You are on page 1of 114

CHƯƠNG VII

Tính toán thiết kế cầu dầm


BTCT DƯL nhịp giản đơn

1
Nội dung chương 7

• 7.1. Khái niệm chung

• 7.2. Dầm dự ứng lực căng trước

• 7.3. Dầm dự ứng lực căng sau

• 7.4. Tính toán thiết kế tiết diện dầm BTCT-ƯST

2
7.1. Khái niệm chung dầm BTCT DƯL

➢ So sánh BTCT thường và BTCT DƯL


Khi chịu tải trọng Sau khi dỡ tải, dầm
nặng có độ võng dư và
vết nứt vẫn tồn tại

(BTCT thường)

Dầm DƯL khử được độ


võng dư và vết nứt

(BTCT DƯL)

3
Khái niệm chung dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Như vậy, ưu điểm của dầm BTCT DƯL so với BTCT thường là:
sau khi dỡ tải cốt thép dự ứng lực trong dầm giúp giảm (hoặc
khử hoàn toàn) độ võng dư và các vết nứt trong bê tông.

4
Khái niệm chung dầm BTCT DƯL (t.theo)

➢ Phân loại dầm BTCT DƯL

– Căng trước
• Cáp dự ứng lực được căng trước khi đổ bê tông
• Khi căng cáp, lực căng truyền lên bệ đúc
=> căng trên bệ

– Căng sau
• Cáp dự ứng lực được căng sau khi đổ bê tông
• Khi căng cáp lực căng truyền trực tiếp lên bê tông dầm
=> căng trên bê tông

5
7.2. Dầm BTCT DƯL căng trước

• Trình tự thi công dầm BTCT DƯL căng trước


– Cốt thép DƯL được căng trước ở trên bệ căng trước khi đổ bê
tông dầm,

– Lắp đặt ván khuôn và cốt thép thường,

– Đổ bê tông dầm,

– Tiến hành bảo dưỡng bê tông dầm,

– Sau khi bê tông dầm đạt cường độ thiết kế, cốt thép DƯL được
cắt ra khỏi hệ thống bệ căng
6
Dầm BTCT DƯL căng trước (t.theo)

– Do có lực dính bám giữa bê tông và cốt thép DƯL, một phần
ứng lực kéo trước trong cốt thép DƯL chuyển sang cho bê
tông dầm
 ứng suất kéo trong thép DƯL giảm đồng thời xuất hiện ứng
suất nén trong bê tông.

– Trong quá trình chuyển giao ứng suất từ thép DƯL sang bê
tông, dầm bê tông bị co ngắn đàn hồi và nếu thép DƯL nằm
phía dưới trục trung hòa của dầm bê tông thì
 thép DƯL sẽ gây nén lệch tâm làm dầm bị uốn lên trên và
xuất hiện độ vồng ngược
 dầm tự tách ra khỏi ván khuôn đáy bệ và làm việc như một
dầm đơn giản chịu tải trọng bản thân.
7
Dầm BTCT DƯL căng trước (t.theo)

– Các bước sản xuất dầm BTCT DƯL căng trước:

8
Dầm BTCT DƯL căng trước (t.theo)

– Khi sản xuất dầm hàng loạt (trong nhà máy) có thể bố trí nhiều
khuôn đúc dầm theo chiều dọc để giảm thời gian thi công.

9
Dầm BTCT DƯL căng trước (t.theo)

– Uốn cốt thép DƯL trong dầm BTCT DƯL căng trước (sử dụng
neo chuyển hướng).

10
Dầm BTCT DƯL căng trước (t.theo)

– Cấu tạo neo chuyển hướng


cáp dự ứng lực (dùng để uốn
xiên bó cốt thép trong dầm
DƯL căng trước)

11
Các bước thi công dầm BTCT DƯL căng trước

Kích
Cáp UST

Cốt thép Ván khuôn Bê tông

12
Dầm BTCT DƯL căng trước (t.theo)

• Ưu nhược điểm dầm BTCT DƯL căng trước


– Ưu điểm
• Phù hợp với mô hình sản xuất hàng loạt trong nhà máy với
số lượng lớn,
• Có khả năng chế tạo đồng thời nhiều dầm chỉ với một lần
căng cốt thép DƯL,
• Dính bám tốt giữa bê tông và thép DƯL
• Không cần các thiết bị neo lớn như trong dầm DƯL căng
sau,
• Kích thước tiết diện dầm DƯL căng trước nhỏ hơn so với
căng sau do không cần đặt ống bọc cốt thép (ống ghen tạo
lỗ rỗng để luồn cáp sau).

13
Dầm BTCT DƯL căng trước (t.theo)
– Nhược điểm:
• Yêu cầu phải có bệ căng,

• Phải có một khoảng thời gian chờ cho bê tông đạt cường
độ, sau đó mới cắt thép DƯL và chuyển ra ngoài bệ căng để
chế tạo mẻ dầm tiếp theo,

• Ảnh hưởng của từ biến và co ngót lớn hơn so với căng sau,

• Cần phải đảm bảo độ dính kết giữa bê tông và thép DƯL,

• Chiều dài nhịp bị hạn chế do đ.kiện vận chuyển và cẩu lắp.

14
7.3. Dầm BTCT DƯL căng sau
• Trình tự thi công dầm BTCT DƯL căng sau
– Chuẩn bị mặt bằng, lắp dựng khung cốt thép thường…

– Bố trí ống bọc cốt thép DƯL (còn gọi là ống ghen) trước khi đổ
bê tông dầm (mục đích là tạo các lỗ rỗng để luồn cáp DƯL),

– Lắp ván khuôn, tiến hành đổ bê tông dầm và bảo dưỡng dầm,

– Sau khi bê tông dầm đạt cường độ thiết kế, luồn cốt thép DƯL
vào lỗ rỗng (đã được tạo sẵn trên dầm nhờ ống bọc cốt thép),

– Dùng kích tựa vào 2 đầu dầm và tiến hành căng cốt thép
=> phương pháp căng sau còn gọi là phương pháp căng trên bê tông
15
Dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)

– Kích thủy lực tì vào đầu dầm sẽ làm căng các bó cốt thép đồng
thời truyền lực nén lên bê tông,

– Sau khi lực căng trong thép đạt đến lực căng thiết kế, lực căng
sẽ được duy trì bằng các neo bố trí ở hai đầu bó cáp DƯL,

– Sau khi căng và neo giữ cốt thép:

▪ Nếu ống bọc cáp được bơm đầy vữa thì kết cấu được gọi là có
dính kết giữa thép và bê tông
=> Sau khi khô cứng bê tông và thép làm việc cùng nhau như
một tiết diện liên hợp (do không trượt lên nhau, biến dạng ở
mỗi tiết diện đều = nhau)
16
Dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)

▪ Nếu ống bọc cáp không được bơm vữa thì kết cấu được gọi là
không dính kết giữa thép và bê tông, do đó khi chịu lực, cốt
thép và bê tông với biến dạng khác nhau có thể tự do trượt
lên nhau
=> Kết cấu trong trường hợp này làm việc như một dầm bê
tông được tăng cường bằng thanh căng

17
Dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)

Lắp dựng cốt thép Luồn cốt thép DƯL và Chi tiết đầu neo sau khi
thường và ống ghen tiến hành lắp bát neo căng thép DƯL

18
Dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)
– Cấu tạo neo
Đệm neo (Bản tỳ)
Nêm neo
Bát neo Cáp DƯL

19
Dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)
– Cấu tạo cụm đầu neo

Lỗ bơm vữa BT

Bản tỳ
Ống ghen

Bát neo

Cáp DƯL

Nêm neo

20
Các bước thi công dầm BTCT DƯL căng sau

Ván khuôn
cốt thép ống ghen

Bê tông

Lắp đặt cáp Căng cáp kích Bơm dầu


Cáp

Neo Hệ thống neo

21
Dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)

• Ưu nhược điểm dầm BTCT DƯL căng sau


– Ưu điểm:
• Phù hợp các kết cấu nặng không có điều kiện vận chuyển
nên phải chế tạo tại hiện trường,

• Không tốn vật liệu làm bệ căng,


• Không mất thời gian chờ bảo dưỡng trên bệ căng,

• Ảnh hưởng của từ biến co ngót nhỏ hơn so với căng trước
(do thời gian căng cốt thép muộn hơn),

• Có thể áp dụng căng sau để sửa chữa tăng cường cầu cũ.
22
Dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)

– Nhược điểm:
• Yêu cầu phải có thiết bị neo giữ

• Kích thước cấu kiện lớn hơn kết cấu căng trước do phải bố
trí ống bọc cốt thép (ống ghen).

• Đối với kết cấu căng sau có dính kết => Yêu cầu có thiết bị
bơm vữa bê tông tạo dính kết giữa thép DƯL và bê tông.

23
Thi công dầm ƯST căng sau

Link xem video thi công dầm ƯST căng sau:

https://sites.google.com/site/bomoncau/goc-sinh-
vien/videos-cong-nghe-xay-dung-cau

hoặc:

http://www.youtube.com/watch?v=acz0bjEtfmQ

24
7.4. Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL

• 7.4.1. Tính toán sơ bộ lượng thép DƯL


❖Cốt thép DƯL được tính để đảm bảo 2 điều kiện sau:

– Điều kiện 1: Về ứng suất trong bê tông


• Cần phải căng cốt thép DƯL sao cho ứng suất kéo lớn nhất
trong bê tông nhỏ hơn hoặc bằng trị số ứng suất kéo cho
phép ở giai đoạn khai thác.

– Điều kiện 2: Về cường độ


• Sức kháng uốn tính toán phải lớn hơn mô men uốn tính
toán theo TTGH cường độ 1.

25
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 1

Nghiên cứu các giai đoạn làm việc của dầm trong kết cấu nhịp
cầu dầm I BTCT DƯL căng sau thi công bán lắp ghép sau:

26
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 1

Từ các số liệu kích thước hình học của dầm => Tìm được các đặc
trưng hình học của tiết diện trong từng giai đoạn làm việc.

b7
b3

b4

h7
h6
h5
h4

Dầm I BTCT dự ứng b6 b6

lực thi công bán lắp


ghép làm việc theo H
h3

3 giai đoạn.
b5 b2 b5
yc

h2

h1
yi

b1

27
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 1
3 giai đoạn làm việc của dầm I bán lắp ghép BTCT DƯL căng sau

Y3b
Y1b

Y2b

Tiết diện giai đoạn 1: Tiết diện giai đoạn 2: Tiết diện giai đoạn 3:

A1 = 0.6207 m2 A2 = 0.6653 m2 A3 = 1.0810 m2


J1 = 0.20652 m4 J2 = 0.22481 m4 J3 = 0.45716 m4
Y1b = 0.844 m Y2b = 0.800m Y3b = 1.165 m

28
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 1

• Ứng suất tại thớ dưới của BT dầm trong giai đoạn khai thác
(g.đoạn 3) được tính như sau:
 Ff  Ff eg M 1D M 2 D M 3 D  M L
f3b       ft (1)
A1 S1b S1b S 2b S3b
trong đó:
• f3b = ứng suất kéo của biên dưới ở giai đoạn khai thác (g.đoạn 3)
• ft = trị số ứng suất kéo cho phép (tra theo TCN272-05) ví dụ với
bê tông cấp 40 thì ft = 0.5(f’c)0.5 = 0.5(40)0.5 = 3.1MPa.
• Ff = Lực kéo trước nhỏ nhất trong cốt thép DƯL (= lực nén
tác dụng lên bê tông dầm);
• A1 = diện tích tiết diện dầm đúc sẵn g.đoạn 1 (đã trừ lỗ rỗng);
• eg = Độ lệch tâm của lực căng trước so với trọng tâm của
dầm đúc sẵn g.đoạn 1;
29
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 1
 Ff  Ff eg M 1D M 2 D M 3 D  M L
f3b       ft (1)
A1 S1b S1b S 2b S3b
• S1b = mô men chống uốn đối với thớ dưới của tiết diện dầm đúc
sẵn g.đoạn 1 (đã trừ lỗ rỗng);
• S2b = mô men chống uốn đối với thớ dưới của tiết diện dầm đúc
sẵn g.đoạn 2 (bơm vữa liên kết giữa cáp DƯL với BT dầm);
• M1D = mô men uốn do trọng lượng bản thân dầm đúc sẵn;
• M2D = mô men uốn của cấu kiện đổ tại chỗ (bản, dầm ngang…);
• M3D = mô men uốn do tĩnh tải chất thêm sau khi phần BT đổ tại
chỗ đông cứng và làm việc liên hợp với dầm chủ (tĩnh tải 3);
• ML = mô men uốn do hoạt tải (có hệ số xung kích) ở TTGHSD;
• S3b = mô men chống uốn đối với thớ dưới của tiết diện g.đoạn 3,
(tiết diện dầm liên hợp với bản BT đổ tại chỗ).
30
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 1

• Từ phương trình (1) có thể tìm được lực Ff như sau:

 Ff Ff  eg   M 1D M 2 D M 3 D  M L 
  
     f t 
 A1 S1b   1b
S S 2b S 3b 

 A1  S1b   M 1D M 2 D M 3 D  M L 
 Ff        ft 
 S  A e
 1b 1 g   S1b S 2b S3b 

• Nếu giả thiết ứng suất còn lại trong các bó cốt thép DƯL
sau tất cả các mất mát là 0.6fpu, với fpu là giới hạn bền của
thép DƯL thì diện tích cốt thép DƯL cần thiết là:
Ff
Aps 
0.6 f pu
31
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 2

• Sức kháng uốn tính toán:


(tính gần đúng ɸMn với giả thiết d-a/2 = 0.9h)

 M n    Aps  0.95 f pu  As f y    0.9h   M u (2)

trong đó
• ɸ = hệ số sức kháng (với tiết diện BTCT DƯL ɸ = 1);
• h = chiều cao tiết diện liên hợp;
• fpu = giới hạn bền của thép DƯL;
• Mu = mô men uốn tính toán theo TTGH cường độ 1;
• Aps = diện tích cốt thép DƯL;
• As = diện tích cốt thép thường;
• fy = cường độ chảy dẻo của cốt thép thường;
• d = khoảng cách từ trọng tâm thép chịu kéo đến thớ nén xa nhất;
32
Ví dụ tiết diện dầm thỏa mãn điều kiện 2

• Từ phương trình (2) có thể tính ra diện tích cốt thép DƯL
cần thiết như sau:

  Aps  0.95 f pu     As f y  
Mu
 0.9h 

 Mu 
   As f y  
1
Aps  
  0.9h     0.95 f pu

 Mu  1
Aps    As f y  
  0.9h  0.95 f pu

33
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
 Đối với dầm BTCT DƯL ở giai đoạn khai thác có tiết diện dạng
chữ T (với chiều dày bản là hf) thì có thể tính sơ bộ diện tích
thép dự ứng lực Aps theo điều kiện cường độ bằng công thức
đơn giản hóa như sau:
C
Mu
Aps 
fT  Z

Z = 0.9h - hf /2
trong đó:

 fT  0.8 f py  0.8  0.9 f pu  0.72 f pu


 T = Aps x fT

 Z  0.9h  h f / 2

34
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Tóm lại, cần lựa chọn sơ bộ diện tích thép DƯL theo cả 2 điều
kiện:
Ff
• (1) ứng suất: Aps 
0.6 f pu
 A1  S1b   M 1D M 2 D M 3 D  M L 
 Ff        ft 
 S  A e
 1b 1 g   S1b S 2b S3b 

• (2) cường độ: Mu  fT  0.8 f py  0.8  0.9 f pu  0.72 f pu



Aps  
 Z  0.9h  h f / 2
fT  Z

– Thông thường điều kiện (1) sẽ khống chế.
– Sau khi tìm được diện tích thép DƯL sơ bộ Aps , có thể lựa
chọn số bó cốt thép dự ứng lực và tiến hành bố trí trong các
mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của dầm.
– Tiến hành kiểm toán các tiết diện dầm theo các TTGH.
35
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.2. Giới hạn ứng suất cho bó cáp DƯL và bê tông
– A>. Đối với thép CĐC có độ chùng thấp (tao 7 sợi, D = 12.7mm)
• fpu = 1860 MPa = giới hạn bền của thép DƯL (5.4.4.1);
• fpy =0.9 fpu = giới hạn chảy của thép DƯL;
• Atao = 98.7 mm2 = diện tích 1 tao thép CĐC;
• Ep = 195000 MPa = mô đun đàn hồi của thép CĐC;
• fpj = 0.9 fpy = ứng suất trong thép DƯL khi kích (trước khi
đệm neo);
• fpt = 0.75 fpu = ứng suất trong thép DƯL ngay sau khi truyền
lực (5.9.3);
• fpe = 0.8 fpy = ứng suất hữu hiệu trong thép DƯL còn lại sau
toàn bộ mất mát (ở TTGHSD).

36
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– B>. Các giới hạn ứng suất cho bê tông
• f’c = cường độ nén sau 28 ngày;
• f’ci (= 0.9 f’c) = cường độ lúc căng cáp;
• ứng suất tạm thời trước khi xảy ra các mất mát
➢fpe = 0.6 f’ci ứng suất nén
➢fctbl = 0.58 (f’ci)0.5 ứng suất kéo
• ứng suất ở TTGHSD sau khi xảy ra các mất mát
➢fc = 0.45 f’c ứng suất nén
➢fc = 0.40 f’c ứng suất nén do hoạt tải + ½ (DƯL + các
tải trọng thường xuyên)
➢ft = 0.5 (f’c)0.5 ứng suất kéo
• Cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông
➢fr = 0.63 (f’c)0.5
37
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.3. Kiểm tra theo TTGH cường độ 1
– Kiểm tra sức kháng uốn: M u   M n
trong đó:
Mu = mô men uốn tính toán theo TTGH cường độ 1
ɸ = hệ số sức kháng (với BTCT DƯL ɸ = 1)
Mn = sức kháng uốn danh định của tiết diện

▪ A>. Nếu giả thiết là tiết diện chữ T, sức kháng uốn danh định
tính như sau:
 a  a ' 'a 
M n  Aps f ps  d p    As f s  d s    As f s   d s'  
 2  2 2 
 a hf 
 0.85 f c  b  bw  1h f   
'

2 2 
38
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Khi tính toán sức kháng uốn của một tiết diện dầm DƯL có
dính bám cần phải dựa vào các giả thiết như sau:

• Phân bố biến dạng trong mặt cắt ngang dầm là tuyến tính;

• Biến dạng cực hạn (lớn nhất) tại thớ chịu nén xa nhất là εcu = 0.003;

• Bỏ qua ứng suất kéo trong bê tông;

• Ứng suất nén trong bê tông có cường độ bằng 0.85f’c được phân bố
đều trong diện tích chịu nén quy ước;

• Cốt thép thường trong tiết diện đạt tới giới hạn chảy;

• Ứng suất trong thép DƯL được tính theo tương thích biến dạng với giả
thiết tiết diện vẫn còn phẳng sau khi chịu lực.
39
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

εcu = 0.003

Trục trung
hòa thực của
tiết diện

Stress Block Assumption

40
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
 a  a ' 'a   a hf 
M n  Aps f ps  d p    As f s  d s    As f s   d s'   0.85 f c'  b  bw  1h f   
 2  2 2  2 2 
hf /2 0.85f'c
b
hf
C's
d's Cf a
c c
Cw
dp a/2
ds

Aps Apsfps
As
bw
Asfy

– Sức kháng uốn danh định tìm được bằng cách lấy cân bằng
tổng mô men của tiết diện với trọng tâm hợp lực của ứng suất
nén phần sườn dầm Cw .
41
 a  a a   a hf 
M n  Aps f ps  d p    As f s  d s    As' f s'   d s'   0.85 f c'  b  bw  1h f   
 2  2 2  2 2 

trong đó:
• fps = ứng suất trung bình trong cốt thép dự ứng lực
Nếu ứng suất còn lại trong cốt thép DƯL có dính bám sau khi
mất mát là fpe ≥ 0.5fpu thì:
 c 
f ps  f pu 1  k 
 d 
 p 
 f py 
với: k  2 1.04  
 f
 pu 

• c = khoảng cách từ trục trung hòa thực của tiết diện đến thớ
chịu nén xa nhất (tính theo a).

42
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Xem ứng suất chịu nén trung bình của bê tông = 0.85f’c trên cả
phần sườn và cánh thì các hợp lực như sau:
• Lực nén trong sườn:
Cw = 0.85β1f’c cbw = 0.85f’c abw
b
• Lực nén trong cánh:

hf
Cf = 0.85β1f’c (b-bw)hf

d's
dp
ds
• Lực nén cốt thép chịu nén:
C’s = A’sf’y
bw
với giả thiết A’s có biến dạng ε’s ≥ε’y
Cần kiểm tra xem A’s đã đạt đến giới
hạn chảy hay chưa bằng cách tính ε’s
48
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
Theo hình vẽ có thể tính được: cu

d's
   fy
' ' '
c d d 's
 s'   cu s
  cu 1  s  '

c
c  c  Es

dp
• Hợp lực kéo
 c  s
T  Aps f pu  1  k   As f s pe 
 d p  

• Cân bằng lực kéo và nén để tính chiều cao vùng nén c:
Cw  Cf  Cs '  T 5.7.3.1.1
Aps f pu  As f y  As' f y'  0.851 f c'  b  bw  h f
c   hf
0.85 f b  kAps f pu / d p
'
1 c w

49
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
▪ B>. Nếu c < hf thì trục trung hòa nằm trong cánh, tiết diện dầm
làm việc giống tiết diện chữ nhật
=> tính lại c sử dụng công thức ở trên với bw = b.
Aps f pu  As f y  As' f y'
c  hf
0.85 f b  kAps f pu / d p
1 c
'

Khi đó sức kháng uốn danh định của tiết diện tính như sau:

 a  a ' 'a 
M n  Aps f ps  d p    As f y  d s    As f y   d s' 
 2  2 2 

50
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Chú ý:
▪ Các công thức ở trên có thể dùng với dầm BTCT thường, khi đó
chỉ cần cho giá trị Aps = 0. '
f
▪ Khi kiểm tra biến dạng trong cốt thép chịu nén mà  s'  y'
Es
=> cốt thép chịu nén chưa chảy dẻo mà chỉ đạt tới giá trị f’s= ε’sEs
Lấy giá trị f’s này thay cho f’y trong các công thức trên. Ví dụ
  d s'  
Aps f pu  As f y  A  cu 1   Es   0.851 f c'  b  bw  h f
'
s Là PT bậc
  c  
c  hf 2 đối với c
0.851 f c'bw  kAps f pu / d p

▪ Để đơn giản có thể bỏ qua sự làm việc của cốt chịu nén A’s = 0.
▪ Để đơn giản hơn nữa, có thể bỏ qua sự làm việc của toàn bộ
cốt thép thường khi đó As = A’s = 0.
51
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.4. Kiểm tra giới hạn ứng suất kéo và nén của bê tông
trong kết cấu BTCT-DƯL (căng sau, bán lắp ghép).

– Chú ý: Kiểm tra giới hạn ứng suất trong bê tông phải sử dụng
mô men được tổ hợp theo TTGH sử dụng.

– Ở TTGH sử dụng giá trị mô men không quá lớn nên tiết diện
dầm BTCT ƯST chưa nứt và bê tông còn làm việc trong giới
hạn đàn hồi. Do vậy, ứng suất trong bê tông được tính theo
tiết diện không nứt và đàn hồi.

– Quy ước ứng suất kéo là âm, ứng suất nén là dương các giới
hạn ứng suất trong bê tông được kiểm tra theo các giai đoạn
làm việc như sau:
52
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
➢ Giai đoạn 1 (căng cáp DƯL và bơm vữa lấp lòng ống ghen)

• Ứng suất trong bê tông tại thớ trên dầm I:


N N  eg  y1t M1D y1t
f c1t    y1t NA1

A1 I1 I1 y1b eg

• Ứng suất trong bê tông tại thớ dưới dầm I :


N N  eg  y1b M1D
f c1b    y1b
A1 I1 I1
trong đó:
• N = lực nén trước tại giai đoạn chế tạo dầm (có kể tới các
mất mát ứng suất tức thời);
53
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
N N  eg  y1t M1D N N  eg  y1b M1D
f c1t    y1t f c1b    y1b
A1 I1 I1 A1 I1 I1

• A1 = diện tích tiết diện của phần dầm chủ đúc sẵn g.đoạn 1
(diện tích đã trừ lỗ rỗng, chưa có bản, chưa liên hợp);

• eg = độ lệch tâm của lực nén so với trọng tâm của dầm đúc
sẵn g.đoạn 1;

• I1 = mô men quán tính của dầm đúc sẵn g.đoạn 1;


• M1D = mô men do trọng lượng bản thân dầm;
• y1t, y1b = khoảng cách từ trục trung hòa đến thớ trên/dưới.
54
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
➢ Giai đoạn 2 (đổ bản mặt cầu và dầm ngang)
• Ứng suất tích lũy trong bê tông tại thớ trên dầm I :
N N  eg  y1t M1D M 2D
f c 2t    y1t  y2t
A1 I1 I1 I2
• Ứng suất tích lũy trong bê tông tại thớ dưới dầm I :

N N  eg  y1b M1D M 2D
f c 2b    y1b  y2b
A1 I1 I1 I2

y2t
NA2

y2b

55
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

N N  eg  y1t M1D M N N  eg  y1b M1D M


f c 2t    y1t  2 D y2t f c 2b    y1b  2 D y2b
A1 I1 I1 I2 A1 I1 I1 I2

trong đó:
• N = lực nén trước g.đoạn 2 (kể tới 1 phần mất mát lâu dài);

• Các giá trị eg , y1t , y1b , I1 , M1D xem giải thích g.đoạn 1;

• M2D = mô men do tĩnh tải g.đoạn 2;

• I2 = mô men quán tính của dầm đúc sẵn g.đoạn 2;

• y2t, y2b = khoảng cách từ trục trung hòa (của tiết diện dầm
g.đoạn 2) đến thớ trên/dưới.
56
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
➢ Giai đoạn 3 (đưa cầu vào khai thác, sử dụng)
• Ứng suất tích lũy trong bê tông tại thớ trên dầm I:
N N  eg  y1t M1D M 2D M 3D  M L
f c 3t    y1t  y2t  y3t
A1 I1 I1 I2 I3
• Ứng suất tích lũy trong bê tông tại thớ dưới dầm I:
N N  eg  y1b M1D M 2D M 3D  M L
f c 3b    y1b  y2b  y3b
A1 I1 I1 I2 I3

y3t
NA3

y3b

57
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
N N  eg  y1t M1D M M  ML
f c 3t    y1t  2 D y2t  3 D y3t
A1 I1 I1 I2 I3

N N  eg  y1b M1D M M  ML
f c 3b    y1b  2 D y2b  3 D y3b
A1 I1 I1 I2 I3

trong đó:
• N = lực nén trước g.đoạn 3 (kể tới mất mát ư.s lâu dài);
• M3D , ML = mô men do tĩnh tải g.đoạn 3 và do hoạt tải;
• I3 = mô men quán tính của dầm g.đoạn 3 (t.diện liên hợp);
• y3t, y3b = khoảng cách từ trục trung hòa (của tiết diện dầm
g.đoạn 3) đến thớ trên/dưới.

58
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• Ứng suất trong bê tông thớ trên của bản mặt cầu đổ tại chỗ ở
giai đoạn khai thác:

 M 3D  M L s  ys3t
f s
c 3t  y 3t   ns NA3

 I3 
y
trong đó: 3b

• M3D = mô men do tĩnh tải giai đoạn 3;


• ML = mô men do hoạt tải;
• I3 = mô men quán tính của dầm g.đoạn 3 (t.diện liên hợp);
• ys3t = khoảng cách từ trục trung hòa (của tiết diện dầm liên
hợp g.đoạn 3) đến thớ trên cùng của bản mặt cầu.
• ns = tỉ số mô đun đàn hồi giữa bê tông bản đổ sau và bê
tông dầm đúc sẵn (ns = Ecs / Ec)
59
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• Chú ý khi vẽ biểu đồ biến dạng và ứng suất do riêng tải
trọng giai đoạn 3 (M3D và ML) gây ra:
εt(3) σts(3)
nén nén
ys3t
NA3

y3b

kéo kéo
εb(3) σb(3)
 M 3 D  M L s  Ecs
 ts (3)   y 3t   Biến dạng Ứng suất
 I3  Ec
M 3D  M L
 b (3)  y3b
I3
60
Quá trình gia tải: Quan hệ giữa tải trọng và
độ võng trong dầm BTCT ứng suất trước.
9. Tải trọng cực hạn Dẻo + Nứt

8. Thép bắt đầu chảy

7. Giới hạn đàn hồi

Đàn hồi + Nứt


6. Bê tông bắt đầu nứt

5. BT thớ dưới hết


giai đoạn chịu nén

Đàn hồi + Chưa nứt


4. Nén đều

3. Do Ư.S.T và
trọng lượng dầm

0. Trước khi căng


Độ võng do trọng lượng dầm

2. Độ vồng do riêng lực căng trước sau mất mát tức thời

1. Độ vồng do riêng lực căng trước ban đầu


61
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Kiểm toán ứng suất bê tông trong dầm ở giai đoạn 1
nén kéo
• Ứng suất nén:
fc_c1 ≤ [fc_c1] = 0.6 f’ci

• Ứng suất kéo (nếu có):


fc_t1 ≤ [fc_t1] = 0.58 (f’ci)0.5
nén nén

Trường hợp 1 Trường hợp 2

62
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Kiểm toán ứng suất trong dầm ở giai đoạn 2
• Ứng suất nén:
fc_c2 ≤ [fc_c2] = 0.45 f’c nén nén

• Ứng suất kéo (nếu có):


fc_t2 ≤ [fc_t2]

✓ Với điều kiện ăn mòn thông thường:


[fc_t2] = 0.5 (f’c)0.5
nén kéo
✓ Với điều kiện ăn mòn nghiêm trọng:
[fc_t2] = 0.25 (f’c)0.5
TH: 1 TH: 2
63
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Kiểm toán ứng suất trong dầm ở giai đoạn 3
• Ứng suất nén: nén nén
fc_c3 ≤ [fc_c3] = 0.45 f’c
NA3 NA3

• Ứng suất kéo (nếu có):


fc_t3 ≤ [fc_t3]

✓ Với điều kiện ăn mòn thông thường:


[fc_t3] = 0.5 (f’c)0.5
nén kéo
✓ Với điều kiện ăn mòn nghiêm trọng:
[fc_t3] = 0.25 (f’c)0.5
TH: 1 TH: 2
64
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• Các giới hạn ứng suất đối với bê tông giai đoạn chế tạo

Ở giai đoạn chế tạo, các ứng suất trong BT là ứng suất tạm thời
và các mất mát ứng suất trong thép DƯL chưa xảy ra.

– Giới hạn ứng suất nén (điều 5.9.4.1.1.)


• Giới hạn ứng suất nén đối với các cấu kiện bê tông căng trước và căng
sau kể cả đối với cầu xây dựng phân đoạn đều phải lấy bằng 0.6f’ci (tính
bằng MPa)

– Giới hạn ứng suất kéo (điều 5.9.4.1.2.)


• Phải áp dụng các giới hạn quy định trong bảng 5.9.4.1.2-1

65
Bảng 5.9.4.1.2-1. Giới hạn ứng suất kéo của bê tông dự ứng lực trong giai
đoạn truyền lực căng, đối với kết cấu dự ứng lực toàn phần (Bảng 3.2 SGK)
Loại cầu Vị trí Giới hạn ứng suất
+ Vùng chịu kéo được nén trước, cốt thép không dính bám KAD
cầu xây dựng

0.25 f ci'  1.38  MPa 


Không phải

phân đoạn

+ Các vùng khác với vùng chịu kéo được nén trước,không có cốt phụ dính kết

+ Vùng có cốt thép dính bám đủ chịu 120% lực kéo trong bê tông đã nứt tính
trên cơ sở tiết diện không nứt
0.58 f ci'  MPa 
+ Ứng suất cẩu lắp trong cọc dự ứng lực 0.415 f ci'  MPa 
1. Ứng suất dọc qua các mối nối trong vùng kéo được nén trước

• Mối nối loại A với lượng tối thiểu cốt thép phụ dính bám qua mối nối, đủ để 0.25 f ci'  MPa 
chịu lực kéo tính toán khi ứng suất 0.5fy với các bó cốt thép trong hoặc ngoài lực kéo max
• Mối nối loại A không có cốt thép tối thiểu phụ có dính bám qua mối nối Không kéo
Các cầu được

phân đoạn
xây dựng

• Mối nối loại B, bó thép ngoài 0.7 (Mpa) lực nén min

2. Ứng suất ngang

• Mọi loại mối nối 0.25 f ci'  MPa 


3. Ứng suất trong các khu vực khác

• Vùng không có cốt thép thường dính bám Không cho phép kéo

• Cốt thép dính bám đủ chịu lực kéo tính toán trong bê tông tính theo tiết diện
không nứt có ứng suất bằng 0.50fsy 0.5 f ci'  MPa 
66
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• Các giới hạn ứng suất đối với bê tông giai đoạn khai thác
Ở giai đoạn khai thác, khi tính các ứng suất trong BT phải kể tới
các mất mát ứng suất trong thép DƯL.

– Giới hạn ứng suất nén (điều 5.9.4.2.1.)


• Phải áp dụng các giới hạn quy định trong bảng 5.9.4.2.1-1
• Phải khảo sát nén với tổ hợp tải trọng 1 của TTGH sử dụng quy định
trong bảng 3.4.1-1.
• Hệ số chiết giảm ϕw = 1 nếu tỷ số độ mảnh của bản bụng và bán kính
tính theo điều 5.7.4.7.1 không lớn hơn 15. Trường hợp tỷ số lớn hơn
15 thì phải tính hệ số chiết giảm ϕw theo điều 5.7.4.7.2.

– Giới hạn ứng suất kéo (điều 5.9.4.2.2.)


• Phải áp dụng các giới hạn quy định trong bảng 5.9.4.2.2-1

67
Bảng 5.9.4.2.1-1. Giới hạn ứng suất nén của bê tông dự ứng lực ở TTGH sử
dụng sau mất mát, đối với kết cấu dự ứng lực toàn phần (Bảng 3.3 SGK)

Vị trí Giới hạn ứng suất

Đối với cầu không xây dựng phân đoạn và do tổng của lực DƯL
0.45fc (MPa)
hữu hiệu và các tải trọng thường xuyên gây ra

Đối với các cầu xây dựng phân đoạn do tổng của lực DƯL hữu
0.45fc (MPa)
hiệu và các tải trọng thường xuyên gây ra

Đối với cầu không xây dựng phân đoạn và do hoạt tải cộng với 1/2
0.40fc (MPa)
tổng của DƯL hữu hiệu và các tải trọng thường xuyên gây ra.

Do tổng lực DƯL hữu hiệu, tải trọng thường xuyên, các tải trọng
0.60wfc (MPa)
nhất thời, và tải trọng tác dụng khi vận chuyển bốc xếp.

68
69
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.5. Mất mát ứng suất trong cốt thép dự ứng lực
Mất mát ứng suất trong kết cấu DƯL căng sau được chia làm 2
nhóm như sau:

– Mất mát tức thời

• Do ma sát giữa bó cốt thép và thành ống: ΔfpF


(loss due to Friction)

• Do trượt của thép trong neo (biến dạng neo): ΔfpA


(loss due to Anchorage set)

• Do nén đàn hồi bê tông: ΔfpES


(loss due to Elastic Shortening)
70
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Mất mát theo thời gian

• Do co ngót bê tông: ΔfpSR


(loss due to SHrinkage)

• Do từ biến bê tông: ΔfpCR


(loss due to CReep of concrete)

• Do chùng dão cốt thép: ΔfpR


(loss due to Relaxation of steel after transfer)

71
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

– Tổng mất mát ứng suất ΔfpT = tích lũy các ứng suất mất mát tại
các giai đoạn chịu tải khác nhau của kết cấu.

– Ví dụ tổng mất mát ứng suất ở giai đoạn khai thác (còn gọi là
mất mát ứng suất lâu dài) được tính như sau:

• Với kết cấu BTCT DƯL căng trước:


ΔfpT = ΔfpES + ΔfpSR + ΔfpCR + ΔfpPR

• Với kết cấu BTCT DƯL căng sau:


ΔfpT = ΔfpA + ΔfpES + ΔfpF + ΔfpSR + ΔfpCR + ΔfpPR

72
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

Kết cấu Căng trước Căng sau


Mất mát ứ.s. do

Trượt neo: f pA Không xét Có xét

Nén đàn hồi: f pES Có xét Có xét

Ma sát: f pF Không xét Có xét

Co ngót của bê tông: f pSH Có xét Có xét

Từ biến của bê tông: f pCR Có xét Có xét

Do chùng cốt thép: f pR Có xét Có xét

73
Sự thay đổi ứng suất theo thời gian trong cáp DƯ L căng sau
74
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.6. Tính mất mát ứng suất trong cốt thép DƯL

A>. Tính mất mát ứng suất tức thời

❖Do ma sát giữa bó cốt thép và thành ống (5.9.5.2.2): ΔfpF


f pF  f pj 1  e
   Kx 

Nếu tính gần đúng có thể sử dụng công thức sau:

f pF  f pj    Kx 
trong đó:
• fpj = ứng suất trong bó cốt thép DƯL khi kích (MPa);
75
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)


f pF  f pj 1  e
   Kx 
 hoặc f pF  f pj    Kx 

• x = chiều dài bó cốt thép tính từ đầu kích đến điểm đang
xét (mm);
• K = hệ số ma sát trên đoạn thẳng còn gọi là hệ số ma sát lắc
(trên 1 mm dài bó cốt thép).
Do phải kể đến lượng mất mát do sai lệch vị trí của tuyến cáp so với
thiết kế => K là hệ số ma sát do độ lệch của tim cáp gây ra (K phụ thuộc
vào đường kính ống ghen và độ cứng ống ghen).
• μ = hệ số ma sát trên đoạn cong (trên 1 rad thay đổi góc
cong);
Hệ số K và μ có thể tra theo bảng 3.9 trang 140 sách Cầu BTCT 1 (hoặc
bảng 5.9.5.2.2b-1 tiêu chuẩn 22TCN-272-05).

76
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)


f pF  f pj 1  e
   Kx 
 hoặc f pF  f pj    Kx 

• α = tổng các giá trị tuyệt đối về thay đổi góc nghiêng của bó
cốt thép tính từ đầu kích đến điểm đang xét (trường hợp
kích 1 đầu);

• α = tổng các giá trị tuyệt đối về thay đổi góc nghiêng của bó
cốt thép tính từ đầu kích gần nhất đến điểm đang xét
(trường hợp kích 2 đầu);

• e = cơ số lôgarit tự nhiên (cơ số lốc-nê-pe)

77
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
Ma sát giữa bó cốt thép và thành ống

ống thẳng

ống cong
78
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

Bảng 3.9. Hệ số ma sát giữa cốt thép dự ứng lực và thành ống (5.9.5.2.2b-1)

Loại thép Loại ống bọc K (1 / mm)  (1/ rad)

Ống thép mạ cứng hay nửa cứng 6.610-7 0.15-0.25

Sợi hoặc tao Vật liệu pôlyêtylen 6.610-7 0.25


thép cường độ cao

Ống chuyển hướng bằng thép cứng


6.610-7 0.25
cho bó căng ngoài

Thanh
Ống thép mạ 6.610-7 0.30
thép cường độ cao

79
Cơ sở xây dựng công thức tính mất mát
ứng suất do ma sát.
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

80
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
❖Do thiết bị neo (5.9.5.2.1): ΔfpA
– Nếu không xét đến ma sát với thành ống, độ tụt neo ∆A sẽ
gây giảm biến dạng trong bó cáp DƯL tại mọi điểm như nhau
và bằng ∆A / L
Khi đó độ giảm ứng suất trong bó thép DƯL tính như sau:
A
f pA  Ep
L
Trong đó:
• ΔA = biến dạng trung bình của neo (ΔA = 3 – 10mm)
thường chọn ΔA = 6mm;
• L = chiều dài của bó cốt thép dự ứng lực (mm)
• Ep = mô đun đàn hồi của cốt thép dự ứng lực
81
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Khi xét đến ma sát với thành ống, độ tụt neo ∆A sẽ gây giảm
biến dạng trong bó cáp DƯL. Tuy nhiên, mức độ giảm biến
dạng không phải là hằng số mà lại thay đổi nhỏ dần theo
chiều dài bó cáp (lớn nhất tại điểm ngay sau nêm neo và
giảm tới giá trị 0 tại điểm cách nêm neo đoạn Ls).

• Do vậy, mất mát ứng suất


do tụt neo sẽ phân bố như
trong hình vẽ bên.

• Cách tính Ls như sau:


 A  Ep
Ls 
p với p là mất mát ư.s / đơn vị chiều dài.
82
Cơ sở xây dựng công thức tính mất mát
ứng suất do tụt neo.
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

Set = ∆A

83
Cầu dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)
❖Do nén đàn hồi bê tông (5.9.5.2.3b): ΔfpES

• Nếu căng các bó đồng thời thì ΔfpES = 0


• Nếu căng các bó không đồng thời (mỗi lần căng 1 bó) thì:
N 1 Ep
f pES  f cpg
2 N Eci

Trong đó:
• N = số bó cốt thép dự ứng lực có đặc trưng giống nhau;
• fcgp = tổng ứng suất tại trọng tâm bó cốt thép;
• Ep = mô đun đàn hồi của thép DƯL (MPa);
• Eci = mô đun đàn hồi của bê tông lúc truyền lực (MPa);
84
Cầu dầm BTCT DƯL căng sau (t.theo)

Ống ghen
Cáp dự ứng lực
Trước khi căng

Kích

Căng bó 1

ΔL gây
mất mát
ứng suất
cho bó 1
Căng bó 2

85
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
B>. Tính mất mát ứng suất theo thời gian

❖Do co ngót bê tông (5.9.5.4.2-2): ΔfpSR

f pSR   93  0.85H 

Trong đó:

Thời gian
• H = độ ẩm tương đối
của môi trường,
lấy trung bình
hàng năm, %

86
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
❖Do từ biến bê tông (5.9.5.4.3): ΔfpCR
f pCR  12.0 fcgp  7.0fcdp  0
• fcgp = ứng suất tại trọng tâm cốt thép dự ứng lực lúc truyền
lực (MPa)
• Δfcdp = phần thay đổi ứng suất trong bê tông tại trọng tâm
cốt thép dự ứng lực do tĩnh tải DC và DW (tác dụng sau khi
căng).

87
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
❖Do chùng rão cốt thép (5.9.5.4.4): ΔfpR
Lực căng
ban đầu
Cáp CĐC

Theo thời gian


Mất mát lực căng

Cùng một khoảng cách

f pR  f pR1  f pR 2
• ΔfpR1 = mất mát ứng suất do chùng cốt thép khi căng
• ΔfpR2 = mất mát ứng suất do chùng cốt thép sau khi căng
88
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
▪ Mất mát do chùng cốt thép khi căng (5.9.5.4.4b): ΔfpR1

➢ Với tao khử ứng suất dư (stress-relieved strand)


log  24t   f pj 
f pR1    0.55  f pj
10  f py 

➢ Với tao cáp có độ chùng thấp (low-relaxation strand)

log  24t   f pj 
f pR1    0.55  f pj
40  f py 

89
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

log  24t   f pj  log  24t   f pj 


f pR1    0.55  f pj f pR1    0.55  f pj
10  f py  40  f py 
 

• t = thời gian tính theo ngày từ khi căng đến khi truyền lực;

• fpy = cường độ chảy quy định của cốt thép kéo trước (MPa);

• fpj = ứng suất ban đầu trong bó cốt thép ở cuối giai đoạn
căng (MPa);

Chú ý: với kết cấu căng sau, có thể coi mất mát do trùng cốt
thép khi căng ∆fpR1 = 0 do thời gian căng cáp không nhiều
như trong kết cấu căng trước.
90
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
▪ Mất mát do chùng cốt thép sau khi truyền (5.9.5.4.4c): ΔfpR2

➢ Với tao khử ứng suất dư (stress-relieved strand)


f pR 2  138  0.4f pES  0.3f pF  0.2  f pSR  f pCR   MPa 

➢ Với tao cáp có độ chùng thấp (low-relaxation strand)


• Mất mát do chùng sau khi truyền lực căng cho tao độ trùng
thấp được lấy bằng 30% trị số của các phương trình trên

• Đối với các thanh thép kéo sau 1000 đến 1100 MPa, mất
mát do chùng phải làm thí nghiệm. Khi không có số liệu thí
nghiệm, có thể lấy gần đúng ΔfpR2 = 21 MPa.
91
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
❖Theo 22TCN272-05 (điều 5.9.5.3):
Đối với kết cấu không phân đoạn, kéo sau có nhịp ≤ 50m được
tạo ứng suất trong bê tông tuổi từ 10-30 ngày thì có thể ước
tính gần đúng toàn bộ mất mát ứng suất do từ biến, co ngót
trong bê tông và tự chùng trong cốt thép dự ứng lực dựa trên
tỷ lệ PPR theo Bảng 5.9.5.3-1.

trong đó: PPR (Partial Prestressing Ratio) là tỷ lệ dự ứng lực


một phần trong kết cấu

Aps  f py
PPR   5.5.4.2.1  2 
Aps  f py  As  f y

92
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

93
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• Kiểm tra các giới hạn ứng suất cho các bó thép DƯL

Điều 5.9.3 quy định như sau:

– Ứng suất bó thép do dự ứng lực hoặc ở TTGH sử dụng không


được vượt quá các giá trị sau:
• Các giá trị quy định ở bảng 5.9.3-1 hoặc
• Theo khuyến nghị của nhà sản xuất các bó thép và neo

– Ứng suất bó thép ở các TTGH cường độ và đặc biệt không


được vượt quá giới hạn cường độ kéo quy định trong Bảng
5.4.4.1-1

94
DƯL căng trước

DƯL căng sau

95
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

96
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.7. Kiểm tra giới hạn cốt thép tối đa
– Điều 5.7.3.3.1. TCN272-05 quy định hàm lượng thép chịu kéo
tối đa phải được giới hạn sao cho:
c  0.42de
trong đó,
• c là khoảng cách từ thớ chịu nén ngoài cùng tới trục trung
hòa
• de là khoảng cách từ thớ chịu nén ngoài cùng đến trọng
tâm của hợp lực giữa lực kéo trong cốt thép dự ứng lực và
lực kéo trong cốt thép thường
Aps f ps d p  As f y d s
de 
Aps f ps  As f y
97
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Nếu điều kiện c  0.42de không được thỏa mãn, tiết diện
đang xét được coi là có quá nhiều thép, khi đó biến dạng trong
cốt thép còn nhỏ dẫn đến tiết diện có khả năng bị phá hoại
giòn do bê tông vùng nén vỡ (dầm bị phá hoại đột ngột mà
không có dấu hiệu cảnh báo trước).
0.85f'c

C a = 1c
C
c

dp de
ds

Apsfps Apsfps

Asfy Asfy
98
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.8. Kiểm tra giới hạn thép tối thiểu
– Điều 5.7.3.3.2. quy định lượng cốt thép chịu kéo trong bất kỳ
tiết diện chịu uốn nào phải đủ để phát triển sức kháng uốn
tính toán (Mr = ɸMn).

– Điều kiện kiểm tra là sức kháng uốn tính toán Mr phải lớn hơn
hoặc bằng giá trị nhỏ nhất của (1.2 lần sức kháng nứt Mcr tính
theo phân bố ư.s. đàn hồi hoặc 1.33 lần mô men uốn tính toán
Mu)
1.2M cr
 M n  min 
1.33M u

– Sức kháng nứt Mcr được tính theo đàn hồi ứng với cường độ
chịu kéo khi uốn của bê tông là: fr = 0.63(f’c)0.5
99
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

– Với kết cấu BTCT DƯL sức kháng nứt được tính như sau:
 Sc 
M cr  Sc  f r  f cpe   M dnc   1  S c f r
 Snc 
trong đó:
• Sc = mô men chống uốn của tiết diện liên hợp đối với thớ
chịu kéo ngoài cùng do tác dụng của tải trọng ngoài;
• Snc = mô men chống uốn của tiết diện chưa liên hợp đối với
thớ chịu kéo ngoài cùng đã dùng để tính Sc;
• Mdnc = mô men chưa nhân hệ số do tĩnh tải là trọng lượng
bản thân của dầm chưa liên hợp;
• fr = cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông f r  0.63 f c
'

100
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
 Sc 
M cr  Sc  f r  f cpe   M dnc   1  S c f r
 Snc 
• fcpe = ứng suất trong bê tông do riêng ứng lực trước sau
mất mát ư.s gây ra (tại thớ chịu kéo ngoài cùng do tải
trọng gây ra).
  Aps f ps    Aps f ps   e
f cpe  
Ag Snc
• e = độ lệch tâm của lực nén trước trong dầm chưa liên hợp
• Aps = diện tích cốt thép dự ứng lực;
• fps = ứng suất trung bình trong cốt thép dự ứng lực;
• Ag = diện tích tiết diện dầm chưa liên hợp;
Chú ý: các giá trị fr và fcpe trong công thức tính Mcr phải
được lấy theo giá trị tuyệt đối.
101
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.9. Kiểm toán độ võng dầm theo TTGH sử dụng
– Biến dạng do tải trọng khai thác quá lớn sẽ gây hư hỏng các
lớp mặt cầu, nứt cục bộ trong bản mặt cầu…
– Ngoài ra, biến dạng lớn cũng gây cảm giác không an toàn cho
người qua cầu.
 Do vậy, điều 2.5.2.6.2 quy định như sau:
➢ Độ võng giới hạn khi kết cấu chịu hoạt tải xe:
• Với dầm (hoặc bản) đơn giản ≤ Lnhịp /800
• Với dầm hẫng ≤ Lhẫng /300
➢ Độ võng giới hạn khi kết cấu chịu hoạt tải xe và/hoặc người:
• Với dầm (hoặc bản) đơn giản ≤ Lnhịp /1000
• Với dầm hẫng ≤ Lhẫng /375
102
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Khi tính võng do hoạt tải có kể đến hệ số xung kích (1+IM) và
hệ số làn xe. Theo (3.6.1.3.2), hoạt tải phải lấy trị số lớn hơn
của 2 tổ hợp sau:
• Một xe tải 3 trục có xét IM
• Tải trọng làn + 25% hiệu ứng của xe tải 3 trục có xét IM

– Theo (2.5.2.6.2), tất cả các làn đều chất tải và các dầm chủ đều
giả thiết chịu tải bằng nhau. Nghĩa là hệ số phân phối ngang
của tải trọng bằng số làn xe chia cho số dầm chủ (g = nl/ndc).

– Khi tính gần đúng độ võng tức thời (do hoạt tải) có thể dùng
mô đun đàn hồi của bê tông Ec và mô men quán tính của tiết
diện nguyên Ig (5.7.3.6.2)
103
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
b
q
x P
EI EI

L L

5 q.L4
– Độ võng giữa nhịp do tải phân bố q:  
384 E.I
– Độ võng tại điểm bất kỳ cách gối trái 1 đoạn là x của dầm đơn
giản chịu tải trọng tập trung cách gối trái 1 đoạn là b:
x  
P.b.x 2 2
6 E.I .L
L  b  x2 

104
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• 7.4.10. Kiểm tra sức kháng cắt
– Công thức kiểm tra:
Vu  Vn
Trong đó:
• Vu = lực cắt tính toán theo TTGH cường độ 1
• ɸ = hệ số sức kháng (với kết cấu BTCT lấy = 0.9)
• Vn = sức kháng cắt danh định
Vc  Vs  Vp

Vn  min 
c bv d v  V p
'

 0.25 f

• Vc = sức kháng cắt danh định của bê tông


Vc  0.083 f c' bv dv
105
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

• Vs = sức kháng cắt danh định của cốt thép trong sườn dầm
Av f y dv  cot   cot   sin 
Vs 
s
• Vp = lực cắt do cốt thép dự ứng lực (N), Vp lấy là dương nếu
ngược chiều với lực cắt tính toán.
• dv = chiều cao chịu cắt hữu hiệu, là khoảng
cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến 
0.9d e
trọng tâm vùng nén và không nhỏ hơn 
d v  max 0.72h
2 giá trị (0.9de hoặc 0.72hdầm), với de là  a
d e 
khoảng cách từ trọng tâm thép chịu kéo  2
tới thớ chịu nén ngoài cùng.
106
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

Av f y dv  cot   cot   sin 


Vc  0.083 '
f b dv
c v Vs 
s
• bv = bề rộng bản bụng nhỏ nhất trong chiều cao dv

• s = cự ly cốt đai

• β = hệ số xét đến khả năng bê tông bị nứt chéo truyền lực


kéo - 5.8.3.4
• θ = góc nghiêng của ứng suất nén chéo (độ) - 5.8.3.4

• α = góc nghiêng của cốt thép đai so với trục dọc (độ)
• Av = diện tích cốt thép chịu cắt trong cự ly “s” (mm2)
107
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

– Khi cốt đai bố trí thẳng đứng thì α = 90o, lúc đó công thức tính
sức kháng cắt danh định của cốt thép trong sườn dầm có thể
viết lại như sau:

Av f y dv  cot  
Vs 
s

108
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Xác định Vp = ?
n
Vp   Astr
i
 f pi  sin  i
i 1

• Aistr = diện tích của bó cốt thép ứng suất thứ i


• fip = ứng suất trong bó cốt thép thứ i sau mất mát
• γi = góc nghiêng của bó cốt thép thứ i theo phương ngang

Trục trung hòa


tiết diện liên hợp

Trục trung hòa


tiết diện dầm I

109
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
– Xác định dv và bv = ?

0.9d e Aps f ps d p  As f y d s
 de 
• Chiều cao d v  max 0.72h Aps f ps  As f y
 a
d e 
 2

• Chiều rộng bv = bw de
h

bw

110
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

– Xác định β và θ bằng cách tra bảng và dựa vào thông số v/f’c và
εx trong đó:
• v = ứng suất cắt trong bê tông

Vu  V p
v với ɸ là hệ số sức kháng lấy theo 5.5.4.2.
 bv dv

• εx = biến dạng dọc trục trong cốt thép ở phía chịu kéo khi
uốn của dầm

 M u / dv   0.5Nu  0.5Vu cot   Aps f po


x   0.002
Es As  E p Aps

111
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
 M u / dv   0.5Nu  0.5Vu cot   Aps f po
x   0.002
Es As  E p Aps

• Nếu εx < 0 , (âm) thì giá trị tuyệt đối của nó được giảm bằng
cách nhân với hệ số là Fε
Es As  E p Aps
F 
Ec Ac  Es As  E p Aps
Trong đó:
• Ac = diện tích bê tông phía chịu kéo do uốn (mm2)
• Aps = diện tích cốt thép dự ứng lực phía chịu kéo uốn trừ đi
sự thiếu phát triển đầy đủ ở mặt cắt được nghiên cứu
(mm2)
• Nu = lực dọc tính toán lấy dương khi chịu nén (N)
• Vu = lực cắt tính toán (N)
112
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
 M u / dv   0.5Nu  0.5Vu cot   Aps f po
x   0.002
Es As  E p Aps

• As = diện tích cốt thép thường phía chịu kéo uốn trừ đi sự
thiếu phát triển đầy đủ ở mặt cắt nghiên cứu (mm2)
• Mu = mô men tính toán (N.mm)
• fpo = ứng suất trong thép dự ứng lực khi ứng suất trong bê
tông xung quanh bằng 0 (MPa)
Ep
f po  f pe  f pc
Ec
• fpe = ứng suất có hiệu trong cốt thép dự ứng lực sau các
mất mát
• fpc = ứng suất nén trong bê tông tại trọng tâm tiết diện sau
các mất mát
113
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

• Xác định thông số β theo điều 5.8.3.4.2 TCN272-05

114
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

• Xác định thông số θ theo điều 5.8.3.4.2 TCN272-05

115
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

116
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

– Trình tự các bước kiểm toán dầm chịu cắt có cốt thép sườn:
• B1. Vẽ các biểu đồ bao của lực cắt Vu và mômen Mu theo
TTGH cường độ 1 (thường vẽ 10 điểm / 1 nhịp)
• B2. Xác định khoảng cách trọng tâm vùng kéo và nén dv
• B3. Xác định ứng suất cắt danh định v = Vu/(ɸdvbv) và sau
đó xác định tỷ số v/f’c . Nếu tỷ số này > 0.25 thì cần phải
tăng tiết diện chịu cắt.
• B4. Sơ bộ giả thiết góc nghiêng ứng suất nén chéo θ1 = 40˚
=> xác định ứng biến trong cốt thép vùng kéo εx1.
• B5. Theo giá trị v/f’c và εx1 tra bảng xác định θ2. Nếu sai số
giữa θ1 và θ2 lớn thì theo θ2 tính lặp lại εx2.
Tính lặp đến khi sai số giữa 2 bước là nhỏ đạt yêu cầu thì
chọn bằng giá trị β bảng và hình vẽ.
117
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)
• B6. Xác định sức kháng cắt yêu cầu của cốt đai trong mặt
cắt đang tính toán.
Vu
Vs   Vp  0.083 f c' bv d v
v
– Chọn cốt đai chống cắt:
• Để thuận lợi cho thi công, thông thường chọn đường kính
cốt đai không đổi nhưng khoảng cách s thay đổi tăng dần
theo sự giảm dần của lực cắt dọc theo chiều dài của dầm.
• Xác định khoảng cách yêu cầu của cốt đai
Av f y dv  cot   cot   sin 
s
Vs
với Av = diện tích của thanh cốt đai và fy = cường độ chảy
của cốt đai.
118
Thiết kế tiết diện dầm BTCT DƯL (t.theo)

– Ngoài ra, theo (5.8.2.7) bước cốt đai chống cắt phải thỏa mãn
các điều kiện sau:

• Khi Vu < 0.1f’cbvdv thì:

s ≤ 0.8 dv và 600mm (5.8.2.7-1)

• Khi Vu ≥ 0.1f’cbvdv thì:

s ≤ 0.4 dv và 300mm (5.8.2.7-2)

119

You might also like