You are on page 1of 4

Giảng viên ra đề: (Ngày ra đề) 24/12/2021 Người phê duyệt: (Ngày duyệt đề) 25/12/2021

(Chữ ký và Họ tên) Nguyễn Kim Trung (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên) Phạm Hồ Mỹ Phương (CNBM)
(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 1 2021-2022


THI CUỐI KỲ
Ngày thi 25/12/2021
Môn học An Toàn Quá Trình
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học CH3297
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
Thời lượng 60 phút Mã đề 2000
Ghi - Được sử dụng tài liệu
chú: - Toàn bộ bài làm phải sử dụng hoàn toàn hệ đơn vị SI
- Toàn bộ bài làm phải trình bày cách làm bao gồm công thức, thay số và đáp số với đầy đủ đơn vị
- Sinh viên phải nộp hình bài làm và trả lời các câu hỏi trên hệ thống BK-Exam

Giả sử mã số của sinh viên đang làm bài là 175X 1X2X3X4 trong đó X1, X2, X3, X4 là bốn số cuối cùng của mã
số sinh viên. Sinh viên sử dụng các số X1, X2, X3, X4 để thực hiện bài thi bên dưới.
Ví dụ nếu mã số sinh viên là 1751234 thì giá trị X1=1, X2=2, X3=3 và X4=4
(các bạn sinh viên phải sử dụng chính mã số sinh viên của bản thân, KHÔNG sử dụng số trên ví dụ)
Bài 1 (L.O.1):
Một hãng hàng không công bố tổng quãng đường mà tất cả các hành khách của hãng đã bay trong năm vừa qua
là 5 triệu dặm. Chúng ta cần thêm thông tin gì để có thể tính được các chỉ số sau:
a) FAR
b) Tỷ lệ tử vong (Fatality Rate)
Bài 2 (L.O.2):
Một thùng hình trụ mở nắp có đường kính (10+X3+X4) cm chứa hỗn hợp Benzen và Toluen, với phần mol của
Benzen trong hỗn hợp là (X3*9+X4+5)% mole. Điều kiện tồn trữ có nhiệt độ (8+X3+X4)oC và áp suất 1 atm,
điều kiện khuấy trộn hoàn hảo.
a) Xác định áp suất hơi bão hòa của hỗn hợp (atm)
b) Xác định nồng độ benzene trong pha hơi trên bề mặt phân pha
c) Xác định khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp trong pha hơi (gram/mol)
d) Xác định hệ số truyền khối của hỗn hợp dựa trên hệ số truyền khối của nước (cm/s)
e) Xác định tốc độ bốc hơi trên một đơn vị diện tích bốc hơi của hỗn hợp (gram/second/cm2)
f) Xác định tốc độ bốc hơi của hỗn hợp (gram/s)
g) Xác định nồng độ Cppm hỗn hợp trong không khí nếu tốc độ thông gió là (300+X3*100+X4*10) m3/phút.
h) Tính TLV-TWA của hỗn hợp biết TLV-TWA(benzene)=0,5 ppm và TLV-TWA(toluene)=20 ppm
i) Để đạt được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp TLV-TWA thì tốc độ thông gió cần đạt bao nhiêu? (m3/min)
Bài 3 (L.O.3):
3.1 Vẽ giản đồ cháy của hỗn hợp M có thành phần bao gồm Hydrogen và Ethane trong đó Hydrogen chiếm
(X3*9+X4+5)% mole. Yêu cầu tính toán các giá trị LFL, UFL và LOC của hỗn hợp. Giản đồ cháy phải được
vẽ chính xác và mỗi cạnh tam giác phải có chiều dài tối thiểu là 100mm.
Cho bảng giá trị LFL, UFL và LOC của Hydrogen và Ethane như sau:
Chất LFL(%) in Air UFL(%) in Air LOC(%) LFL(%) in oxygen UFL(%) in oxygen
Hydrogen 4 75 5 4 94
Ethane 3 12 11 3 66
Yêu cầu tính giá trị LOC của hỗn hợp theo công thức sau
𝑥𝐴 ∗ 𝑍𝐴 + 𝑥𝐵 ∗ 𝑍𝐵
𝐿𝑂𝐶𝑚𝑖𝑥 =
𝑥𝐴 ∗ 𝑍𝐴 𝑥𝐵 ∗ 𝑍𝐵
𝐿𝑂𝐶𝐴 + 𝐿𝑂𝐶𝐵
Trong đó:
𝑥𝐴 và 𝑥𝐵 là nồng độ phần trăm mole của lần lượt chất A và B
𝑍𝐴 (hoặc 𝑍𝐵 ) là số mole oxy cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1 mole chất A (hoặc B) thành CO2 và H2O
𝐿𝑂𝐶𝐴 và 𝐿𝑂𝐶𝐵 là LOC của lần lượt chất A và B
3.2 Một bình chứa rỗng thể tích (15+X2) m3 trước khi muốn bơm hỗn hợp M, ở nhiệt độ (15+X3+X4) oC, vào
bình thì phải làm trơ bằng phương pháp purge với nitrogen.
a) Tính số mole oxy cần thiết để đốt cháy hoàn toàn một mole hỗn hợp M thành CO2 và H2O.
b) Cần hạ nồng độ của oxy xuống giá trị cho phép tối đa là bao nhiêu % để có thể bắt đầu bơm hỗn hợp M
vào mà hỗn hợp không rơi vào vùng cháy?
c) Nếu sử dụng phương phương pháp sweep purge chúng ta cần tiêu tốn tối thiểu bao nhiêu mole nitrogen?
3.3 Một bình thể tích (15+X2) m3 chứa hỗn hợp M ở nhiệt độ (15+X3+X4) oC cần được làm trơ hóa để đưa vào
cất giữ.
a) Chúng ta phải bơm nitrogen vào bình đến khi nồng độ hỗn hợp M đạt tới giá trị tối đa là bao nhiêu để có
thể bơm không khí vào mà vẫn tránh được hỗn hợp rơi vào vùng cháy?
b) Để đạt được nồng độ ở trên bằng phương pháp pressure purge thì chúng ta cần purge tối thiểu bao nhiêu
lần? Biết áp suất tối đa cho phép mà bình chứa có thể chịu là (2+X3+X4) atm.
c) Tính áp suất của pressure purge tương ứng với số lần tối thiểu đã tính của câu trên. (atm)
d) Với các giá trị đã xác định ở trên thì cần dùng bao nhiêu mole nitrogen? (mole)
Bài 4 (L.O.4):
Một bình chứa (10+X3) kg cyclopropane. Biết nhiệt đốt cháy của cyclopropane là 2091,3 KJ/mol.
a) Xác định khối lượng TNT tương đương của lượng cyclopropane trên. (kg)
b) Xác định giá trị quá áp (over-pressure) Po của một vụ nổ trong không gian kín do lượng cyclopropane
trên gây ra tại vị trí cách tâm vụ nổ (14+0,5*X4) mét. (N/m2)
c) Ứng với giá trị Po của một vụ nổ ở câu trên, xác định phần trăm người sẽ tử vong. (%)
d) Hãy xác định bán kính vùng nguy hiểm (hazard zone) mà vụ nổ do lượng cyclopropane trên tạo ra. (m)
--- HẾT---
Giảng viên ra đề: (Ngày ra đề) 24/12/2022 Người phê duyệt: (Ngày duyệt đề) 25/12/2022

(Chữ ký và Họ tên) Nguyễn Kim Trung (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên) Phạm Hồ Mỹ Phương (CNBM)
(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 1 2022-2023


THI CUỐI KỲ
Ngày thi 27/12/2022
Môn học An Toàn Quá Trình
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học CH4051
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
Thời lượng 90 phút Mã đề 2001
Ghi - Được sử dụng tài liệu
chú: - Toàn bộ bài làm phải sử dụng hoàn toàn hệ đơn vị SI
- Toàn bộ bài làm phải trình bày cách làm bao gồm công thức, thay số và đáp số với đầy đủ đơn vị
- Sinh viên phải nộp hình bài làm và trả lời các câu hỏi trên hệ thống BK-Exam
Bài 1 (L.O.1):
Một nhà máy có 3 đơn vị, A B và C, với chỉ số FAR đã được khảo sát lần lượt là 3, 9 và 2
a) Tính chỉ số FAR của khu vực chịu tác động của cả 3 đơn vị trên.
b) Tính chỉ số FAR nếu công nhân làm việc ở 3 đơn vị A, B và C với thời gian lần lượt là 3h, 2h và 3h.
Bài 2 (L.O.2):
Một thùng hình trụ mở nắp có đường kính 20 cm chứa hỗn hợp Acetone và Ethanol, với phần mol của Ethanol
trong hỗn hợp là 40% mole. Điều kiện tồn trữ có nhiệt độ 30oC và áp suất 1 atm, điều kiện khuấy trộn hoàn
hảo.
a) Xác định áp suất hơi bão hòa của hỗn hợp (atm)
b) Xác định nồng độ benzene trong pha hơi trên bề mặt phân pha
c) Xác định khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp trong pha hơi (gram/mol)
d) Xác định hệ số truyền khối của hỗn hợp dựa trên hệ số truyền khối của nước (cm/s)
e) Xác định tốc độ bốc hơi trên một đơn vị diện tích bốc hơi của hỗn hợp (gram/second/cm2)
f) Xác định tốc độ bốc hơi của hỗn hợp (gram/s)
g) Xác định nồng độ Cppm hỗn hợp trong không khí nếu tốc độ thông gió là 350m3/phút.
h) Tính TLV-TWA của hỗn hợp biết TLV-TWA(benzene)=0,5 ppm và TLV-TWA(toluene)=20 ppm
i) Để đạt được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp TLV-TWA thì tốc độ thông gió cần đạt bao nhiêu? (m3/min)
Bài 3 (L.O.3):
3.1 Vẽ giản đồ cháy của hỗn hợp M có thành phần bao gồm Hydrogen và Propylene trong đó Hydrogen chiếm
20% mole. Yêu cầu tính toán các giá trị LFL, UFL và LOC của hỗn hợp. Giản đồ cháy phải được vẽ chính
xác và mỗi cạnh tam giác phải có chiều dài tối thiểu là 100mm.
Cho bảng giá trị LFL, UFL và LOC của Hydrogen và Ethane như sau:
Chất LFL(%) in Air UFL(%) in Air LOC(%) LFL(%) in oxygen UFL(%) in oxygen
Hydrogen 4 75 5 4 94
Propylene 2 11,1 11,5 2,1 60
Yêu cầu tính giá trị LOC của hỗn hợp theo công thức sau
𝑥 ∗𝑍 𝑥 ∗𝑍
𝐿𝑂𝐶
𝑥 ∗𝑍 𝑥 ∗𝑍
𝐿𝑂𝐶 𝐿𝑂𝐶
Trong đó: 𝑥 và 𝑥 là nồng độ phần trăm mole của lần lượt chất A và B
𝑍 (hoặc 𝑍 ) là số mole oxy cần để đốt cháy hoàn toàn 1 mole chất A (hoặc B) thành CO2 và H2O
𝐿𝑂𝐶 và 𝐿𝑂𝐶 là LOC của lần lượt chất A và B
3.2 Một bình chứa rỗng thể tích 15 m3 trước khi muốn bơm hỗn hợp M, ở nhiệt độ 30oC, vào bình thì phải làm
trơ bằng phương pháp purge với nitrogen.
a) Tính số mole oxy cần thiết để đốt cháy hoàn toàn một mole hỗn hợp M thành CO2 và H2O.
b) Cần hạ nồng độ của oxy xuống giá trị cho phép tối đa là bao nhiêu % để có thể bắt đầu bơm hỗn hợp M
vào mà hỗn hợp không rơi vào vùng cháy?
c) Nếu sử dụng phương phương pháp sweep purge chúng ta cần tiêu tốn tối thiểu bao nhiêu mole nitrogen?
3.3 Một bình thể tích 15 m3 chứa hỗn hợp M ở nhiệt độ 30 oC cần được làm trơ hóa để đưa vào cất giữ.
a) Chúng ta phải bơm nitrogen vào bình đến khi nồng độ hỗn hợp M đạt tới giá trị tối đa là bao nhiêu để có
thể bơm không khí vào mà vẫn tránh được hỗn hợp rơi vào vùng cháy?
b) Để đạt được nồng độ ở trên bằng phương pháp pressure purge thì chúng ta cần purge tối thiểu bao nhiêu
lần? Biết áp suất tối đa cho phép mà bình chứa có thể chịu là 7 atm.
c) Tính áp suất của phương pháp pressure purge tương ứng với số lần tối thiểu đã tính của câu trên. (atm)
d) Với các giá trị đã xác định ở trên thì cần dùng bao nhiêu mole nitrogen? (mole)
Bài 4 (L.O.4):
Một bình chứa 12 kg propylene. Biết nhiệt đốt cháy của propylene là 2057,3 KJ/mol.
a) Xác định khối lượng TNT tương đương của lượng propylene trên. (kg)
b) Xác định giá trị quá áp (over-pressure) Po (N/m2) của một vụ nổ trong không gian kín do lượng propylene
trên gây ra tại vị trí cách tâm vụ nổ 20 mét.
c) Ứng với giá trị Po của một vụ nổ ở câu trên, xác định phần trăm người sẽ tử vong.
d) Hãy xác định bán kính vùng nguy hiểm (hazard zone) (m) mà vụ nổ do lượng propylene trên tạo ra.
--- HẾT---

You might also like