You are on page 1of 7

Nội dung tham khảo khi bảo vệ đồ án nền móng

- Sau khi hoàn thành TM và bản vẽ, các bạn sẽ đi bảo vệ ở buổi cuối cùng bằng hình
thức thi vấn đáp. Đây là hình thức thi mà giáo viên sẽ đánh giá bằng việc hỏi đáp trực
tiếp. Bài viết này chia sẻ một số điểm giúp các bạn có thể chuẩn bị tốt hơn.
+ “Thợ chép”: người làm đủ khối lượng và đảm bảo tiến độ nhưng chưa hiểu những gì
mình đã ghi vào trong TM. Ví dụ: không hiểu ý nghĩa từ vựng; “Dự báo” trong dự “dự
báo sức chịu tải”; “Sơ bộ” trong “Chọn sơ bộ”; Quá trình “Chọn và kiểm tra”; “Đài
thấp” là gì; Hoặc chưa hiểu yếu tố nền móng trong việc tính/ tìm kích thước của móng;
chưa liên hệ sức kháng mũi với sức kháng bên đơn vị khi cọc có biến dạng/ chuyển vị;
v,v…
++ Ban đầu ta chọn không dựa vào yếu tố nào rồi ta đi kiểm tra các điều kiện nếu phù
hợp thì thôi. Thầy cô đưa ra công thức chọn sơ bộ để hạn chế việc rơi vào bài toán lặp.
Thầy cô cho tiết diện nằm trong khoảng bao nhiêu để dễ chọn.
++ Tính khoảng 500 – 600 thì chọn sơ bộ 700 vẫn được tuy nhiên khả năng tính lại cao
hơn những người khác
++ Lý thuyết chọn cọc đài cao, đài thấp: Ta đang tính cọc đài thấp nên ta chỉ nghiên
cứu cọc đài thấp

1. PHẦN MÓNG NÔNG


- Nội dung 1: Lựa chọn kích thước đáy móng hợp lý khi áp lực dưới đáy móng có Pmin
< 0 thì khi tính toán cần lưu ý điều gì
- Nội dung 2: Kiểm tra chiều cao của móng nông
- Nội dung 3: Tính toán cốt thép chịu lực của móng nông. Các giả thiết tính toán
- Nội dung 4: Trình tự các bước tính toán độ lún của móng. Chiều sâu tắt lún
- Nội dung 5: Giải thích giả thiết móng cứng khi tính toán áp lực dưới đáy móng. Xét
2m chiều dài móng bang để tính toán cho kết quả thế nào?
- Nội dung 6: Phạm vi áp dụng móng nông trên nền tự nhiên, và trên nền gia cố (Đệm
cát, cọc cát). Giải thích. Tại sao ta lại phải kiểm tra ứng suất tại đáy lớp đệm cát khi
nền đất dưới đáy đệm là đất yếu
- Nội dung 7: Tính chất vật lý của lớp đất sau khi gia cố cọc cát. Số lượng cọc cát, cách
bố trí, chiều sâu gia cố cọc cát
- Nội dung 8: Liên quan đến bản vẽ: đại lượng nào là tính toán, đại lượng nào theo cấu
tạo? Những yếu tố nào (Kiến trúc, kết cấu,…) liên quan đến bố trí khe lún?
- Nội dung 9: Giằng móng? Phân biệt mặt bằng kết cấu móng và mặt bằng kiến trúc?
Móng bang dưới cột hay dưới tường, và tường này làm bằng vật liệu gì?
* Trình tự tính toán có thể theo các bước sau
- Bước 1: Tài liệu: công trình, địa chất, các tiêu chuẩn thiết kế
- Bước 2: Hệ móng nông: nền tự nhiên, đơn, bang, bè,…
- Bước 3: Vật liệu móng: mác bê tông, thép, lớp lót bảo vệ,…
- Bước 4: Độ sâu móng: hm
- Bước 5: Chọn kích thước móng: bxh (móng bang dưới tường), bxlxh (móng đơn)
- Bước 6: Ứng suất dưới móng
- Bước 7: Kiểm tra kích thước đáy móng: khả năng chịu tải và biến dạng
- Bước 8: Kiểm tra chiều cao móng và thép
- Bước 9: Cấu tạo: hệ giằng và khe lún
- Bước 10: bản vẽ

* Câu hỏi trụ địa chất


1. Phương án móng của bản thân là gì?
2. Tại sao xác định đất đó là yếu, tương đối tốt, tốt?
- Gamma càng cao thì độ rỗng càng thấp thì khả năng chịu lực càng tốt
- Hệ số phi là góc ma sát trong của đất càng lớn càng tốt vì góc trượt của đất khi bị phá
hoại càng lớn càng tốt
- hệ số qc là sức kháng đầu mũi càng lớn thì đất càng cứng
- N là số lần búa đóng để làm cọc đi xuống đất 30cm
- Eo là mô đun đàn hồi càng lớn càng tốt
- Đất tốt yếu dựa trên tải trọng tác dụng công trình
3. vì sao chọn chiều sâu chôn móng là như bản thân? Chọn lớn hơn được không?
- chôn sâu trên 1m để móng không bị trượt
- chiều sâu chôn móng tối thiểu 1m và tối đa là 3m (Theo sách giáo trình)
- chôn móng càng sâu thì kích thước đài móng càng nhỏ nhưng mà khi đó ta tốn công
đào đất, vận chuyển,…
- Bài toán thiết kế là bài toán hợp lý chứ không phải chính xác 100%
- Chọn và kiểm tra kích thước móng thỏa mãn điều kiện về kinh tế, cường độ và biến
dạng nên khẳng định phương án hm = … là phương án hợp lý
- Phương án móng lớn hơn thì ta cần phải tính toán lại để kiểm tra điều kiện
4. Hệ số an toàn
- Đây là hệ số kể đến trong tính toán không kể hết tải trọng và tác động
- hệ số an toàn càng to thì công trình càng tốn
- đất dính = 2, đất cát = 3 do thông số đầu vào nền đất -> đất hạt rời lấy mẫu bị rời nên
trong phòng thí nghiệm dẫn tới không tin cậy lắm nên ta phải lấy hệ số an toàn cao
5. khe lún, khe nhiệt
- khác nhau: khe lún phải tách móng còn khe nhiệt có thể chung móng
- vị trí: 40 – 50 m đặt khe lún còn 100 – 120 m đặt khe nhiệt
- có thể tận dụng khe lún làm khe nhiệt
6. Phương án giằng móng
- liên kết giữa các móng đơn để liên kết tổng thể để tăng độ cứng tổng thể cho toàn bộ
khối móng
- Giảm chênh lún giữa các móng đơn
- đỡ tường, thi công khó khăn hơn khi giằng móng nằm bên trên còn giằng móng nằm
bên dưới để tiện thi công tuy nhiên không thể đỡ tường
- Chiều cao giằng móng tương tự dầm chịu lực
- Có tường thì có giằng, khi 2 móng cách quá xa nhau thì ta không giằng vì quá tốn và
không kể đến chênh lún giữa móng đơn, bắt buộc thì giằng không bắt buộc thì thôi
7. Vì sao tính lún phải chia thành các phân tố
- Trên thực tế trong 1 lớp đất các vị trí khác nhau là khác nhau -> không đồng nhất
- Để tính toán chính xác thì ta phải chia nhỏ để tính toán
- lấy b/4 để tiện tính toán và kích thước tính toán nhỏ hơn bề ngang để khi biến dạng
không ảnh hưởng tới số liệu tính toán
8. Gờ móng
- < 75 cm để gác cốp pha cột sau đổ móng
9. Tác dụng của Bê tông lót
- Tạo mặt bằng thi công
- Chống thâm và ngăn cách nước
- chịu lực cho các con kê của lưới thép
10. thép nằm ngang và thép tròn
- Luôn luôn đặt cốt thép có diện tích cốt thép lớn hơn xuống bên dưới để trong quá
trình chịu lực cái đài móng sẽ bị võng. Thép bên dưới sẽ bị phá hủy trước rồi mới phá
hủy các thanh bên trên. Theo nguyên tắc chịu lực thì cái nào to hơn thì cho phá hủy
trước
- Trừ khi cái đài chịu kéo thì mới đặt ngược lại
11. Thép cột
- Chọn bừa vì thép trong cột không có tính toán bởi ta đang tính móng. Lấy làm sao
cho lớn hơn hàm lượng thép tối thiểu là được
12. Thép cột so le
- 5574:2018 đối với tiết diện cột trên 8 thanh thì mới cần nối sole còn nhỏ hơn 8 thanh
thì nối đều
12. Vì sao móng băng hình hộp chữ nhật
- vát không đáng kể nên không vát để dễ thi công
13. Vì sao vát
- Tiết kiệm vật liệu nhưng khó thi công hơn
14. Vát bao nhiêu là đủ
- Càng ra xa thì nội lực càng giảm tuy nhiên không giảm quá 45 độ để đảm bảo điều
kiện chọc thủng
- đảm bảo độ mảnh giới hạn để cấu kiện bê tông cốt thép không bị vỡ
- Thường lấy bằng 200 = chiều cao ván khuôn móng

2. PHẦN MÓNG CỌC


- Nội dung 1: Lựa chọn kích thước cọc, chiều sâu hạ cọc
- Nội dung 2: Xác định SCT của cọc, số lượng cọc, bố trí. Hiệu ứng nhóm cọc là gì?
Nêu chi tiết sự tương tác giữa cọc và đất nền trong phạm vi đồ án
- Nội dung 3: Kiểm tra khả năng chịu lực của cọc. Cọc trong TM có chịu tải ngang
không, khi nào thì cọc chịu tải trọng ngang?
- Nội dung 4: Tính toán cốt thép cọc
- Nội dung 5: Xác dịnh chiều cao đài cọc; chiều sâu chôn đài? Đài thấp là gì, và liên
quan đến tính toán gì (Trong thuyết minh)?
- Nội dung 6: tính toán cốt thép chịu lực của đài cọc, sơ đồ tính, giả thiết. Giả thiết đài
là tuyệt đối cứng dùng khi nào và liên quan đến tính toán gì (Trong thuyết minh)?
- Nội dung 7: Dự báo độ lún móng cọc
1. Ma sát âm là gì
- sinh ra trong quá trình thi công cọc ở nền đất rất yếu
- ma sát dương do đất sinh ra để giữ cọc lại
- Đóng cọc qua đất rất yếu thì đất sụt còn nhanh hơn cọc đi xuống -> cọc chịu kéo ->
gây hại cho cọc
2. Lưới thép để làm gì
- gia cường đầu cọc trong quá trình thi công vì nó là nơi tiếp nhận tải trọng đầu tiên và
hay bị phá hoại bởi ứng suất cục bộ gây ra nên bố trí lưới thép để phân tán lực ra xung
quanh
3. Thép mũi cọc
- Dẫn hướng cho cọc đi xuống
- Phá dị vật
4. Tại sao chọn 4 cọc? dựa vào đâu?
- Chọn sơ bộ số lượng cọc phụ thuộc vào sức chịu tải của 1 cọc và tải trọng tác dụng
lên công trình. Còn Belta phụ thuộc vào tỉ số M/N
5. SCT của 1 cọc dựa vào đâu?
- ta phải min của 1 trong 4 giá trị
+ SCT của vật liệu
+ SCT nền đất tính theo 3 cách: Theo thống kê, Xuyên tiêu chuẩn SPT, Xuyên tĩnh
CPT
6. Nguyên tắc bố trí cọc
- 3 đến 6 D giữa các tim cọc
- tim cọc ngoài ra biên bằng D
- bố trí đối xứng
- Trọng tâm của các cọc đi qua trọng tâm của cột để trong quá trình chịu lực không
sinh ram omen lệch tâm
7. Vì sao lại bố trí 3 – 6 Dc
- nhỏ hơn 3D thì chịu hiệu ứng nhóm cọc -> Tính toán lại SCT của cọc bên trên
- nhỏ hơn 6D để các cọc làm việc đồng thời
- lớn hơn 6D Bố trí xa nhau quá thì đài sẽ tốn vật liệu và mất ổn định cho đài

8. Tính lún cho công trình lại dùng tải trọng tiêu chuẩn trong khi kiểm tra khả năng
chịu lực của nền và móng lại dùng tải trọng tính toán
- TTTC là những tải sử dụng PP thống kê, thí nghiệm, lấy trong tiêu chuẩn ra
- TTTT = TTTC * n (Hệ số an toàn): có kể đến các tải trọng không thể xác định trong
quá trình tính toán
- Tính toán trong lún sử dụng PP thống kê, tính toán, trung bình nên ta dùng TTTC
dùng để tiết kiệm
- TTTT tính cho độ bền để cho an toàn
- Không dùng được TTTC lẫn lộn với TTTT

9. Phương án móng cọc


- Phụ thuộc vào tải trọng
10. Chọn cọc
- Chọn SCT của cọc tầm 50 – 60 tấn
11. Bố trí cọc
- Đài càng bé càng tốt
- Pmax + Gc phải nhỏ hơn P cho phép
- Không gây ra hiệu ứng nhóm cọc
12. Tác dụng của thép 5, 6
- Bê tông khối lớn khi các cạnh đều lớn hơn 1 mét. Khi nó co ngót sẽ tạo các vết nứt
rộng và sâu -> nước dễ xâm nhập vào bên trong -> cần gia cường mặt trên
13
- Thép đai trong cọc cố định vị trí thép chủ chịu lực
14. chi tiết hộp thép
- 4 bản thép hình chữ nhật hàn với nhau
- hàn nối cọc và cố định vị trí thép chủ đầu cọc và tránh vỡ đầu cọc
15. thép mũi cọc
- Tạo độ nhọn dẫn hướng cho cọc
- phá đá, đất cứng
16. thép đai xoắn
- chịu ứng suất đầu cọc
- tránh bẹt đầu cọc
- góc nghiêng vát 35 – 45 độ
THUYẾT MINH
- Điều kiện sức chịu tải của nền
- Điều kiện kinh tế
- Điều kiện độ lún
- Nếu thỏa mãn điều kiện chịu tải và kinh tế nhưng không thỏa mãn độ lún thì ta phải
tăng kích thước đáy móng rồi không thỏa mãn điều kiện kinh tế thì đành chịu vì phải
ưu tiên điều kiện kĩ thuật rồi mới tới kinh tế
- Tính thép móng và đâm thủng chọc thủng
+ Chứng minh được công thức theo SBVL
+ Hình vẽ
-> Từ đam thủng chọc thủng ra được chiều cao móng
+ Nhớ sơ đồ tính thép móng và tải trọng (Phản lực đất nền tác dụng lên đáy móng)

* MÓNG CỌC
- Tính SCT của cọc
+ PP sử dụng kết quả phòng thí nghiệm
+ Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT
+ Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
- Bố trí cọc
+ bố trí xa hơn được không
- Tính thép
+ Sơ đồ tính
+ momen
+ thép
+ 0,9 là hệ số si trong BTCT tính theo conson ngắn và chiều cao làm việc của cốt thép
cũng lấy khác BTCT

You might also like