc điểm răng cửa ngắn,sắc để róc xương
+Bộ răng phân hóa thành răng nanh nhọn,sắc để xé mồi
răng hàm có nhiều mấu,sắc để nghiền mồi
+Chân có vuốt sắc,nhọn,toàn chân có đệm thịt dày

You might also like