You are on page 1of 3

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP BẢO VỆ

ĐỒ ÁN NỀN VÀ MÓNG

1. Sức chịu tải theo đất nền của cọc phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích?
2. Tại sao tính lún cho công trình lại dùng tải trọng tiêu chuẩn trong khi kiểm tra khả
năng chịu lực của nền và móng lại dùng tải trọng tính toán?
3. Bản chất của phương pháp cộng lún các lớp phân tố là gì?
4. Nếu phải nối hai cọc lại với nhau (1 cọc 8m và một cọc 5m) thì nên bố trí như thế
nào, đoạn nào trước?
5. Ưu điểm của móng đệm cát? Tác dụng của đệm cát?
 Ưu điểm của đệm cát:
- Giảm được kích thước đế móng hơn so với móng nông trên nền thiên nhiên.
- Giảm được độ sâu chôn móng h.
- Tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất.
- Giảm được độ lún.
- Tăng nhanh khả năng chịu lực của các lớp đất dưới đáy móng.
 Tác dụng của đệm cát:
- Thay thế lớp đất yếu, trực tiếp chịu tải trọng của công trình truyền xuống thông
qua móng và truyền tải trọng đó xuống lớp đất tự nhiên bên dưới.
- Giảm kích thước đế móng và độ sâu chôn móng.
- Giảm độ lún ổn định và độ lún không đều. Tăng nhanh quá trình cố kết, tăng
khả năng ổn định cho công trình.
6. Tại sao khi xác định sức chịu tải của đất nền hay trong tính lún người ta thường
chia nhỏ lớp đất thành các lớp nhỏ.
7. Tác dụng của lớp bê tông lót?
- Tạo bằng phẳng cho đáy móng để thi công.
- Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên.
- Giúp đất đai không bị biến dại do tác động bên ngoài.
- Chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng.
8. Vì sao chọc thủng kiểm tra theo 45 độ, có trường hợp đặc biệt khác không?
- Góc phá hoại bê tông là 45o.
9. Vì sao chọc thủng kiểm tra theo ho mà không KT theo h (chiều cao móng)?
- Vì vị trí trọng tâm nhóm cốt thép là a nên h0=h-a.
10.Tại sao tăng chiều sâu chôn móng thì độ lún giảm?
- Ma sát giữa móng và đất tăng lên.
11. Không cần làm lớp đệm móng được hay không?
- Lớp bê tông lót vừa làm sạch hố móng vừa làm coppha nên rất cần thiết.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 1
12. Cách tính momen I-I và II-II?
13.Tính lưới thép bệ móng như thế nào?
14. Tác dụng của các loại cốt thép trong cọc?
- Cốt thép dọc: chịu momen khi vận chuyển, cẩu lắp.
- Cốt thép đai: giữ ổn định cho cốt thép dọc, chịu ứng suất phụ thêm do co ngót,
vết nứt.
- Cốt thép đầu mũi cọc: tạo độ cứng để mũi cọc đâm sâu vào lòng đất (đối với
cọc đóng và cọc ép), đồng thời chịu sự va đập khi cọc đâm sâu vào lòng đất,
tránh vỡ đầu cọc.
- Lõi thép: chịu ứng suất cục bộ khi thi công cọc.
- Thép móc cẩu: dùng khi vận chuyển cẩu lắp, vị trí được tính toán sao cho khi
vận chuyển cẩu lắp sẽ sinh ra momen bé nhất trong cột.
15.Tại sao cần khống chế khoảng cách bố trí cốt thép chịu lực cho móng?
- Chọn và bố trí cốt thép cho móng thỏa mãn điều kiện:   10 và 100  a  200
- Cốt thép chịu lực phải được bố trí theo các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu và
tối đa để đảm bảo:
+ Trong quá trình đổ bê tông để bê tông có thể lọt qua giữa các thanh thép.
+ Đảm bảo sự truyền lực qua lại giữa BT và CT. Cốt thép gần nhau quá hoặc xa
quá đều không đảm bảo sự cộng tác chịu lực có hiệu quả giữa cốt thép và bê
tông.
16. Khi thiết kế nếu chiều cao móng không thỏa mãn điều kiện chọc thủng thì có
những cách xử lý nào?
Căn cứ vào công thức kiểm tra điều kiện chọc thủng, nếu chiều cao móng không
thỏa mãn điều kiện chọc thủng có các cách xử lý như sau:
- Tăng khả năng chống chọc thủng bằng cách:
+ Tăng cấp độ bền của bê tông: Tăng Rbt
+ Tăng chiều cao móng: Tăng ho
- Giảm lực chọc thủng:
+ Tăng kích thước đáy móng.
17. Tác dụng của giằng móng? Giằng móng được tính như thế nào?
 Tác dụng của giằng móng:
- Để liên kết các móng, kết cấu trên móng lại tạo thành 1 hệ kết cấu không gian
nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ.
- Ngoài ra có thể sử dụng như dầm để đỡ phần tường bên trên. Ngoại trừ trường
hợp trên giằng có tường bắt buộc phải tính toán cần thận, giằng móng có thể
đặt theo cầu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong tổng thể hệ kết cấu.
- Để hạn chế sự lún không đều (lún lệch).
 So sánh giằng móng và dầm móng (vị trí đặt, kích thước, tính toán)

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 2
 Giằng móng:
- Cấu tạo: hg=(1/10  1/15)lnhịp; bg=(0,3  0,5)hg
- Tính toán: Phụ thuộc vào sơ đồ tính (Thường chỉ tính khi móng ở khe lún hoặc
móng ở vị trí biên hết đất).
- Vị trí đặt:
+ Cốt đỉnh giằng trùng với cốt tự nhiên (ngoài nhà)
+ Cốt đáy giằng trùng với cốt đỉnh móng.
 Dầm móng:
- Kích thước: được xác định theo tính toán. Kích thước thường lớn dầm khung
cùng nhịp. Thép dọc đặt ngược với thép dầm khung.
- Vị trí đặt: Cốt đáy dầm trùng cốt đáy móng.
18. Tại sao phải làm vát móng nông?
- Vát móng nông để tiết kiệm vật liệu. Theo sơ đồ tính thì móng nông được xem
là dầm công sôn có liên kết ngàm đi qua mép cột, do đó biểu đồ momen và lực
cắt sẽ có giá trị max ở ngàm và càng xa chân cột thì càng giảm. Do vậy có thể
làm vát móng nông.
19. Có được giảm thép ở những vùng xa chân cột (phía ngoài mép móng) không?
- Được. Nhưng không nên vì không thuận tiện cho thi công.
20. Sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào những yếu tố nào?
21. Ý nghĩa của mặt bằng móng?
22. Trình bày cách xác định sức chịu tải của cọc?
23. Cách tính toán cốt thép cho móng nông trên nền thiên nhiên?
24. Chiều sâu chôn móng được lựa chọn dựa trên những yếu tố nào?
25. Cách kiểm tra chọc thủng cho đài cọc? (của cột đối với đài và của cọc đối với
đài)
26. Ưu và nhược điểm của đệm cát là gì?
27. Ý nghĩa của ghi chú?
28. Trường hợp nào phải kiểm tra điều kiện áp lực lên lớp đất yếu?

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD (fb.com/dhkt.studyhard)


https://daohuutua.blogspot.com 3

You might also like