You are on page 1of 7

CÁC LOẠI CỌC BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

Với ưu điểm dễ dàng sản xuất trong nhà máy hoặc thậm chí đúc sẵn trực tiếp ngay tại công trường,
sức chịu tải khá lớn, có thể sử dụng được cho các công trình từ 15-20 tầng, cọc BT đúc sẵn được sử
dụng phổ biến trong các công trình có quy mô vừa và nhỏ hiện nay. Các công trình nhà dân, trường
học, bệnh viện, biệt thự, văn phòng và chung cư thấp tầng…đều sử dụng được loại cọc này. Cọc đúc
sẵn được dung đa số trong thiết kế nhà dân nên chúng đã rất quen thuộc, tuy nhiên cọc bê tông đúc
sẵn có những loại nào, chúng được sản xuất và tính khối lượng ra sao thì nhiều bạn chưa hẳn đã biết.

1. Cọc đúc sẵn thường


Đây là loại cọc đặc, thường là cọc có tiết diện hình vuông, sử dụng thép xây dựng, có thể dùng phương
pháp đóng hoặc ép để thi công. Chúng được sản xuất ở nhà máy (phần lớn) hoặc ngay tại công trường
(hiếm khi thấy). Biện pháp đập đầu cọc là sử dụng máy khoan đập bê tông loại nhỏ cầm tay. Sau khi
đập đầu cọc, thép đầu cọc sẽ được vệ sinh uốn nắn để liên kết với đài móng trước đổ bê tông.
Tại Việt Nam, việc sản xuất và thi công cọc cơ bản được thực hiện theo 2 tiêu chuẩn:
- TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và
nghiệm thu;
- TCVN 9394-2012: Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu.

Sản xuất cọc đúc sẵn thường


Thi công ép cọc đúc sẵn và đập đầu cọc

2. Cọc đúc sẵn dự ứng lực (DUL)


Đây là loại cọc rỗng, thường là cọc có tiết diện tròn (tiết diện vuông ít khi sử dụng), sử dụng cáp dự
ứng lực căng trước để sản xuất cọc, thường dùng phương pháp ép cọc để thi công. Chúng thường chỉ
được sản xuất ở nhà máy bằng phương pháp đúc ly tâm. Biện pháp đập đầu cọc là sử dụng máy có
lưỡi để cắt cọc chứ không dùng máy khoan đục bê tông. Khác với cọc đúc sẵn thường, cọc đúc sẵn
DUL phải thi công thêm chi tiết râu thép để liên kết đầu cọc với đài móng tại công trường.
Cọc ly tâm DUL và Robot ép cọc

Cắt cọc DUL bằng máy cắt


Đối với các dự án lớn, số lượng cọc ép nhiều như các trung tâm thương mại, nhà máy lớn có thể sử
dụng biện pháp đào đất xuống cao độ gần đáy móng trước, sau đó san gạt mặt bằng và ép cọc để giảm
khối lượng cung cấp và thi công ép cọc. Dĩ nhiên chúng ta có thể sử dụng phương pháp ép âm, nhưng
chiều sâu ép âm cũng hạn chế để đảm bảo cọc không bị xiên.

Móng đã đổ bê tông lót, cắt cọc DUL và lắp đặt râu thép, thép lớp dưới đài móng
Khi thi công chi tiết râu thép liên kết cọc ly tâm DUL với đài móng, Tư vấn có thể cho phép đổ bê
tông cùng đài hoặc đổ trước. Tuy nhiên nên đổ trước để tránh tình trạng tụt bê tông đài xuống cọc
(tuy rằng đã có thép tấm bịt đáy tại đáy râu thép nhưng khả năng tụt bê tông xuống cọc rỗng không
phải là không có, thực tế cũng đã có công trình đã bị tụt bê tông đài xuống cọc → phải đập đài đi làm
lại rồi). Khối lượng chi tiết liên kết có 3 đầu việc:
- Thép râu bao gồm thép chủ và thép đai (kg);
- Bê tông đổ vào phần rỗng của cọc ly tâm (m3);
- Thép bản bịt đáy (kg).

Trường hợp này chi tiết râu thép liên kết được đổ bê tông trước (không đổ cùng đài móng)
Để biết sơ bộ sản xuất cọc bê tông DUL thế nào, chúng ta xem một số hình ảnh bên dưới:
Nạp bê tông vào khuôn sau khi đã lắp đặt lồng thép

Căng trước cáp DUL sau khi nạp bê tông xong. Sau đó cọc sẽ được quay đều bê tông theo quán
tính sẽ được phân bổ bám đều đặc vào cáp DUL, đồng thời phần giữa sẽ còn lại lỗ rỗng.
Sử dụng máy hút để tháo dỡ vận chuyển cọc thành phẩm đi bão dưỡng

3. Tính khối lượng cọc bê tông đúc sẵn như thế nào?
Cọc đúc sẵn, thông thường chỉ đo bóc khối lượng mét dài cọc, mà không cần đo bóc khối lượng chi
tiết (bê tông, ván khuôn, cốt thép). Đơn vị sản xuất cọc hoặc nhà thầu phụ cọc sẽ là bên tính toán các
khối lượng chi tiết trong bản vẽ thiết kế cọc, sản xuất và báo giá theo đơn vị md cọc (cung cấp, ép
cọc…). Khi lập giá theo md cọc vì thế phải gửi kèm bản vẽ tương ứng.
Đầu việc cung cấp, ép cọc cần có tối thiểu thông tin tiết diện cọc và sức chịu tải tính toán của cọc
thiết kế.
• Ví dụ đầu việc cung cấp cọc:
Cung cấp cọc bê tông đúc sẵn KT 300x300mm, sức chịu tải tính toán 50 tấn (gửi kèm bản vẽ thiết
kế).
• Khối lượng đóng/ép cọc được tính theo tim trục cọc từ MĐTN tới mũi cọc. Đối với cọc ép
chúng ta có 2 loại:
- Ép dương: là khối lượng ép nổi bê trên mặt đất.
- Ép âm: là phần đoạn cọc phải sử dụng cọc thép phụ để ép âm thêm xuống long đất – khối
lượng ép âm bằng chiều sâu từ mặt đất xuống đầu cọc khi chưa đập đầu cọc. Đối với ép âm
chỉ có nhân công ép cọc không có vật liệu cọc.
Ép âm cọc DUL sử dụng cọc thép phụ.
• Khối lượng cọc đúc sẵn đầy đủ có 3 đầu việc, ví dụ như sau:
- Cung cấp cọc bê tông đúc sẵn KT 300x300mm, sức chịu tải tính toán 50 tấn (md)
- Ép cọc bê tông đúc sẵn KT 300x300 (md)
- Ép âm cọc bê tông đúc sẵn KT 300x300 (md)
Khối lượng cung cấp cọc chính là khối lượng tổng md các đoạn cọc được thiết kế tổ hợp, trong ví dụ
ảnh dưới là 8950+9000 = 17950mm.
Khối lượng ép dương trong trường hợp này bằng khối lượng cung cấp cọc.
Khối lượng ép âm H = 1550 -500 = 1050mm (Trong bản vẽ đoạn cọc 2 bằng 8950 = 500+100+8350)

Cách tính 3 khối lượng cọc đúc sẵn DUL: cung cấp, ép dương, ép âm (cọc đúc sẵn thường tương
tự).

You might also like