You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC 2022 – 2023

I. Trắc nghiệm
- Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
- Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á
- Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
II. Tự luận:
Câu 1: Tây Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
- Tây Nam Á có 2 miền địa hình
- Phía Đông Bắc có dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-
pi với hệ thông Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên
I-ran.
- Phía Tây Nam là sơn nguyên Ả- rập chiếm gần hết diện tích bán đảo Ả-rập.
Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của sông Ti-grơ và Ơ- phrát bồi
đắp.
Câu 2: Tại sao ở khu vực Tây Nam Á thường xuyên xảy ra những cuộc tranh
chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc?

- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc –
đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

- Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap
đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

- Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây
và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 3: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
Nam Á có 3 miền địa hình chính
- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc –
đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

- Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap
đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

- Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây
và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở
khu vực Nam Á?
Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết
hợp giữa gió mùa và địa hình:
- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và
ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa >
1000mm).
- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can
tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng
(>1000 mm).
- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm
từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).
- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu
khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251– 750 mm).

Câu 5: Giải thích tại sao khu vực Nam Á dân cư phân bố không đều?
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình,
đất đai, nguồn nước...).
+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng
phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư
tập trung đông đúc.
+ Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và
đời sống nên dân cư thưa thớt.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở
những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông.
+ Các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng
bằng Ấn - Hằng).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.

You might also like