You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ

PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

HỌC PHẦN: 2111HIST103101 – LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI

Họ và tên: Trần Thị Ngọc Ánh


Mã số sinh viên: 47.01.608.037
Lớp học phần: 2111HIST103101

Giảng viên hướng dẫn: NCS.ThS.Nguyễn Trà My

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử thế giới cổ trung đại có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa
của xã hội loài người. Lịch sử thế giới cổ trung đại cung cấp toàn diện cho chúng ta về
những sự kiện lịch sử thế giới, từ đó cho ta cái nhìn, cho ta sự hiểu biết đa dạng, sâu
sắc hơn về lịch sử nhân loại. Lịch sử cổ trung đại tuy bao gồm cả thời kỳ xã hội
nguyên thủy, nhưng căn bản vẫn là lịch sử của thời kỳ xã hội có giai cấp có nhà nước
cổ đại. Nhà nước xuất hiện là một trong những dấu hiệu chứng tỏ rằng con ngời đã
vượt qua thời đại dã man và bước vào thời đại văn minh tức là từ xã hội chưa có giai
cấp và nhà nước sang xã hội có giai cấp và nhà nớc. Nhà nước xuất hiện là một sản
phẩm tất yếu của sự phát triển của lịch sử. Lịch sử có giai cấp và nhà nớc cổ đại bao
gồm hai phần: xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên ở phương Đông cổ đại và chế
độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây cổ đại. Lịch sử thế giới cổ trung đại đã trình bày
một cách khái quát, xuyên suốt, bao quát về sự xuất hiện, ra đời của phương Đông và
phương Tây cổ đại.

Để làm rõ hơn về quá trình hình thành, cũng như là sự suy tàn của các nhà nước cổ đại
thì em xin chọn đề tài “ Sự ra đời và phát triển của các nhà nước phương Đông và
phương Tây cổ đại”.
NỘI DUNG
Sự ra đời nhà nước phương Đông và phương Tây cổ đại
Những nét chung về sự ra đời của nhà nước
Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông
Phương Đông chính là cái nôi của nền văn minh nhân loại nơi mà lần đầu tiên con
người biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.
Các nhà nước cổ đại ở phương Đông được hình thành sớm hơn nhiều so với các nhà
nước cổ đại ở phương Tây. Các nhà nước phương Đông ra đời sớm có thể được lý giải
là do yêu cầu của việc tổ chức quá trình sản xuất, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sự tồn tại và
phát triển của cộng đồng. Quá trình hình thành và phát triển của các nhà nước ở các
quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân
chủ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là nắm mọi quyền hành và được cha truyền
con nối.
Ở phương Đông chính là nơi phát sinh và phát triển xã hội có giai cấp đầu tiên. Những
nền văn minh cổ đại đã xuất hiện trên lưu vực của những hệ thống sông ngòi lớn chạy
dài trên một dải đất rộng. Đi từ bờ phía đông Địa Trung Hải đến bờ biển Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương thì có: lưu vực sông Nin ở Ai Cập, lưu vực Lưỡng Hà tạo
nên bởi hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. Lưu vực hai con sông Ấn và sông Hằng
bồi đắp nên đồng bằng Ấn Độ. Lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo
nên đồng bằng Hoa Bắc phì nhiêu và rộng lớn. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên
khoảng 3500 – 2000 năm TCN, cư dân đã tập trùn khá đông theo từng bộ lạc trên các
thềm đất cao gần sông. Đầu tiên là cư dân cổ ở Tây Á và Ai Cập, rồi đến lượt cư dân
trên các lưu vực sông còn lại. Họ đã tận dụng thiên nhiên để phát triển nông nghiệp:
thủy lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ và dễ canh tác. Tại những nơi ấy nông
nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhờ vào sản xuất phát triển chính là quá trình tất yếu dẫn
đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân; trên cơ
sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.
Lịch sử phương Đông cổ đại bắt đầu với sự hình thành xã hội và nhà nước chuyên chế
cổ đại vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN. Tuy nhiên các quốc gia cổ đại không ra đời
cùng một lúc.
Trên lưu vực sông Nin, vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đại
cổ đại đã khá đông đúc, sống tập trung theo từng công xã.
Để huy động được nhiều nhân công làm thủy lợi, các công xã đã tự kết hợp
lại thành các liên minh công xã, gọi là các “Nôm”. Khoảng 3200 năm TCN,
một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các Nôm và thành lập nhà
nước Ai Cập thống nhất.
Hình 1. Tranh khắc trên tường hầm mộ ở Te-bơ (Ai Cập) thế kỉ XV TCN
Ở lưu vực Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của
người Su-me đã được hình thành. Ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã ra đời
trên lưu vực sông Ấn từ khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN.
Ai Cập và Lưỡng Hà là nà nước ra đời sớm nhất vào cuối thiên niên kỷ IV TCN.
Chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào cuối khoảng thiên niên kỉ III
TCN. Vương triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỷ XXI TCN đã mở đàu
cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.
Các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ
IV – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời sớm nhất trên thế giới.
Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện nhờ vào sự phát triển kinh tế nông
nghiệp, các cư dân phương Đông đã sớm bước vào xã hội có giai cấp ngay từ thời
buổi đầu của thời đại đồ đồng.
Quá trình hình thành nhà nước của các nhà nước cổ đại phương Tây

You might also like