You are on page 1of 79

TÀI LIỆU TỰ HỌC REVIT STRUCTURE 2017

PHẦN 1- CHUẨN BỊ VÀ KHỞI TẠO DỰ ÁN

Mục 1 - Bắt đầu công việc với Revit Structure


1.1.1) Chuẩn bị công cụ, thiết bị học Revit
+) Thiết bị
Cấu hình máy tính CPU từ Core i5 trở lên, RAM trên 4GB, Win 64bit.
+) Phần mềm
Cài đặt Revit theo phiên bản 2017. Tạo tài khoản Education free trial trong 3 năm,
truy cập https://www.autodesk.com/education/free-software/revit ,
Trong giao diện web, click CREATE ACCOUNT

Chọn đầy đủ thông tin Quốc gia, Đối tượng, ngày sinh..

1
Sau đó, điền thông tin cá nhân, lưu ý điền chính xác email vì Autodesk sẽ gửi link xác
nhận về email bạn cung cấp.
Tích chọn I agree…, rồi click CREATE ACCOUNT.

2
Autodesk sẽ gửi 1 email xác nhận đến bạn, hãy check mail và chọn "Verify Email"

Nhập lại email của bạn và chọn "Next" sau đó nhập mật khẩu để đăng nhập, chọn
"Done".
3
Sau đó, nhập tên trường Đại học của bạn “Name of educational institution”, tích vào
ô “Area of study”, điền thông tin đăng ký bao gồm thời gian đăng ký và thời gian tốt
nghiệp, sau đó chọn “Next”. Sang phần Terms of Services, click I agree..
Đến đây, việc đăng ký tài khoản hoàn tất, quay trở lại
https://www.autodesk.com/education/free-software/revit , đăng nhập tài khoản

Chọn thông tin phiên bản 2017

Sau đó click Install Now ở cuối trang, lưu ý phần mềm nặng, việc tải sẽ tốn chút ít
thời gian.

File cài đặt được tải về máy, tiến hành cài đặt bình thường.

4
Lưu ý giữ kết nối mạng cho lần khởi động Revit đầu tiên để Autodesk check bản
quyền trên máy của bạn.

Mục 2 – Khởi tạo dự án


1.2.1) Làm quen với giao diện revit structure
Để khởi tạo dự án mới, các bạn vào Projects -> New, bên trái giao diện ban đầu.
Hộp thoại New Project hiện ra, chọn Structural Template, click OK.

Trên giao diện hiện ra, tại thanh ngang trên cùng, chọn mục Structure, tại đây có
các chức năng tạo các đối tượng 3D kết cấu. Chúng ta cùng làm quen.

5
+) Đặt dầm, xà (Beam)

Cần xác định mặt phẳng làm việc. Nên làm việc trên mặt bằng (Floor Plans).
Bên khung thuộc tính Properties bên phải, là loại dầm mặc định. Bất kỳ đối tượng
nào trong Revit khi được chọn đều hiển thị thuộc tính ở đây. Click Edit Type, sửa
loại dầm phù hợp. Lưu ý trước khi sửa luôn luôn click Duplicate để sao chép thuộc
tính đối tượng, tránh làm mất thuộc tính mặc định trong Revit. Việc Duplicate là
luôn làm khi sửa mọi đối tượng.

6
+) Đặt tường, vách. Lưu ý chọn Wall Structural, để thiết lập tường kết cấu. Hoặc
click trực tiếp vào Wall, phần mềm vẫn hiểu là tường kết cấu.

+) Đặt cột kết cấu.

+) Đặt sàn kết cấu, click trực tiếp vào Floor, hoặc chọn Structural

7
+) Đặt khung kèo

Khung kèo là một dầm tổ hợp được định nghĩa như một Family.

+) Đặt dầm, xà

Dầm loại này có hai mặt phẳng tham chiếu riêng cho đầu và cuối dầm (khác Beam).

+) Đặt hệ dầm

Hệ dầm để quản lý nhóm dầm trên một mặt phẳng có tiết diện giống nhau trên một
diện tích. Rất thường dùng như vẽ xà gồ, cầu phong…

+) Đặt móng chân cột

8
Móng đơn, móng băng, móng cọc…

+) Lắp móng chân tường

Móng dưới tường, thay đổi chiều dài tự động theo chiều dài tường.

+) Đặt móng bè

Giống tạo sàn, nhưng là đối tượng loại móng (Category Foundation).

+) Đặt thép thanh 3D cho kết cấu bê tông (Rebar)

Dùng dựng hình thép trong bê tông. Có thể dùng các lệnh ngoài để vẽ thép 3D tự
động.

+) Đặt thép lưới cho cấu kiện sàn, tường…

Dùng vẽ thép sàn. Lưới thép có 4 lớp. Có thể tắt mở số lớp theo yêu cầu.

9
+) Rải thép theo đường dẫn

Dùng vẽ thép sàn, ví dụ rải thép mũ.

+) Thép tấm hàn sẵn

Cho các dạng thép đặc biệt khác. Giống như lưới thép hàn sẵn.

+) Thiết lập biến cho lớp bê tông bảo vệ

Tùy theo loại kết cấu bê tông dầm cột móng, sàn…Đặt tên cho từng loại theo độ dày
của lớp bê tông bảo vệ.

+) Các lệnh vẽ đối tượng 3D

+) Đục lỗ cho các cấu kiện kết cấu: dầm, đà, cột…

10
1.2.2) Thiết lập thông số cho ứng dụng
Vào biểu tượng Revit chỉ xuống, thực hiện thiết lập tại Options

+) Cấu hình trong Options -> Graphics


Thiết lập màu cho nền và đối tượng khi làm việc. Khi mới học Revit, những bước
thiết lập thông số thế này rất quan trọng.

+) Cấu hình trong Options -> File Location

11
+) Dữ liệu dự án (*.RVT, và các loại file hỗ trợ khác)

Lưu dữ liệu vào thư mục Local_Revit\[tên công trình].

Ví dụ: G:\Documents\Local_Revit\Trung_tam_BIM

1.2.3) Định nghĩa đơn vị trong Revit


Vào Menu Manage => Project Units, xuất hiện hộp thoại Project Units, chọn
Common, thiết lập các thông số đo độ dài là mm, đo diện tích là m2.

12
Nháy vào Length và Area, xuất hiện hộp thoại Format, thiết lập như hình dưới:

1.2.4) Thiết lập vật liệu BT B20 trong Revit


Bước 1: Vào Menu Manage => Material, tìm vật liệu Concrete Cast in-Place Gray.
13
Bước 2: Click phải vào vật liệu, chọn
Duplicate. Đổi tên vật liệu, nhấn Apply.

PHẦN 2- THỂ HIỆN MẶT BẰNG, TẠO TRANG IN

Mục 1 – Thể hiện lưới trục, lưới cao độ


2.1.1) Đường kích thước
Chọn View level 1 để vẽ lưới trục. Để vẽ được lưới trục, trước tiên bạn phải học cách
vẽ và sử đường kích thước.

Vào Annotate => Dimension => Aligned (không chọn Linear, lệnh này rất ít khi phù
hợp).

① Menu vẽ đối tượng 2D


② Đường kích thước dọc theo đối tượng. (Phổ biến)
③ Đường kích thước theo 2 phương các phương chuẩn XYZ. (ít dùng)

14
④ Đường kích thướng góc.
⑤ Nhóm ghi kích thước cung, đường tròn: Đường kính, bán kích, chiều dài cung.

Chọn nhiều lưới trục song song để ghi kích thước liên tục, sau đó bấm một điểm
trống bất kỳ trong View để kết thúc lệnh.
Muốn thoát khỏi lệnh thì bấm thêm phím Esc. Lưu ý phím này chỉ bấm sau khi đã
vẽ xong đường kích thước, nếu không nó sẽ hủy lệnh vẽ kích thước.

 Sửa đường kích thước hiện hữu


Chọn đường kích thước muốn sửa, bấm chon nút lệnh Edit Witness Lines trên Menu
ngữ cảnh góc trên.

2.1.2) Chỉnh lưới trục trong Revit


Bước 1: Vẽ một đường kích thước giữa 2 đường lưới trục. Dùng Align

Dimension
15
Bước 2: Chọn đường lưới trục cần sửa .Đường kích thước vừa vẽ sẽ chuyển sang chế
độ sẵn sàng Edit.
Bước 3: Nhấp chuột vào số kích thước và sửa theo yêu cầu, lưới trục sẽ dịch chuyển
đến đúng vị trí vừa sửa đường kích thước.
2.1.2) Lưới cao độ trong Revit

Vẽ lưới cao độ mới


Trên mặt đứng chọn lệnh trong Menu Structure => Level hoặc chọn một cao độ có
sẵn rồi bấm lệnh Copy trên Menu ngữ cảnh để Copy thành các cao độ tương tự đến
vị trí khác.

Sửa lưới cao độ


Nhấp đúp vào chữ số cao độ hoặc tên lưới cao độ rồi sửa trực tiếp thông tin trên đó.
Theo tiêu chuẩn XDVN, cao độ thể hiện bằng đơn vị met (m) và làm tròn đến cm.
Vì thế đơn vị của cao độ đổi về đơn vị mét.

Cách khác để tạo thêm lưới mới từ lưới sẵn có:

Bước 1: Chọn lưới cao độ, click phải, chọn Create Similar.

16
Bước 2: Chọn Pickline, sửa Offset là 3800, hoặc 3400 (theo tài liệu KC-23).

Bước 3: Di chuột đến lưới, hiện ra lưới mờ, sau đó click vào để tạo lưới mới.

Tạo View mặt bằng từ lưới cao độ đã vẽ


Vào Menu View => Manage=> Plan View=> Structural Plan.

Lưới trục đã vẽ là đối tượng 3D, từ mỗi đối tượng này bạn
bắt đầu tạo ra nhiều mặt bằng (Plan View) ví dụ MB tầng
trệt , MB lầu 1, MB lầu 2, MB mái, MB sân thượng.

17
1. Tên loại mặt bằng.
2. Chỉnh sửa hay tạo loại mặt bằng mới. Xem
thêm việc này trong phần Quản Lý Hệ Thống.
3. Danh sách các lưới cao độ 3D đã được tạo
trong không gian dự án bằng lệnh:
4. Ẩn hay hiển thị những lưới cao độ trong
danh sách đã từng được tạo trong bộ môn đang
triển khai

Mục 2 - Thể hiện mặt bằng


2.2.1) Tạo mặt bằng (Structural Plan)
Để bắt đầu vẽ dầm bê tông, việc đầu tiên là chuẩn bị View trong bộ môn kết cấu
(Discipline Structure) đó là MẶT BẰNG DẦM SÀN.

Bước 1: Vào View => Plan Views,


chọn Structural Plan.

Bước 2: Hiện hộp thoại New


Structural Plan, chọn Edit Type,
xuất hiện Type Properties, tại đây
chọn Duplicate (hình bên).

18
Bước 3: Trong hộp thoại Name, tạo MB.Dầm, click OK.

Bước 4: Trong Plan View MB. Dầm mới tạo, tạo các
View con như trong hình: tại View con ban đầu, click
phải chuột, chọn Duplicate view => Duplicate. Tại
View con mới tạo, click phải chuột, chọn Rename đổi
tên View.

2.2.2) Thể hiện các chi tiết mặt bằng

 Vẽ móng
Bước 1: Vào Menu Structure => Isolated.

Trong bài giảng có 2 loại móng, kích thước


80x80x100cm và 130x100x80 cm (Xem KC-
09). Loại móng hình hộp chữ nhật, nếu ban đầu
Properties chưa có loại cột chữ nhật, vào Load
Family, trong file Libraries, chọn US Metric,
rồi chọn Structural Foundations, click M-
Footing-Rectangular. Đặt móng theo hệ lưới
trục.

Chỉnh lại dim sao cho cạnh móng vào đúng


lưới trục. Ví dụ như hình bên sửa giá trị dim là 550. Hoặc dùng lệnh Align (AL),
chọn lưới rồi chọn cạnh móng.

Ấn phím cách để xoay hướng móng trước khi đặt.


19
Bước 2: Chỉnh Level MB. Móng, Height offset 800.

Vẽ toàn bộ móng trong MB Móng.

Trong Properties, chọn Structure Material, click vào 3 dấu chấm bên cạnh, hiện ra
bảng chọn vật liệu. Duplicate vật liệu B20. Chọn vật liệu B20,

 Vẽ cột

Bước 1: Vào Menu Structure => Column.

Trong bài giảng có 2 loại cột, kích thước 30x20cm và 20x20cm. Loại cột hình chữ
nhật, nếu ban đầu Properties chưa có loại cột chữ nhật, vào Load Family, trong file
Libraries, chọn US Metric, rồi chọn Structural Column, click
M_Concrete_Rectangular_Column.

Bước 2: Trong Edit Type, tạo thêm kích thước cột, vào Duplicate, đổi tên và sửa b
và h. Đặt cột vào các vị trí giao lưới trục.

Lưu ý sửa các kích thước:

20
Bước 3: Nhấn VG. Chỉnh hiển thị mặt cắt cột.

Bước 4: Chỉnh cao độ so với mặt bằng.

21
 Vẽ dầm

Bước 1: Vào Menu Structure => Beam .

Trong bài giảng có 3 loại dầm, kích thước 20x30cm; 10x40cm và 20x40cm. Loại
dầm hình chữ nhật, nếu ban đầu Properties chưa có loại dầm chữ nhật, vào Load
Family, trong file Libraries, chọn US Metric, rồi chọn Structural Framing, click
M_Concrete_Rectangular Beam.

Bước 2: Trong Edit Type, tạo thêm kích thước dầm, vào Duplicate, đổi tên và sửa b
và h.

Bước 3: Chọn level mặt bằng khi vẽ tại Reference Level, chú ý cao độ offset -50 so
với mặt bằng:

Bước 4: Bắt đầu vẽ rồi kéo đến đây


Kết quả được:

22
 Vẽ sàn

Bước 1: Vào Menu Structure => Floor .

Trong bài giảng có 2 loại sàn, kích thước dày 15cm và 10cm. Loại sàn phẳng hình
hộp chữ nhật, chỉnh sửa từ sàn Generic Floor.

Bước 2: Trong Edit Type, tạo thêm kích thước sàn, vào Duplicate, đổi tên và sửa t
chiều dày sàn.

Bước 3: Chế độ vẽ được chuyển sang:

Vẽ sàn theo đường bound hình chữ nhật.


Chú ý vẽ trùm lên dầm.

23
Bước 4: Click dấu tích để Finish sau khi vẽ xong:

Lưu ý sửa cao độ sàn, các level còn lại cao độ sàn tương tự:

24
Cách hatch sàn âm:

Bước 1: Dùng lệnh tắt VV, hoặc lệnh VG rồi chọn tab Filters. Hiện ra hộp thoại.

Bước 2: Click Edit/New, hộp thoại Filters xuất hiện, click New.

Bước 3: Đổi tên là San_Am, click OK, sau đó thiết lập thông số như hình dưới, chú
ý chọn đúng Filters San_Am, tại Filter bên cạnh kéo thả xuống, chỉ chọn Structure,
click Floors. Xong nhấn OK.

25
Bước 4: Quay lại nhấn ADD, thêm San Am.

Tại Patterns, thiết lập Color và Pattern như hình, rồi click OK.

26
Bước 5: Được như hình dưới, nhấn Apply => OK,

Kết quả:

Đối với sàn không hạ cốt, vẽ tương tự. Khi vẽ có thể vẽ bao toàn bộ sàn trong Edit
Boundary như hình dưới:

27
Ra kết quả như hình dưới, trên thực tế khi thi công sàn phải phân từng khoảnh đổ,
tuy nhiên trong phạm vi bài học chúng ta sẽ vẽ liền khối:

2.2.3) Quản lý hiển thị mặt bằng


 Hiển thị nét cắt dầm ẩn dưới sàn
Bước 1: Dùng lệnh VG, trong Model Categories, tại Structural Framing, tích chọn
Hidden Lines.

28
Bước 2: Trong hiển thị nét Cut, vào Lines, chọn các thông số như hình dưới:

Nhấn OK, rồi nhấn Apply.

 Cách hiển thị cao độ sàn


Dùng Spot Elavation trong Menu Annotate.

Sau khi click chọn, chú ý bỏ tích Leader, rối nháy đúp vào sàn.

 Cách dựng family Tag dầm, Tag móng


Dùng lệnh TG. Ban đầu chưa có Family tag dầm, móng, ta click trực tiếp vào đối
tượng dầm, móng rồi load Family Tag dầm M_Structural Framing Tag và load
Family Tag móng M_Structural Foundation Tag. Đường dẫn:

C:/Program Data/Autodesk/RVT2017/Libraries/USMetric/Annotations/Structural

Sau đó vào Edit Type để chỉnh sửa theo dạng Tag trong bản vẽ

29
Tag Dầm:

Bước 1: Load móng rồi vào Edit Type, ta Duplicate dầm mới từ M_Structural
Framing Tag.

Rồi nhấn Edit Family.

Bước 2: Sau đó tự động chuyển sang tab chỉnh sửa Family:

Nháy vào chữ 1i, nhấn Edit Label, hộp thoại Edit Label xuất hiện, bỏ thuộc tính Type
Name

Bước 3: Sau đó thêm các thuộc tính và chỉnh sửa như hình dưới, lưu ý chọn thuộc
tính ở các lựa chọn bên trái, cần chọn Mark trước, chọn Type Name sau. Giá trị trong
Sample Value của Type Name có thể thay đổi theo kích thước của dầm.

30
Bước 4: Nhấn OK, lưu Save As tên là Ký hiệu dầm

rồi nhấn Load into Project.

Bước 5: Lúc này tại Project dự án, ta click chọn dầm, rồi chỉnh sửa thuộc tính Mark,
ví dụ dầm là DK03 (20x50) thì sửa Mark là DK03.

Nếu Tag hiện ra kiểu có khung chữ nhật, thì chuyển sang Standard.

31
Tag Móng:

Bước 1: Load móng rồi vào Edit Type, ta Duplicate móng mới từ M_Structural
Foundation Tag. Rồi nhấn Edit Family.

Sau đó chuyển sang tab chỉnh sửa Family:

Bước 2: Nháy vào chữ 1t, nhấn Edit Label, hộp thoại Edit Label xuất hiện, bỏ thuộc
tính Type Name.

Bước 3: Sau đó thêm thuộc tính Mark ở khung chọn bên trái, chuyển sang bên phải.

Bước 4: Ta Edit Type Label, ta Duplicate 2.5 mm, chỉnh sửa Text Size là 2.5 mm
và Width Factor là 0.75

32
Bước 5: Xong nhấn OK, lưu Save As tên là Ký hiệu
móng, rồi nhấn Load into Project.

Bước 6: Lúc này tại Project dự án, ta click chọn móng, rồi chỉnh sửa thuộc tính Mark,
ví dụ móng là M1-C1 thì sửa Mark là M1-C1.

 Cách thiết lập dim các kích thước

Bước 1: Vào Manage, chọn Additional


Settings, click sổ xuống, chọn Arrowheads.

33
Bước 2: Hộp thoại xuất
hiện, nháy Duplicate, đổi
tên TCVN
Click OK.

Sửa các thông số, click OK.


Kết thúc việc tạo đầu mũi
tên.

Bước 3: Tiếp theo vào Annotate => Chọn Dimension => Chọn Linear Dimension
Types

Hộp thoại hiện ra, bạn nhấn Duplicate để tạo 1 kiểu mới và đặt tên là TCVN.

34
Bước 4: Thiết lập các thông số như hình dưới:

35
Sau khi hoàn thành MB Móng-Đà Kiềng, ta làm tương tự với MB Dầm Lầu 1, rồi
từ MB Dầm Lầu 1, ta Duplicate with Detailing.

Mục 3 - Tạo sheet mới


Bước 1: Click phải vào Sheets, chọn New Sheet. Hộp thoại New Sheet xuất hiện,
nếu ban đầu chưa Load khổ giấy A3 Metric thì nhấn Load trong hộp thoại, theo
đường dẫn C:\ProgramData\Autodesk\RVT 2017\Libraries\US Metric\Titleblocks

Bước 2: Sau khi Load xong, vào Edit Type, nhấn Duplicate, đổi tên loại sheet mới.
36
Lưu ý trong bản vẽ của chúng ta có 3 thành phần thay đổi, là:
+) Tên bản vẽ (Sheet Name)
+) Số hiệu bản vẽ (Sheet Number)
+) Tỷ lệ bản vẽ (Scale)
Các thành phần thay đổi ta dùng Label, còn các thành phần không thay
đổi ta dùng Text. Sau này khi ta Load bản vẽ, ta có thể đổi lại tên bản
vẽ, tỷ lệ bản vẽ.
Bước 3: Ta chỉnh sửa sheet vừa tạo bằng cách vào Edit Family, trong
tab chỉnh sửa, nhấn Label.
Bước 4: Click vào vùng cần đặt Label, ví dụ với Sheet name, sau khi click, hộp thoại
Edit Label xuất hiện, ta thêm thuộc tính Sheet Name từ lựa chọn bên trái, chuyển
sang bên phải.

Tương tự với Sheet Number và Scale, lưu ý click đúng vị trí trên khung tên.
Các thông tin không thay đổi thì dùng Text để sửa, bằng cách nhấn trực tiếp vào chữ.
Sau khi sửa xong có dạng như hình dưới.

37
Bước 5: Save As family lại, rồi Load into Project. Tại Project, ta đổi tên và số hiệu
bản vẽ bằng cách click phải chuột vào sheet, nhấn Rename, hộp thoại Sheet Title
xuất hiện, ta chỉnh sửa lại, tên và số sẽ tự động được cập nhật trên bản vẽ.

Tỷ lệ bản vẽ ban đầu chưa xuất hiện, tỷ lệ này sẽ có khi ta chèn đối tượng vào trang.
Ví dụ cần biểu diễn MB Móng-Đà Kiềng, ta mở sẵn sheet, rồi kéo thả từ MB Trệt
của Structural Plans.

38
2.3.1) Tạo View 3D
Bước 1: Để tạo View Kết Cấu, ta vào View,
chọn 3D View, chọn Default 3D View.

Tạo View 3D Kết Cấu, theo 2 hướng bằng cách click vào ô góc trên bên phải.


Bước 2: Tạo 3D các phần nhỏ, ta dùng Section box. Đầu tiên, click phải vào 3D Kết
Cấu, chọn Duplicte => Duplicate with Detailing. Tạo ra một loạt các View 3D như
trong bản vẽ rồi đổi tên.
Trong 3D Móng-Đà Kiềng, click chọn Section Box bên Properties.

Bước 3: Về mặt FRONT, kéo khung Section Box về view nhìn móng.

Click phải vào khung box, chọn Hide => Elements.

39
Bước 4: Để hiển thị nét cắt cột như trên bản vẽ, lệnh VG, Cut Patterns chọn như
hình, rồi nhấn OK.

Nên để tỷ lệ 1:50 cho view 3D móng-đà kiềng để vừa với bản vẽ. Các view 3D còn
lại nên để tỷ lệ 1:75 để vừa bản vẽ.

PHẦN 3 - THỂ HIỆN THÉP TRÊN BẢN VẼ

Mục 1 - Các thiết lập ban đầu


3.1.1) Cài đặt thép kiểu Nga
Với phiên bản Revit 2015, ta dùng Extensions để load thép vào. Với bản Revit 2017,
ta dùng cách copy thép mẫu vào.
Bước 1: Mở sẵn project dự án, đồng thời mở file chứa thép mẫu. Sau đó vào View,
nhấn Close Hidden, tiếp nhấn Tile để hiển thị đồng thời 2 cửa sổ.

40
Bước 2: Chọn project dự án đang làm ở bên phải.

Bước 3: Vào Manage, chọn Transfer Project Standards. Hộp thoại Select Item to
Copy xuất hiện, nhấn Check None bỏ tích toàn bộ, rồi kéo xuống tích chọn Rebar
Types.

Bước 4: Nhấn OK, đóng cửa sổ Project mẫu. Vào


Families, mục Structural Rebar, có xuất hiện các thép A-
I, A-II là được.

3.1.2) Thiết lập lớp bê tông bảo vệ


Bước 1: Vào Menu Structure, nhấn Reinforcement, chọn Rebar Cover Settings,

41
Bước 2: Hộp thoại Rebar Cover Settings xuất hiện, nhấn Add rồi thêm các thông số
như hình:

Bước 3: Vào Menu Structure => Cover, chọn đối tượng cần thiết lập bê tông bảo vệ,
ví dụ là cột. Chọn loại Bê tông dầm cột ở cover settings.

Với bê tông móng, sàn, ta thiết lập tương tự.

42
Mục 2 – Đặt thép
3.2.1) Bố trí thép sàn
Bước 1: tạo Plans MB Thép sàn. Vào View-> Plan
Views, chọn Structural Plan. Hộp thoại New Structural
Plan xuất hiện, tại đây, chọn Edit Type. Trong hộp thoại
Type Properties, chọn Duplicate, rồi đổi tên MB Thép
Sàn.

Bước 2: Từ MB Dầm Lầu 1 trong Structural Plans, chọn Duplicate with Detailing.

43
Bước 3: Đổi tên MB vừa tạo thành MB Thép
Sàn Dưới lầu 1. Nhìn sang Properties, chọn lại
là MB Thép Sàn.
Kết quả như hình dưới.

Bước 4: Vào Structure => Area, sau đó kích chuột vào vùng đặt thép
sàn. Nếu Revit hỏi có load family thép sàn vào không, chọn No vì ta
dùng luôn thép sàn mặc định.

Bước 5: Chế độ Sketch hiện ra, vẽ đường bao


thép sàn. Lưu ý chọn phương chính để bố trí
thép, ký hiệu phương chính Major Direcion
như hình. Bên cạnh là các công cụ vẽ.

Khi vẽ lưu ý bao hết nét dầm bên ngoài, sau đó chỉnh sửa các thông số thép bên
Properties. Với thép sàn dưới, chỉ chọn kiểu Bottom, với thép sàn trên, chỉ chọn kiểu
Top. Thép theo phương chính là Major, theo phương còn lại là Minor.
Lấy ví dụ với 1 ô sàn của MB Thép sàn dưới lầu
1. Phương chính như hình, loại thép là 8-A-I, thép
uốn móc lên 1800, khoảng cách các thanh là
150mm. Lưu ý đặt Partition để quản lý hiển thị
thép lớp trên và dưới.

44
Bước 6: Nháy dấu tích xanh để kết thúc. Đế biểu diễn thép như trong bản vẽ, đầu
tiên nháy vào ký hiệu thép x chéo trong ô thép sàn, sau đó vào Modify => Remove
Area System.

45
Các thanh thép được bung ra, click chọn rồi vào
Modify => Presentation => Show Middle. Như
vậy thép sàn chỉ hiển thị thanh ở giữa.

Chú ý phần đặt thép chia ô sàn như đã nói ở phần đặt sàn đã nói ở trên, trên thực tế
khi thi công sàn phải phân từng khoảnh đổ, khi đặt thép cũng tương tự. Ví dụ khi đặt
thép sàn dưới lầu 1.

46
Đối với thép sàn lớp trên, trong một ô sàn chia ra nhiều ô nhỏ
bố trí thép. Vào Structure => Ref Planes để chia nhỏ ô sàn.
Ví dụ với 1 ô sàn của thép sàn lớp trên lầu 1, chia theo các
kích thước trên bản vẽ. Rồi đặt thép tương tự vào các ô đã
chia theo các bước ở trên.

47
 Quản lý hiển thị thép sàn lớp trên và lớp dưới:
Dùng lệnh VV (hoặc VG rồi chọn Filters), tạo bộ lọc cho sàn. Lọc theo Partition đã
đặt ở trên. Khi ở View MB Thép sàn lớp dưới thì ẩn thép sàn trên và ngược lại.
Vào Edit/New, hộp thoại Filters xuất hiện, vào biểu tượng tạo mới Filters, tạo Filter
Thép lớp trên. Trong Categories, chọn Structural Rebar, sau đó chọn Filter by
Partition, ends with trên, vì Partition khi đặt thép lớp trên là Thép lớp trên.

Muốn hiển thị Thép sàn lớp trên thì click dấu tích, muốn ẩn thì bỏ dấu tích.
Với Filter Thép lớp dưới, ta tạo tương tự.
3.2.2) Bố trí thép móng
 Tạo view trích chi tiết móng
B1: Vào Menu View => Callout, tạo View trích đoạn cho một móng từ mặt bằng
móng.

B2: Chọn Edit Type trong Properties để mở hộp thoại Type Properties

B3: Bấm Duplicate để tạo một nhóm mới trong Detail, đặt tên móng.

48
Nhấn OK và vẽ Callout để gọi một móng để làm chi tiết. Xem bản vẽ KC-22.

Để tạo ra nét cắt cột, gõ VG, nhấn Override của Structural Columns.

Hộp thoại Fill Pattern Graphics, thiết lập như hình.

Sau khi gọi nhớ đặt tên View bằng ký


hiệu móng.Chú ý cách đặt tên View
cho mặt bằng móng thật đơn giản đủ
nội dung.

49
Click đôi vào Detail M1. Nhìn sang Properties, bỏ chọn Crop Region Visible.

Tạo nét cắt Break Line. Vào Annotate => Component => Detail
Component. Nếu ban đầu chưa có family Break Line. Load theo
đường dẫn C:\ProgramData\Autodesk\RVT 2017\Libraries\US
Metric\Detail Items\Div 01-General

Tạo nét cắt như hình, ấn dấu cách để đổi hướng Break Line, dùng
các mũi tên 2 bên để chỉnh ích thước.

Dim kích thước để tạo mặt bằng chi tiết Móng M1-1:20.

Tạo mặt cắt móng bố trí thép, vào View => Section. Chọn Edit Type trong Properties
để mở hộp thoại Type Properties, bấm Duplicate để tạo một nhóm mới trong Section,
đặt tên KC22.

Tạo mặt cắt tương tự với móng M2, móng M3, được:

50
Trong mặt cắt, hiển thị lại mặt cắt, gõ
VG, vào Cut Patterns của Structural
Foundation và Structural Column,
thiết lập như hình trong hộp Fill
Pattern Graphics.

 Đặt thép móng


Bước 1: Về Sections KC22 => M1-Móng. Lưu ý: Thép móng, dầm, cột chỉ có thể vẽ
trong mặt cắt. Thép móng tạo ra có hình dạng như chiếc lồng, do các thép dạng M_17
tạo thành.

Bước 2: Bấm lệnh Rebar, chọn hình dạng thép. Bấm vào nút […] để mở hộp thoại
hình dạng trực quan.

Bước 3: Chọn hướng thép trong mặt cắt:

① Hướng song song mặt phẳn làm việc (màn


hình)

② Hướng song song với bề mặt cấu kiện

③ Hướng vuông góc mới bề mặt cấu kiện

④ Vẽ tự do trong mặt phẳng làm việc.

Bước 4: Đặt thép móng vào mặt cắt.

Hướng thép số 1:

Chọn các thông số như hình dưới, đây là thép

D12@150, kiểu thép Type: M_17, chọn số


lượng thanh Rebar Set: Maximum Spacing
150mm.

51
Sau khi đặt xong thì chỉnh lại độ dài móc
(xem thép số 78 – TK06)

Hướng thép số 3:

Sau khi đặt xong thì chỉnh lại độ dài móc (xem
thép số 79 – TK06)

Tương tự với thép [54]4D10, ta chỉnh các thông số như hình dưới:
52
3.2.3) Bố trí thép cột
 Tạo view trích chi tiết cột
Tương tự mặt cắt móng, theo các bước thiết lập mặt cắt trên mặt bằng, tạo Section.
Lưu ý thiết lập hiển thị mặt cắt giống phần mặt cắt móng.

Bước 1: Vào View => Callout => Rectangle. Vào Edit Type, nhấn Duplicate, chỉnh
lại tên Detail. Nhấn OK. Tạo Callout trên mặt bằng Trệt.

Bước 2: Vào MB Trệt, tạo Callout Detail View Cột. Làm tương
tự tại mặt bằng Lầu 1 và MB Lầu 2. Ta được Deatail View Cột
như hình, Rename cột tương ứng với 3 mặt bằng.
53
Bước 3: Tạo Section KC23 tương tự KC22, cắt ngang qua Detail View C1-1, như
hình. Làm tương tự với Detail View C1-2 và C1-3. Chú ý View nhìn chỉnh ở đường
vạch.

Bước 4: Tại Section KC23, ở cột c1(1) kéo khung Crop View đến qua MB ST, ta sẽ
đặt thép hết tại đây, các mặt cắt ở cột c1(2) và cột c1(3) sẽ tự động cập nhật.

Nếu mặt cắt có cả thép móng thì click vào thép, nháy phải =>Hide In View =>
Elements. (Xem bản vẽ KC-23)

 Đặt thép cột


Trên thực tế thi công phải chia đoạn ở các tầng, làm thép chờ, nhưng trong phạm vi
bài giảng sẽ vẽ liền từ móng lên đỉnh cột trên MB sân thượng.

Bước 1: Đặt thép vào mặt cắt theo lớp bảo vệ.

54
Bước 2: Chỉnh các thông số cho thép 3D16 ( 3 thanh D16).

Lưu ý, tại đoạn giao giữa cột MB Lầu 1 với cột MB Lầu 2, do kích
thước cột thay đổi, dùng Sketch để vẽ thép. Chọn thanh thép, vào
Modify nhấn Edit Sketch.

Trong chế độ Sketch, dùng đường Line vẽ đoạn giao nối giữa 2 cột,
rồi vẽ kéo lên MB Sân thượng. Sau đó nhấn Tích xanh.

Vẽ thép đai, trong KC-23 có 2 loại thép đai, loại D6@100 và D6@200.

55
Bước 1: Vào Menu Structure => Rebar, chọn chế độ
vẽ vuông góc mặt phẳng (số 3).

Bước 2: Thiết lập các thông số, hai loại thép cùng D6,
chỉ khác nhau giữa khoảng cách bố trí.

Bước 3: Chỉnh khoảng cách thép đai so với mặt bằng và khoảng cách giữa 2 lớp
thép đai. Ta chỉnh bằng vẽ Dim (lệnh DI), rồi chọn đối tượng thép đai, sửa lại Dim.

56
Sau khi đặt thép vẽ xong Cột C1, vẽ mặt cắt cột. Tương tự
tạo Section mặt cắt, việc tạo mới Section tương tự ở trên.

Khi tạo ra mặt cắt, để biểu diễn như bản vẽ, ta ẩn các
đối tượng không liên quan. Click chọn đối tượng, nháy
phải Hide In Views => Elements. Đông thời tắt các
hatch mặt cắt.

Ra được như hình bên là C1.mc1 (KC-23).

Ở KC-24, cột C2 là cột trên móng M2, ta vẽ tương tự cột C1.

3.2.4) Bố trí thép dầm


 Tạo view trích chi tiết dầm
Thực hiện tương tự như mặt cắt qua móng và cột.
 Đặt thép dầm
Bước 1: Đặt thép lớp trên, chọn hình dạng thép M_17, đặt song song với mặt phẳng
làm việc và đặt thép vào mặt cắt.

57
Thiết lập các thông số (3 thanh D18):

Bước 2: Đặt thép lớp dưới, chọn hình dạng thép (Rebar Shape-M_00), chọn phương
thức đặt (song song-Parallel to Work Plane), chọn kiểu thép (Type: 18-A-II), chọn
số lượng thanh (Rebar Set: Fix Number = 3) và đặt thép vào mặt cắt.

Các thép song song còn lại đặt tương tự, chú ý điều chỉnh các thông số thép:

58
Bước 3: Đặt thép đai D8@100, chọn hình dạng thép M_T1, đặt vuông góc với mặt
phẳng làm việc, chọn kiểu thép (Type: 8-A-I), số lượng (Rebar Set: Maximum
Spacing=100 mm) và đặt thép vào mặt cắt.

Bước 4: Đặt thép đai D8@200, chọn hình dạng thép M_T1, đặt vuông góc với mặt
phẳng làm việc, chọn kiểu thép (Type: 8-A-I), số lượng (Rebar Set: Maximum
Spacing=100 mm) và đặt thép vào mặt cắt. Lưu ý khoảng cách với thép D8@100.

 Đặt thép dầm tự động


Cài đặt Extensions cho Revit 2017.
59
Bước 1: Chọn dầm cần đặt thép.
Bước 2: Vào Menu Extensions =>
Reinforcement => Beams, hộp thoại
Reinforcement of Beams xuất hiện.

Bước 3: Đặt thép tự động tại các mục:


1) Loại thép đai
2) Bố trí thép đai
3) Đặt thép chính
4) Thêm thép trên
5) Thêm thép dưới
6) Chia khoảng cách các thép

Bước 4: Cài đặt các thông số:


Loại thép đai

Phân bố thép đai

60
Thép chính

Thép bổ sung bên trên

61
Thép bổ sung bên dưới

Trong 2 cách đặt dầm thủ công và đặt dầm tự động, nên dùng cách đặt dầm thủ công
để dễ kiểm soát, nên dùng cách đặt dầm tự động để vẽ các thép khó vẽ như thép đai
của KC-25, là kiểu thép đai có 2 đai lồng vào nhau.
3.2.5) Bố trí thép thang
 Vẽ thang kiến trúc
Vẽ thang kiến trúc và chuyển đổi sang bản thang kết cấu.

Bước 1: Về mặt bằng, ví dụ vẽ thép thang lầu 2 thì về

MB Lầu 2.

Bước 2: Vào Menu Architecture => Stair => Stair by


Component.

Bước 3: Chế độ vẽ hiện ra. Chọn kiểu thang Monolithic


Stair, chọn bể rộng bản thang là 900, có chiếu nghỉ. Vẽ bám theo dầm về bên trái.

Bước 4: Vẽ theo thứ tự điểm trong hình.

62
Căn chỉnh bản chiếu nghỉ phủ lên dầm DL03.

Bước 5: Nhấn Finish để kết thúc lệnh vẽ.


 Chuyển đổi thang kiến trúc sang thang kết cấu
Bước1: Tạo các mặt phẳng tham chiếu. Vào menu Structure => Ref Plane, vẽ các
mặt phẳng đi qua 2 mép bản thang, mép ngoài chiếu nghỉ. Đồng thời tạo Detail View,
chú ý khung nhìn của Detail View.

63
Bước 2: Vào menu Structure => Set, hộp thoại Work Plane hiện ra. Chọn Pick a
lane, nhấn OK.

64
Bước 3: Chọn mặt phẳng tham chiếu của bản thang đi lên. Hộp thoại Go to View xuất
hiện, chọn 3D View: {3D}, chuyển sang View nhìn 3D.
Bước 4: Vào menu Structure => Show để hiển thị mặt phẳng tham chiếu trong view
3D. Về khung nhìn LEFT.
Bước 5: Vào menu Structure => Component =>
Model in Place.

Bước 6: Hộp thoại Family Category xuất hiện, chọn Floor, nhấn OK. Rồi đặt tên
thang lầu 2 trong hộp thoại Name.

Bước 7: Chế độ Sketch xuất hiện, vào Menu Create => Extrusion. Tiến hành vẽ mặt
cắt bản thang bằng các công cụ sketch.

65
Bước 7: Điều chỉnh khối Extrusion bằng cách kéo các mũi tên cho khớp với bản
thang. Sau đó nhấn Finish để kết thúc lệnh vẽ.

Bước 8: Thực hiện tương tự với bản thang còn lại như các bước trên. Sau đó Join lại
để tạo thành 1 khối hoàn chỉnh.

66
 Đặt thép thang
Bước 1: Về MB Lầu 2. Tạo mặt cắt Building Section
qua bản thang.

Bước 2: Vào mặt cắt vừa tạo, chỉnh lại Crop View
vào khung nhìn từ MB Lầu 2 đến MB ST.

Bước 3: Vào Menu Structure => Rebar, chọn vẽ thép tự do: Sketch Rebar (số 4)

Bước 4: Chọn mặt phẳng vẽ thép (quan trọng).

67
Bước 5: Vẽ thép lớp dưới .

Sau đó nhấn Finish, chỉnh lại loại thép Rebar Bar 12-A-II, Rebar Set: Maximum
Spacing 120mm.
Bước 5: Vẽ thép lớp trên.
Đặt tương tự lớp dưới, các
thông số cũng là D12@120.

68
Bước 6: Vẽ thép vuông góc với mặt phẳng (số 3).

Đặt các thông số Rebar Bar 10-A-I, Rebar Set: Maximum Spacing 120mm. Đặt trên
lớp thép dưới, sau đó co kéo về đúng vị trí. Hiển thị trên bản vẽ là các dấu chấm.

Bước 7: Vẽ thép bản trên chiếu nghỉ. Lớp trên đặt các thông số Rebar Bar 10-A-I,
Rebar Set: Maximum Spacing 200mm, loại Shape M_17. Lớp dưới đặt các thông số
Rebar Bar 10-A-I, Rebar Set: Maximum Spacing 200mm, loại Shape M_00.

Bước 8: Về MB Lầu 2. Tạo mặt cắt Building Section qua bản thang còn lại.
Đặt thép tương tự.
69
Bước 9: Tạo mặt cắt ngang Building Section qua chiếu
nghỉ.

PHẦN 4 – TẠO FAMILY 3D MÓNG NÔNG


Mục đích tạo ra kiểu móng có phần đế móng như các loại móng ở Việt Nam. Nguyên
tắc là gán biến số cho mặt phẳng tham chiếu rồi tạo ra các hình khối.
Bước 1: Xác định kích thước Family móng.
Dài móng = Rộng móng = 1,2m
H1 = 250mm, H2 = 200mm
Dày BTBV = Rộng BTBV = 100mm
H cột = b cột = 220mm, Rộng cổ cột = 50mm.
Bước 2: Vào File => New. Mở Family móng theo đường dẫn:
C:\ProgramData\Autodesk\RVT 2017\Family Templates\English
Bước 3: Vào Menu Create => Ref Plane. Chọn Pickline, offset
500 sang mỗi bên từ mặt tham chiếu ban đầu (vì bề rộng móng là
1000). Từ mỗi cạnh này offset sang 100 để tạo đế móng.

70
Bước 4: Tạo sự đối xứng cho móng. Dùng lệnh DI để dim kích thước móng, rồi khóa
EQ lại. Sau đó gán các thuộc tính Length, Width.
Để gán, chọn kích thước cần gán, vào Menu Modify
=> Label => Chọn thuộc tính.

Bước 5: Gán thuộc tính cho bê tông lót móng.


Dim kích thước cạnh BT Lót. Rồi vào Menu
Modify => Label =>Create Parameter. Chọn
các thông số như hình. Xong nhấn OK.

71
Bước 6: Tương tự, tạo Ref Plane cột và cổ cột, rồi gán kích thước cột và cổ cột.
Bước 7: Tạo khối BT Lót. Vào Menu Create => Extrusion, vẽ đường bao BT Lót,
vẽ xong khóa kích thước 4 cạnh lại. Xong nhấn Finish.

Bước 8: Tạo các mp tham chiếu chiều dày. Về Elavation => Front, tạo các Ref Plane,
gán mới thuộc tính như bước 5. Đồng thời điều chỉnh bề dày BT Lót về đúng mp
tham chiếu của nó bằng lệnh AL, rồi khóa lại.

72
Bước 9: Tương tự vẽ bản móng bê tông. Chú ý luôn khóa các cạnh vào mp tham
chiếu của nó.

Bước 10: Tạo phần vát cho móng. Vào Menu Create => Blend,

Sau đó vào Edit Top để sửa phần trên. Xong nhấn Finish.

73
Chỉnh sửa từ mặt Front

Bước 11: Khai báo vật liệu. Chọn BT Lót, nhấn vào Material, hiện hộp thoại
Associate, tạo New Parameter, tạo vật liệu BT lót.

74
Khai báo tương tự cho BT Móng.
Bước 12: Lưu Save As Family. Xuất vào dự án bằng lệnh Load into Project.

PHẦN 5 – IN ẤN VÀ XUẤT BẢN VẼ RA PDF

Nên in ấn bản vẽ khi đã trình bày bản vẽ vào khung tên ở mục sheet.
Bước 1: Đi tới mục sheet có chứa bản vẽ cần in.
Bước 2: Nhấn Ctrl+P để gọi lệnh in.
Bước 3: Hộp thoại Print hiện ra. Chọn máy in tại ô Name và vùng in tại Print Range.
 Current window: In khung nhìn hiện hành
 Visible portion of current window: In phần nhìn thấy trên màn hình của khung
nhìn hiện hành
 Selected views / sheets: In khung nhìn hoặc tờ giấy được chọn /Nhấn Select, hộp
thoại View/Sheet set hiện ra.

75
Tại hộp thoại View/Sheet Set
ở mục show ta có 2 lựa chọn:
Sheets: Tích chọn thì bảng
hộp thoại sẽ hiện ra các
sheet để chọn in các sheets
này
Views: Tích chọn thì hộp
thoại sẽ chọn ra các khung
nhìn view để lựa chọn cho
việc in ấn
Tích chọn sheets cần thiết
hoặc khung nhìn view cần
thiết để in rồi ấn OK để trở
về bảng Print

76
Bước 4: Thiết lập Option
 Number of copies: Cho số lượng bản in
 Reverse print order: On – Thì sẽ đảo ngược thứ tự in

Nhấn Setup. Hộp thoại Print Setup hiện ra.


Các thông số trong hộp thoại:
Size: Kích vào để chọn khổ giấy
Orientation: Chọn chiều in
 Portrait: In theo chiều đứng của khổ
 Landscape: In theo chiều ngang của khổ
Paper Placement: Cách bố trí bản vẽ trong khổ giấy
 Center: Bản vẽ nằm giữa tờ giấy
 Offset from corner: Lệch mép tờ giấy
Zoom: Chọn tỷ lệ in
 Fit to page: Bản vẽ sẽ được in tràn khổ giấy
 Zoom: Chọn tỷ lệ tại ô bên cạnh
Appearance: Chọn chất lượng in
 Raster quality: Nhấn chọn ( High: Cao, Low: Thấp, Medium: Trung bình )
 Colors: Màu khi in (Black/white: đen trắng, Gray: màu xám)
Options: Các lựa chọn khác
 View links in blue: Hiển thị link liên kết màu xanh
 Hide ref/work planes: Ẩn không in các mặt phẳng làm việc

77
 Hide unreferenced view tags: Không in các thẻ không tham chiếu
 Hide scope boxes: Không in khung giới hạn phạm vi nhìn
 Hide crop boundaries: Không in đường giới hạn vùng nhìn
 Replace halftone with thin lines: Thay đường nét mảnh cho các đối tượng hiển
thị dưới dạng nửa mờ.

PHẦN 6 – THỐNG KÊ THÉP


Bước 1: Click phải vào Schedules/Quantities, chọn New Schedules/Quantities.

Bước 2: Hộp thoại New Schedule xuất hiện, chọn Filter Structure, Category
Structural Rebar. Nhấn OK.

Bước 3: Hộp thoại Schedule Properties xuất hiện, chọn Select Structural Rebar, chọn
Fields ở vị trí bên trái chuyển sang bên phải. Chọn các Fields như trong ô số 4 khoanh
đỏ ở hình dưới. Xong nhấn OK.

78
Bước 4: Bảng thống kê được tạo ra.Đổi tên các thuộc tính sang Tiếng Việt.

79

You might also like