You are on page 1of 11

BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÓNG CỌC.

Trong thi công nhà cao tầng hiện nay , người ta ít dùng phương án đóng cọc cho giải
pháp móng. Thật ra, phương án đóng cọc có thể thi công trong điều kiện mà các
phương án móng khác khó có thể thi công hoặc rất tốn kém trong biện pháp thi công

I.SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG BÚA DIEZEN VÀ GIÁ BÚA :

- Búa Diezen đang có ở Việt Nam gồm búa Nga (Cи), búa Nhật (Kobe), búa Trung Quốc
(Jinling). Trong điều kiện công trình …………………..bên thiết kế chọn búa có trọng lượng
piton là 2,5 t trên cở sở TCVN 286-2003 như sau :

 E= 1,75.a.P  (1)

      Với E : năng lương đập (đơn vị tính : kGm)

             a : hệ số bằng 25 ( đơn vị : kG.m/tấn)

             P : khả năng chịu tải của cọc (đơn vị kG)

=> E=1,75*25*64,8=2.835kGm

                 

Và thỏa mãn điều kiện sau ;

                    (Qn+q)/Ett <=k    (2)

                                 Với k: hệ số quy định trong bảng “Hệ số chọn búa đóng” (ở đây chọn
bằng 6)      

                                    Qn :trọng lượng toàn phần của búa,( kG;)

                                    q:  trọng lượng cọc (gồm cả trọng lượng mũ và đệm đầu cọc),( kG).

 Ett: giá trị tính toán năng lượng đập , với búa diezen Ett= 0.9 QH (3)

                        Với : Q : trọng lượng phần đập của búa, kG;

                                 H: chiều cao rơi thực tế phần đập búa khi đóng ở giai đoạn cuối ( đối với
búa ống H= 2.8 m).
(3) => 0,9*2,8*2,5*1000=6300

            (2)=> (5200+4500)/6300=1,54 <6

Thỏa mãn các điều kiện trên có các loại búa diezen sau :

ĐẶC TÍNH MÃ SỐ BÚA


KobeK25 (Nhật) Cи 60 (Nga) Jinling (Trung Quốc)
KỸ THUẬT
Trọng lượng Piton (kg) 2500 2500 2500
Trọnglượng quả búa (kg) 5200 4200 5330
Tần số nổ trong một phút
40-60 50-55 37-52
(phát)
Năng lượng xung kính  (KGm) 7500 4200 5330
Lượng tiêu hao nhiên liệu
9-12 8-10 8-11
(l/giờ)

- Giá búa trong điều kiện Việt Nam có hai loại : Dàn đóng cọc Solex và dàn đóng tự hành
 
  Hình 1: Dàn Solex cải tiến
  Hình 2 : Dàn tự hành

Với đặc tính kỹ thuật như sau :

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT Dàn đóng Solex * Dàn tự hành *


Chiều dài cọc  tối đa (m) 18 20
Trọng lượng búa tối đa (T) 10 10
Chiều cao máy (m) 22 24,6
Trọng lượng toàn bộ máy (T) 20 34,7
Cỡ, khổ bánh xe, đường ray (m) 4 4,4

-Thông số ở đây dựa theo thông số của dàn tự hành JG 46 của công ty cổ phần 620 Châu
Thới và dàn solex cái tiến của công ty Hùng Dũng – Khi thực tế thi công, các dàn đóng cọc
sẽ có các thông số kỹ thuật khác.

II. BIỆN PHÁP THI CÔNG :

1.Với điều kiện mặt bằng khô ráo, nền đất chắc chắn :

a. Công tác chuẩn bị :

Trước khi đóng cọc phải làm các công tác chuẩn bị sau:.
Cọc  bê tông cốt thép thường được đơn vị thi công đặc mua tại các cơ sở sản xuất cấu kiện
BTCT đúc sẵn, hoặc do đơn vị tự chế tạo tại một bãi đúc sẵn rồi vận chuyển đến công trường.
Khi xếp cọc lên xe vận chuyển cần đặt lên hai thanh đỡ bằng gỗ, thanh gỗ đặt cách đầu và
mũi cọc một khoảng 0,2l (l: chiều cao cọc).

Khu vực xếp cọc đặt ngoài khu vực đóng cọc. Đường từ chổ xếp cọc đến bãi đóng phải dễ
dàng, thuận lợi, không mấp mô. Nếu cọc xếp thành đống thì giữa các lớp phải được kê bằng
các thanh gỗ, các thanh gỗ đặt cách đầu và mũi cọc một khoảng 0.2l.

Trên bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công phải thể hiện phương án di chuyển cọc, di chuyển giá
búa, vị trí xếp cọc, đường đi của xe vận chuyển cọc sao cho thuận tiện và rút ngắn thời gian
thi công.

Phải nghiên cứu trình tự đóng các cọc. Khi đóng không đóng theo cách lèn ép đất. Có hai sơ
đồ đóng cọc chính sau:

Sơ đồ khóm cọc (a.): ở đây thứ tự đóng cọc đi từ giữa ra xung quanh, nếu đóng ngược lại đi
từ ngoài vào trong thì đất ở giữa sẽ bị nén chặt dần, đóng các cọc ở giữa sẽ khó xuống, có khi
không xuống đến độ sâu qui định hoặc làm nổi các cọc xung quanh lên.

- Sơ đồ ruộng cọc (b.): thứ tự đóng lấy hàng giữa đóng theo hàng ra hai bên. Nếu ruộng cọc
lớn người ta có thể phân ra các khu vực để đóng.

 b. Lắp cọc vào giá búa:

Với cọc ngắn: dùng dây cáp treo cọc của giá búa  móc vào móc cẩu phía đầu cọc, sau đó kéo
từ từ cho cọc dần dần ở vị trí thẳng đứng rồi kéo vào giá búa

Với cọc dài và nặng để lắp cọc vào giá tiến hành như sau: trước tiên đưa cọc lại gần giá, móc
dây cáp treo cọc của giá búa vào móc cẩu phía đầu cọc, móc dây cáp treo búa của giá búa vào
móc cẩu phía mũi cọc. Nâng hai móc lên đồng thời, khi kéo cọc lên ngang tầm 1m, rút đầu
cọc lên cao để cọc dần dần trở về vị trí thẳng đứng, sau đó ghép vào giá búa.
  

Hình 3: Tiếp cọc

c.Kỹ thuật đóng cọc

Sau khi dựng cọc vào giá búa tiến hành chỉnh cọc vào đúng vị trí thiết kế bằng máy kinh vĩ.
Trước khi đóng phải kiểm tra phương hướng của thiết bị giữ cọc, cố định vị trí của thiết bị đó
để tránh di động trong quá trình đóng cọc.

Quá trình đóng cọc phải chú ý tình hình xuống của cọc. Cọc không xuống quá nhanh, nhưng
cũng không bị vướng mắc, cọc xuống lệch phải chỉnh ngay. Không chỉnh được phải nhổ lên
đóng lại. Cọc phải đúng vị trí, thẳng đứng, không gãy, không nứt.

Những nhát búa đầu đóng nhẹ, khi cọc đã nằm đúng vị trí mới đóng mạnh.

Khi đóng gần xong, phải đo độ lún theo từng đợt để xác định độ chối của cọc. Độ chối của
cọc đóng là độ lún của cọc dưới một nhát búa đóng và 1 phút làm việc của búa. Đối với cọc
chông phải đóng tới cốt thiết. Với cọc ma sát phải đóng tới khi đạt độ chối thiết kế.

Trong quá trình đóng cọc phải dùng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc theo hai trục ngang và dọc
của hàng cọc để theo dõi và kịp thời điều chỉnh khi cọc bị nghiên, lệch khỏi vị trí thiết kế.
 Hình 4 : Đóng cọc

Từng cọc cần được đóng liên tục cho tối khi đạt độ chối hoặc đạt chiều dài cọc quy định, trừ
trường hợp được sự đồng ý của thiết kế.

Trong quá trình đóng cọc cần có mặt cán bộ giám sát thi công và ghi chép những dữ liệu sau:

-         Ngày đúc cọc, ngày đóng cọc.

-    Số liệu cọc, vị trí và kích thước cọc;

-    Chiều sâu đóng cọc, số đoạn cọc và mối nối;

-     Loại búa đóng coc, chiều cao rơi búa, số nhát búa/phút;

-    Số nhát búa đập để cọc đi được 100cm;

-    Số nhát búa đập để cọc đi được 20cm cuối cùng;

-    Loại đệm đầu cọc;


-   Trình tự đóng cọc trong nhóm;

-    Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác đóng cọc theo thiết kế và các sai số;

-   Tên cán bộ giám sát và tổ trưởng thi công;

Trong quá trình đóng cọc phải ghi lý lịch cọc thể hiện số nhát búa đập để cọc đi được 1m
trong những đoạn đầu và từng 20 cm ở 3m cuối cùng.

     2.Trong điều kiện hố móng,hầm đã đào, nền đất yếu :

Ta có thể dùng một các biện pháp thi công bổ sung sau :

-         Lót tấm thép rồi cẩu dàn đóng cọc Solex xuống hầm thi công. : vì dàn Solex có trọng
lượng nhẹ, dễ tháo lắp.

-         Làm sàn đạo thấp, sàn dẫn rồi đặ ray để dàn Solex có thể tiếp cận vị trí đóng cọc.

-         Đóng sàn đạo cao (2,3 tầng) dùng cần cẩu tiếp búa, cọc vào sàn đạo để
đóng. Phương án này có hai phương pháp thực hiện như sau:       

Phương  pháp đóng với trụ dẫn búa cố định :  Hàn trụ dẫn búa vào sàn đạo,
cần cầu chỉ tiếp cọc, tiếp búa, khi búa đã ở trên đỉnh cọc, cần cẩu có thể làm
công việc khác như nhận cọc, tách cọc v.v

 
Hình 5 :Dựng sàn đạo cao

·        Phương pháp đóng với giá búa treo : Trụ dẫn nối liền với búa, sàn đạo
chỉ để định vị cọ. Phương pháp này tiến độ thi công chậm hơn so với phương
pháp trên nhưng an toàn hơn trong quá trình thi công.

Hình 6:  Đóng búa treo.

           

3. Trong điều kiện hố móng ngập nước trên 2m :


         Trong điều này ngoài cách bơm hút cạn nước hố móng ta vẫn có thể thi công đóng
cọc với các phương án sau

-         Làm sàn đạo thấp, sàn dẫn rồi đặ ray để dàn Solex có thể tiếp cận vị trí đóng cọc.

-         Đóng sàn đạo cao (2 tầng) dùng cần cẩu tiếp búa, cọc vào sàn đạo để đóng.

-         Làm phao thép, sà lan thép đặt dàn đóng cọc lên trên rồi thi công đóng cọc. 

  Hình 7 : Dàn đóng đặt


trên phao

4. Trong điều kiện chiều sâu chôn đài móng thấp hơn nhiều so mặt đất (đóng âm).

 Trong điều kiện này, ta dùng cọc nối (cọc lói) bằng thép hình dài từ 4-8m, để đóng nối
đến độ sâu thiết rồi rút cọc nối này lên. Cách này có thể giảm chiều dài cọc hoặc giảm
chi phí thi công so với phương pháp gia cố cọc khác
III CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ CỌC ĐÓNG:

 Với cọc đóng thường được thử với một trong các phương pháp sau:

-         Thử tĩnh.

-         Thử động.

-         Thử động P.D.A

Hình7 :Hệ thống thử D.P.A .

Trở Về

You might also like