You are on page 1of 5

Bài toán thiết kế móng cọc lệch tâm

http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/P16121901-bai-toan-thiet-ke-mong-coc-lech-tam.php

Tác giả: Hồ Việt Hùng |  Ngày 19/12/2016

Móng lệch tâm là trường hợp vị trí chân cột (tải trọng) đặt không trùng với tâm của nhóm cọc. Móng cọc
lệch tâm được sử dụng phổ biến trong hai trường hợp: TH1 - Trường hợp nhà xây chen, đây là trường
hợp chủ yếu rất hay gặp, và TH2 - Trường hợp cấu tạo tại các khe lún. Do đặt lệch tâm nên tải trọng phát
sinh thêm mô men uốn bằng lực dọc nhân với độ lệch tâm. Khi tính toán, nếu không kể đến tác dụng của
giằng móng thì số lượng cọc tăng lên rất nhiều so với trường hợp có kể đến tác dụng của giằng móng,
hoặc so với trường hợp tải trọng đặt đúng tâm. Bên cạnh đó, bài toán cũng không thể giải quyết bằng các
phương trình cân bằng tĩnh học thông thường, do đó cần có sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng, ví
dụ như phần mềm SAFE.

Các ví dụ sử dụng trong bài viết này có thể download tại đây: file SAFE

Bài toán móng cọc lệch tâm

Hình ảnh trên là ví dụ về bài toán móng cọc lệch tâm, mép cọc đầu tiên cách mép công trình liền kể một
khoảng A1, tim cột lệch so với tâm nhóm cọc một đoạn D.

Do kích thước của hệ máy ép cọc nên không thể ép sát vào biên công trình, khoảng cách A1 phụ thuộc
chủ yếu vào máy ép. Thông thường A1 tối thiểu = 400 đối với cọc 200x200 (sử dụng phổ biến đối với nhà
dân)

Bên cạnh đó cho dù có thể thi công được, cũng không nên đưa cọc vào sát biên công trình, bởi theo tiêu
chuẩn thiết kế, khoảng cách giữa các tim cọc tối thiểu là 3D đối với cọc ma sát (cọc treo) để không làm
ảnh hưởng đến ma sát thành bên. Như vậy để sự làm việc của cọc không ảnh hưởng và không bị ảnh
hưởng bởi cọc của công trình liền kề, thì khoảng cách A2 (từ tim cọc đầu tiên đến biên công trình) nên
đảm bảo tối thiểu là 1.5D
Vai trò của giằng móng
Giằng móng đóng vai trò quan trọng trong bài toán thiết kế móng lệch tâm, giằng móng nối giữa các đài
tạo thành hệ đòn gánh để cân bằng mô men lệch tâm

Ví dụ trường hợp tải trọng chân cột = 60T (để đơn giản coi như không có mô men ở chân cột), cọc
200x200 có sức chịu tải thiết kế là Ptk = 20T. Bỏ qua trọng lượng bản thân của các cấu kiện.

Trong tính toán sơ bộ có thể chọn 3 hoặc 4 cọc

Trường hợp không kể đến tác dụng của giằng móng

Theo tính toán, khi không kể đến tác dụng của giằng móng, số lượng cọc cần thiết là 8 cọc, sơ đồ đài cọc
và tải trọng đầu cọc được thể hiện như hình phía dưới

Có thể thấy, khi không kể đến tác dụng của giằng móng, số lượng cọc tăng lên rất nhiều, bên cạnh đó
trong ví dụ trên còn phát sinh một nhóm cọc chịu nhổ, và khoảng cách giữa hai nhóm cọc chịu nén và
chịu nhổ phải đủ lớn để tạo ra cặp ngẫu lực cân bằng với mô men lệch tâm.

Trường hợp có kể đến tác dụng của giằng móng

Khi kể đến tác dụng của giằng móng (trong ví dụ sử dụng giằng kích thước 400x700), số lượng cọc yêu
cầu chỉ còn là 4 cọc, sơ đồ đài cọc và tải trọng đầu cọc được thể hiện như hình phía dưới
Có thể thấy, khi kể đến tác dụng của giằng móng, số lượng cọc bằng xấp xỉ với kết quả tính toán sơ bộ,
tải trọng phân bố trong các cọc đồng đều hơn, và không có cọc chịu nhổ. Điều này được lý giải là do mô
men lệch tâm đã được cân bằng bởi mô men phát sinh trong giằng móng, cụ thể là trong ví dụ này, giá trị
mô men trong giằng móng bằng 47.2Tm. Đây chính là điểm khác biệt so với bài toán thông thường, đó là
mô men trong giằng móng chống lệch tâm có giá trị tương đối lớn. Dầm móng cũng cần có kích thước lớn
hơn thông thường để đảm bảo đủ độ cứng để phân phối mô men lệch tâm, cũng như để đảm bảo được
mô men mà nó phải gánh chịu.

So sánh các phương án bố trí đài cọc


Chúng ta tiến hành thêm một ví dụ để so sánh sự khác nhau giữa các phương án bố trí đài cọc

Hình ảnh phía dưới là kết quả tải trọng đầu cọc và mô men trong giằng móng trong 2 trường hợp bố trí
đài cọc khác nhau (với cùng số lượng cọc)
Nhìn vào kết quả, chúng ta có thể thấy đối với trường hợp bố trí cọc sát biên, tải trọng đầu cọc đồng đểu
hơn và bên cạnh đó mô men trong giằng móng cũng bé hơn so với trường hợp bố trí cọc đều và xa chân
cột. Có thể lý giải điều này là do khi đẩy cọc ra sát biên, thì trọng tâm nhóm cọc sẽ gần với chân cột hơn,
do đó mô men lệch tâm cũng bé hơn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

SAFE - Sử dụng chế độ khóa đỉnh cột để hạn


chế sai sót trong bài toán đài cọc lệch tâm
Tác giả: Hồ Việt Hùng |  Ngày 27/03/2015
http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/P15032701-safe-su-dung-che-do-khoa-dinh-cot-de-han-
che-sai-sot-trong-bai-toan-dai-coc-lech-tam.php

Khi tính toán đài cọc lệch tâm, việc sử dụng SAFE là một lựa chọn tất yếu. Lý do là chúng ta không thể sử
dụng Excel đơn thuần để giải bài toán này, và nếu sử dụng sơ đồ Spring trong Etabs thì có những mâu
thuẫn không thể khắc phục được. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt móng lệch tâm trong bối cảnh làm việc độc lập
với phần thân cũng sẽ mắc phải sai số trong kết quả tính toán.

Ý nghĩa
SAFE cung cấp chức năng cho phép người dùng mô hình hóa một phần tác động của phần thân lên kết
cấu, đó chính là chức năng khóa đỉnh cột. Trên thực tế, đỉnh cột trong công trình (sàn tầng 2) sẽ bị khóa
bởi sàn tàng 2, và do đó sẽ có chức năng hạn chế chuyển vị xoay tại nút giao đài cọc và đỉnh cột, từ đó
hạn chế được một phần tác dụng lệch tâm lên đài cọc, cụ thể làm mô men tác dụng lên dầm móng chịu
tải trọng lệch tâm.

Hình ảnh dưới đây cho thấy sự khác nhau giữa hai sơ đồ, khi có và không sử dụng chế độ khóa đỉnh cột;
qua đó cho thấy sự khác nhau của vị trí đỉnh cột giữa hai mô hình. Kiểm tra biết đồ mô men cho thấy giá
trị mô men của dầm giữa hai sơ đồ là khác nhau khoảng >15%.

Biểu đồ mô men
Thiết lập chế độ khóa đỉnh cột
Để thiết lập chế độ khóa đỉnh cột, người dùng truy cập menu Run > Advanced Modeling Options, tick
chọn Add Regid Diaphram ... như hình dưới

You might also like