You are on page 1of 2

I.

Mở đầu
Chuyển động là một đặc điểm cơ bản của cơ thể sống và giữ vai trò quan trọng đối với động
vật. Hầu hết các loài động vật chủ động tìm thúc ăn, nơi trốn hay tìm bạn đời của mình bằng
sự vận động.
II. Vận động ở ĐV
1) Vận động ở ĐV không xương sống
Ở giun đất: vận chuyển bằng cách dồn ép dịch thể xoang.
Ở chân khớp: vận chuyển nhờ các bó cơ vân kết hợp với chuyển động của chân và cánh.
Ở thân mềm: chuyển động nhờ các chân đầu, chân bụng hoặc chân rìu.
2) Vận động ở ĐV có xương sống liên quan mật thiết với môi trường sống
a. Ở cá
Đa số đều chuyển động về phía trước bằng sự có bóp từng đợt của các cơ chạy dọc theo cơ thể
từ trước ra sau, tạo ra chuyển động cong hình chữ S.
Sự co tuần tự cơ ở hai bên thân và chuyển động vẫy đuôi, kết hợp với chuyển động của vây
giúp cá lao đi trong nước (vây đuôi đẩy thân cá về phía trước, hoặc kìm hãm sự vận động của
thân cá; vây lưng, vây hậu môn làm nhiệm vụ bánh lái). Vây ngực và vây bụng giúp cá lái
xuống sâu, lượn sang trái hoặc sang phải.
VD: Cá sụn có tỉ trọng cơ thể lớn hơn tỉ trọng nước (do trong cơ thể tích lũy nồng độ urea cao
hơn các sinh vật bình thường), nên chúng luôn phải bơi để không bị chìm. Khi kết hợp các vây
với chuyển động cột sống, cơ thể cá được nâng lên và chuyển động về phía trước.
b. Ở lưỡng cư và bò sát
Lưỡng cư và bò sát có bốn chân nhô ra từ hai phía của cơ thể và cột sống uốn cong chữ S khi
chuyển động. Riêng với nhóm bò sát không chân (rắn), sự vận động chủ yếu được thực hiện
bởi sự uốn cong cơ thể theo hình chữ S, kết hợp với các động tác quăng mình hoặc trườn bò.
VD: Cơ thể rắn vận chuyển theo làn sóng bên trên toàn thân, thì sự di chuyển này rất nhanh.
Nếu cơ thể vận chuyển theo làn sóng bên nhỏ ở từng phần cơ thể, thì sử dụng khi rắn bò nhanh
qua kẽ lá hay khe hẹp. Khi di chuyển thẳng, rắn sử dụng tấm bụng để bò từ từ và di chuyển
chậm.
c. Ở chim
Chim là động vật có xương sống biết bay. Là loài duy nhất có lông vũ, thành phần cấu tạo chính
là keratin. Lông vũ gồm có lông bay, lông bao, lông tơ và lông sợi.
▪ Lông bay gồm các lông to của cánh và lông dài của đuôi.
▪ Lông bao là loại lông che phủ phần lớn khu vực còn lại, làm cho cánh và cơ thể có dạng
hình thon.
▪ Giữa các lông phủ là lông tơ với cuống lông ngắn, các tơ rất thưa và không có phiến
lông.
▪ Lông sợi với cuống lông trông giống như sợi tóc, có một túm lông ở đầu tạo ra một lớp
ngăn cách làm giảm sự mất nhiệt.
Đai ngực rất phát triển, xương ức to ra là chỗ bám vững chắc cho các cơ bay. Cánh chim có
dạng như cánh máy bay để tạo ra sức nâng trong không khí.
Chim có bốn dạng cánh cơ bản là:
▪ Cánh bay chậm (chim sẻ, gõ kiến, giẻ quạt), có tỉ lệ chiều dài/chiều rộng nhỏ, nhiều khe
hở giữa các lông cánh sơ cấp, nên tốc độ bay chậm và đập cánh liên tục
▪ Cánh tay cao (kền kền, chim ung, diều hâu), có các khe cánh, khung cánh vòng lên rõ
ràng và bề rộng cánh lớn
▪ Cánh bay nhanh (chim én, chim nhạn biển), hơi quặt lại, vuốt nhọn ở đầu cánh, có tỉ lệ
chiều dài/chiều rộng vừa phải, không có các khe hở giữa các lông cánh, khi bay đập
cánh ít và lướt đi rất nhanh
▪ Cánh bay lướt (hải âu), có tỉ lệ chiều dài/chiều rộng cánh lớn, cánh hẹp ngang và không
có khe cánh.
d. Ở động vật có vú
Chân mọc ở phía dưới và trở thành giá đỡ cho toàn bộ cơ thể. Cột sống có cấu tạo vững chắc,
kết hợp với hệ thống cơ bám vào chỉ trên và chi dưới, tạo ra sự vận động hoàn hảo.
Ở các loài chạy nhiều, chiều dài của bước chân và súc mạnh của đôi chân được tăng cường bởi
sự uốn cong cột sống và hầu hết các loài thú đều biết bơi.

You might also like