You are on page 1of 14

PHẦN 2

Ế Ấ
CƠ SỞ THIẾT KẾ

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ THIẾT KẾ

1.1 PHÂN TÍCH VÀ CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU


1.1.1 MỤC ĐÍCH
Việc phân tích phương án kết cấu công trình để đảm bảo kết cấu thỏa mãn những
yêu cầu cơ bản trong thiết kế cơ sở như tính toán đơn giản, tính đều đặn và đối xứng, độ
cứng… Khi công trình thỏa mãn các yêu cầu thiết kế cơ sở, công trình sẽ có nhiều khả
năng làm việc hợp lý, tránh xảy ra những trường hợp bất lợi cho các cấu kiện trong công
trình. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi đi vào phân tích và tính toán
từng bộ phận kết cấu cũng như đảm bảo cho quá trình thi công được thực hiện đơn giản
và thuận tiện. Đối với những công trình do yêu cầu kiến trúc nên kết cấu không thỏa
mãn được các yêu cấu của thiết kế cơ sở, việc phân tích và điều chỉnh kết cấu công trình
giúp hạn chế những khó khăn trong tính toán kết cấu do sự sai khác đó gây ra.

1.1.2 HỆ KẾT CẤU THEO PHƯƠNG ĐỨNG


Kết cấu theo phương thẳng đứng có vai trò rất lớn trong kết cấu nhà cao tầng
quyết định gần như toàn bộ giải pháp kết cấu. Trong nhà cao tầng, kết cấu thẳng đứng
có vai trò:

· Cùng với dầm sàn tạo thánh hệ khung cứng, nâng đỡ các phần không chịu lực
của công trình, tạo nên không gian bên trong đáp ứng nhu cầu sử dụng;
· Tiếp nhận tải trọng từ dầm sàn để truyền xuống móng, rồi xuống nền đất;
· Tiếp nhận tải trọng ngang tác dụng lên công trình;
· Giữ vai trò trong ổn định tổng thể công trình, hạn chế dao động, hạn chế gia
tốc và chuyển vị đỉnh.
Các hệ kết cấu bê tông cốt thép toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà
cao tầng gồm: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tường chịu lực, hệ khung vách hỗn hợp, hệ
kết cấu hình ống và hệ kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng này hay dạng
khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao công
trình và độ lớn của tải trọng ngang.

41
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

· Hệ kết cấu khung: có khả năng tạo ra các không gian lớn, linh hoạt thích hợp
với các công trình công cộng. Tuy nhiên kém hiệu quả khi chiều cao của công
trình quá lớn;
· Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng: có khả năng chịu lực ngang tốt, tuy nhiên
độ cứng theo phương ngang của vách cứng tỏ ra là hiệu quả ở những độ cao
nhất định;
· Hệ kết cấu khung – giằng (khung và vách cứng): thường trong hệ kết cấu này
hệ thống vách đóng vai trò chủ yếu chịu tải ngang, hệ khung chủ yếu được
thiết kế để chịu tải trọng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối
ưu hóa các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột, dầm và đáp ứng được yêu cầu
của kiến trúc;
· Hệ kết cấu hình ống: thường cấu tạo ống ở phía ngoài (hệ thống cột, dầm,
giằng), còn phía trong nhà là hệ thống khung hoặc vách cứng hoặc kết hợp
khung và vách cứng. Hệ kêt cấu này có độ cứng theo phương ngang lớn;
· Hệ kết cấu hình hộp: ngoài việc tạo ra hệ thống khung bao quanh làm thành
ống, người ta còn tạo ra các vách phía trong bằng hệ thống khung với mạng
cột xếp thành hàng. Có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho các công
trình rất cao, có thể lên đến 100 tầng.
Nhận xét: Từ sự phân tích trên, kết hợp với kiến trúc của công trình, công trình
The Park Avenue được sử dụng hệ chịu lực chính là hệ kết cấu khung vách hỗn hợp
đồng thời kết hợp với lõi cứng. Lõi cứng được bố trí tại khu vực thang máy và thang
bộ nằm chính giữa của mỗi tháp, cột và vách được bố trí xung quanh công trình với
nhiều vách nhỏ giúp tăng khả năng chống xoắn cho công trình. Để thuận tiện cho cư
dân trong tòa nhà và khách từ bên ngoài trong quá trình lấy xe, quan sát và di chuyển
trong tầng hầm, sinh viên quyết định bố trí hệ cột ở 3 tầng hầm, hệ dầm chuyển đặt ở
sàn tầng trệt để chuyện từ hệ cột sang hệ vách ở các tầng phía trên.

1.1.3 HỆ KẾT CẤU THEO PHƯƠNG NGANG


Trong nhà cao tầng, hệ kết cấu nằm ngang (dầm, sàn) có vai trò:

42
CƠ SỞ THIẾT KẾ

· Tiếp nhận tải trọng thằng đứng trực tiếp tác dụng lên sàn (tải trọng bản thân
sàn, người đi lại làm việc trên sàn, thiết bị đặt trên sàn…) và truyền vào các
hệ chịu lực thẳng đứng để truyền xuống móng rồi xuống nền đất;
· Đóng vai trò như một mảng cứng liên kết các cấu kiện chịu lực theo phương
đứng để chúng làm việc đống thời với nhau.
Trong công trình, hệ sàn có ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc không gian của kết
cấu. Việc lựa chọn phương án sàn hợp lý là điều rất quan trọng. Do vậy cần phải có sự
phân tích hợp lý để lựa chọn được phương án phù hợp với kết cấu của công trình.
1.1.3.1 Phương án sàn sườn toàn khối

· Cấu tạo: gồm bản sàn và hệ dầm


· Ưu điểm:
- Tính toán đơn giản ;
- Được sử dụng phổ biến với công nghệ thi công phong phú nên thuận tiện
cho việc lựa chọn biện pháp thi công.
· Nhược điểm:
- Kích thước và độ võng của dầm sàn lớn khi vượt khẩu độ lớn dẫn đến lãng
phí không gian theo chiều cao;
- Gây cản trở cho việc bố trí kiến trúc, MEP;
- Tốn chi phí cho các vật liệu bao che.
1.1.3.2 Phương án sàn phẳng ứng lực trước

· Cấu tạo: gồm các bản sàn kê trực tiếp lên cột
· Ưu điểm:
- Chiều cao các cấu kiện nhỏ nên tiết kiệm được không gian theo chiều cao;
- Dễ dàng thay dổi công năng và kiến trúc khi sử dụng;
- Dễ dàng bố trí hệ thống MEP.
· Nhược điểm:
- Độ cứng của công trình thấp hơn so với phương án sàn dầm;
- Chiều dày sàn đủ lớn để đảm bảo khả năng chống chọc thủng;
- Chất lượng bê tông và quá trình phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

43
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.1.3.3 Kết luận


Đối với công trình The Park Avenue, vì là 1 dự án căn hộ chung cư nên cần khoảng
thông thủy phù hợp, đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho chủ tư nên sinh viên quyết
định chọn hệ kết cấu theo phương ngang là hệ sàn phẳng ứng lực trước có dầm bao
quanh cho các tầng dịch vụ và căn hộ, phương án sàn dầm cho các tầng hầm.

1.2 HỆ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG


· Đơn vị lực: KN

· Đơn vị chiều dài: m

· Đơn vị đường kính thép: mm

· Đơn vị diện tích cốt thép: mm2

1.3 VẬT LIỆU SỬ DỤNG


1.3.1 BÊ TÔNG
· Bê tông cấp độ cấp độ bền B35:
- Cường độ chịu nén tính toán Rb 19.5 MPa
- Cường độ chịu kéo tính toán Rbt 1.3 MPa
- Cường độ chịu nén tiêu chuẩn Rbn 25.5 MPa
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rbtn 1.95 MPa
- Modun đàn hồi của bê tông Eb 34500 MPa
· Bê tông cấp độ cấp độ bền B40:
- Cường độ chịu nén tính toán Rb 22.0 MPa
- Cường độ chịu kéo tính toán Rbt 1.4 MPa
- Cường độ chịu nén tiêu chuẩn Rbn 29.0 MPa
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rbtn 2.10 MPa
- Modun đàn hồi của bê tông Eb 36000 MPa
· Bê tông cấp độ cấp độ bền B45:
- Cường độ chịu nén tính toán Rb 25.0 MPa
- Cường độ chịu kéo tính toán Rbt 1.45 MPa
- Cường độ chịu nén tiêu chuẩn Rbn 32.0 MPa
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rbtn 2.20 MPa
- Modun đàn hồi của bê tông Eb 37500 MPa

44
CƠ SỞ THIẾT KẾ

1.3.2 CỐT THÉP


· Thép gân CIII (ϕ ≥ 10):
- Cường độ chịu nén tính toán Rs 365 MPa
- Cường độ chịu kéo tính toán Rs 365 MPa
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rsn 390 MPa
- Cường độ chịu cắt tính toán Rsw 290 MPa
- Modun đàn hồi của bê tông Es 200000 MPa
· Thép gân CII (ϕ ≥ 10):
- Cường độ chịu nén tính toán Rs 280 MPa
- Cường độ chịu kéo tính toán Rs 280 MPa
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rsn 295 MPa
- Cường độ chịu cắt tính toán Rsw 225 MPa
- Modun đàn hồi của bê tông Es 210000 MPa
· Thép trơn CI (ϕ <10):
- Cường độ chịu nén tính toán Rs 225 MPa
- Cường độ chịu kéo tính toán Rs 225 MPa
- Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rsn 235 MPa
- Cường độ chịu cắt tính toán Rsw 290 MPa
- Modun đàn hồi của bê tông Es 210000 MPa

1.4 CÁC PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH


· SAP2000 2016

· ETABS 2016.

· SAFE 2016.

· AUTOCAD 2016.

· Các ứng dụng MICROSOFT OFFICE 2013

1.5 CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN


1.5.1 TIẾT DIỆN SÀN
Chọn chiều dày bản theo điều kiện khả năng chịu lực và thuận tiện cho thi
công, ngoài ra cũng cần theo điều kiện sử dụng.
Theo mục 8.2.2 tiêu chuẩn TCVN 5574-2012 quy định:

· đối với sàn mái;


45
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

· đối với sàn nhà ở và công trình công cộng;

· đối với sàn giữa các tầng của nhà sản xuất;

· đối với sàn ứng lực trước;

· Để thuận tiện cho việc thi công thì nên chọn là bội số của 10mm .
Theo quan niệm tính:

· Xem sàn là tuyệt đối cứng trong mặt phẳng nằm ngang;
· Chuyển vị tại mọi điểm trên sàn là như nhau khi chịu tác động của tải trọng
ngang;
· Chọn chiều dày của sàn phụ thuộc vào nhịp và tải trọng tác dụng;
· Vì sàn tầng dịch vụ và căn là sàn ứng lực trước căng sau, ta có thể chọn sơ bộ
chiều dày bản theo công thức kinh nghiệm:
1 1 1 1
hb = ( ¸ )lnhip = ( ¸ )9800 = 297 ¸ 280 mm
33 35 33 35
Þ Chọn .

Chọn chung chiều dày sàn cho tất cả các tầng là và sàn cho khu vực

vệ sinh, ban công là . Riêng 3 tầng hầm chọn chiều chọn chiều dày

Bảng 1.1 Chọn sơ bộ chiều dày sàn.


STT Khu vực Chiều dày sàn
1 Sàn tầng hầm 200 mm
2 Sàn khu vực Officetel 220 mm
3 Sàn khu vực căn hộ 220 mm
1.5.2 TIẾT DIỆN DẦM
Vì sàn các tầng điển hình và sàn các tầng dịch vụ đều là sàn phẳng ứng lực trước
nên ta chỉ cần bố trí dầm biên cho sàn. Theo kinh nghiệm, ta có:
Chiều cao dầm:

Lnhip
hd = k
m
Trong đó:
46
CƠ SỞ THIẾT KẾ

- Lnhip - Nhịp dầm;


- K - Hệ số tải trọng, k = 1 ~1.3;
- M - Hệ số, m = 8 ~ 15.

Lnhip
Ở công trình này ta chọn k = 1 và m = 15 Þ h d =
15
Bề rộng dầm:

Ở công trình này ta chọn .

Bảng 1.2 Kích thước dầm sơ bộ các tầng căn hộ.


Sơ lược Chọn
STT Nhịp dầm Kích thước
Chiều cao Bề rộng Chiều cao Bề rông
mm Mm mm mm mm mm x mm
1 10400 693 347 600 400 400x600
3 9800 653 327 600 400 400x600
4 9750 650 325 600 400 400x600
5 9700 647 323 600 400 400x600
7 8550 570 285 600 400 400x600
10 8450 563 282 600 400 400x600
11 8350 557 278 600 400 400x600
12 8150 543 272 600 400 400x600
13 8000 533 267 600 400 400x600
15 7950 530 265 600 400 400x600
16 7900 527 263 600 400 400x600
17 7850 523 262 600 400 400x600
18 7800 520 260 600 400 400x600
19 3650 243 122 600 400 400x600
20 3500 233 117 600 400 400x600
21 3450 230 115 600 400 400x600

47
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

22 3750 250 125 600 300 300x600


23 2000 133 67 600 300 300x600

Bảng 1.3 Kích thước dầm sơ bộ các tầng dịch vụ.


Sơ lược Chọn
STT Nhịp dầm Kích thước
Chiều cao Bề rộng Chiều cao Bề rông
mm mm mm mm mm mm x mm
1 12200 813 407 800 400 400x600
3 10400 693 347 800 400 400x600
4 10400 693 347 800 400 400x600
5 9800 653 327 600 400 400x600
7 9750 650 325 600 400 400x600
10 9700 647 323 600 400 400x600
11 8550 570 285 600 400 400x600
12 8450 563 282 600 400 400x600
13 8350 557 278 600 400 400x600
15 8150 543 272 600 400 400x600
16 8000 533 267 600 400 400x600
17 7950 530 265 600 400 400x600
18 7900 527 263 600 400 400x600
19 7850 523 262 600 400 400x600
20 7800 520 260 600 400 400x600
21 3650 243 122 600 400 400x600
22 3500 233 117 600 400 400x600
23 3450 230 115 600 400 400x600
Vì sàn tầng hầm là khu vực để xe, các thiết bị máy móc nên tải tương đối lớn, sinh
viên quyết định dùng hệ sàn dầm để tăng khả năng chịu lực và độ cứng cho hệ kết cấu.
1.5.3 TIẾT DIỆN CỘT
Hình dáng tiết diện cột thường là chữ nhật, vuông, tròn. Cũng có thể gặp cột có
tiết diện chữ T, chữ I hoặc vành khuyên.

48
CƠ SỞ THIẾT KẾ

Việc chọn hình dáng, kích thước tiết diện cột dựa vào các yêu cầu về kiến trúc,
kết cấu và thi công.

· Về kiến trúc, là yêu cầu về thẩm mỹ và yêu cầu về sử dụng không gian. Với các
yêu cầu này người thiết kế kiến trúc định ra hình dáng và kích thước tối đa, tối
thiểu có thể chấp nhận được, thảo luận với người thiết kế kết cấu để chọn sơ bộ;
· Về kết cấu, kích thước tiết diện cột cần đảm bảo độ bền và độ ổn định;
· Về thi công, đó là việc chọn kích thước tiết diện cột thuận tiện cho việc làm và
lắp dựng ván khuôn, việc đặt cốt thép và đổ bê tông. Theo yêu cầu kích thước tiết
diện nên chọn là bội số của 5 hoặc 10 cm;
Việc chọn kích thước sơ bộ kích thước tiết diện cột theo độ bền theo kinh nghiệm
thiết kế hoặc bằng công thức gần đúng.
Diện tích tiết diện cột được xác định theo công thức:

N a ´ n ´ Q ´ L1 ´ L 2
Ac = =
Rb Rb
Trong đó:
- a : Hệ số xét đến sự ảnh huởng của moment khi có hoạt tải ngang.
a = 1.1 ¸1.25 ;
- N: Số tầng truyền tải;
- Q: Giá trị tải trọng đứng (Tĩnh tải + Hoạt tải) tác dụng lên 1 đơn vị
diện tích sàn mỗi tầng:
+ Đối với cao ốc văn phòng, vách nhẹ daN/m2;
+ Đối với cao ốc chung cư, tường gạch daN/m2;

- Kích thước diện truyền tải lên cột theo mỗi phương.
Bảng 1.4 Tính toán sơ bộ tiết diện cột tại tầng hầm B3.
Cộ t a n q A N Rb Ac b h Tiết diện
Tầng kN/m2 m2 kN Mpa mm2 mm mm mm×mm
C1 1.15 35 12 50.7 24487 22 1113033 1055 1055 1100x1100
C2 1.15 35 12 29.4 14190 22 644978 803 803 850x850
C3 1.15 8 12 107.3 11840 22 538200 734 734 800x800
C4 1.15 3 13 107.1 4804 22 218379 467 467 600x600

49
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vì hầu hết tất cả các cột (ngoại trừ 6 cột C3) đều dừng hoặc chuyển sang dạng
vách tại sàn tầng trệt nên không cần thay đổi tiến diện cột ở công trình này.

1.5.4 TIẾT DIỆN VÁCH


Theo tiêu chuẩn TCVN 198:1997
Không nên chọn các vách có khả năng chịu tải lớn nhưng số lượng ít mà nên chọn
nhiều vách nhỏ có khả năng chịu tải tương đương và phân đều các vách trên mặt công
trình.
Không nên chọn khoảng cách giữa các vách và từ các vách đến biên quá lớn
Tổng diện tích mặt cắt của các vách (và lõi) cứng có thể xác định theo công thức:

Trong đó:

- - Diện tích sàn từng tầng;

- .

Từng vách nên có chiều cao chạy suốt từ móng đến mái và có độ cứng không đổi
trên toàn bộ chiều cao của nó.
Các lỗ (cửa) trên các vách không được làm ảnh hưởng đáng kể đến sự làm việc
của vách và phải có biện pháp cấu tạo tăng cường cho vùng xung quanh lỗ.
Độ dày của thành vách (b) chọn không nhỏ hơn 150mm và không nhỏ hơn
1/20 chiều cao tầng.
Vì tất cả các vách đều được chuyển từ dạng cột (Cột C1, Cột C2), nên ta có được
kết quả như sau:

Bảng 1.5 Tiết diện vách sơ bộ tại tầng trệt.


Cộ t a n Q A N Rb Ac b h Tiết diện
Tầng kN/m2 m2 kN Mpa mm2 mm mm mm×mm
Vách W1 1.5 32 12 47.2 27187 22 1235782 500 2472 500x2500
Vách W2 1.5 32 12 24.3 13968 22 634909 400 1587 400x1600
Sau khi chọn sơ bộ tiết diện vách, tiến hành giảm tiết diện vách để phù hợp hơn
kiến trúc và tiết kiệm vật liệu.

50
CƠ SỞ THIẾT KẾ

Bảng 1.6 Tiết diện vách sơ bộ tại các tầng.


Tiết diện
Tầng
Vách W1 Vách W2
mm×mm mm×mm
Từ tầng 1 đến tầng 5 500x2500 400x1600
Từ tầng 6 đến đỉnh công trình 400x2500 350x1600
Vách tại lõi thang được bố trí với bề dày 350mm, chiều dài được bố trí theo bản
vẽ kiến trúc và catalogue của nhà sản xuất thang máy.

1.5.5 KÍCH THƯỚC SƠ BỘ CỦA THANG MÁY VÀ THANG BỘ


Kích thước thang máy được chọn theo Catalogue phù hợp với kích thước hố thang.
Kích thước thang bộ sẽ được trình bày trong Chương Tính toán và thiết kế cầu thang.
Lưu ý: Các kết quả chỉ được chọn 1 cách sơ bộ cho tính toán. Trong quá trình thiết
kế chắc chắn sẽ có sự thay đổi tiết diện kết cấu, nên việc tính toán phải là bài toán
lặp. Tuy nhiên trong phạm vi đồ án thời gian không cho phép nên sinh viên chỉ có thể
dừng lại ở việc tính toán tường minh lần đầu. Việc thay đổi tiết diện kết cấu ảnh
hưởng đến nội lực kết cấu cũng như kết quả thiết kế sinh viên xem như đã thỏa.

51
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

52

You might also like