You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC 2022 – 2023

I. Trắc nghiệm
- Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
- Trình độ phát triển kinh tế không đều:
+ Nhật Bản là nước phát triển nhất
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hoá cao: Singapore,
Hàn Quốc, Đài Loan
+ Một số nước có tốc độ công nghiệp hoá nhanh: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,

+ Một số nước đang phát triển chủ yếu dựa vào nước ngoài: Lào, Cam-pu-chia,
Việt Nam,…
+ Một số nước thu nhập cao dựa vào nguồn dầu mỏ: A-rập-xê-út, Cố-oét, Bru-
nây
- Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á
* Nông nghiệp:
- Lương thực:
+ Lúa gạo: sản lượng chiếm 93% thế giới, được trồng chủ yếu ở các nước có
kiểu khí hậu gió mùa
+ Lúa mì: sản lượng chiếm 39% thế giới, được trồng chủ yếu ở các nước có kiểu
khí hậu lục địa
- Cây công nghiệp: Chủ yếu là chè, bông, cà phê, cao su,… Được trồng chủ yếu
ở Đông Á và Đông Nam Á
- Chăn nuôi: có tỷ trọng nhỏ hơn trồng trọt. Vật nuôi chủ yếu: trâu, bò, lợn, gà,
cừu
* Công nghiệp
- Tương đối phát triển
- Phân bố không đều
- Các nghành công nghiệp chủ yếu:
+ Khai khoáng: phát triển ở nhiều nước.
+ Cơ khí, luyện kim, chế tạo máy: phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan
+ Sản xuất hàng tiêu dùng: phát triển ở hầu khắp các quốc gia
* Dịch vụ:
- Được coi trọng, chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP
- Nhiều nước có ngành dịch vụ phát triển: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapore
- Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
+ S: > 7.1 triệu km2
+ Tiếp giáp: B: Châu Âu, Biển Đen, biển Ca-xpi
Đ: Trung Á, Nam Á, vịnh Péc – xích
N: Biển A-rap
T: Biển Đỏ, Châu Phi
- Đặc điểm tự nhiên, sông ngòi:
+ Địa hình: + Chủ yếu là núi và cao nguyên
+ Có 3 miền địa hình: Núi và cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía
Đông Bắc và Tây Nam, đồng bằng phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm, sơn
nguyên phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam
+ Khí hậu: chủ yếu là nhiệt đới khô, phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận
nhiệt Địa Trung Hải
+ Sông ngòi: kém phát triển, có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat. Nguồn
cung cấp nước chủ yếu là từ băng tan trên núi cao
- Tài nguyên: quan trọng nhất là dầu mỏ

- Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á


- S: 4 449 000 km2
- Nằm ở phía Nam châu Á
- Tiếp giáp: + B: Đông Á, Trung Á
+ Đ: Đông Nam Á, vịnh Ben-gan
+ N: Ấn Độ Dương
+ T: biển A-rap, Tây Nam Á
- Có 3 miền địa hình:
+ Núi và cao nguyên: Dãy Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, dài 2600 km, chạy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam nằm ở phía Bắc và 2 dãy Gat Đông và Gat
Tây nằm ở 2 rìa Đông – Tây
+ Sơn nguyên: Sơn nguyên Đê – can tương đối thấp và bằng phẳng
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng

- Sông ngòi: khá phát triển, có nhiều sông lớn, chế độ nước theo mùa. Hai con
sông lớn nhất: Ấn và Hằng

- Khí hậu: chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân bố đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp: thay đổi theo mùa.

+ Các vùng núi phân hoá phức tạp theo độ cao

+ Vùng TB Ấn Độ và Pa-ki-xtan có kiểu khí hậu khô hạn

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao

II. Tự luận:
Câu 1: Tây Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?

- Có 3 miền địa hình:


+ Núi và cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và Tây Nam
+ Đồng bằng phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm
+ Sơn nguyên phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam

Câu 2: Tại sao ở khu vực Tây Nam Á thường xuyên xảy ra những cuộc tranh
chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc?

- Vì Tây Nam Á có vị trí địa chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên,
khoáng sản

Câu 3: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?

- Có 3 miền địa hình:


+ Núi và cao nguyên: Dãy Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam nằm ở phía Bắc và 2 dãy Gat Đông và Gat Tây nằm ở 2
rìa Đông – Tây
+ Sơn nguyên: Sơn nguyên Đê – can tương đối thấp và bằng phẳng
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng

Câu 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở
khu vực Nam Á?
- Vào mùa hạ, dãy Hi-ma-lay-a đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn
Độ Dương vào gây mưa lớn cho sườn phía nam và vùng đồng bằng sông Hằng.
- Dãy Gat Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng
mưa lớn cho đồng bằng ven biển phía Tây
- Sơn nguyên Đê-can và dãy Gat Đông nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô
hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251 – 750 mm).
- Vùng tây bắc Ấn độ và Pakistan có kiểu khí hậu khô hạn nên lượng mưa ít

Câu 5: Giải thích tại sao khu vực Nam Á dân cư phân bố không đều?

- Dân cư Nam Á phân bố không đều, chủ yêu tập trung ở ven biển và các
con sông lớn vì:

+ Địa hình bằng phẳng, vùng mưa lớn thuận lợi cho dân cư phát triển nông
nghiệp.

+ Khí hậu gió mùa mát mẻ, thuận lợi hơn so với vùng hoang mạc và vùng
núi cao.

+ Dân cư tập trung dọc hai bên bờ sông Ấn và sông Hằng, gần nguồn nước
thuận lợi cho sản xuất, sinh họat và giao thông.

+ Vùng đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên
dân cư đã sinh sống và định cư ở đây từ xa xưa

You might also like